Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 11 - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 11 - Năm học 2012-2013

I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:

 Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản về truyện kí Việt Nam về thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tiêu biểu với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm kết hợp với tự luận.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:

 - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận.

 - Cách tổ chức kiểm tra:

+ Cho học sinh làm kiểm tra phần trắc nghiệm: 15 phút

+ Cho học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 30 phút

III. THIẾT LẬP MA TRẬN:

- Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng của phần truyện kí Việt Nam hiện đại

 - Chọn các nội dung cần kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.

 - Xác định khung ma trận.

 

doc 10 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 860Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 11 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 11 Ngày soạn: 04/11/2012
Tiết PPCT: 41 Ngày dạy: 06/11/2012
KIỂM TRA VĂN
I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:
 Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản về truyện kí Việt Nam về thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tiêu biểu với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm kết hợp với tự luận.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
 - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận.
 - Cách tổ chức kiểm tra: 
+ Cho học sinh làm kiểm tra phần trắc nghiệm: 15 phút
+ Cho học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 30 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN: 
- Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng của phần truyện kí Việt Nam hiện đại 
 	- Chọn các nội dung cần kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
 	- Xác định khung ma trận.
 Cấp độ
 Tên 
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1:
Tức nước vỡ bờ
Lão Hạc
Trong lòng mẹ
Tôi đi học
 Nhận biết, thể loại, phương thức biểu đạt, vị trí đoạn trích của tác phẩm truyện kí
 Hiểu nội dung, nghĩa văn bản
Số câu: 6
Số điểm: 3,0 
Tỉ lệ 30%
Số câu: 6
Số điểm: 3 
Tỉ lệ 30%
Số câu: 3
Số điểm: 1.5
Số câu:3
Số điểm: 1.5
Chủ đề 2:
Lão Hạc
Trong lòng mẹ
Nêu vị trí và ý nghĩa đoạn trích Trong lòng mẹ
Tạo lập đoạn văn cảm nhận về nhân vật lão Hạc
Số câu: 2
Số điểm: 7
Tỉ lệ 70%
Số câu: 2
Số điểm: 7
Tỉ lệ 70%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tổng số câu: 8 
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ 100%
Số câu: 3
Số điểm: 1.5
15%
Số câu: 3
Số điểm: 1.5
15%
Số câu: 2
Số điểm: 7
70%
Số câu: 8
Số điểm: 10
Tỉ lệ 100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
A. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng:
Câu 1: Văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?
	A. Truyện ngắn	B. Hồi kí	 C. Truyện vừa	D. Tiểu thuyết.
Câu 2: Phương thức biểu đạt chung của 3 văn bản “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ”, “Lão Hạc” là:
	A. Nghị luận	 B. Biểu cảm	 C. Tự sự	 D. Miêu tả.
Câu 3: Hồi tưởng của nhân vật “tôi” về không khí của ngày tựu trường:
A. Náo nức, vui vẻ, trang trọng B. Náo nức, vui vẻ nhưng đượm buồn
C. Náo nức và vui vẻ D. Náo nức, xúc động, bồi hồi.	
Câu 4: Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” thuộc chương nào của tác phẩm “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố?
 A. XVI	 B. XVII	 C. XVIII D. XIX
 Câu 5: Ý nghĩa truyện ngắn “Lão Hạc”- Nam Cao là:
A. Khắc họa nhân vật có tính cá thể hóa cao
 	B. Tình cảm yêu thương đối với cậu Vàng
 	C. Sự dằn vặt về tinh và sự thiếu thốn về vật chất của người nông dân 
D. Thể hiện phẩm giá của người nông dân không bị hoen ố dù phải sống trong cảnh khốn cùng.
 Câu 6: Sự bùng lên của chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” phản ánh quy luật nào?
 A. Ác giả ác báo	 B. Gieo nhân nào gặp quả đó 
 C. Có áp bức có đấu tranh D. Ở hiền gặp lành.
B. TỰ LUẬN (7.0 điểm)
 Câu 1 (2.0 điểm) Nêu vị trí đoạn trích và ý nghĩa văn bản “Trong lòng mẹ” – Nguyên Hồng?
 Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:
A. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm): Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
CÂU
1
2
3
4
5
6
ĐÁP ÁN
B
C
A
C
D
C
B. TỰ LUẬN ( 7.0 điểm) 
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1
- Vị trí: Trong lòng mẹ thuộc chương IV của tập hồi kí Những ngày thơ ấu
- Ý nghĩa văn bản: Tình mẫu tử là mạch nguồn không bao giờ vơi trong tâm hồn con người.
0.5 điểm
 1.5 điểm
Câu 2
a. Yêu cầu chung: 
- Bài làm của học sinh cần đảm bảo bố cục rõ ràng; trình bày dưới dạng đoạn văn ; nắm vững phương pháp làm bài văn phân tích nghệ thuật và nội dung
- Bài làm đảm bảo chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, đúng ngữ pháp, đúng chính tả, lời văn trong sáng.
b. Yêu cầu cụ thể: Hs nêu được cảm nhận chung gồm các ý cơ bản sau:
+ Lão Hạc người nông dân nghèo, lương thiện mà bất hạnh.
 - Tài sản duy nhất của lão : Có ba sào vườn, một túp lều, con chó vàng
 - Vợ chết, cảnh gà trống nuôi con
 - Tuổi già sống quạnh hưu, ốm đau, hoa màu mất sạch do bão, làng mất nghề vé sợi, lão không có việc làm, gía gạo đắt, bán cậu vàng, tìm cho mình cảnh giải thoát.
+ Lão Hạc con người giàu lòng nhân hậu.
 - Đối với con trai.
 - Đối với con vật đặc biệt là cậu vàng.
+ Lão Hạc, con người trong sạch, giàu lòng tự trọng.
 - Nghèo nhưng vẫn giữ cho mình trong sạch không theo gót Binh Tư để có ăn.
 - Từ chối sự giúp đỡ của ông giáo.
 - Bất đắc dĩ phải bán chó lão dằn vặt lương tâm.
 - Gửi tiền làm ma khỏi liên lụy đến xóm làng.
+ Nghệ thuật : Miêu tả tâm lý nhân vật qua ngoại hình và nội tâm, cách kể chuyện xen lẫn triết lý sâu sắc.
điểm
4.0 điểm
* Lưu ý: Trên đây là những định hướng mang tính chất khái quát. Trong quá trình chấm, giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá phù hợp, tôn trọng sự sáng tạo của các em.
IV. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA.
.
.
.
Tuần : 11 Ngày soạn: 04/11/2012
Tiết PPCT: 42 Ngày dạy: 06/11/2012
Tiếng Việt: CÂU GHÉP
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được đặc điểm của câu ghép, cách nối các vế câu ghép.
- Biết sử dụng câu ghép phù phù hợp yêu cầu giao tiếp.
* Lưu ý: HS đã học Câu ghép ở Tiểu học
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: Đặc điểm của câu ghép. Cách nối các vế câu ghép.
2. Kĩ năng: - Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu mở rộng thành phần.
 - Sử dụng câu ghép phù phù hợp yêu cầu giao tiếp.
 - Nối được các vế của câu ghép theo yêu cầu.
3. Thái độ: Biết nhận diện và sử dụng câu ghép trong các văn bản và hoàn cảnh giao tiếp.
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là nó quá, nói giảm, nói tránh? Cho VD?
3. Bài mới : Trong khi nói, viết chúng ta sử dụng rất nhiều câu ghép để diễn đạt. Vậy câu ghép là gì ? và có cấu tạo ntn nào? Tiết học này, sẽ giúp chúng ta hiểu được điều đó . 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG 
 Gọi hs đọc vd (Bảng phụ )
 Tìm các cụm C-V in đậm trong đoạn văn? Phân tích cấu tạo của những câu có hai hoặc nhiều cụm C-V ?
 HS trình bày 
Trình bày kết quả phân tích ở hai bước trên vào bảng theo mẫu?
 HS trình bày kết quả.
 Dựa vào những kiến thức đã học ở các lớp dưới, hãy cho biết câu nào trong những câu trên là câu đơn, câu nào là câu ghép?
 Câu 2: không phải là câu ghép, Câu 5: câu đơn, Câu 7: câu ghép. 
 Câu ghép là gì? Hãy tìm thêm vd trong những vb đã học 
 HS trình bày. 
Tìm thêm các câu ghép trong đoạn trích ở mục 1? Trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
- Các câu ghép: câu 1, câu 3, câu 6. Câu 4 là câu đơn có cụm từ C – V nằm trong thành phần trạng ngữ
- Các vế trong câu 3 và câu 6 nối với nhau bằng quan hệ từ vì, nhưng. Vế 1 và vế 2 trong câu 7 nối với nhau bằng quan hệ từ vì. Các vế trong câu 1, vế 2 và vế 3 trong câu 7 không dùng từ nối
Dựa vào những kiến thức đã học ở các lớp dưới, hãy nêu thêm ví dụ về cách nối các vế trong câu ghép?
“Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá” (Lão Hạc-Nam Cao)
“Dù chúng có cao đến đâu chăng nữa, đứng xa thế. ngay được, nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm nhìn rõ” (Hai cây phong,Ai-ma- tốp)
 LUYỆN TẬP 
Bài 1:Yêu cầu HS đọc các đoạn trích trong sgk tr 113.
 HS làm việc theo nhóm – 3 phút, mỗi nhóm 4 Hs và trình bày trước lớp. Nhận xét.
 Bài 2: Với mỗt cặp quan hệ từ dưới đây, hãy đặt một câu ghép:
a- vì nên ; b- nếu thì ;
c- tuy nhưng ; d- không những mà.
 HS làm việc cá nhân, 3 HS lên bảng trình bày. Nhận xét.
Bài 3: Hs hoạt động độc lập, suy nghĩ và trả lời
Bài 4: Đặt câu ghép với mỗi cặp từ hô ứng dưới đây:
a vừa  đã; b đâu đấy;
c càng  càng 
 HS làm việc theo cặp và trình bày trước lớp.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Chọn một đoạn văn bất kì, phân tích cấu tạo của 4 câu ghép. Chuẩn bị bài Câu ghép (tt).Tìm hiểu các kiểu quan hệ ý nghĩa của các vế câu ghép. Quan hệ từ tương ứng dùng thể hiện quan hệ ý nghĩa.
Hs lập dàn ý: Kể lại đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” theo ngôi thứ nhất
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Đặc điểm của câu ghép:
* Phân tích VD:
a. Tôi /quên thế nào được những cảm giác trong sáng //ấy
 C V C
 / nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi /mỉm cười 
 V C
bầu trời quang đãng. (TTP)
 V
b. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió 
 C V (TPP) 
lạnh, mẹ tôi / nắm tay tôi dẫn đi. 
 C V
c. Cảnh vật chung quanh tôi / đều thay đổi, vì chính lòng
 C V C
tôi / đang có sự thay đổi: hôm nay tôi / đi học
 V C V
. 
 Bảng mẫu:
Kiểu cấu tạo câu
Câu cụ thể
Câu có một cụm C-V
Câu5
Câu có hai hoặc nhiều cụm C-V
Cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn
Câu 2
Các cụm C-V không bao chứa nhau
 Câu 7
* Ghi nhớ mục1 sgk tr 112.
2. Cách nối các vế câu:
- Có 2 cách nối các vế câu 
+ Dùng những từ có tác dụng nối 
- Nối bằng quan hệ từ 
- Nối bằng cặp quan hệ từ 
- Nối bằng 1 cặp phó tứ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau 
+ Không dùng từ nối: trong trường hợp này, giữa các vếcâu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu 2 chấm 
* Ghi nhớ mục 2 sgk tr 112.
II. LUYỆN TẬP:
Bài 1 tr 113: Câu ghép trong các đoạn trích:
A: U van Dần, u lạy Dần!
- Chị con Dần chứ!
- Sáng ngày thương không.
- Nếu Dần  cả Dần nữa đấy.
B: Cô tôi ra tiếng. Giá những  mới thôi
C: Tôi lại cay cay.
D: Hắn làm nghề lương thiện quá.
Bài 2 tr 113: Đặt câu ghép dựa vào cặp quan hệ từ cho trước:
a- Vì trời mưa nên đường trơn;
b- Nếu em đạt học giỏi thì mẹ sẽ tặng em một chiếc xe đạp.
c- Tuy nhà Lan nghèo nhưng bạn ấy học rất giỏi.
d- Không những nó học giỏi mà nó còn chơi bóng rất cừ.
Bài 3 tr 113: Chuyển đổi câu ghép
a.Bỏ qun hệ từ: Trời mưa to, đường lầy lội.
b.Đảo trật tự câu: Đường lầy lội vì trời mưa to.
Bài 4 tr 114: Đặt câu ghép với các cặp từ hô ứng:
a- Nó vừa được điểm khá đã huênh hoang.
b-Nó lấy cái gì ở đâu là cất vào đấy một cách nghiêm chỉnh.
c- Nó càng cố cãi càng đỏ mặt lúng túng.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Tìm và phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu ghép trong một đoạn văn tự chọn. Viết hoàn chỉnh đoạn văn.Học bài, làm bài 3, 5 sgk tr 113, 114;
* Bài mới: Soạn bài câu ghép(tt). Tiết sau; Luyện nói “Kể chuyện theo ngôi kể..” 
E. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần : 11 Ngày soạn: 05/11/2012
Tiết PPCT: 43 Ngày dạy: 07/11/2012
Tập làm văn: LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm chắc kiến thức về ngôi kể.
- Trình bày đạt yêu cầu một câu chuyện có kết hợp sử dụng các yếu tố miểu tả và biểu cảm
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: Ngôi kể và tác dụng của việc sử dụng ngôi kể trong văn tự sự. Sự kết hợp các yếu tố miểu tả và biểu cảm trong văn tự sự. Những yêu cầu khi trình bày văn nói kể chuyện.
2. Kĩ năng: Kể được một câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau; biết chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể.
- Lập dàn ý một văn bản tự sự có sử dụng các yếu tố miểu tả và biểu cảm. Diễn đạt trôi chảy, gãy gọn, biểu cảm, sinh động câu chuyện kết hợp sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ.
3. Thái độ: Tự tin trước đám đông. 
C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần lập dàn ý ở nhà của học sinh
 3. Bài mới : Các em đã được học cách kể chuyện theo ngôi kể ở lớp 6. Trong chương trình lớp 8 chúng ta lại được học thêm kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em thực hành những điều đã học. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
CỦNG CỐ KIẾN THỨC 
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong sgk.
Gv: Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào? Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba ? 
Hs: Trả lời.
Gv: Lấy văn bản về cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba ở vài tác phẩm hay đoạn trích tự sự đã học ?
Hs: Kể theo ngôi thứ nhất : Tôi đi học, Những ngày thơ ấu Kể theo ngôi thứ ba : Tắt đèn, cô bé bán diêm 
Gv: Tại sao người ta lại thay đổi ngôi kể ?
Hs: Tuỳ vào mỗi cốt truyện cụ thể, ở những tình huống cụ thể mà người viết lựa chọn ngôi kể cho phù hợp .. Cũng có khi trong một truyện ,người viết dùng các ngôi kể khác nhau ( thay đồi ngôi kể ) để soi chiếu sự việc, nhân vật bằng các điểm nhìn khác nhau, tăng tính sinh động, phong phú khi miêu tả sự vật, sự việc và con người 
LUYỆN TẬP 
GV cho Hs đọc phân vai.
Gv: Trong đoạn trích đó hãy chỉ ra yếu tố miêu tả và biểu cảm ?
Hs :Miêu tả : Chị Dậu xám mặt  anh chàng hậu cận ông lí .Chị chàng con mọn  ngã nhào ra thềm 
Biểu cảm: Van xin, nín nhịn: cháu van ông . Chồng tôi đau ốm  mày chói ngay chống bà đi , bà cho mày xem 
Gv: Muốn kể lại đoạn trích trên theo ngôi thứ nhất thì phải thay đổi những gì ? 
Hs: Cần thay đổi các yếu tố kể cho phù hợp: Từ xưng hô phải chuyển thành ngôi thứ nhất
 (xưng tôi)
Phải chuyển lời thoại trực tiếp thành lời thoại gián tiếp - Lựa chọn các chi tiết miêu tả và lời biểu cảm cho sát hợp với ngôi thứ nhất 
Gv: Hãy kể lại câu chuyện trên theo ngôi thứ nhất cho cả lớp nghe ? 
 HS: Đóng vai chị Dậu kể và nhận xét cho nhau.
Gv: Gọi đại diện nhóm lên kể có nhận xét, ghi điểm.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
Chuẩn bị bài : “ Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh” 
+ Khái niệm
+ Một số phương pháp thuyết minh 
I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC:
1/ Ôn tập về ngôi kể:
a/ Ngôi kể thứ nhất: là người kể chuyện xưng tôi trong câu chuyện. 
- Tác dụng: có thể kể trực tiếp ra những gì mình nghe mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra những suy nghĩ, tình cảm của chính mình ð tăng tính chân thực, tính thuyết phục “như là có thật”.
b/ Ngôi kể thứ ba: Là người kể tự giấu mình, kể câu chuyện diễn ra một cách khách quan, gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng 
* Ví dụ:
- Đoạn trích kể theo ngôi thứ nhất: “Trong lòng mẹ”.
- Kể theo ngôi thứ ba: “Chiếc lá cuối cùng”
3/ Lí do thay đổi ngôi kể: 
- Do mục đích, ý đồ nghệ thuật của người viết, giúp cách kể chuyện phù hợp với cốt truyện, nhân vật và hấp dẫn người đọc.
- Yêu cầu của việc kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miê tả và biểu cảm: rõ ràng, tự nhiên, lưu loát, hấp dẫn 
II. LUYỆN TẬP
* Kể lại đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” theo ngôi thứ nhất 
Yêu cầu : 
- Khi kể có kết hợp với các động tác, cử chỉ, nét mặt  để miêu tả và thể hiện tình cảm 
- Chúng ta phải đóng vai chị Dậu, xưng “ Tôi”khi kể . 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: 
- Ôn lại kiến thức về ngôi kể
- Các nhóm về nhà tiếp tục kể chuyện và nhận xét cho nhau.
* Bài mới: Chuẩn bị bài Tìm hiểu chung về văn thuyết minh
E. RÚT KINH NGHIỆM
************************************
Tuần : 11 Ngày soạn: 05/11/2012
Tiết PPCT: 44 Ngày dạy: 07/11/2012
Tập làm văn: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được đặc điểm, vai trò, tác dụng của văn bản thuyết minh.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: Đặc điểm của văn bản thuyết minh. Ý nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh. Yêu cầu của văn bản thuyết minh về nội dung, ngôn ngữ)
2. Kĩ năng: Nhận biết văn bản thuyết minh, phân biệt văn bản thuyết minh và các kiểu văn bản đã học trước đó. Trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học, thông qua các tri thức của môn Ngữ Văn và các môn học khác
3. Thái độ: Hiểu đúng về văn bản thuyết minh. 
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy cho biết văn bản Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 thuộc kiểu phương thức nào? 
3. Bài mới : Ở lớp 6 các em đã được làm quen với khái niệm thuyết minh. Vậy thuyết minh là gì, đặc điểm của phương thức biểu đạt này ra sao? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi ấy.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG 
Yêu cầu HS đọc ba văn bản trong tr 114, 115.
 ØHS đọc.
 Mỗi văn bản trên trình bày, giới thiệu, giải thích điều gì?
-Em thường gặp các loại văn bản đó ở đâu?
-Hãy kể thêm một vài văn bản cùng loại mà em biết?
 ØHS trình bày kết quả.
 Qua phần tìm hiểu hãy nêu vai trò của văn bản thuyết minh?
 ØHS đọc ghi nhớ
Câu hỏi thảo luận- 3 PHÚT:
Câu 1 (nhóm 1-2): Các văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự (hay miêu tả, nghị luận, biểu cảm) không? Tại sao? Chúng khác với các văn bản ấy ở chỗ nào?
Câu 2: (nhóm 3-4): Các văn bản trên có những đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng?
Câu 3 (nhóm 5): Các văn bản trên đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào?
Câu 4 (nhóm 6): Ngôn ngữ của các văn bản trên có đặc điểm gì?
 HS trình bày. HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.GV nhận xét.
Qua phần tìm hiểu ví dụ, em hãy cho biết văn bản thuyết minh có những đặc điểm gì?
 ØHS trả lời theo ý hiểu. GV chốt.
LUYỆN TẬP 
Bài 1: Các văn bản sau có phải là văn bản thuyết minh không?
 HS đọc các văn bản trong sgk tr 117, 118.
 HS trình bày kết quả.
Bài 2: Hãy đọc lại và cho biết Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 thuộc loại văn bản nào? Phần nội dung thuyết minh trong văn bản này có tác dụng gì?
 HS trình bày. Nhận xét.
Bài 3: HS hoạt động độc lập. GV nhận xét
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Đọc văn bản ôn dich, thuốc lá, Bài toán danh số.
- Chuẩn bị bài:Phương pháp thuyết minh
Đọc bài, cho biết đặc điểm công dụng của các phương pháp thuyết minh.- Chuẩn bị: GV: Soạn bài, sưu tầm những tài liệu khoa học nói về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ.
HS: Sưu tầm những tranh ảnh liên quan đến bài học.
I- TÌM HIỂU CHUNG
1/ Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
- Văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
a- Phân tích ví dụ:
+ Văn bản Cây dừa Bình Định trình bày lợi ích của cây dừa. Lợi ích này gắn với đặc điểm của cây dừa mà cây khác không có.
+ Văn bản Tại sao lá cây có màu xanh lục? Giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho lá cây có màu xanh.
+ Văn bản Huế giới thiệu Huế như một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của Việt Nam với những đặc điểm tiêu biểu của Huế.
b- Ghi nhớ mục 1 sgk tr 117.
2- Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
a- Phân tích ví dụ.
- Văn bản tự sự trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật. 
- Văn bản miêu tả trình bày chi tiết cụ thể cho ta cảm nhận được sự vật, con người. 
- Văn bản nghị luận trình bày ý kiến, luận điểm.
ð Đây là kiểu văn bản khác.
- Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh: trình bày đặc điểm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng.
Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức khách quan về sự vật hiện tượng giúp con người có được hiểu biết đầy đủ, đúng đắn.
- Các phương thức: giải thích, giới thiệu, trình bày
- Ngôn ngữ: chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.
b- Ghi nhớ mục 3 sgk tr 117.
II- LUYỆN TẬP
Bài 1/117. 118:
a- Văn bản Khởi nghĩa Nông Văn Vân.
Văn bản cung cấp kiến thức về lịch sử.
b- Văn bản Con giun đất: cung cấp kiến thức về khoa học sinh vật.
Bài 2 /118: 
- Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 là một văn bản nghị luận đề xuất một hành động tích cực bảo vệ môi trường, nhưng đã sử dụng yếu tố thuyết minh để nói rõ tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông, làm cho đề nghị có sức thuyết phục. 
Bài 3/118: Các văn bản khác cũng cần yếu tố thuyết minh 
- Tự sự : giới thiệu sực việc, nhân vật 
- Miêu tả : giới thiệu cảnh vật, con người, thời gian, không gian 
- Biểu cảm : giới thiệu đối tượng gây cảm xúc là con người hay sự vật 
- Nghị luận : giới thiệu luận điểm luận cư.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Tìm đọc thêm các văn bản thuyết minh. Học bài 
* Bài mới: soạn bài Phương pháp thuyết minh.
- Tiết sau: chuẩn bị: Ôn dịch, thuốc lá.
E. RÚT KINH NGHIỆM
*************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 11 van 8.doc