Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 4 đến tuần 29

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 4 đến tuần 29

Văn Bản: NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1- Kiến thức:

 -Giúp học sinh cảm nhận được nỗi khổ về cuộc đời vất vả và thân phận bé mọn của những người nông dân, phụ nữ trong xã hội phong kiến. Niềm thương cảm của nhân dân dành cho họ.

 - Tinh thần phê phán xã hội phong kiến đầy ải con người lương thiện.

 - Cách dùng của con vật gần gũi bé nhỏ làm ẩn dụ cho thân phận con người.

 2- Kỹ năng: Đọc diễn cảm và thuộc bài ca trên.

 3- Thái độ: Biết trân trọng và chia sẻ với mọi người dù họ là ai .

II.TIẾN TRÌNH

 1. Ổn định:

 2. Kiểm tra:

 - Đọc thuộc lòng 1 trong những bài ca dao thuộc chủ đề “Tình yêu quê hương, đất nước, con người” và phân tích nội dung, nghệ thuật?

 - Trình bày các bước tạo lập văn bản?

 3. Bài mới

 Ca dao không chỉ là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa trong quan hệ gia đình, không chỉ ca ngợi về tình yêu quê hương đất nước mà còn là những tiếng hát than thở cho những mảnh đời cơ cực, đắng cay cũng như tố cáo xã hội phong kiến bằng những hình ảnh, ngôn ngữ sinh động, đa dạng mà các em sẽ tìm hiểu qua tiết học hôm nay.

 

doc 46 trang Người đăng thu10 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 4 đến tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*****
Tuần 	NGÀY SOẠN	
Tiết 	NGÀY DẠY
Văn Bản: NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	 1- Kiến thức:
 -Giúp học sinh cảm nhận được nỗi khổ về cuộc đời vất vả và thân phận bé mọn của những người nông dân, phụ nữ trong xã hội phong kiến. Niềm thương cảm của nhân dân dành cho họ.
	- Tinh thần phê phán xã hội phong kiến đầy ải con người lương thiện. 
	- Cách dùng của con vật gần gũi bé nhỏ làm ẩn dụ cho thân phận con người.
 2- Kỹ năng: Đọc diễn cảm và thuộc bài ca trên.
 3- Thái độ: Biết trân trọng và chia sẻ với mọi người dù họ là ai .
II.TIẾN TRÌNH
 	1. Ổn định:
 	 2. Kiểm tra:
	- Đọc thuộc lòng 1 trong những bài ca dao thuộc chủ đề “Tình yêu quê hương, đất nước, con người” và phân tích nội dung, nghệ thuật?
	- Trình bày các bước tạo lập văn bản? 
 	 3. Bài mới
	Ca dao không chỉ là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa trong quan hệ gia đình, không chỉ ca ngợi về tình yêu quê hương đất nước mà còn là những tiếng hát than thở cho những mảnh đời cơ cực, đắng cay cũng như tố cáo xã hội phong kiến bằng những hình ảnh, ngôn ngữ sinh động, đa dạng mà các em sẽ tìm hiểu qua tiết học hôm nay. 
HOẠT ĐỘNG GV- HS
NỘI DUNGỘI DUNG
BS
Hoạt động 1: Khởi động
( Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
- GV hướng dẫn HS đọc :Âm điệu tâm tình, ngọt ngào, thể hiện sự đồng cảm sâu sắc. Đây là những bài ca dao được làm từ xã hội phong kiến ngày xưa. 
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số chú thích. 
H- Các bài ca dao trên được làm theo thể thơ nào ? Tại sao
H- Nêu nội dung của từng bài. 
H- Cả 3 bài đều mượn những con vật, sự vật bé nhỏ để nói đến tầng lớp người nào trong xã hội phong kiến xưa?
- Người nông dân nghèo trong XH cũ.
- Gọi học sinh đọc bài ca 1
H- Bài ca mấy lần nhắc đến hình ảnh “con cò” 
H- Những từ ngữ nào miêu tả hình ảnh con cò? Nhưng hình ảnh từ ngữ đó gợi cho em liên tưởng đến điều gì?
GV: Bài ca dao gợi nhiều hơn tả.Hình dáng, số phận thật tội nghiệp, đáng thương
H- Thân phận của cò được diễn đạt như thế nào trong bài ca dao này? Hãy tìm những chi tiết đó?
H- Hãy nêu nhận xét của em về cách sử dụng những hình ảnh trong bài ca dao này?
H- Sự đối lập như thế nói lên điều gì? 
H- Bài ca dao nói về thân phận của con cò hay thân phận của ai? 
H-Cách nói như thế được gọi là nghệ thuật gì?
H- Như vậy bài ca dao đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Các biện pháp ấy có tác dụng gì trong việc biểu thị nội dung của bài ca dao?
H- Em hiểu gì về từ “ai”? Em có nhận xét gì về cách diễn đạt ở phần này?
H-Theo em bài ca này là lời của ai và nói về điều gì? 
H- Hình ảnh con cò có phải chỉ xuất hiện trong bài ca dao này không? Chúng ta còn bắt gặp hình ảnh con cò ở những bài ca dao nào nữa?
H- Vì sao người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình?
- GV gọi học sinh đọc bài ca 2
H- Từ nào được nhắc lại nhiều lần? Đó là nghệ thuật gì ? Tác dụng của nghệ thuật đó
H- Bài ca dao này bày tỏ niềm thương cảm đến những đối tượng nào? 
H- Em hiểu thế nào về hình ảnh “con tằm nhả tơ”.
H- Mượn hình ảnh con tằm để nói đến những con người nào trong xã hội cũ?
H-Em hiểu gì về nỗi khổ của con kiến?
H- Số kiếp con kiến là số phận của ai?
H- Hình ảnh con chim hạc bay mỏi cánh có ý nghĩa gì?
 H- Mượn hình ảnh con chim Hạc để nói đến những con người nào trong xã hội cũ?
H-Hình ảnh con cuốc kêu ra máu có nghĩa là gì? Nó ám chỉ những người như thế nào?
- Mượn hình ảnh những con vật để nói đến cảnh ngộ của người lao động là cách nói phổ biến trong ca dao, ta gọi đó là cách nói gì? 
H-Với việc sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, điệp ngư, bài ca dao cho chúng ta biết về những gì của những con người nông dân lao động trong xã hội cũ?
H-Tại sao người lao động khi nhìn sự vật, cảnh ngộ xung quanh thường liên tưởng đến cuộc đời của mình?
- Gọi học sinh đọc bài ca dao số 3
- Bài ca dao là lời của ai?- Em có suy nghĩ gì về hình ảnh trái bần trôi?
H-Dùng cách nói như thế nào?
H- Qua đó em hiểu gì về người phụ nữ ngày xưa?
- Em hãy kể thêm các bài ca dao mở đầu bằng từ “thân em”.
-Hoạt động 3: Tổng kết 
 H- Theo em những câu hát than thân thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao?
Thảo luận 2 câu 
H- Hãy nêu nội dung và nghệ thuât tiêu biểu của 3 bài ca dao trên? 
H- Em hiểu như thế nào là câu hát than thân?
 - Gv chốt ý cho ghi phần ghi nhớ
I. Đọc hiểu văn bản
1.Đọc gttk
2-Hình thức- nội dung
: Cả 4 bài đều làm theo thể thơ 2 lục bát (thường ngắt nhịp 2 - 2 - 2 (chẵn).Thể thơ truyền thống của dân tộc và nó làm cho người đọc dễ thuộc, dễ nhớ, dễ hiểu.
Bài 1: Thân phận con cò 
Bài 2: Thân phận con tằm, kiến, hạc, cuốc. 
Bài 3: Nói về thân phận trái bần 
-Nội dung: Câu chuyện mượn con vật, sự vật bé nhỏ để giải bày nỗi chua xót đắng cay cho cuộc đời khổ cực của những kiếp người bé mọn trong xã hội cũ.
II- Hiểu tác phẩm
1-Bài 1:
- 2 lần
- Thân cò: gợi hình ảnh số phận lẻ loi cô độc.
- Gầy cò con: hình dáng bé nhỏ, gầy guộc, yếu đuối. 
-Thân phận con cò: 
 Nước non >< một mình 
 Lên thác >< xuống ghềnh 
 Bể đầy >< ao cạn
® Hình ảnh đối lập
- Diễn tả cuộc đời lận đận của nó 
-Cuộc đời lận đận vất vả của người nông dân
-Ẩn dụ
- Với nghệ thuật ẩn dụ kết hợp sử dụng các hình ảnh đối lập đã làm nổi bật cuộc đời lận đận và vất vả của người nông dân trong xã hội phong kiến xưa.
- Ai: Đại từ phiếm chỉ, nghĩa khái quát. Ở đây chính là ám chỉ giai cấp thống trị phong kiến với những con người đại diện cụ thể đã góp phần tạo ra những ngang trái vùi dập cuộc đời người nông dân. 
- Ý nghĩa: than thân, tố cáo, phản kháng đối với giai cấp thống trị của xã hội phong kiến
- Lời người lao động nói về cuộc đời số phận của họ.
- Học sinh tự bộc lộ
 “ Con cò mà đi ăn đêm 
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
 Ông ơi, ông vớt tôi nao
 Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng 
 Có xáo thì xáo nước trong
 Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”.
 “Con cò, con vạc, con nông
 Sao mày dẵm lúa nhà ông hỡi cò
 Không, không tôi đứng trên bờ 
Mẹ con nhà nó đổi ngờ cho tôi”
- Cò gần gũi, gắn bó, gợi cảm hứng cho người nông dân. Cò bay qua những cánh đồng lúa bát ngát, tỉa lông hơn nữa cò có những đặc điểm giống cuộc đời, phẩm chất của người nông dân: hiền lành, trong sạch, cần cù, lặn lội kiếm sống. 
2-Bài 2:
- Có 4 lần lặp lại từ “thương thay” mỗi lần diễn tả 1 nỗi thương cảm. Sự lặp lại đó nhằm tô đậm nỗi thương cảm xót xa cho nỗi cay đắng nhiều bề của người lao động, vừa có ý nghĩa kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau. 
-Con tằm, Lũ kiến , Con Hac,Cuốc 
- Con tằm sinh ra là để nhả tơ, người ta nuôi tằm nhằm rút tơ từ ruột nó những sợi tơ thật đẹp, thật quý. Tơ bị rút hết cũng là lúc tằm chỉ là xác nhộng lép kẹp. Tơ tằm làm đẹp cho kẻ mặc áo nhưng lại chấm dứt mạng sống của chính con tằm. 
- Từ một con tằm người ta rút ra cả một kén tơ rất dài, rất quý còn những thứ tằm ăn được nào có là bao, có gì quý đâu (lá dâu thô ráp)
Þ Mượn hình ảnh con tằm bị rút tận gan ruột để nói lên nỗi thảm thương của người lao động trong xã hội có sự phân hoá giai cấp: họ nai lưng làm quần quật suốt năm tháng nhưng kết quả lại làm giàu cho kẻ khác, một mai kia họ gục chết bên đường cũng chẳng ai thương.
- Con kiến rất bé, ăn cũng ít, hơn cả con tằm thế mà ngày đêm phải mải miết kiếm ăn, chăm chỉ lao động. 
® Số kiếp người lao động trong chế độ cũ cũng tương tự như thế, phần họ được hưởng thụ chẳng là bao (bởi phần lớn đã thuộc về kẻ bóc lột) nhưng họ phải suốt đời nai lưng làm lụng.
Þ Hai hình ảnh trên biểu thị nỗi khổ chung của nhữngngười lao động, bòn rút sức lực làm lụng siêng năng mà vẫn nghèo khổ.
- Hình ảnh con chim hạc gầy gò,cánh mỏi vẫn phải bay là ẩn dụ cho kiếp người cam phận khổ sở không biết đến tận bao giờ. Họ còn phải làm lụng liên miên mà tương lai vẫn mịt mù hoặc phải sống cuộc đời phiêu bạt. 
- Hình ảnh con cuốc kêu đến gầy rạc đi đến bật máu ra mà tiếng kêu dường như ta loãng vào không gian gợi liên tưởng đến thân phận thấp cổ bé họng của người lao động nghèo khổ trong xã hội bất công, độc ác ngày xưa,
 những người lao động bị áp bức ,bóc lột bị oan ức nhưng kêu than thì chẳng có ai đoái hoài tới. 
- Ẩn dụ. 
- Bằng các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, điệp ngữ ,bài ca dao đã cho chúng ta thấy được nỗi khổ nhiều bề của người lao động trong xã hội phong kiến bị áp bức, bóc lột, và chịu nhiều nỗi oan trái.
- Người lao động ngày xưa rất gần gũi với thiên nhiên nhiều hơn xã hội nên họ có cái nhìn tinh tế, thường mượn thiên nhiên để thể hiện tâm trạng, hình ảnh những con vật nhỏ bé đáng thương như cò, kiến, hạc, cuốc rất gần gũi với cuộc đời khổ cực, vất vả, bất hạnh của họ.
3-Bài 3:
 - Bài ca dao là lời của người phụ nữ trong XHPK ngày xưa.
- Hình ảnh trái bần là một thứ trái tầm thường, không có gì đáng quý, lại trôi nổi trên dòng nước, bị vùi dập bởi con sóng, chịu bao đau thương, cơ cực chẳng khác gì thân phận bấp bênh của người lao động ngày xưa. 
-Dùng cách nói so sánh để nói lên số phận của mình
 -Số phận chìm nổi, lênh đênh, vô định
- Bằng hình ảnh so sánh đã làm nổi bật lên số phận chìm nổi lênh đênh vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Học sinh tự bộc lộ
III Tổng kết:
- Kiểu văn biểu cảm vì đây là sự giải bày nỗi cơ cực đắng cay của lòng người 
 + Nội dung: nói về thân phận, cuộc đời của người nông dân, phản kháng tố cáo xã hội phong kiến.
 + Nghệ thuật: sử dụng thể thơ lục bát, và sử dụng hình ảnh ẩn dụ, so sánh, phép lặp
-Than thở,tâm sự, bộc bạch nỗi lòng của người nông dân 
- Ghi nhớ SGK tr49
IV. Luyện tập:
 -Hs trình bày.
4: Củng cố
Giáo viên cho học sinh đọc lại toàn bộ những bài ca dao thuộc chủ đề “than thân” một cách thật diễn cảm,có thể cho các em hò 1 trong các bài này. 
5. Dặn dò:
- Học thuộc lòng các bài ca dao trang 48 SGK
- Sưu tầm các bài ca dao có cùng chủ đề
- Soạn bài “Những câu hát châm biếm” trang 51 SGK
******
Tuần 	NGÀY SOẠN	
Tiết 	NGÀY DẠY
Văn bản: NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh 
	1-Kiến thức: Học sinh cảm nhận được những mâu thuẫn, phê phán thói hư , tật xấu của những hạng người và các sự việc đáng cười trong xã đồng thời nắm được một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về chủ đề châm biếm.
	2-Kỹ năng: Đọc diễn cảm và thuộc những bài ca dao trong văn bản. 
 3- Thái độ: Biết phê phán cái xấu và học tập những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
II.TIẾN TRÌNH
1. Ổn định
 	 2. Kiểm tra: 
	- Em hãy nêu những điểm chung về nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao thuộc chủ đề than thân.
	- Em hiểu như thế nào là câu hát than thân?
 	3. Bài mới: 
HOẠ ... y.
+ Nhóm 4: Cây phượng trong cuộc sống con người.
+ Nhóm 5-6: Cây phượng trong cuộc đời các em.
- Sau đó đại diện của nhóm lên trình bày, các bạn khác theo dõi và sửa bài cho bạn.
- GV nhận xét.
1. Mở bài:
- Em yêu nhất là cây phượng ở sân trường em.
- Gắn bó bao kỷ niệm tuổi học trò. 
2. Thân bài:
- Các phẩm chất của cây 
 Thân cây to, rễ lớn, tán rộng, hoa màu đỏ thắm. ® đẹp bền bỉ, dẻo dai, chịu đựng mưa, nắng.
- Trong cuộc sống con người:
- Toả mát trên những con đường, ngôi trườn, tạo nên vẻ đẹp thơ mộng và hấp thụ không khí trong lành. 
- Trong cuộc sống của em. 
 Cây phượng gợi nhớ đến tuổi học trò, thầy cô, bạn bè thân yêu ® cây phượng chính là “Loài cây em yêu”. 
3. Kết bài:
- Tình yêu của em với cây phượng.
I. Đề bài: Loài cây em yêu
*Định hướng chính xác
- Cây phượng.
- Cây phượng tượng trưng cho sự hồn nhiên, đáng yêu của học trò.
- Cho đời sống tinh thần chúng em thêm tươi vui, rộn ràng .
- Do vậy cây phượng chính là “Loài cây em yêu”.
- Đề yêu cầu viết: Loài cây em yêu 
- Em yêu cây gì? Cây phượng.
- Vì sao em yêu hơn cây khác? Cây phượng tượng trưng cho sự hồn nhiên, đáng yêu tuổi học trò.
II. Lập dàn bài:
1. Mở bài:
- Nêu loài cây, lý do mà em yêu thích.
- Em yêu nhất là cây phượng ở sân trường em. 
- Em yêu cây phượng hơn những cây khác vì cây phương đã gắn bó bao kỉ niệm tuổ học trò ngây thơ ,hồn nhiên đáng yêu.
2. Thân bài:
* Các phẩm chất của cây 
 (Có thể miêu tả - nêu phẩm chất) 
- Thân cây to, rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn trong như một con rắn đang trường.
- Tán phương xòe rộng như một cái ô che mát cho cả góc sân, chúng em rất thích.
- Sau những trận mưa rào, xác phượng trải khắp sân, nhưng rồi sau đó chồi non lại nhú ra, đâm chồi, nảy lộc, phủ lại màu đỏ thắm cho cây ® đẹp bền bỉ, dẻo dai, chịu đựng mưa, nắng.
* Loài cây phượng trong cuộc sống con người:
- Gắn bó với cuộc sống của con người toả mát trên những con đường, ngôi trường, tạo nên vẻ đẹp thơ mộng và hấp thụ không khí trong lành. 
 * Loài cây phượng trong cuộc sống của em. 
- Chính màu đỏ của hoa phượng, âm thanh của tiếng ve làm cho đời sống tinh thần chúng em luôn tươi vui rộn ràng. 
- Cây phượng gợi nhớ đến tuổi học trò, thầy cô, bạn bè thân yêu ® cây phượng chính là “ Loài cây em yêu”. 
3. Kết bài:
- Em rất yêu quý cây phượng .
- Cây phương chính là người bạn tuổi học trò .
- Cảm thấy xao xuyến, bâng khuâng khi chia tay với cây phượng thân yêu để bước vào kỳ nghỉ hè. 
III-Thực hành viết thành văn bản
- Hs thực hành viết các đoạn văn.
4. Củng cố:
- Thông qua phần luyện tập
- Đọc bài tham khảo
 5. Dặn dò:
	- Làm hoàn chỉnh bài vào vở
	- Soạn bài “Qua đèo Ngang”
******
Tuần 	NGÀY SOẠN	
Tiết 	NGÀY DẠY
	Văn bản: QUA ĐÈO NGANG
	 (Bà Huyện Thanh Quan) 
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:
	1- Kiến thức: Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang, tâm trạng cô đơn của bà Huyện Thanh Quan lúc qua Đèo Ngang.
	2- Kỹ năng: Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
 3- Thái độ: Yêu mến và tự hào phong cảnh của đất nước đồng thời biết chia sẻ nỗi lòng với những người phụ nữ xưa.
II TIẾN TRÌNH
1. Ổn định lớp :
 	 2. Kiểm tra bài cũ:
	- Đọc bài “Bánh trôi nước” và nêu ý nghĩa.
 	 3. Bài mới :	
 -Đèo Ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn, phân cách địa giới hai tỉnh Hà Tỉnh và Quảng Bình, là một địa danh nổi tiếng của đất nước ta. Đã có nhiều thi nhân làm thơ Vịnh Đèo Ngang như: Cao Bá Qúat có bài “Đăng Hoành Sơn” (Lên núi Hoành Sơn), Nguyễn Khuyến có bài “Qúa Hoành Sơn” (Qua núi Hoành Sơn), Nguyễn Thượng Hiền có bài “Hoành Sơn Xuân Vọng” (Mùa xuân trên núi Hoành Sơn)  Nhưng được nhiều người biết và yêu thích nhất vẫn là bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.
HOẠT ĐỘNG GV- HS
NỘI DUNG
BS
*Hoạt động 1: Khởi động
( Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
- HS đọc phần chú thích SGK
H: Em hãy nêu những nét chính về tác giả?
Đọc văn bản :
- GV hướng dẫn HS đọc:
Đọc với giọng nhẹ nhàng, trầm buồn thể hiện được tâm trạng của nhà thơ.
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc, GV nhận xét
- Đọc qua bài thơ, em hãy cho biết số câu trong bài, số chữ trong câu và cách gieo vần? 
 -GV: Ngoài ra bài thơ còn có phép đối giữa câu 3 và câu 4, câu 5 với câu 6. Có luật bằng trắc, khi phân tích chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.
=>Thơ thất ngôn bát cú đường luật 
- Bố cục: Có nhiều cách phân tích bố cục bài bát cú Đường luật, sau đây là cách phân tích quen thuộc.
+ Đề: Câu 1 là phá đề (mở ý của đầu bài)
 Câu 2 là thừa đề (tiếp ý câu trên và chuyển vào thân bài)
+ Thực: (câu 3, 4) giải thích rõ ý đầu bài. 
+ Luận: (câu 5, 6) phát triển rộng ý đầu bài.
+ Kết: (câu 7, 8) kết thúc ý toàn bài. 
- HS đọc 2 câu đề.
H- Em hiểu gì về địa danh Đèo Ngang?
H- Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày?
H- Cảnh vật ở đây có đặc điểm gì?
H- Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? 
H-Qua đó em hình dung cảnh Đèo Ngang ntn?
- HS đọc 2 câu thực
H- Bức tranh về cảnh sườn non, chân núi trong hai câu thơ trên được “vẽ” lên bằng những nét cụ thể như thế nào? 
H-Nhận xét cách diễn tả ấy về mặt nghệ thuật và nêu suy nghĩ của em về cách diễn tả ấy? 
- Gọi HS đọc 2 câu luận
H- Ta hiểu gì về 2 loại chim quốc và đa đa? 
GV: Người ta thường thấy chim cuốc, chim đa đa hay kiêu giống giả từng hồi vào tảng sáng mùa hè, kêu từ gốc ruộng này, bờ bụi này đến khi sang tới gốc ruộng kia, bờ bụi kia, đến khi chúng tìm gặp được nhau mới thôi.
- Truyền thuyết cho rằng 2 giống chim này là hiện thân của những người mất nước.
H- Phân tích nghệ thuật 2 câu luận?
H- Bên cạnh hình ảnh gợi tả thì ở nơi hoang vu ấy còn vang lên những âm thanh nào?
H- Phân tích tác dụng biểu cảm của những âm thanh này?
H-Theo em những điển tích, truyền thuyết ở bài thơ này có ý nghĩa gì trong việc diễn tả tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan?
H- Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan ở 2 câu này là tâm trạng như thế nào?
- Hs đọc 2 câu kết
H- Nói đến mảnh tình riêng giữa cảnh trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang thì có gì khác so với mảnh tình riêng trong luồng riêng hay ở một không gian chật hẹp nào khác.
H- Tìm hàm nghĩa của cụm từ “ta với ta”?
Điểm chốt: 
H- Từ những phân tích trên, em hãy nhận xét về ngôn ngữ và cảm xúc của nhà thơ khi qua Đèo Ngang? (SGK tr 104)
	Tổng kết:(Ghi nhớ SGK)
Luyện tập
I- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỷ XIX, quê ở làng Nghi Tàm, nay là Tây Hồ, Hà Nội. Bà là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có thời xưa.
II. Đọc hiểu văn bản
- 2=> 3 hs đọc
- Bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Có gieo vần( chỉ 1 vần) ở các chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8. 
- Thể thơ thất ngôn bát cú.
- Bố cục: Theo bố cục bát cú đường luật: Đề, Thực,Luận, Kết
III- Phân tích
1- Hai câu đề:
 -Thuộc dãy núi Hoành Sơn, một nhánh của dãy núi Trường Sơn
 “Bước xuốngĐèoNgang bóng xế tà”
- Bóng xế tà: buổi chiều mặt trời về phía Tây đang xuống thấp dần.
=>Buổi chiều tàn, nắng nhạt và sắp tắt.
 “Cỏ cây chen đá lá chen hoa”
- Phép điệp từ (chen )
- Cách điệp âm liên tiếp (tà  đá  lá  ) trong câu thơ đã tạo ra ấn tượng 1 cảnh thiên nhiên hoang dã ngút ngàn cây và đá, lá và hoa.
=> Trong phong cảnh thiên nhiên, có cỏ cây, hoa lá đã đành song còn đá, những vách đá, những tảng đá, những núi đá, tất cả “chen” nhau. Rõ ràng đây là phong cảnh hoang vu của một miền sơn nước.
-Điệp từ, điệp âm liên tiếp đã làm nổi bật lên cảnh hoang 
vu, buồn vắng lúc chiều tà
2- Hai câu thực
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà ...”
- Những từ láy “lom khom”, “lác đác” giàu sức gợi hình kết hợp với phép đảo ngữ trong từng câu và phép đối giữa hai câu càng làm tăng thêm sức gợi tả như vẽ ra trước mắt ta cảnh vật “dưới núi” và “bên sông” => Tả cảnh để ngụ tình.
- Bóng dáng con người thấp thoáng “dưới núi” nhỏ xíu (lom khom), thưa thớt quá “vài chú” không làm vơi được cái vắng vẻ.
- Cảnh “bên sông” chỉ lơ thơ mấy cái lều quán giữa chợ càng làm tăng thêm nỗi buồn. 
- Mặc dù vậy, tuy có dấu vết cuộc sống song vẫn còn thưa thớt, chưa đủ làm rộn vui, nồng ấm lên cả một vùng thiên nhiên cảnh vật bạt ngàn.
-Đối, đảo, từ láy gợi hình: giữa cảnh hoang sơ, heo hút, thấp thoáng có sự sống con người.
3-Hai câu luận:
- HS đọc 2 câu luận:
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
- Phép chơi chữ tài tình, quốc quốc / chim cuốc cuốc; gia gia / chim đa đa.
- Nhân hóa chim quốc quốc với nỗi đau lòng nhớ nước và con gia gia với nổi thương nhà mỏi miệng kêu hoài. 
- Phép đối tài hoa giữa câu 5 - 6
- Từ đó đã tạo ra sự cộng hưởng đậm đà làm cho nỗi niềm nhớ, thương đau, buồn của lòng người càng thêm da diết.
- Hai câu thơ này không chỉ tả âm thanh (tiếng chim) mà còn tả cảm xúc (nỗi lòng). Đó là nỗi nhớ nước, thương nhà (và phải chăng niềm nhớ nước ở đây là sự nuối tiếc quá khứ), nỗi thương nhà ở đây chỉ niềm thương nỗi nhớ quê nhà phía Bắc mà Bà vừa từ biệt để ra đi.
- Qua những điển tích, truyền thuyết trên, ta thấy rằng Bà Huyện Thanh Quan đau lòng vì những biến thiên của xã hội, kín đáo gửi nỗi nhớ tiếc nuối một thời vàng son rực rỡ đã qua đi, và vì vậy nói chung thơ Bà là “hoài cổ” (“Thăng Long thành hoài cổ”, “chơi chùa Trấn Bắc”)
-Phép đối, chơi chữ, nhân hoá, sự tiếc nuối thời vàng son rực rỡ, tâm trạng nặng trĩu, nỗi niềm thương nhớ buồn đau.
4- Hai câu kết:
 Học sinh đọc hai câu cuối
- Tương quan giữa cảnh trời, non, nước với một mảnh tình riêng là tương quan đối lập, ngược chiều.
- Trời, non, nước bát ngát rộng lớn bao nhiêu thì mảnh tình riêng càng nặng nề khép kín bấy nhiêu.
- Mặt khác, con người tưởng như nhỏ bé, cô đơn trước thiên nhiên hoá ra cao cả, vĩ đại, tưởng như sừng sững trước thiên nhiên, bao trùm lên cả thiên nhiên bằng tầm mắt và tấm lòng của mình.
- Đó là cụm từ bộc lộ cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả.
- Câu thơ cuối cùng mang tính chất biểu cảm trực tiếp càng cho thấy nỗi buồn cô đơn, thầm kín, hướng nội của tác giả giữa cảnh Đèo Ngang. Trời cao thăm thẳm, non nước bao la.-Đối lập: nỗi buồn cô quạnh, thầm lặng (ở mức nặng nề) 
IV- Tổng kết:(Ghi nhớ SGK)
 - Nghệ thuật trong bài thơ là hết sức điêu luyện, câu thơ trang nhã, từ ngữ trau chuốt, chọn lọc công phu. Và “Qua Đèo Ngang” có thể xem là một tuyệt tác của thơ cổ điển Việt Nam. Từ khi ra đời đến nay, nó được truyền tụng không dứt và có lẽ cả đến về sau, nó sẽ được lưu truyền mãi mãi. 
V- Luyện tập
- HS tự bộc lộ
4. Củng cố:
 - Đọc diễn cảm bài thơ.
- Tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ là tâm trạng như thế nào?	
5. Dặn dò:
	 - Học thuộc lòng bài thơ và ghi nhớ.
	 - Soạn “Bạn đến chơi nhà” 
*****

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 429.doc