A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
- Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn b ản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có mạch lạc, không đứt đoạn hoặc quẩn quanh.
- Chú ý đến sự mạch lạc trong các bài tập làm văn.
- Từ đó biết tạo lập những văn bản có tính mạch lạc.
B/ Chuẩn bị:
Giáo viên: Nghiên cứu SGV.
Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
? Thế nào là bố cục của văn bản, những yêu cầu của bố cục văn bản.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
Nói đến bố cục là nói đến sự sắp đặt, phân chia nhưng văn bản vẫn phải liên kết. Vậy làm thế nào để các phần, các đoạn của văn bản vẫn phân cách lành mạch mà không mất đi sự liên kết chặt chẽ với nhau. Muốn vậy văn bản đó phải có 1 ý tưởng xuyên suốt văn bản, ý tưởng đó chính là mạch lạc .
* Hoạt động 3: Bài mới.
Ngày soạn: 16/9/2006 Ngày giảng: 18/9/2006. Tiết 8: mạch lạc trong văn bản A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh. - Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn b ản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có mạch lạc, không đứt đoạn hoặc quẩn quanh. - Chú ý đến sự mạch lạc trong các bài tập làm văn. - Từ đó biết tạo lập những văn bản có tính mạch lạc. B/ Chuẩn bị: Giáo viên: Nghiên cứu SGV. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động. * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ? Thế nào là bố cục của văn bản, những yêu cầu của bố cục văn bản. * Hoạt động 2: Giới thiệu bài. Nói đến bố cục là nói đến sự sắp đặt, phân chia nhưng văn bản vẫn phải liên kết. Vậy làm thế nào để các phần, các đoạn của văn bản vẫn phân cách lành mạch mà không mất đi sự liên kết chặt chẽ với nhau. Muốn vậy văn bản đó phải có 1 ý tưởng xuyên suốt văn bản, ý tưởng đó chính là mạch lạc ... * Hoạt động 3: Bài mới. Hoạt động của thầy Hoạt động của h/s Nội dung - GV: Giải thích: - Mạch lạc trong đông y là mạch máu trong cơ thể. Trong 1 văn bản cũng có cái gì giống như mạch máu, làm cho các phần của văn bản thống nhất lại gọi là mạch lạc. ? Dựa vào hiểu biết trên em hãy xác định mạch lạc trong văn bản có những tính chất gì trong các tính chất dưới đây. - Trôi chảy thành dòng thành mạch. - Tuần tự đi khắp các phần, các đoạn trong văn bản. - Thông suốt, liên tục không đứt đoạn. ? Có người cho rằng trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo 1 trình tự hợp lý, em có tán thành ý kiến đó không. Vì sao? ? Qua tìm hiểu, em hiểu thế nào là mạch lạc trong văn bản. - GV lấy dẫn chứng: Trong văn bản “ Cổng trường mở ra” mặc dù không có cốt truyện, không có sự việc nhưng mạch lạc thì rất rõ qua tâm trạng người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của em. ? Văn bản “cuộc chia tay của những con búp bê” kể về nhiều sự việc khác nhau, đó là những sự việc nào: - Hãy cho biết toàn bộ sự việc trong văn bản ? Toàn bộ các sự việc trong văn bản xoay quan sự việc chính nào. ? Hai anh em Thành và Thuỷ đóng vai trò gì trong truyện. - GV: Một văn bản có thể có nhiều sự việc, nhiều nhân vật, nhưng nội dung truyện phải bám sát đề tài, luôn xoay quanh 1 sự việc chính, nhân vật chính. ? Theo em các từ ngữ “ chia tay, chia đồ chơi ra, chia đi ...” biểu hiện chủ đề gì. ? Vậy đó có phải là mạch lạc của văn bản không. ? Như vậy văn bản cần phải có điều kiện nào để tạo nên tính mạch lạc. ? Trong văn bản “ Cuộc chia tay với búp bê” có đoạn kể về hiện tại, đoạn kể về quá khứ, đoạn kể việc nhà, đoạn kể việc trường ... Hãy cho biết các đoạn ấy được nối với nhau theo mối liên hệ nào trong các mối liên hệ sau: - Liên hệ: Thời gian. - Liên hệ: Không gian. - Liên hệ: Tâm lý. - Liên hệ: ý nghĩa. - GV: nhận xét, bổ sung. ? Qua đây ta thấy điều kiện tiếp theo để văn bản có tính mạch lạc là gì. - GV: Khái quát, gọi h/s đọc ghi nhớ - Gọi h/s đọc yêu cầu bài tập. ? Hãy tìm hiểu tính mạch lạc trong văn bản “ Mẹ tôi” ? ý chủ đạo của văn bản “ Mẹ tôi” ? Phần nội dung chính của bức thư gồm mấy phần. ? Em hãy nhận xét mối quan hệ giữa các phần trong văn bản với ý chủ đạo. ? Trong truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê” tác giả không thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của bố mẹ, theo em như vậy có làm cho văn bản thiếu mạch lạc không ? vì sao? Phát biểu - Phát biểu – Nhận xét - Phát biểu Suy nghĩ, trả lời Suy nghĩ, phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Suy nghĩ - Phát biểu - Thảo luận nhóm. - Nhóm trưởng - Phát biểu. - Nhận xét. - Suy nghĩ, phát biểu - h/s đọc ghi nhớ (sgk – tr32) 1 h/s đọc - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Thảo luận nhóm I/ Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản: 1- Mạch lạc trong văn bản: - Cả 3 ý kiến đều đúng. - ý kiến đó là đúng. Vì: các câu, các ý ấy thống nhất, xoay quanh 1 ý chung. Mạch lạc trong văn bản là sự tiếp nối của các câu, các ý theo 1 trình tự hợp lý. 2- Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc: a- Bài tập: - Văn bản: “Cuộc chia tay của những con búp bê” - Mẹ bắt 2 con phải chia đồ chơi; hai anh em Thành, Thuỷ rất thương nhau; chuyện về hai con búp bê; Thành đưa em đến lớp chào cô giáo và các bạn; hai anh em phải chia tay; Thuỷ để cả hai con búp bê cho Thành. - Sự việc chính: sự chia tay - Là nhân vật chính. - Chủ đề chính: chia tay. - Đó là mạch lạc của văn bản. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện 1 đề tài chung, xuyên suốt. - Các đoạn ấy được nối với nhau theo các mối liên hệ: Thời gian, không gian, tâm lý, ý nghĩa. Một văn bản mạch lạc khi các đoạn trong đó liên hệ với nhau về không gian, thời gian, tâm lý, ý nghĩa sao cho hợp lý, tự nhiên. b- Ghi nhớ: SGK – Tr32) II/ Luyện tập: * Bài tập 1 – tr32: - Tính mạch lạc trong văn bản “Mẹ tôi” - ý chủ đạo: Ca ngợi lòng yêu thương và sự hy sinh của mẹ đối với con. - Nội dung chính: + Bố đau lòng vì con thiếu lễ độ với mẹ. + Bố nói về mẹ – một người mẹ hết lòng vì con. + Bố khuyên con phải xin lỗi mẹ và sửa chữa. - Trình tự các phần xoay quanh ý và thể hiện được ý chủ đạo văn bản rất mạch lạc. * Bài tập 2 – Tr33: - ý chủ đạo của truyện xoay quanh cuộc chia tay của hai đứa trẻ. Việc thuật lại quá tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến cuộc chia tay của bố mẹ có thể làm cho ý chủ đạo bị phân tán, không giữ được sự thống nhất làm mất sự mạch lạc của văn bản. * Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà. ? Thế nào là mạch lạc trong văn bản. ? Để một văn bản có tính mạch lạc cần có những điều kiện gì. - GV: khái quát toàn bộ bài. - Về học bài, làm bài tập 1 phần b. - Chuẩn bị bài: Những câu hát về tình cảm gia đình. - Sưu tầm những câu hát về chủ đề này.
Tài liệu đính kèm: