A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh.
1. Kiến thức: Nắm được cách rút gọn câu.
2. Kĩ năng: Hiểu được tác dụng của câu rút gọn.
B. CHUẨN BỊ:
+ Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập.
+ Trò: Chuẩn bị bài.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.
HOẠT ĐỘNG1: Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
HOẠT ĐỘNG2: Giới thiệu bài.
Trong khi nói và viết có những trường hợp ta lược bỏ bớt một số thành phần để cho câu gọn hơn, tránh rườm rà. Vậy cách thức rút gọn câu như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG 3: Bài mới.
Ngày soạn: 23/1/2007 Tiết 78 Ngày dạy: 24/1/2007 Rút gọn câu. A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh. 1. Kiến thức: Nắm được cách rút gọn câu. 2. Kĩ năng: Hiểu được tác dụng của câu rút gọn. B. Chuẩn bị: + Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập. + Trò: Chuẩn bị bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động. Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. Hoạt động2: Giới thiệu bài. Trong khi nói và viết có những trường hợp ta lược bỏ bớt một số thành phần để cho câu gọn hơn, tránh rườm rà. Vậy cách thức rút gọn câu như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động 3: Bài mới. Hoạt động của giáo viên HĐ của HS Nội dung cần đạt - GV ghi bài tập vào bảng phụ. - Gọi học sinh đọc bài tập. ? Hai câu tục ngữ trên khác nhau ở chỗ nào? ? Như vậy cấu tạo của 2 câu trên có gì khác nhau. ? Tìm từ ngữ có thể làm chủ ngữ trong câu a. ? Theo em vì sao chủ ngữ của câu a lại bị lược bỏ. ( Thảo luận nhóm). - Gọi đại diện trình bầy. - Gọi học sinh đọc bài tập 2 chú ý những câu gạch chân. ? Trong những câu gạch chân thành phần nào của câu bị lược bỏ ? Vì sao? - Những câu trên là câu rút gọn . ? Thế nào là câu rút gọn. ? Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm mục đích gì? - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. - GV khái quát, chuyển ý. - Gọi học sinh đọc bài tập. - Những câu gạch chân thiếu thành phần nào? có nên rút gọn như vậy không vì sao? - Gọi học sinh đọc bài 2. ? Em có nhận xét gì về câu trả lời của người con trong trường hợp này? ? Cần thêm những từ ngữ nào vào câu rút gọn để thể hiện thái độ lễ phép. ? Qua 2 bài tập trên em hãy cho biết khi rút gọn câu cần chú ý điều gì? - GV khái quát- Gọi học sinh đọc ghi nhớ. - Gọi học sinh đọc bài tập1. ? Xác định câu nào là câu rút gọn. Thành phần nào của câu được rút gọn. ? Rút gọn như vậy để làm gì? - Gọi học sinh đọc bài tập2 - GV nêu yêu cầu bài tập. ? Các câu lược bỏ thành phần gì? - Gọi học sinh đọc bài tập3. ? Vì sao cậu bé và người khách trong câu truyện hiểu lầm nhau? ? Qua câu truyện này, em cần rút ra bài học gì về cách nói năng. - Đọc bài tập - Phát hiện. - Nhận xét. - Tìm từ thay thế. - Thảo luận nhóm. - Trình bày. - Đọc bài tập - Phát hiện, trả lời. - Khái quát rút ra ghi nhớ. - Đọc bài. - Phát hiện trả lời. - Đọc bài tập. - Nhận xét. - Tìm từ ngữ. - Nhận xét. - Đọc bài tập. - Độc lập trả lời. - Nhận xét. - Đọc bài tập. - HS nghe. - Phát hiện. - Đọc bài. - Lí giải. - Rút ra bài học. I. Thế nào là rút gọn câu. 1. Bài tập * Bài tập 1. a. Học ăn, học nói, học gói, học mở. b. Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở. - Câu a không có từ " Chúng ta" - Câu b có thêm từ chúng ta. - Câu a không có chủ ngữ. - Câu b có chủ ngữ. -> Ta , chúng ta , mọi người, tôi bạn, các bạn. - Đây là một câu tục ngữ đưa ra một lời khuyên cho mọi người họăc nêu lên một nhận xét chung về đặc điểm của người Việt Nam chúng ta. * Bài tập 2. a. Hai người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người. b. Bao giờ cậu đi Hà Nội. - Ngày mai. - Câu a : thành phần vị ngữ bị lược bỏ làm cho câu gọn hơn , không lặp lại vị ngữ đã xuất hiện ở câu trước và để diễn tả được sự rượt đuổi dồn dập đang diễn ra. - Câub: Chủ ngữ, vị ngữ đều bị lược bỏ chỉ còn trạng ngữ chỉ thời gian. Tác giả lược bỏ như vậy để câu gọn hơn, thông tin được nhanh hơn, tránh sự lặp từ ngữ và để biểu lộ một cách ăn nói thân mật 2. Ghi nhớ: SGK. II. Cách dùng câu rút gọn. 1. Bài tập : * Bài tập 1 Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. Chạy loăng quăng. Nhẩy dây, chơi kéo co. - Các câu gạch chân đều thiếu thành phần chủ ngữ. - Không nên rút gọn câu như vậy làm cho câu trở nên khó hiểu. Vì văn cảnh không cho phép khôi phục chủ ngữ một cách dễ dàng. * Bài tập 2. - Mẹ ơi, hôm nay con được điểm 10. - Con ngoan quá! Bài nào được điểm 10 thế. - Bài kiểm tra toán. -> Câu trả lời không được lễ phép. - Thêm: ạ, mẹ ạ. -> Lưu ý: khi rút gọn không được làm cho người đọc, người nghe hiểu sai về nội dung câu nói. - Không biến nó thành câu cộc lốc, thiếu lễ độ. 2. Ghi nhớ: SGK. III. Luyện tập. 1. Bài tập1. - Ăn quả nhớ kể trồng cây. - Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng. -> Hai câu đều bị lược bỏ phần chủ ngữ. - Làm cho cách nói của câu tục ngữ trở lên cô đọng và xúc tích hơn làm cho thông tin được nhanh hơn. 2. Bài tập 2. a. Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà. - Dừng chân đứng lại trời non nước. b. Đồn rằng quan tướng có danh. Ban khen rằng : " ấy mới tài... Ban cho cái áo với hai đồng tiền Đánh giặc thì chạy trước tiên. - Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra. - Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân. -> Các câu đều lược bỏ thành phần chủ ngữ. * Khôi phục chủ ngữ. a. Ta bước tới Đèo Ngang Ta dừng chân.... b. Thiên hạ đồn rằng: Vua khen, Vua ban, quan tướng. 3. Bài tập3. - Vì cậu bé khi trả lời người khách đã dùng 3 câu rút gọn khiến người khách hiểu sai ý nghĩa. - Mất rồi. ý cậu bé: Tờ giấy mất rồi, người khách hiểu: Bố cậu bé mất rồi. - Thưa ... tối hôm qua - Tờ giấy mất hôm qua - Người khách hiểu: Bố cậu bé mất hôm qua. - Cháy ạ. Tờ giấy mất vì bị cháy - Người khách hiểu: Bố cậu mất vì cháy. -> phải cẩn thận khi dùng câu rút gọn, vì dùng câu rút gọn không đúng có thể gây hiểu lầm. Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà - Học ở nhà: Ghi nhớ. - Soạn: Đặc điểm văn bản nghị luận.
Tài liệu đính kèm: