Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 30: Văn bản Bạn đến chơi nhà - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 30: Văn bản Bạn đến chơi nhà - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Giúp học sinh

 - Cảm nhận được tình bạn đậm đà , hồn nhiên, dân dã vượt lên hoàn cảnh sống eo hẹp . Đó là nét đẹp trong nhân cách của nhà thơ Nguyễn Khuyến .

 - Thể thơ thât ngôn bát cú đã được việt hoá bằng lời thơ thuần việt.

2. Kĩ năng:

 - Củng cố thêm hiểu biết về thể thơ thất ngôn bát cú.

3. Thái độ:

 - Giáo dục học sinh tình bạn trong sáng, chân thành, tình yêu quê hương gắn với những sự vật bình dị.

B. CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên : Soạn bài, Sưu tầm bài thơ ''Khóc Dương Khuê'' của tác giả.

 - Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi

C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

 HOẠT ĐỘNG1:Kiểm tra bài cũ

 - Đọc thuộc lòng bài thơ " Qua Đèo Ngang "của bà Huyện Thanh Quan . Nêu cảm nhận của em sau khi học song bài thơ .

 HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài

 Tình bạn là một trong số những đề tài có truyền thống lâu đời của lịch sử văn học Việt Nam. Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến là một bài thơ thuộc loại hay nhất trong đề tài tình bạn và cũng là thuộc loại hay nhất trong thơ Nguyễn Khuyến nói riêng, thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.

 

doc 6 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 2464Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 30: Văn bản Bạn đến chơi nhà - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 24/10/2006 Văn Bản .
Ngày dạy : 25/10/2006 Bạn đến chơi nhà
 ( Nguyễn Khuyến)
 Tiết 30. Đọc - Hiểu văn bản 
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh 
	- Cảm nhận được tình bạn đậm đà , hồn nhiên, dân dã vượt lên hoàn cảnh sống eo hẹp . Đó là nét đẹp trong nhân cách của nhà thơ Nguyễn Khuyến .
	- Thể thơ thât ngôn bát cú đã được việt hoá bằng lời thơ thuần việt.
2. Kĩ năng:
	- Củng cố thêm hiểu biết về thể thơ thất ngôn bát cú.
3. Thái độ:
	- Giáo dục học sinh tình bạn trong sáng, chân thành, tình yêu quê hương gắn với những sự vật bình dị.
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên : Soạn bài, Sưu tầm bài thơ ''Khóc Dương Khuê'' của tác giả. 
	- Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi 
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động
	Hoạt động1:Kiểm tra bài cũ
	- Đọc thuộc lòng bài thơ " Qua Đèo Ngang "của bà Huyện Thanh Quan . Nêu cảm nhận của em sau khi học song bài thơ .
	 Hoạt động 2: Giới thiệu bài
	Tình bạn là một trong số những đề tài có truyền thống lâu đời của lịch sử văn học Việt Nam. Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến là một bài thơ thuộc loại hay nhất trong đề tài tình bạn và cũng là thuộc loại hay nhất trong thơ Nguyễn Khuyến nói riêng, thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.
	Hoat động 3: Bài mới
hOạT ĐộNG CủA gv
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Gọi học sinh đọc chú thích dấu sao SGK.
? Nêu hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Khuyến ?
- GV nêu yêu cầu đọc : Giọng đọc chậm rãi, ung dung, hóm hỉnh .
- GV đọc bài thơ .
- Gọi học sinh đọc bài thơ .
- Gọi học sinh nhận xét bạn đọc .
? Bài thơ " Bạn đến chơi nhà " được viết theo thể thơ nào? Vì sao em biết ?
 Văn bản ''Bạn đến chơi nhà'' là một văn bản biểu cảm diễn tả cảm xúc của tác giả khi có bạn đến thăm. Diễn biến cảm xúc đó như sau: 
- Mở đầu là cảm xúc bạn đến chơi.
- Tiếp đó là cảm xúc về gia cảnh.
- Cuối cùng là cảm xúc về tình bạn.
? Hãy sắp xếp các câu thơ theo diễn biến cảm xúc trên?
- GV: Thơ thất ngôn bát cú đường luật thường có bố cục 4 phần đề, thực , luận, kết nhưng ở bài thơ này Nguyễn khuyến đã có sáng tạo, ở phần đề gồm câu phá đề, thừa đề nhưng Nguyễn khuyến chỉ sử dụng một câu còn câu thứ 2 chuyển sang phần thực , câu kết chỉ là 1 câu thứ 8 , còn câu thứ 7 vẫn thuộc phần luận do vậy bài thơ có kết cấu 1/6/1
- Gọi học sinh đọc câu 1 .
? Câu thơ thứ nhất giới thệu điều gì với người đọc .
- GV : Vậy khi có bạn đến thăm tâm trạng của nhà thơ như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu .
? Khi nghe đọc câu thơ thứ nhất em cảm thấy giọng điệu như thế nào ?
? Với giọng thơ như thế giúp người đọc hình dung được tâm trạng của chủ nhân ra sao ? 
? Trong câu thơ thứ nhất ta thấy tác giả gọi bạn là ''Bác''. Theo em cách xưng hô như thế cho thấy tình cảm của hai người như thế nào ?
? Vậy qua câu thơ thứ nhất người đọc cảm nhận được gì ?
- GV : Sau lời chào của chủ nhân tiếp tục giãi bầy điều gì ?
- Gọi học sinh đọc 6 câu tiếp .
? Qua tình cảm của nhà thơ với bạn được thể hiện ở câu thơ thứ nhất thì Nguyễn Khuyến phải tiếp bạn như thế nào? 
- Nhưng ở đây nhà thơ tiếp đãi bạn ra sao, các em theo dõi vào 6 câu thơ.
? Sáu câu thơ tập trung nói về điều gì .
? Trong 6 câu thơ người đọc thấy điều gì được nói đến nhiều nhất?
? Vì sao trước khi nhắc đến các thứ gà, cá... trong vườn nhà , tác giả nhắc đến chợ 
? ý định tiếp đãi bạn thật sang trọng có được thực hiện không? Vì sao?
? Như vậy sau lời chào vồn vã nhà thơ đã đặt bạn vào 1 tình huống oái oăm theo em đó là tình huống nào ?
- GV: ý định tiếp bạn sang trọng không thành nhà thơ chọn cách tiếp bạn bằng những thứ cây nhà lá vườn. Chúng ta hãy theo chân Nguyễn Khuyến ra vườn.
? Các sản vật cây nhà lá vườn của tác giả có gồm những gì ?
? Có gì đặc biệt trong cách miêu tả các sản phẩm trên ? Em hãy lý giải
? Em có nhận xét gì về cách nói của nhà thơ qua 6 câu thơ trên ? Tại sao lại nhận xét như vậy ? 
? Qua cách nói của nhà thơ như trên em hiểu như thế nào về gia cảnh và tính cách của nhà thơ.
? Khi nhà thơ nói đến cái khó của mình trong việc tiếp đãi bạn có phải nhà thơ có ý định than nghèo với bạn không ? Vì sao ? 
- GV: Tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn ra sao tìm hiểu câu thơ cuối .
- Gọi học sinh đọc câu thơ cuối .
? Câu thơ cuối tập trung vào vấn đề gì ?
? Nếu như 6 câu thơ trên nói đến sự thiếu thốn về vật chất thì câu thơ thứ 8 nói về vấn đề gì ? ở đây đã xuất hiện sự đối lập theo em đó là sự đối lập nào ?
- GV: Như vậy ta thấy mọi thứ vật chất ở trên đều không có để rồi nhà thơ khẳng định có 1 cái vô cùng lớn đó là tinh thần, tình cảm.
? Qua bài thơ em cảm nhận được tình bạn của Nguyễn Khuyến như thế nào ?
? Cụm từ " Ta với ta " có nghĩa gì?
? So sánh cụm từ " Ta với ta" trong bài thơ với cụm từ " Ta với ta" trong bài " Qua Đèo Ngang"? 
? Vì sao nói đây là bài thơ hay nhất về tình bạn ?
? Có ý kiến cho rằng bài thơ không chỉ là ngợi ca tình bạn mà còn gợi ra không khí vườn tược nhận xét đó có đúng không? Vì sao?
- GV : Khái quát chuyển ý 
? Nêu những nét tiêu biểu về nghệ thuật trong bài thơ?
? Bài thơ được trình bày theo phương thức biểu đạt nào?
Cảm xúc bao trùm bài thơ là gì?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- GV: Hướng dẫn học sinh làm bài.
- Đọc chú thích dấu sao.
- Dựa vào SGK để trả lời.
- HS nghe.
- Đọc bài thơ.
- Xác định thể thơ.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Trình bày ý kiến.
- HS Lắng nghe.
- HS Đọc câu 1.
- Trả lời độc lập.
- Trình bày suy nghĩ.
- Trả lời độc lập.
- Nêu nhận xét
- Thảo luận.
- Đại diện trình bày.
- Đọc 6 câu thơ.
- Độc lập trả lời.
- Phát hiện trả lời.
- Thảo luận.
- Đại diện trình bày.
- Nêu ý kiến.
- Nhận xét.
- Độc lập trả lời.
- Nêu chi tiết.
- Độc lập trả lời.
- Nhận xét.
- Nêu ý hiểu.
- Suy nghĩ trả lời.
- Đọc câu thơ cuối.
- Trả lời.
- Độc lập trả lời.
- HS lắng nghe.
- Nêu cảm nhận.
- Trả lời độc lập.
- So sánh, nhận xét.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện trình bày.
- Thảo luận.
- Trình bày.
- Khái quát nghệ thuật.
- Trả lời độc lập.
- Đọc ghi nhớ.
I. Đọc - Tiếp xúc văn bản 
* Tác giả :
 Nguyễn Khuyến là 1 nhà thơ lớn của dân tộc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ .
* Đọc 
* Tìm hiểu cấu trúc văn bản .
- Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. Bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 tiếng, bố cục. Đề - Thực - luận - Kết, gieo vần 1,2,4,6,8 . ( Chữ cuối nhịp 4/3, câu 6 : 4/1/2.
-> Câu 1
-> Câu 2,3,4,5,6,7
-> Câu 8
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. Câu thứ nhất .
- Giới thiệu bạn đến thăm.
- Giọng hồ hởi , phấn khởi .
- Tâm trạng nhà thơ vui mừng, phấn khởi vì lâu ngày nay mới có bạn đến chơi .
- Xưng hô Bác .
- Tình cảm thân mật gắn bó giữa nhà thơ và bạn .
=> Niềm vui của nhà thơ khi có bạn đến chơi .
- Tình bạn gắn bó thân mật 
2. Sáu câu thơ tiếp .
- Nguyến Khuyến phải tiếp bạn bằng những thứ sang trọng nhất vì lâu ngày 2 người mới gặp nhau .
- Mong muốn tiếp bạn và khả năng tiếp bạn .
-Những thứ ăn được như gà, cá , rau, cà ...
- Nhắc đến chợ, nhà thơ mong muốn đãi bạn thật đàng hoàng nên phải mua ở chợ .
- ý định đó không thực hiện vì chợ xa trẻ con để sai bảo không có nhà .
=> Mong muốn tiếp bạn đàng hoàng không thành .
- Không có người để sai bảo hầu hạ và tiếp khách .
- Không tiếp bạn sang trọng được 
=> Chọn cách tiếp bạn bằng những thứ cây nhà lá vườn.
- Có gà , cá , rau , cà, bầu, mướp 
- Miêu tả đều có đầy đủ.
=> Tất cả đều chưa sử dụng được đều ở dạng tiềm ẩn.
- Cách nói lấp lửng có mà lại không.
=> Cách nói quá sự thật 
=> Khả năng tiếp bạn là không có .
- Người đọc thấy được sự dí dỏm của Nguyễn Khuyến .
- Không phải nhà thơ muốn than nghèo với bạn mà nhà thơ muốn bầy tỏ một cái có lớn lao hơn đó là tình cảm. 
3. Câu thơ kết 
- Tình cảm bạn bè .
- Vấn đề tinh thần . 
- Đối lập giữa vật chất và tinh thần 
=>Tình cảm bạn bè đậm đà thắm thiết. Vượt lên trên hết mọi lễ nghi vật chất thông thường.
- Tôi với bạn tuy hai mà một.
- Bài qua Đèo Ngang- 2 từ ta nhưng chỉ 1 người, một tâm trạng. Đó là bà Huyện Thanh Quan với cái bóng của bà với nỗi cô đơn thăm thẳm không biết chia sẻ cùng ai.
- ở bài thơ này "Ta với ta " có nghĩa là tôi với bác 2 người có tình bạn đầm ấm, chí ít là giữa cõi đời này nhà thơ còn có 1 người tri âm, tri kỉ.
- Ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết bất chấp hoàn cảnh vượt lên trên vật chất .
- Tạo tình huống bất ngờ thú vị có mà lại không có tất cả không có tất cả .
- Giọng vui buồn dí dỏm .
- Nhận xét đó hoàn toàn đúng vì trong bài thơ có đầyđủ các sản vật gần gũi với đời sống người dân quê. 
III. Tổng kết.
* Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ giản dị.
- Tình huống oái oăm.
- Cách nói quá, dí dỏm.
- Phương thức biểu cảm.
- Tình bạn chân thành và thắm thiết.
* Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập
1.Ngôn ngữ ở bài '' Bạn đến chơi nhà'' có gì khác với đoạn thơ ''Sau phút chia li'' đã học?
- Sự khác nhau giữa hai phong cách ngôn ngữ: Một bên là ngôn ngữ đời thường, một bên là ngôn ngữ bác học, nhưng đều đạt đến độ kết tinh, hấp dẫn.
2. Học thuộc lòng bài thơ.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà.
? Vì sao nói đây là một bài thơ hay nhất về tình bạn?
- Vì nó ca ngợi tình bạn chân thành, bất chấp mọi hoàn cảnh, điều kiện.
bài thơ đậm đà,mộc mạc nhưng vẫn trọn niềm vui dân dã vì nó tạo ra một tình huống bất ngờ mà thú vị rồi kết thúc bằng nụ cười hóm hỉnh.
+ Về nhà: Học thuộc lòng bài thơ.
 Soạn: Chuẩn bị viết bài số 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 30- VH.doc