Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 60: Tập làm thơ tám chữ - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 60: Tập làm thơ tám chữ - Năm học 2011-2012

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Nhận diện thể thơ tám chữ qua các đoạn văn bản và bước đầu biết cách làm thơ tám chữ.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

 1. Kiến thức: - Đặc điểm của thể thơ tám chữ .

 2. Kỹ năng: - Nhận biết thể thơ tám chữ.

 - Tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ tám chữ.

 3. Thái độ: - Giáo dục HS giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đặc biệt thể thơ tám chữ.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - Vấn đáp giải thích minh họa,phân tích, thuyết trình, HS tự bộc lộ bản thân qua những sáng tác của mình, thảo luận theo phương pháp “khăn phủ bàn”.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS

 9A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 9A2: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, kiểm tra việc sáng tác thơ 8 chữ ở nhà của HS

 3. Bài mới: Gv chép một khổ thơ bài “Cuộc chia ly màu đỏ” của Nguyễn Mỹ lên bảng rồi vào bài mới: “.Vườn cây xanh và chiếc nón trắng kia

 Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy

 Không che được nước mắt cô đã chảy

 Những giọt long lanh, nóng bỏng, sáng ngời.”.

 

doc 3 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 60: Tập làm thơ tám chữ - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 12 Ngày soạn: 02/11/2011
Tiết PPCT: 60 Ngày dạy: 04/11/2011
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nhận diện thể thơ tám chữ qua các đoạn văn bản và bước đầu biết cách làm thơ tám chữ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: - Đặc điểm của thể thơ tám chữ .
 2. Kỹ năng: - Nhận biết thể thơ tám chữ.
 - Tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ tám chữ.
 3. Thái độ: - Giáo dục HS giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đặc biệt thể thơ tám chữ.
C. PHƯƠNG PHÁP: 
 - Vấn đáp giải thích minh họa,phân tích, thuyết trình, HS tự bộc lộ bản thân qua những sáng tác của mình, thảo luận theo phương pháp “khăn phủ bàn”.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS
 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 9A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, kiểm tra việc sáng tác thơ 8 chữ ở nhà của HS
 3. Bài mới: Gv chép một khổ thơ bài “Cuộc chia ly màu đỏ” của Nguyễn Mỹ lên bảng rồi vào bài mới: “....Vườn cây xanh và chiếc nón trắng kia
 Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy
 Không che được nước mắt cô đã chảy
 Những giọt long lanh, nóng bỏng, sáng ngời...”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG 
Nhận diện thể thơ 8 chữ:
HS đọc các đoạn trích SGK
Nhận xét về số chữ ở mỗi dòng
( Mỗi câu có 8 chữ)
GV: Tìm những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn. Nhận xét về cách gieo vần ở mỗi đoạn?
Nhận xét về cách ngắt nhịp? 
- GV treo bảng phụ, HS xác định cách gieo vần, ngắt nhịp của đoạn thơ?
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối. Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan. Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn. Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”
HS suy nghĩ và trả lời, GV dẫn dắt.
GV: Từ phân tích VD, em hãy rút ra đặc điểm của thơ 8 chữ?
HS thảo luận theo phương pháp khăn phủ bàn, GV nhận xét và chốt ý.
LUYỆN TẬP 
Thực hành làm thơ 8 chữ 
Tìm từ thích hợp( đúng thanh, đúng vần) để điền vào chỗ trống trong khổ thơ SGK
Làm thêm câu thơ cuối còn thiếu một câu( chú ý: câu thơ này phải có 8 chữ và chữ cuối phải có khuôn vần âm”ương” hoặc “a” mang thanh bằng
- Mỗi nhóm cử đại diện và trình bày bài thơ trước lớp. Cả lớp tham giá đánh giá, nhận xét bài thơ
- Mỗi nhóm cử đại diện đọc bài thơ 8 chữ mà cô giáo cho về nhà tự làm. Sau đó, sửa lại cho đúng cách ngắt nhịp, gieo vần (vần chân, vần lưng, vần liền, vần gián cách..) cho thích hợp. Mỗi nhóm cử đại diện trình bày
Lớp nhận xét và sửa chữa, cô giáo cho điểm
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý: Tập làm thơ 8 chữ về chủ đề gia đình, quê hương, tình yêu nước cho đúng cách ngắt nhịp, gieo vần (vần chân, vần lưng, vần liền, vần gián cách..)
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Nhận diện thể thơ 8 chữ:
* VD : SGK/148-149
a. Được gieo vần liên tiếp, chuyển đổi theo từng cấp “tan - ngàn, mới - gợi, dừng - rừng, gắt - mặt
b. Các cặp vần: về- nghe, học - nhọc, bà – ta
-> Vần chân theo từng cặp khuôn âm
c.Các cặp vần: ngát - hát, non – son, đứng – dựng, tiên – nhiên
-> Vần chân, gián cách ( vần ôm)
=> Cách ngắt nhịp của thơ 8 chữ rất đa dạng và linh hoạt
2. Kết luận: Thơ có 8 tiếng. Mỗi bài tùy theo có thể có 4 câu, tám câu hoặc nhiều khổ thơ
- Ngắt nhịp linh hoạt 4/4 hoặc 3/3//2 hoặc 3/2/3.
 * Ghi nhớ: SGK/ 150
II. LUYỆN TẬP
Bài mẫu : Bài thơ “Phương xa” – Vũ Hoàng Chương
Nhổ neo rồi, thuyền ơi ! Xin mặc sóng
Xô về đông hay dạt tới phương đoài
Xa mặt đất, giữa vô cùng cao rộng
Lòng cô đơn, cay đắng, họa dần vơi.
Lũ chúng ta, lạc loài dăm bảy đứa
Bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh
Bể vô tận xá gì phương hướng nữa
Thuyền ơi thuyền ! Theo gió hãy lênh đênh.
Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỉ
Một đôi người u uất nỗi chơ vơ
Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị
Thuyền ơi thuyền ! Xin ghé bến hoang sơ
Men đã ngấm bọn ta chờ nắng tắt
Theo buồm cao cùng cao tiếng hò khoan
Gió đã nổi, nhịp giăng chiều hiu hắt
Thuyền ơi thuyền ! Theo gió hãy cho ngoan.
Đoạn thơ : Người ấy là cha tôi (sưu tầm)
Người đàn ông tóc đã hoa râm ấy
Rất thương tôi và cũng rất giống tôi
Là người tôi yêu quý nhất trên đời
Đó chính là người đã sinh ra tôi
Tôi vẫn nhớ thời ấu thơ dại dột
Vì mải chơi nên quên cả học bài
Xấu hổ lắm chẳng hở môi với ai
Những lần cha tôi đánh đòn quắn đít
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Sưu tầm một số bài thơ 8 chữ.
- Tập làm thơ 8 chữ không giới hạn về câu, về chủ đề trường lớp, bạn bè.
- Chuẩn bị “Làng”  - Kim Lân
E. RÚT KINH NGHIỆM:.
..
..............................................................................................................................................................
..
..............................................................................................................................................................
****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docT60 - TLT8C.doc