Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 27: Quan hệ từ - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 27: Quan hệ từ - Năm học 2006-2007

A/ Mục tiêu cần đạt:

 Giỳp học sinh:

 - Nắm được thế nào là quan hệ từ.

 - Nâng cao kĩ năng sử dụng quan hệ từ khi đặt câu.

B/ Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Tham khảo SGV.

 - Học sinh: Đọc và tìm hiểu bài mới.

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)

 ? Trong nhiều trường hợp người ta sử dụng từ Hán Việt nhằm mục đích gì. Làm bài tập 4 – sgk – tr84.

 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút)

 Trong quá trình tạo lập văn bản, chúng ta thường sử dụng các từ hoặc các cặp từ để liên kết các câu văn hoặc các đoạn văn để tạo tính thống nhất cho văn bản. Vậy các từ đó chính là quan hệ từ. Để hiểu rõ thế nào là quan hệ từ, cũng như chức năng của quan hệ từ. Tiết học hôm nay

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1423Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 27: Quan hệ từ - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 18/10/2006
 Ngày giảng: 20/10/2006
 Tiết 27: quan hệ từ
A/ Mục tiờu cần đạt: 
 Giỳp học sinh:
 - Nắm được thế nào là quan hệ từ.
 - Nâng cao kĩ năng sử dụng quan hệ từ khi đặt câu.
B/ Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Tham khảo SGV.
 - Học sinh: Đọc và tìm hiểu bài mới.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
 ? Trong nhiều trường hợp người ta sử dụng từ Hán Việt nhằm mục đích gì. Làm bài tập 4 – sgk – tr84. 
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút)
 Trong quá trình tạo lập văn bản, chúng ta thường sử dụng các từ hoặc các cặp từ để liên kết các câu văn hoặc các đoạn văn để tạo tính thống nhất cho văn bản. Vậy các từ đó chính là quan hệ từ. Để hiểu rõ thế nào là quan hệ từ, cũng như chức năng của quan hệ từ. Tiết học hôm nay 
 *Hoạt động 3: Bài mới ( 38 phút).
 Hoạt động của thầy
HĐ của trũ
 Nội dung cần đạt
? Gọi h/s đọc bài tập sgk – tr96.
? Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học, hãy xác định quan hệ từ ở các câu a, b, c.
? Các quan hệ từ trên liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau ? Nêu ý nghĩa của mối quan hệ từ.
? Qua phân tích bài tập, em hiểu thế nào là quan hệ từ.
- Gọi 1 h/s đọc ghi nhớ (sgk)
? Em hãy đặt 1 câu có sử dụng quan hệ từ sở hữu.
- Gọi 1 h/s đọc bài tập.
? Theo em, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc phải có? Vì sao ?.
? Tìm các quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ: nếu, vì, tuy, hễ, sở dĩ 
? Đặt câu với các cặp quan hệ từ vừa tìm được.
- Yêu cầu: Mỗi nhóm đặt mỗi cặp quan hệ từ là 1 câu.
? Trong giao tiếp và tạo lập văn bản cần phải lưu ý điều gì khi sử dụng quan hệ từ.
- Gọi h/s đọc ghi nhớ (sgk).
? Tìm các quan hệ từ trong đoạn đầu của văn bản “ Cổng trường mở ra”, từ: vào đêm trước ngày khai trường => kịp giờ.
? Điền các quan hệ từ thích hợp vào những chỗ trống trong đoạn văn (sgk – tr98).
? Đọc các câu trong bài tập 3 và cho biết câu nào đúng, câu nào sai.
- Các câu này không sử dụng quan hệ từ cần thiết.
 GV: tổ chức h/s hoạt động nhóm
- GV: Nhận xét.
- 1h/s đọc
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- 1 h/s đọc
- Phát biểu
- 1 h/s đọc
- Phát biểu
- Phát biểu
- Thảo luận nhóm.
- Nhận xét theo nhóm.
- Phát biểu
- 1 h.s đọc
- Đọc đoạn văn.
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Hoạt động nhóm (5 phút)
- Đại diện trả lời
I- Thế nào là quan hệ từ.
1- Bài tập.
* Các quan hệ từ: của , như
- Cặp quan hệ từ: bởi  nên.
* Chức năng liên kết và ý nghĩa của mối quan hệ từ.
- Của: nối định ngữ với trung tâm => chỉ mối quan hệ sở hữu.
- Như: nối bổ ngữ với trung tâm 
=> quan hệ so sánh.
- Bởi  nên: Nối 2 vế của câu ghép => quan hệ nhân quả.
2- (Ghi nhớ sgk – tr97)
VD: Quyển sách này của Mai.
II- Sử dụng quan hệ từ:
1- Bài tập (sgk – tr97).
* Trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ: b, d, g, h.
* Trường hợp không bắt buộc có quan hệ từ: a, c, e, i.
* Các cặp quan hệ từ tương ứng.
- Nếu  thì
- Vì  nên
- Tuy  nhưng.
- Hễ  thì.
- Sở dĩ  là vì.
- VD: 
+ Nếu trời mưa thì đường trơn.
+ Vì học giỏi nên Nam được khen.
+ Tuy nhà xa nhưng Bắc luôn đi học đúng giờ.
+ Hễ gió thổi mạnh thì diều bay cao.
+ Sở dĩ thi trượt là vì nó chủ quan.
2- (Ghi nhớ: sgk – tr98)
III- Luyện tập:
* Bài tập 1 – tr98:
- Các quan hệ từ: vào, của , còn, tiêu, như, mà, nhưng, như, của, nhưng.
* Bài 2- tr98:
- Các quan hệ từ cần điền lần lượt là: Với, và, với, với, nếu, thì, và.
* Bài tập 3 – tr98.
- Các câu đúng: b, d, g, i, k, l.
- Các câu sai: a, c, e, h.
* Bài tập 4: 
- Viết đoạn văn sử dụng quan hệ từ.
 * Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà. (1phút)
 + Về học bài, làm bài tập 4, 5.
 + Chuẩn bị bài: Luyện tập cách tạo lập văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docQuan he tu.doc