Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 115: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 115: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

1. Kiến thức :

Có được hiểu biết chung về văn bản hành chính, mục đích , nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống.

2. Kỹ năng:

- Biết nhận dạng các loại văn bản hành chính.

- Biết vận đúng từng loại văn bản trong những tình huống cụ thể.

- Biết viết đúng qui cách mỗi loại văn bản hành chính được yêu cầu

3. Thái độ:

- Có ý thức rèn luyện cách viết loại văn bản này.

B.CHUẨN BỊ : + Giáo viên : Soạn bài.

 + Học sinh: Chuẩn bị bài.

C. TIẾN TRÌNH CÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ: Bố cục trong bài văn nghị luận ? các phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.

HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài.

 Trong chương trình tiểu học và ngữ văn lớp 6, các em đã được học những loại văn bản hành chính nào? ( Đơn từ, viết thư, điền vào mẫu giấy tờ in sẵn.) Để tiếp tục giúp các em có những kỹ năng và kiến thức khi xây dựng các loại văn bản hành chính khác nhau, trong chương trình ngữ văn 7 chúng ta cùng nghiên cứu .

HOẠT ĐỘNG 3: Bài mới

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 983Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 115: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/4/2007 Tiết 115: 
Ngày dạy: 5/4/2007 Tìm hiểu chung về văn bản hành chính
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1. Kiến thức :
Có được hiểu biết chung về văn bản hành chính, mục đích , nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống.
2. Kỹ năng:
- Biết nhận dạng các loại văn bản hành chính.
- Biết vận đúng từng loại văn bản trong những tình huống cụ thể.
- Biết viết đúng qui cách mỗi loại văn bản hành chính được yêu cầu
3. Thái độ:
- Có ý thức rèn luyện cách viết loại văn bản này.
B.Chuẩn bị : + Giáo viên : Soạn bài.
	 + Học sinh: Chuẩn bị bài.
C. Tiến trình các tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Bố cục trong bài văn nghị luận ? các phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
	Trong chương trình tiểu học và ngữ văn lớp 6, các em đã được học những loại văn bản hành chính nào? ( Đơn từ, viết thư, điền vào mẫu giấy tờ in sẵn...) Để tiếp tục giúp các em có những kỹ năng và kiến thức khi xây dựng các loại văn bản hành chính khác nhau, trong chương trình ngữ văn 7 chúng ta cùng nghiên cứu .
Hoạt động 3: Bài mới
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- GV cho HS đọc 3 văn bản SGK.
- GV đọc lại các văn bản.
? Khi nào người ta viết các văn bản: Thông báo, đề nghị và báo cáo như các văn bản trên? 
- GV: Cấp trên không bao giờ dùng báo cáo với cấp dưới và ngược lại cấp dưới không bao giờ dùng thông báo với cấp trên. 
- Đề nghị chỉ dùng trong trường hợp cấp dưới đề nghị lên cấp trên, cấp thấp đề nghị lên cấp cao.
? Mỗi văn bản trên nhằm mục đích gì? 
? Ba văn bản trên có gì giống và khác nhau?
? Hình thức trình bày của 3 văn bản có gì khác văn bản truyện, thơ mà em đã học?
- GV khái quát về ngôn ngữ hành chính và ngôn ngữ nghệ thuật.
? Em hãy cho biết còn có văn bản nào tương tự 3 văn bản trên không?
- GV: Các văn bản trên được gọi là các văn bản hành chính 
? Thế nào là văn bản hành chính?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
? Trong các tình huống sau, tình huống nào cần viết văn bản hành chính. Tên mỗi loại văn bản ứng với mỗi trường hợp đó là gì? 
- GV cho HS đọc tình huống sau đó trao đổi , thảo luận, rút ra nhận xét.
? Tại sao trường hợp 3,6 lại không dùng văn bản hành chính công vụ ? 
- HS đọc văn bản
- HS nghe
- HS suy nghĩ độc lập và trả lời
- HS chú ý lắng nghe.
- HS trả lời độc lập.
- HS nhận xét
- HS suy nghĩ độc lập và trả lời.
- HS phát hiện
- HS trả lời
- HS đọc ghi nhớ.
- HS nghe
- HS trình bày.
- Nêu ý kiến.
I. Thế nào là văn bản hành chính 
1.Bài tập:
- Văn bản 1: Thông báo của ban giám hiệu trường THCS Dịch Vọng.
- Văn bản 2: Giấy đề nghị
- Văn bản 3: Báo cáo.
* Nội dung:
- Khi cần truyền đạt một vấn đề gì đó thường là quan trọng xuống cấp thấp hơn thì dùng văn bản thông báo.
- Khi cần đề đạt một nguyện vọng chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể đố với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết thì người ta dùng văn bản đề nghị.
- Khi cần báo cáo một vấn đề gì đó lên cấp cao hơn thì người ta dùng văn bản báo cáo.
* Mục đích:
- Thông báo nhằm phổ biến nội dung.
- Đề nghị, kiến nghị: Nhằm đề xuất một nguyện vọng, ý kiến.
- Báo cáo: Nhằm tổng kết nêu lên những gì đã làm được để cấp trên biết. 
* Giống nhau: Hình thức: Trình bày theo một số mục nhất định ( Theo mẫu)
* Khác nhau: Về mục đích và nội dung cụ thể được trình bày trong mỗi văn bản.
- Truyện, thơ: Thơ văn dùng hư cấu tưởng tượng.
- Ngôn ngữ thơ văn viết theo phong cách nghệ thuật.
- Các văn bản trên : Không hư cấu tưởng tượng, ngôn ngữ hành chính
2. Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập
1. Dùng văn bản thông báo.
2. Dùng văn bản báo cáo.
4.Viết đơn xin nghỉ học.
5. Dùng văn bản đề nghị.
- Trường hợp 3 yêu cầu bộc lộ cảm xúc dùng phương thức biểu cảm.
- Trường hợp 6 dùng phương thức kể và tả để làm tái hiện buổi tham quan.
Hoạt động4: Hướng dẫn học ở nhà
- Học ở nhà ghi nhớ.
- Soạn : Lập dàn ý đề bài viết văn giải thích ( Bài số 6)

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 115.doc