Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 109+110: Những trò lố hay là varen và Phan Bội Châu - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 109+110: Những trò lố hay là varen và Phan Bội Châu - Năm học 2006-2007

A/ Mục tiêu cần đạt:

 Giỳp học sinh:

 - Hiểu được giá trị của đoạn văn trong việc khắc hoạ sắc nét hai nhân vật Va – Ren và Phân Bội Châu với hai tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội phi nghĩa và chính nghĩa. Thực dân Pháp và nhân dân Việt Nam, hoàn toàn đối lập nhau trên đất nước ta thời Pháp thuộc.

B/ Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Tham khảo SGV.

 - Học sinh: Đọc văn bản – trả lời câu hỏi sgk.

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )

 ? Nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của văn bản “Sống chết mặc bay”.

 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút)

 Nguyễn Aí Quốc là tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh (từ năm 1919 đến 1945) khi ở Pháp, từ 1922 – 1925 bút danh Nguyễn Aí Quốc đã gắn với tờ báo “Người cùng khổ” và nhiều tác phẩm xuất sắc khác trong đó có “Những trò lố hay là Va – Ren và Phan Bội Châu” – viết năm 1925.

 

doc 6 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 911Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 109+110: Những trò lố hay là varen và Phan Bội Châu - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 22/3/2007 
 Bài 27 Ngày giảng: 26/3/2007
 Văn bản: những trò lố hay là 
 va – ren và phan bội châu
 (Nguyễn Aí Quốc)
 Tiết 109 + 110: Đọc – hiểu văn bản
A/ Mục tiờu cần đạt: 
 Giỳp học sinh:
 - Hiểu được giá trị của đoạn văn trong việc khắc hoạ sắc nét hai nhân vật Va – Ren và Phân Bội Châu với hai tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội phi nghĩa và chính nghĩa. Thực dân Pháp và nhân dân Việt Nam, hoàn toàn đối lập nhau trên đất nước ta thời Pháp thuộc.
B/ Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Tham khảo SGV.
 - Học sinh: Đọc văn bản – trả lời câu hỏi sgk.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
 ? Nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của văn bản “Sống chết mặc bay”.
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút)
 Nguyễn Aí Quốc là tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh (từ năm 1919 đến 1945) khi ở Pháp, từ 1922 – 1925 bút danh Nguyễn Aí Quốc đã gắn với tờ báo “Người cùng khổ” và nhiều tác phẩm xuất sắc khác trong đó có “Những trò lố hay là Va – Ren và Phan Bội Châu” – viết năm 1925.
 *Hoạt động 3: Bài mới ( 83 phút). 
 Hoạt động của thầy
HĐ của trò
 Nội dung cần đạt
? Đọc chú thích *sgk – tr92.
? Nêu những nét chính về tác giả.
?Tác phẩm “ Những trò lố hay là Va – Ren và Phan Bội Châu” được sáng tác trong hoàn cảnh nào.
- GV: Yêu cầu đọc to, rõ ràng, lời kể chuyện bình thản, dí dỏm 
- GV: đọc mẫu 1 đoạn -> gọi h.s đọc – nhận xét.
? Em hiểu Va – Ren là người như thế nào.
? Toàn quyền là gì.
? Nêu những hiểu biết của em về Phan Bội Châu.
? Văn bản trên thuộc thể loại gì.
? Truyện có thể chia thành mấy đoạn ? Nội dung từng đoạn.
? “Những trò lố hay là Va – Ren và Phan Bội Châu” là một tác phẩm ghi chép lại sự thật hay tưởng tượng hư cấu.
? Vậy sự kiện nào là có thật.
? Chuyện gì do tưởng tượng mà có.
? Ai là tác giả của những trò lố đó.
? Đọc đoạn 1.
? Đoạn đầu của truyện, em thấy Va – Ren đã hứa gì về vụ Phan Bội Châu.
? Vậy Va – Ren và Phan Bội Châu lúc đó là người như thế nào.
? Em có nhận xét gì về mối quan hệ xã hội giữa hai nhân vật này.
? Vậy vì sao Va – Ren lại phải hứa chăm sóc vụ Phan Bội Châu.
? Nhưng thực chất của lời hứa đó là gì ? Vì sao.
? Trước sự việc đó, tác giả đã bình luận như thế nào.
? Qua đó bộc lộ thái độ gì của tác giả.
? Tại sao tác giả lại có thái độ đó.
? Vậy ý nghĩa của đoạn truyện này là gì.
- GV: khái quát bài -> chuyển ý.
 (Tiết 2)
? Đọc lại đoạn 2 của tác phẩm.
? Đoạn truyện này kể về việc gì.
? Trong đoạn truyện này xuất hiện những hình thức ngôn ngữ nào ? Của ai.
? Hãy chỉ ra những lời văn của hai ngôn ngữ đó.
? Trong lời bình luận của mình tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Thể hiện cụ thể qua chi tiết nào.
? Qua đó bộ lộ thái độ gì của tác giả.
? Việc bình luận đó nhằm mục đích gì.
? Theo dõi những lời độc thoại của Va –Ren, cho biết Va – Ren đã tuyên bố và khuyên Phan Bội Châu điều gì.
? Đồng nghĩa với việc thả Phan Bội Châu là điều kiện gì.
? Thông qua lời lẽ của Va – Ren, đã bộc lộ tính cách gì ở hắn.
? Qua những lời lẽ đó, Va – Ren đã bộc lộ thực chất lời hứa chăm sóc Phan Bội Châu như thế nào.
? Bằng ngôn ngữ độc diễn trước –Phan Bội Châu, Va – Ren đã diễn trò lố cuối cùng của mình như thế nào.
? Học sinh đọc đoạn cuối.
? Theo dõi phần cuối truyện, cho biết trong khi Va –Ren nói, Phan Bội Châu có những biểu hiện nào.
? Cách biểu hiện trên cho thấy thái độ gì của Phan Bội Châu trước Va – Ren.
? Qua đó cho thấy Phan Bội Châu là người như thế nào.
? Trong khi thuyết giáo về cách sống của mình, Va – Ren tỏ ra kiêu hãnh, Phan Bội Châu cũng kiêu hãnh, theo em sự khác hai niềm kiêu hãnh đó là gì.
?Nêu gía trị nghệ thuật và nội dung của truyện.
? Ngoài ý nghĩa trên, việc sáng tác truyện ngắn này còn có mục đích nào khác.
- GV: gọi h.s đọc ghi nhớ 
(sgk – tr95).
? Theo em ngôn ngữ của Va –Ren trong tác phẩm thuộc hình thức ngôn ngữ nào.
? Truyện ngắn đã bộc lộ nội dung cơ bản nào.
? Nêu giá trị nghệ thuật, nội dung của tác phẩm.
-Đọc
- H.s đọc
- Đọc
-Phát biểu
-Phát biểu
- Đọc
- Phát hiện
-Phát biểu
- Suy nghĩ
-Phát biểu
- Suy nghĩ,
phát biểu
-Phát hiện
-Phát biểu
- Suy nghĩ, 
phát biểu
- Đọc
- Phát biểu
-Phát hiện
- Suy nghĩ,
phát biểu
- Phát biểu
- Phát hiện
- Phát biểu
-Suy nghĩ,
phát biểu
- Đọc
- Phát biểu
- Phát biểu
- Thảo luận
nhóm 2’
- trình bày
- Suy nghĩ,
phát biểu
- Đọc
I- Đọc – tiếp xúc văn bản:
*Tác giả - tác phẩm:
* Đọc:
* Từ khó:
* Thể loại: Truyện ngắn
* Bố cục: 3 phần.
+ Phần 1: từ đầu -> vẫn bị giam trong tù.
=> Tin Va – Ren sang Việt Nam.
+ Phần 2: tiếp -> Thì tôi làm toàn quyền.
=> Trò lố của Va – Ren đối với Phan Bội Châu.
+Phần 3: Còn lại.
=> Thái độ của Phan Bội Châu.
II- Đọc – tìm hiểu văn bản:
1- Tin Va – Ren sang Việt Nam.
- Va – Ren là toàn quyền Pháp tại Đông Dương từ năm 1925.
- Phan Bội Châu là lãnh tụ phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX..
=> Họ có địa vị xã hội đối lập nhau.
- Do công luận Pháp đòi hỏi và đấu tranh ở Đông Dương.
- Va – Ren vừa nhận chức muốn lấy lòng dư luận.
- Thực chất lời hứa đó chỉ là 1 trò lố:
Vì: Thực tế Va – ren vẫn là Va – ren, 1 tên đứng đầu trong việc cai trị Đông Dương. Còn Phan Bội Châu vẫn là người CM bị cầm tù. Hai bên đối lập nhau tuyệt đối.
- “Ông hứa thế  và ra làm sao”.
- Thái độ ngờ vực không tin vào thiện chí của Va – Ren.
- Bởi vì theo tác giả, một vị toàn quyền Đông Dương thì không bao giờ biết giữ lời hứa.
- Thông báo Va – Ren sang Việt Nam cùng lời hứa bịp bợm của hắn.
2- Trò lố của Va – Ren đối với Phan Bội Châu.
- Kể việc Va – Ren đến xà lim tại Hà Nội gặp Phan Bội Châu.
- Hai hình thức ngôn ngữ:
+ Ngôn ngữ bình luận của tác giả.
+ Ngôn ngữ độc thoại của Va – Ren.
- Nghệ thuật: Tương phản.
- Đối lập giữa tính cách cao thượng của Phan Bội Châu, bậc thiên sứ, bậc anh hùng với tính cách đê tiện của Va – Ren, kẻ phản bội nhục nhã.
- Khinh rẻ kẻ phản bội là Va – Ren, ca ngợi nhà yêu nước Phan Bội Châu.
- Vạch ra sự lố bịch trong nhân cách của Va – Ren.
- Khẳng định sự chính nghĩa của Phan Bội Châu.
- Va-Ren: tuyên bố thả Phan Bội Châu, khuyên Phan Bội Châu từ bỏ lí tưởng chung giống như hắn.
- Điều kiện: Phải trung thành với nước Pháp, cộng tác hợp lực với nước Pháp, không xúi giục đồng bào nổi lên chống Pháp nữa 
- Kẻ thực dụng đê tiện. Sẵn sàng làm mọi thứ chỉ vì quyền lợi cá nhân.
- Thực chất không phải giúp đỡ Phan Bội Châu được tự do mà là ép buộc cụ từ bỏ lí tưởng và dân tộc mình.
- Vì quyền lợi của nước Pháp, trực tiếp là vì danh lợi của Va – Ren.
=> Kẻ phản bội lí tưởng đê tiện nhất lại đi khuyên bảo kẻ trung thành với lí tưởng cao cả nhất. Lời hứa chăm sóc Phan Bội Châu là trò bịp bợm đáng cười.
3- Thái độ của Phan Bội Châu.
=> Khinh bỉ, coi thường.
=> Phan Bội Châu là người cứng cỏi, kiêu hãnh, không chịu khuất phục trước kẻ thù.
+ Va – Ren kiêu hãnh vì danh vọng của kẻ đê tiện, đáng cười.
+ Phan Bội Châu: kiêu hãnh vì kiên định lí tưởng yêu nước, đáng khâm phục.
III- Tổng kết:
* Nghệ thuật:
+ Cách viết truyện hư cấu, tưởng tượng dựa trên cơ sở sự thật, ngôn ngữ sắc sảo, phép tương phản.
* Nội dung:
+ Đả kích viên toàn quyền Đông Dương, ca ngợi nhà yêu nước Phan Bội Châu
- Cổ động phong trào của nhân dân đòi thả nhà yêu nước Phan Bội Châu.
- Vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa của bọn thực dân Pháp.
(Ghi nhớ sgk – tr95)
IV- Luyện tập:
- Ngôn ngữ Va – ren: độc thoại.
 * Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút)
 - Về nhà học ghi nhớ, làm bài tập tr95.
 - Chuẩn bị bài: Dùng cụm C-V để mở rộng câu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 109 + 110 Nhung tro lo ....doc