Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Tiết 19 đến tiết 28

Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Tiết 19 đến tiết 28

1. Mục tiêu :

a. Kiến thức

- Biết được các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi

- Biết được một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang sử dụng phát triển ở nước ta

b. Kĩ năng

- Kĩ năng giải bài tập, phân tích, so sánh, khái quát hóa

- Liên hệ thực tế

c. Thái độ

- Nghiêm túc trong học tập

2. Chuẩn bị của GV và HS :

a. Chuẩn bị của GV

- Tranh ảnh có liên quan tới bài

- Thông tin bổ sung

b. Chuẩn bị của HS

 

doc 24 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1254Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Tiết 19 đến tiết 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Lớp dạy 
Tiết (TKB)
Ngày dạy
Sĩ số
HS vắng mặt
10D
Tiết 19 	Bài 23: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI
1. Mục tiêu : 
a. Kiến thức
- Biết được các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi
- Biết được một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang sử dụng phát triển ở nước ta
b. Kĩ năng
- Kĩ năng giải bài tập, phân tích, so sánh, khái quát hóa
- Liên hệ thực tế
c. Thái độ
- Nghiêm túc trong học tập
2. Chuẩn bị của GV và HS : 
a. Chuẩn bị của GV
- Tranh ảnh có liên quan tới bài
- Thông tin bổ sung
b. Chuẩn bị của HS
- Đọc bài trước ở nhà và chuẩn bị các câu hỏi
3. Tiến trình bài dạy : 
a.Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
b. Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- GV đặt câu hỏi: Khi chọn mua vật nuôi (VD: bò sữa, trâu cày, gà đẻ trứng, cá cảnh, chó, mèo, vịt nuôi thịt ) người ta thường chọn những con như thế nào ?
- GV gợi ý bổ sung và liệt kê lên bảng các tiêu chuẩn theo 3 nhóm Þ GV kết luận: Khi chọn giống vật nuôi cần căn cứ vào ngoại hình, thể chất; khả năng sinh trưởng, phát dục và sức sản xuất của con vật.
- GV hỏi: Thế nào là ngoại hình ? Hãy quan sát hình 23 và cho biết ngoại hình của bò hướng thịt và bò hướng sữa có những đặc điểm gì liên quan đến sản xuất của chúng ? 
- GV gợi ý, bổ sung.
GV hỏi : Thể chất là gì ?
- GV nhận xét câu trả lời của HS và bổ sung.
Hỏi: Khả năng sinh trưởng phát dục của vật nuôi được đánh giá như thế nào ?
GV bổ sung.
Hỏi: Sức sản xuất của vật nuôi là gì ?
- Hỏi: Tại sao ở phương pháp chọn lọc hàng loạt hiệu quả chọn lọc thường không cao?
- GV nhấn mạnh sự khác nhau cơ bản nhất của 2 phương pháp chọn lọc là: chọn lọc hàng loạt chỉ dựa trên kiểu hình của bản thân cá thể, còn chọn lọc cá thể có thể kiểm tra được cả kiểu di truyền của các cá thể về tình trạng chọn lọc Þ dẫn tới hiệu quả chọn lọc của hai phương pháp này khác nhau.
 ? Cách chọn giống đó có ưu điểm và nhược điểm gì?
Chọn lọc cá thể phải chải qua mấy bước? các bước đó thể hiện như thế nào?
? Đặc điểm chọn lọc cá thể có đặc điểm gì?
- Liên hệ thực tế và trả lời
- HS đọc SGK, quan sát, suy nghĩ và trả lời.
- HS đọc SGK, trả lời.
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS đọc SGK suy nghĩ, trả lời.
- Trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS trình bày phần chuẩn bị của mình, thảo luận và trả lời.
- Nghiên cứu thông tin và trả lời
- Tìm hiểu qua thông tin, liên hệ thực tế và trả lời
I - Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi.
1. Ngoại hình, thể chất 
a, Ngoại hình: là hình dáng bên ngoài của con vật, mang đặc điểm đặc trưng của giống, qua đó có thể nhận định tình trạng sức khoẻ, cấu trúc hoạt động của các bộ phận bên trong cơ thể và dự đoán khả năng sản xuất của vật nuôi.
b, Thể chất:
Thể chất là chất lượng bên trong của cơ thể vật nuôi, có liên quan đến sức sản xuất và khả năng thích nghi với điều kiện môi trường sống của con vật.
2. Khả năng sinh trưởng, phát dục
Khả năng sinh trưởng phát dục của vật nuôi được đánh giá bằng tốc độ tăng trưởng khối lượng cơ thể và mức tiêu tốn thức ăn.
3. Sức sản xuất 
- Là mức độ vật nuôi sản xuất ra sản phẩm của chúng.
II - Một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi.
1. Chọn lọc hàng loạt
- Là chọn lọc số lượng nhiều trong thời gian ngắn
- Thường áp dụng cho tiểu gia súc
- Nhanh, đơn giản nhưng hiệu quả chọn lọc không cao
2. Chọn lọc cá thể
a) Chọn lọc tổ tiên: Dựa vào phả hệ để dự đoán phẩm chất có được ở đời con
b) Chọn lọc bản thân: Các cá thể được nuôi trong điều kiện tót về chuồng trại và chế độ chăm sóc trong khoảng thời gian ngắn và theo dõi chặt chẽ về các chỉ tiêu chọn lọc, những cá thể có kết quả kiểm tra tốt được chọn làm giống
c) Kiểm tra đời sau: Căn cứ vào phẩm chất của đời con đẻ quyết định có tiếp tục sử dụng bố hoặc mẹ chúng làm giống nữa hay không
- Đặc điểm: Hiệu quả chọn lọc cao nhưng tốn thời gian, cơ sở vật chất tốt, trình độ kĩ thuật cao
c. Củng cố, luyện tập : 
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi cuối bài
- Liên hệ thực tế
d. Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị bài mới : 
- Về nhà học bài, trả lời lại các câu hỏi trong SGK 
- Chuẩn bị bài 24
 Lớp dạy 
Tiết (TKB)
Ngày dạy
Sĩ số
HS vắng mặt
10D
Tiết 20	Bài 24:Thực hành :
Quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi.
1. Mục tiêu : 
a. Kiến thức
- Biết quan sát, so sánh đặc điểm ngoại hình của các vật nuôi có hướng sản xuất khác nhau.
- Nhận dạng được một số giống vật nuôi phổ biến trong nước và hướng sản xuất của chúng.
b. Kĩ năng
- Thực hiện đúng quy trình bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường.
c. Thái độ
- Nghiêm túc trong học tập, lao động
2. Chuẩn bị của GV và HS : 
a. Chuẩn bị của GV
-Tranh ảnh một số vật nuôi có hướng sản xuất khác nhau (cần chọn những tranh ảnh, tiêu biểu để HS dễ quan sát).
- Tài liệu tham khảo: Giáo trình giống vật nuôi của các trường §ại học Nông nghiệp và phần "Những điều cần lưu ý".
- GV có thể liên hệ với những trại giống, trại chăn nuôi ở địa phương để có thêm các tư liệu về giống vật nuôi. Nếu điều kiện cho phép, có thể liên hệ để HS thực hành quan sát tại trại chăn nuôi đó.
b. Chuẩn bị của HS
- Đọc bài trước ở nhà và chuẩn bị các câu hỏi
3. Tiến trình bài dạy : 
a.Kiểm tra bài cũ : 
* Câu hỏi: Chọn lọc hàng loạt là gì?
* Trả lời:	- Là chọn lọc số lượng nhiều trong thời gian ngắn
- Thường áp dụng cho tiểu gia súc
 - Nhanh, đơn giản nhưng hiệu quả chọn lọc không cao
b. Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: 
- Gọi một số HS nhắc lại quy trình.
- GV lưu ý giới thiệu trình tự và giải thích từng bước trong quy trình.
Hoạt động 2:
- Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
- Chia HS thành 4 nhóm, giao cho mỗi nhóm thực hành về một loài vật nuôi: Bò, lợn, gà, vịt. Các nhóm có thể bổ sung thêm trong bài thực hành của mình về một số loài vật nuôi khác nhau như: Chó, mèo, chim cảnh  nếu như sưu tầm được tranh ảnh, kinh nghiệm ở gia đình và địa phương hoặc những câu ca dao, tục ngữ nói về kinh nghiệm chọn giống.
- Theo dõi, kiểm tra việc làm bài thực hành của HS, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hành.
- Cuối giờ yêu cầu HS báo cáo kết quả thực hành của nhóm.
Hoạt động 3:
- Nhận xét, bổ sung, đánh giá kết quả bài thực hành của HS.
- Nhận xét tinh thần thái độ của HS trong buổi thực hành.
- Tổng kết đánh giá kết quả giờ thực hành căn cứ vào mục tiêu bài học và hai nội dung trên.
- Theo dõi, ghi nhớ để vận dụng khi làm thực hành.
- Vận dụng phương pháp và trình tự các bước như hướng dẫn để làm bài thực hành theo nhóm đã được phân công.
- Ghi kết quả thực hành theo mẫu trong SGK.
- Các nhóm đính tờ bìa ghi bài thực hành của nhóm mình lên bảng.
- Mỗi nhóm cử đại diện lên báo cáo kết quả của nhóm mình.
- Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
1. Giới thiệu bài thực hành
- Mục tiêu của bài học.
- Nội dung, quy trình thực hành như SGK.
- Hướng dẫn HS cách ghi kết quả thực hành và nhận xét vào bảng ghi kết quả.
2. Tổ chức phân công và thực hành
3. Đánh giá kết quả thực hành
c. Củng cố, luyện tập :
GV cần lưu ý:
- Bài thực hành này rèn cho HS kỹ năng quan sát, nhận dạng được các giống vật nuôi phổ biến ở nước ta, vì vậy GV cần hướng cho HS chú ý đến những đặc điểm dễ nhận biết nhất để có thể phân biệt giống này với giống khác.
- Để việc nhận biết giống có ý nghĩa thực tiễn, GV cần cung cấp thông tin để HS biết được tính năng sản xuất của từng giống. Hiểu được điều này, HS có thể tư vấn cho gia đình khi lựa chọn giống vật nuôi để nuôi gia đình.
- Tuỳ vùng miền khác nhau, GV có thể chọn những giống vật nuôi gần gũi với điều kiện của địa phương mình để HS quan sát và nhận dạng.
d. Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị bài mới : 
- Về nhà học bài, trả lời lại các câu hỏi trong SGK 
- Chuẩn bị bài 25
 Lớp dạy 
Tiết (TKB)
Ngày dạy
Sĩ số
HS vắng mặt
10D
Tiết 21 	Bài22: các phương pháp nhân giống vật nuôi và thuỷ sản 
1. Mục tiêu : 
a. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là nhân giống thuần chủng, mục đích của nhân giống thuần chủng.
- Hiểu được khái niệm, mục đích của lai giống và biết được một số phương pháp lai thường sử dụng trong chăn nuôi và thuỷ sản.
b. Kĩ năng
- Hình thành tư duy có định hướng về sử dụng các biện pháp nhân giống phục vụ mục đích cụ thể để phát triển giống vật nuôi.
c. Thái độ
- Nghiêm túc trong học tập
2. Chuẩn bị của GV và HS : 
a. Chuẩn bị của GV
- Vẽ phóng to cá hình 25.2, 25.3, 25.4, 25.5 trong SGK.
- Phiếu bài tập củng cố.
- Tài liệu tham khảo: Giáo trình giống vật nuôi của Trường Đại học Sư phạm.
b. Chuẩn bị của HS
- Đọc bài trước ở nhà và chuẩn bị các câu hỏi
3. Tiến trình bài dạy : 
a.Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
b. Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
- Cho HS lấy một ví dụ về nhân giống vật nuôi.
 Trong số các ví dụ đó, trường hợp nào là nhân giống vật nuôi thuần chủng ? Từ đó cho biết thế nào là nhân giống thuần chủng ? Mục đích của phương pháp này là gì ?
- GV nhận xét, bổ sung.
- Nhân giống thuần chủng nhằm mục đích gì ?
- Nhân giống thuần chủng được ứng dụng trong trường hợp nào?
- GV gợi ý, bổ sung để HS nêu được ứng dụng.
Hoạt động 2:
- Nhân giống tạp giao là gì ? Mục đích của nhân giống tạp giao?
- So sánh nhân giống thuần chủng.
- GV nhận xét, bổ sung.
Hỏi: Lai giống nhằm mục đích gì?
- Cho HS quan sát H25.2, 25.3 giải thích sơ đồ và hỏi tại sao không dùng con lai F1 để làm giống?
- Yêu cầu HS lấy một số VD về lai kinh tế ở địa phương.
- GV bổ sung, lưu ý HS trong thực tế, người ta không dùng con lai F1 làm giống thì ở đời F2 sẽ xuất hiện những cá thể mang những tính trạng xấu (nguyên nhân gây ra hiện tượng đó HS sẽ được học trong chương trình Sinh học lớp 11).
- Dựa trên các sơ đồ trang 75, nêu khái niệm về lai kinh tế đơn giản và lai kinh tế phức tạp?
- GV giới thiệu phương pháp lai gây thành (lai tổ hợp) là phương pháp lai nhằm tạo ra giống mới.
- Thông qua ví dụ lai tạo giống cá chép V1, hãy cho biết giống mới được tạo ra như thế nào ? (GV gợi ý, dẫn dắt giúp HS thấy được trong phương pháp này cần chú ý chọn lọc để phát hiện các tổ hợp gen mới, kết hợp được những đặc tính tốt của nhiều giống khác nhau. Khi đã đạt tiêu chuẩn thì cho tự giao để cố định các tính trạng và nhân lên thành giống mới).
- Ưu điểm của phương pháp lai gây thành ? (Tổ hợp được các đặc tính tôt của nhiều giống khác nhau).
- HS nhớ lại kiến thức đã được học ở lớp 7, suy nghĩ và trả lời.
- HS nghiên cứu H25.1 SGK và trả lời.
- HS suy nghĩ, thảo luận và trả lời.
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS thảo luận và trả lời
- HS suy nghĩ, trả lời
- HS suy nghĩ, thảo luận, vận dụng kiến thức thực tế để trả lời.
- HS quan sát sơ ... K bằng 2 phương pháp:
+ Lập và giải phương trình đại số 2 ẩn.
+ Phương pháp hình vuông Pearson.
II - Thực hành
1. Phương pháp đại số
2. Phương pháp hình vuông Pearson
3. Kiểm tra giá trị dinh dưỡng và tính giá thành của hỗn hợp
4. Kết luận
III - Đánh giá kết quả thực hành
c. Củng cố, luyện tập :
- Tổng kết đánh giá kết quả giờ thực hành căn cứ vào mục tiêu bài học và hai nội dung trên.
- Vệ sinh nơi thực hành
d. Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị bài mới :
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau:
+ Làm lại bài để giờ sau kiểm tra 15 phút
+ Đọc kỹ bài 31 SGK
 Lớp dạy 
Tiết (TKB)
Ngày dạy
Sĩ số
HS vắng mặt
10D
Tiết 27:	Bài 31 : sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản 
1. Mục tiêu : 
a. Kiến thức 
- Hiểu được đặc điểm các loại thức ăn tự nhiên và nhân tạo của cá.
- Hiểu được cơ sở khoa học của các biện pháp phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên cũng như các biện pháp làm tăng nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo cho cá.
b. Kĩ năng
- Có thái độ đúng đắn đối với lao động, ham hiểu biết, vận dụng kiến thức đã học vào chan nuôi tại gia đình và địa phương.
c. Thái độ
- Yêu thích học bộ môn
2. Chuẩn bị của GV và HS : 
a. Chuẩn bị của GV
- Phiếu học tập.
- Tự liệu thực tế tìm hiểu từ một số cơ sở chăn nuôi cá.
- Tài liệu tham khảo: Giáo trình Nghề nuôi cá thịt, NXB GD, 2000.
b. Chuẩn bị của HS
- Đọc bài trước ở nhà và chuẩn bị các câu hỏi
3. Tiến trình bài dạy : 
a.Kiểm tra bài cũ : 
b. Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
 GV phát phiếu học tập cho HS và chia nhóm thảo luận:
Hãy quan sát sơ đồ H30.1.
- Kể tên các loại thức ăn, cho ví dụ cụ thể và mỗi loại.
- Chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nguồn thức ăn tự nhiên của cá Þ các biện pháp phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên của cá; giải thích mục đích của mỗi biện pháp.
- GV gọi đại diện mỗi nhóm trả lời từng câu hỏi, các nhóm khác bổ sung. Cuối cùng, GV nhận xét, bổ sung cho đầy đủ. Thu phiếu học tập.
- Theo em, cá có ăn được phân đạm và phân lân không? Vì sao để tăng cường nguồn thức ăn cho cá loại bón loại phân này? Bón phân hữu cơ cho vực nước nuôi cá có tác dụng gì? 
GV nhận xét, chỉnh lý, bổ sung đầy đủ giúp HS hiểu rõ mục đích của từng biện pháp.
Hoạt động 2:
- Thế nào là thức ăn nhân tạo?
- Em hãy kể tên một số loại thức ăn nhân tạo dùng để nuôi cá ở địa phương?
- Theo em, thức ăn nhân tạo có vai trò gì?
- Làm thế nào để tăng cường nguồn thức ăn nhân tạo của cá.
- Nghiên cứu quy trình ở H30.4, hãy nêu các bước trong quy trình.
- Sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi thuỷ sản có gì khác nhau với sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi ? Tại sao?
- HS đọc SGK, xem kỹ hai sơ đồ H30.1 và H30.2, vận dụng kiến thức thực tế, thảo luận theo nhóm và điền vào phiếu học tập.
- HS cử đại diện nhóm trả lời.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS vận dụng kiến thức thực tế, thảo luận và trả lời. 
- HS nghiên cứu sơ đồ trong SGK, nêu các bước theo quy trình.
- HS liên hệ kiến thức cũ, vận dụng thực tế để trả lời.
I. Bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên.
1. Cơ sở phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên.
- Các loại thức ăn tự nhiên của cá có mối liên quan mật thiết với nhau, tác động đến sự tồn tại và phát triển của nhau.
2. Những biện pháp phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên của cá.
- Bón phân cho vực nước: 
+ Phân hữu cơ: phân bắc, phân chuồng (đã ủ kỹ), phân xanh, nước thải.
+ Phân vô cơ: phân đạm và phân lân.
- Quản lý và bảo vệ nguồn nước 
II. Sản xuất thức ăn nhân tạo nuôi thủy sản.
1. Các loại thức ăn nhân tạo.
- Khái niệm: SGK
2. Vai trò của thức ăn nhân tạo:
- Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cá.
- Bổ sung và cùng với thức ăn tự nhiên làm tăng khả năng đồng hoá của cá.
3. Sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi thuỷ sản:
- Bước 1: Làm sạch và nghiền nhỏ nguyên liệu.
- Bước 2: Trộn theo tỉ lệ, bổ sung chất kết dính.
- Bước 3: Hồ hoá và làm ẩm.
- Bước 4: ép viên và sấy khô.
- Bước 5: Đóng gói và bảo quản.
c. Củng cố, luyện tập :
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để củng cố và đánh giá kết quả giờ học.
d. Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị bài mới :
- Dặn dò HS chuẩn bị bài 32
 Lớp dạy 
Tiết (TKB)
Ngày dạy
Sĩ số
HS vắng mặt
10D
Tiết 28	Bài 32: Thực hành: Sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi cá
1. Mục tiêu : 
a. Kiến thức 
- Thực hiện được quy trình sản xuất thức ăn cho cá theo công thức ăn hỗn hợp có sẵn
b. Kĩ năng
- Thực hiện đúng quy trình đảm bảo an toàn lao động vệ sinh môi trường
c. Thái độ
- Có thái độ đúng đắn đối với lao động, ham hiểu biết, vận dụng kiến thức đã học vào chan nuôi tại gia đình và địa phương.
2. Chuẩn bị của GV và HS : 
a. Chuẩn bị của GV
- Cân đĩa hoặc cân đồng hồ
- Máy say thịt
b. Chuẩn bị của HS
- Bột ngô
- Cám gạo
- Bột đỗ tương
- Bột cá
- Khô dầu lạc
- Bột sắn
- Primix vitamin
- Nồi, bếp nấu
- Chậu, xô, dụng cụ chứa thức ăn
3. Tiến trình bài dạy : 
a.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra dụng cụ của học sinh
b. Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Sau khi kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, giáo viên giới thiệu các bước tiến hành 
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phân các nhóm trưởng
- Theo dõi hoạt động của các nhóm
- Nhận xét, bổ sung, đánh giá kết quả bài thực hành của HS.
- Nhận xét tinh thần thái độ của HS trong buổi thực hành.
- Nghe và ghi chép
- Ngồi theo nhóm và chuẩn bị các dụng cụ cho nhóm mình
- Thực hành theo nhóm
- Nộp báo cáo thực hành
- Tự nhận xét và rút ra những điểm sai của nhóm mình
I - Lí thuyết
- B1: Lựa chọn công thức thức ăn hỗn hợp
- B2: Chuẩn bị và kiểm tra nguyên liệu
- B3: Cân nguyên liệu
- B4: Trộn thức ăn
- B5: Tạo chất kết dính và làm ẩm
- B6: Ép viên
- B7: Làm khô
- B8: Đóng gói, bảo quản
II - Thực hành
III - Đánh giá
c. Củng cố, luyện tập :
- Tổng kết đánh giá kết quả giờ thực hành căn cứ vào mục tiêu bài học và hai nội dung trên.
- Yêu cầu học sinh vệ sinh nơi thực hành
d. Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị bài mới :
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau
 Lớp dạy 
Tiết (TKB)
Ngày dạy
Sĩ số
HS vắng mặt
10D
Tiết 29: 	 Bài 33 : ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi 
1. Mục tiêu : 
a. Kiến thức 
- Hiểu được cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi.
- Hiểu được nguyên lý của việc chế biến thức ăn bằng công nghệ vi sinh.
- Hiểu được nguyên lý của việc sản xuất các chế phẩm protein bằng công nghệ vi sinh.
b. Kĩ năng
- Kĩ năng giải bài tập, phân tích, so sánh, khái quát hóa
- Liên hệ thực tế
c. Thái độ
- Hứng thú với việc tìm tòi, nghiên cứu và vận dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống.
2. Chuẩn bị của GV và HS : 
a. Chuẩn bị của GV
- Tranh, ảnh tự nhiên phục vụ cho nội dung bài học.
b. Chuẩn bị của HS
- Đọc bài trước ở nhà và chuẩn bị các câu hỏi
3. Tiến trình bài dạy : 
a.Kiểm tra bài cũ : 
* Câu hỏi: Nêu những biện pháp phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên của cá?.
* Trả lời:
- Bón phân cho vực nước: 
+ Phân hữu cơ: phân bắc, phân chuồng (đã ủ kỹ), phân xanh, nước thải.
+ Phân vô cơ: phân đạm và phân lân.
- Quản lý và bảo vệ nguồn nước 
b. Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
- GV giải thích thế nào là ứng dụng công nghệ vi sinh để chế biến và sản xuất thức ăn chăn nuôi. Cho HS đọc SGK và hỏi:
- Vi sinh vật có đặc điểm có lợi gì mà người ta sử dụng nó trong chế biến và sản xuất thức ăn chăn nuôi?
- GV gợi ý, dẫn dắt để HS nêu được các cơ sở khoa học như nội dung trong SGK. 
VD: SGK
Hoạt động 2
- GV khái quát nguyên lý chung của việc chế biến thức ăn bằng công nghệ vi sinh.
- Hãy cho biết vì sao khi lên men, thức ăn lại có giá trị dinh dưỡng cao hơn?
GV gợi ý HS vận dụng cơ sở khoa học để trả lời.
- Yêu cầu HS nghiên cứu sơ đồ H33.1 sau đó mô tả quy trình chế biến bột sắn nghèo protein thành bột sắn giàu protein bằng công nghệ vi sinh.
- Em hãy cho biết chế biến thức ăn bằng phương pháp lên men vi sinh vật có tác dụng gì? Cho ví dụ về những phương pháp chế biến thức ăn bằng lên men vi sinh vật mà em biết?
Hoạt động 3:
GV cho HS đọc SGK, quan sát H33.2 và trả lời câu hỏi:
- Công nghệ vi sinh được ứng dụng để sản xuất thức ăn chăn nuôi như thế nào? (Nêu quy trình, nguyên liệu để sản xuất, sản phẩm và điều kiện sản xuất).
- ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi có ích lợi gì?
GV bổ sung, củng cố và khái quát lại cho đầy đủ và hệ thống.
- HS đọc SGK, trả lời theo sự gợi ý, dẫn dắt của GV.
- Bổ sung làm tăng hàm lượng protein trong thức ăn. Vi sinh vật sản xuất ra các axit amin, vitamin và các hoạt chất sinh học khác làm tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn
- xem ví dụ trong SGK.
- HS tái hiện lại kiến thức đã được học ở lớp 7, trả lời câu hỏi.
- HS suy nghĩ, vận dụng cơ sở khoa học để trả lời.
- HS nghiên cứu sơ đồ H33.1 mô tả quy trình.
- HS vận dụng kiến thức và liên hệ thực tế để trả lời.
- HS đọc SGK, quan sát H33.2 và trả lời câu hỏi.
- HS vận dụng kiến thức và liên hệ thực tế để trả lời.
I. Cơ sở khoa học:
- Sự phát triển mạnh của những chủng nấm men hay vi khuẩn có ích sẽ ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật có hại làm hỏng thức ăn Þ dùng chúng để ủ lên men thức ăn.
- Thành phần cấu tạo chủ yếu của cơ thể vi sinh vật là protein Þ Bổ sung làm tăng hàm lượng protein trong thức ăn. Vi sinh vật sản xuất ra các axit amin, vitamin và các hoạt chất sinh học khác làm tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
- Vi sinh vật khi được nuôi cấy trong môi trường thuận lợi sẽ phát triển mạnh, sinh khối nhân lên rất nhanh.
II. ứng dụng công nghệ vi sinh để chế biến thức ăn chăn nuôi.
- Nguyên lý: Cấy các chủng nấm men hay vi khuẩn có ích vào thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi để chúng phát triển, sản phẩm thu được sẽ là thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao hơn.
- Ví dụ: Quy trình chế biến bột sắn giàu protein(H33.1 SGK)
III. ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- Quy trình
+ Cấy chủng vi sinh vật đặc thù.
+ Tạo điều kiện môi trường thuận lợi tối ưu để vi sinh vật phát triển sinh khối lớn.
+ Tách lọc, tinh chế sản phẩm.
+ Nguyên liệu để sản xuất: Các loại cacbonhydrat như dầu mỏ
- Điều kiện sản xuất: 
+ Phải có chủng vi sinh vật đặc thù đối với từng loại nguyên liệu.
+ Phải có điều kiện môi trường thích hợp.
c. Củng cố, luyện tập :
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để củng cố và đánh giá kết quả giờ học.
d. Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị bài mới :
- Về nhà các em học bài và trả lời lại các câu hỏi cuối bài
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau

Tài liệu đính kèm:

  • doccong nghe 10.doc