Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 10: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 10: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm được nội dung, ý nghĩa và 1 số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của 1 số bài ca dao, dân ca thuộc chủ đề tình yêu quê hương đất nước con người.

2. Kĩ năng:

- Thuộc những bài ca trong văn bản và biết thêm 1 số bài ca thuộc chủ đề.

3. Thái độ:

-Học sinh có ý thức học tập,sưu tầm ca dao dân ca.

B. CHUẨN BỊ:

- GV: Nghiên cứu soạn bài, sưu tầm một số câu, bài ca dao có cùng chủ đề trên

- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG1:Kiểm tra bài cũ

- Đọc thuộc lòng 4 bài ca dao ? Em thích bài ca dao nào nhất ? vì sao ?

HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài

Trong kho tàng ca dao - dân ca cổ truyền Việt Nam, các bài ca về chủ đề tình yêu quê đất nước, con người rất phong phú.

Mỗi miền trên đất nước ta đều có không ít câu ca hay, mượt mà, mộc mạc tô điểm cho niềm tự hào của riêng địa phương mình. Bốn bài mà chúng ta tìm hiểu hôm nay chỉ là bốn ví dụ tiêu biểu.

 

doc 7 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1267Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 10: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:19/9/2006 Văn bản .
Ngày dạy:20/9/2006 Những câu hát về tình yêu
 quê hương đất nước con người 
 Tiết 10 : Đọc - Hiểu văn bản 
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được nội dung, ý nghĩa và 1 số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của 1 số bài ca dao, dân ca thuộc chủ đề tình yêu quê hương đất nước con người.
2. Kĩ năng:
- Thuộc những bài ca trong văn bản và biết thêm 1 số bài ca thuộc chủ đề.
3. Thái độ:
-Học sinh có ý thức học tập,sưu tầm ca dao dân ca.
B. Chuẩn bị:
- GV: Nghiên cứu soạn bài, sưu tầm một số câu, bài ca dao có cùng chủ đề trên
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn 
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động1:Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng 4 bài ca dao ? Em thích bài ca dao nào nhất ? vì sao ?
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
Trong kho tàng ca dao - dân ca cổ truyền Việt Nam, các bài ca về chủ đề tình yêu quê đất nước, con người rất phong phú. 
Mỗi miền trên đất nước ta đều có không ít câu ca hay, mượt mà, mộc mạc tô điểm cho niềm tự hào của riêng địa phương mình. Bốn bài mà chúng ta tìm hiểu hôm nay chỉ là bốn ví dụ tiêu biểu.
* Hoạt động 3: Bài mới
Hoạt động của GV
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
GV: Nêu yêu cầu đọc 
Chú ý giọng hỏi đáp hồ hởi, phấn khởi tự hào 
- Giọng mời gọi ở bài 3.
- GV đọc bài 1 
- Gọi 3 học sinh đọc tiếp, nhận xét 
- Yêu cầu học sinh giải thích 1 số chú thích khó: 2-5-7
- GV khái quát chuyển ý.
? Theo em vì sao 4 câu hát khác nhau có thể hợp thành 1 văn bản như trong SGK?
? Từ những nội dung cụ thể hãy cho biết :Những bài ca dao nào phản ánh tình yêu quê hương đất nước. Bài nào phản ánh tình yêu con người 
? Những bài ca dao trên có chung hình thức diễn đạt nào ?
- GV khái quát chuyển ý 
- Gọi học sinh đọc bài ca dao số 1 
? Bài ca dao là lời của ai 
? Bố cục bài như thế nào 
? Theo em hỏi đáp có phải là hình thức của ca dao hay không?
? Kể tên những địa danh được nhắc tới trong lời đối đáp của các chàng trai, cô gái 
? Các địa danh đó có những điểm chung điểm riêng nào?
? Nội dung của lời đối đáp thể hịên ý nghĩa gì ?
GV khái quát chuyển sang bài 2 
- Gọi học sinh đọc bài 2,
? Xác định những danh từ riêng trong bài ca dao?
? Căn cứ vào nhưng danh từ riêng được nhắc tới trong bài hãy xác định địa danh được phản ánh? 
? Bài ca không nhắc tới Hà Nội nhưng vẫn gợi cho ta nhớ về Hà Nội vì sao ?
 ở đây, vẻ đẹp của Hà Nội được nhắc tới là vẻ đẹp của truyền thống lịch sử hay là truyền thống văn hoá? vì sao?
- GV: Cụm từ "Rủ nhau" trong bài có nhiều ý nghĩa. Phản ánh không khí tấp nập của khách tham quan Hà Nội. Sức hấp dẫn của cảnh đẹp Hà Nội 
- Tình cảm yêu quý tự hào của tất cả mọi người đối với Hà Nội 
? Em cảm nhận theo nội dung ý nghĩa nào? 
? Trong ca dao có những bài mở đầu bàng cụm từ "Rủ nhau" em hãy tìm 1 số câu ca dao có mở đầu như vậy
- GV đọc câu cuối.
? Nêu ý hiểu của em về câu cuối của bài ca dao? 
- GV: khái quát chuyển ý 
- Gọi học sinh đọc bài
- GVđọc câu 1 
- Từ láy "Quanh Quanh" trong câu ca dao có sức gợi tả không gian như thế nào của xứ Huế? 
? Tìm những tính từ chỉ vẻ đẹp của xứ Huế ? Cảm nhận của em về nét đẹp của xứ Huế .
( Gợi tả màu xanh của núi nước hài hoà, tươi mát êm dịu. Vẻ đẹp mềm mại khoáng đạt, hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp)
? Đại từ "ai"trong bài có ý nghĩa gì ?
? Theo em, lời mời gọi đó là gì? 
? Theo em có những tình cảm nào ẩn chứa trong lời chào mời nhắn gửi đó?
- GV khái quát chuyển sang bài 4.
? Quan sát hai dòng đầu và cho biết có gì đặc biệt về cấu tạo, nhịp điệu ngôn từ? 
? Theo em phép lặp, phép đối, đảo có tác dụng gì trong việc gợi hình, gợi cảm cho bài ca?
? Hai câu ca cuối gợi tả điều gì qua hình ảnh so sánh?
? Cả bài ca phản ánh điều gì?
? Bài ca còn thể hiện tình cảm của con người với quê hương, theo em đó là tình cảm gì?
? Nét nổi bật trong hình thức văn bản?
? Nội dung chủ yếu mà 4 bài ca dao đề cập đến là gì?
? Từ tình cảm đó, em thấy nét đẹp nào của tâm hồn dân tộc được bộc lộ?
- Gọi h/s đọc ghi nhớ
- HS nghe.
- HS Đọc bài.
- Trả lời dựa vào chú thích.
- Giải thích.
- Trả lời độc lập.
- Suy nghĩ trả lời.
- Đọc bài.
- Phát hiện, trả lời.
-Trả lời.
- Độc lập trả lời.
-Nhận xét.
- Khái quát ý nghĩa.
- Đọc bài số 2.
- Xác định danh từ.
- Suy nghĩ, trình bày.
- Trình bày ý kiến.
- Bộc lộ suy nghĩ.
- Nêu ý kiến cá nhân.
- Đọc bài ca dao số 3.
- Nêu ý hiểu.
- Tìm tính từ.
- Trình bày cảm nhận.
- Độc lập trả lời.
- Thảo luận nhóm .
- Cử đại diện trình bày.
- Phát hiện, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nêu cảm nhận.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Trình bày ý kiến cá nhân.
- Khái quát nghệ thuật.
- Khái quát
- Đọc ghi nhớ.
I. Đọc- Tiếp xúc văn bản
* Đọc
* Từ khó
* Cấu trúc văn bản 
- Chủ đề: 4 bài ca dao đều tập trung phản ánh tình yêu quê hương đất nước, con người .
- Bài 1,2,3 phản ánh tình yêu quê hương đất nước 
- Bài 4 phản ánh tình yêu con người.
- Phần lớn là thể thơ lục bát
- Thường dùng lối đối đáp hỏi mời, nhắn gửi
II.Đọc -Hiểu văn bản 
 1. Bài ca dao số 1 
- Lời của chàng trai và cô gái 
- Phần đầu là lời của người hỏi 
- Phần sau là lời của người đáp 
- Hỏi đáp là hình thức của ca dao nhưng không phổ biến 
- Năm cửa ô Hà Nội, sông Lục Đầu, sông Thương ....
- Điểm riêng: gắn với mỗi địa phương 
- Điểm chung: Đều là nhưng nơi nổi tiếng về lịch sử , văn hoá ở miền Bắc 
- > Bầy tỏ hiểu biết về văn hoá lịch sử 
- Tình cảm quê hương đất nước thường trực trong mỗi người . 
- Niềm tự hào về vẻ đẹp văn hoá lịch sử 
2. Bài ca dao số 2 
- Danh từ riêng: Hồ Gươm, Thê Húc, Ngọc Sơn....
- > Hà Nội
- Hồ Gươm, cầu Thê Húc đều là danh lam thắng cảnh của Hà Nội 
- Đó là vẻ đẹp của truyền thống văn hoá 
- Vì: Hồ gươm gợi truyền thống vua Lê trả gươm, thể hiện lòng yêu chuộng hòa bình.
Cầu Thê Húc là nét đẹp kiến trúc, chùa Ngọc Sơn là nét đẹp tâm linh, Đài nghiên, tháp Bút là nét đẹp truyền thống học hành
=> Vẻ đẹp truyền thống văn hoá lịch sử của Hà Nội. 
Rủ nhau xuống biển mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
-> Ca ngợi tài hoa và công lao dựng nước của cha ông .
- Lời nhắn gửi tâm tình nhắc nhở các thế hệ con cháu phải biết giữ gìn và xây dựng non nước cho xứng với truyền thống của cha ông 
3. Bài ca dao số 3
- Không gian xứ Huế mềm mại, đẹp.
- Tính từ: Non xanh, nước biếc
-> Vẻ đẹp thơ mộng và đầy hứa hẹn của xứ Huế 
- Ai: Chỉ người bất kỳ, chỉ số đông 
- Ai là lời mời lời nhắn 
->Lời mời mọi người hãy đến với xứ Huế 
- Tình yêu với Huế 
- Niềm tự hào về Huế 
- Lòng tin mọi người sẽ đến Huế 
- Con người Huế muốn kết giao bạn bè. 
4. Bài ca dao số 4.
- Có sự lặp lại của một số từ.
- Đảo từ đối xứng.
- Nhịp 4- 4- 4 lặp ở cả hai dòng.
- > Tạo ấn tượng cánh đồng lúa bạt ngàn, xanh tốt.
- Biểu hiện cảm xúc phấn chấn, yêu quê hương, yêu đời của người nông dân.
=> Lòng yêu quê hương, đất nước của con người.
- > Vẻ đẹp thon thả và sức sống thanh xuân của người thôn nữ giữa cánh đồng lúa bát ngát trong buổi sáng đẹp trời.
- Vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương.
- Vẻ dẹp của con người thôn quê.
- > Yêu quí, tự hào về vẻ đẹp quê hương. 
- Tin tưởng vào cuộc sống tốt đẹp của làng quê.
IV. Tổng kết.
* Nghệ thuật: Hình thức đối đáp, hỏi mời...
* Nội dung: Phản ánh tình yêu, lòng tự hào của nhân dân ta về vẻ đẹp quê hương, đất nước. Con người thuỷ chung, gắn bó với quê hương...
* Ghi nhớ: Sgk
IV. Luyện tập
- Ca dao dân ca về tình yêu quê hương đất nước, con người gợi lên trong em tình cảm và mong ước gì?
- >Yêu quí và tự hào về vẻ đẹp quê hương đất nước.
- Mong được tới thăm.
- Mong mọi người hãy giữ gìn và bảo vệ.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
-Bốn bài ca dao có nét chung về nghệ thuật gì?
-Bốn bài ca dao ca ngợi cảnh đẹp của quê hương đất nước như thế nào?
- Từ các bài ca dao, em có suy nghĩ gì về tình yêu đất nước cụ thể là quê hương em.
-Học thuộc lòng bài ca dao.
-Sưu tầm một số câu ca dao có cùng chủ đề.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 10- VH.doc