Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 1

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 1

Bài 1: Văn bản: CON RỒNG CHÁU TIÊN

 (Truyền thuyết)

Tiết 1 ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

- Hiểu được nội dung của truyện: Con Rồng - Cháu Tiên.

- Chỉ ra được những chi tiết tưởng tượng kỳ lạ của truyện.

- Rèn luyện kỹ năng kể và bước đầu làm quen với thể loại tự sự.

 B. Chuẩn bị: GV: Chuẩn bị bảng phụ, dự kiến tích hợp, câu hỏi thảo luận .

 HS: Soạn bài theo hướng dẫn của SGK - SBT .

 C. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số, làm quen lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở ( bọc, dán nhãn) kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.

3. Bài mới: GV giới thiệu bài .

“Những TTDG thường có cái lõi là sự thật lịch sử mà ND ta qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình. Cùng với thơ và mộng chắp đôi cánh của trí tưởng tượng DG làm nên những TP văn hóa mà đời đời con người ưa thích”. Đó là lời phát biểu của bác Phạm Văn Đồng- nhân ngày giỗ tổ Vua Hùng (Báo ND 29/ 4/ 1969). Vậy truyện ntn? Ý nghĩa của nó ra sao? Hôm nay chúng ta sẽ học về loại truyện này.

 

doc 8 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 866Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn : 04/9/2005
 Ngày giảng : 05/9/2005
 Bài 1: Văn bản: CON RỒNG CHÁU TIÊN
 (Truyền thuyết)
Tiết 1 ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 
 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Hiểu được nội dung của truyện: Con Rồng - Cháu Tiên.
- Chỉ ra được những chi tiết tưởng tượng kỳ lạ của truyện.
- Rèn luyện kỹ năng kể và bước đầu làm quen với thể loại tự sự.
 B. Chuẩn bị: GV: Chuẩn bị bảng phụ, dự kiến tích hợp, câu hỏi thảo luận .
 HS: Soạn bài theo hướng dẫn của SGK - SBT .
 C. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số, làm quen lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở ( bọc, dán nhãn) kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.
3. Bài mới: GV giới thiệu bài .
“Những TTDG thường có cái lõi là sự thật lịch sử mà ND ta qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình. Cùng với thơ và mộng chắp đôi cánh của trí tưởng tượng DG làm nên những TP văn hóa mà đời đời con người ưa thích”. Đó là lời phát biểu của bác Phạm Văn Đồng- nhân ngày giỗ tổ Vua Hùng (Báo ND 29/ 4/ 1969). Vậy truyện ntn? Ý nghĩa của nó ra sao? Hôm nay chúng ta sẽ học về loại truyện này.
 (GVghi tựa bài lên bảng)
Hoạt động của Thầy & Trò
Nội dung ghi bảng
HĐ 1.GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung Văn bản.
Hướng dẫn đọc: Đọc mẫu đoạn 1: Từ đầu ...”Long trang”.
HS 1: Đọc tiếp đến “lên đường”
HS 2: Đọc phần còn lại.
(H). Truyện “Con Rồng - Cháu Tiên” nói về sự việc gì? (Lạc Long Quân và Âu Cơ kết duyên, sinh con từ bọc trăm trứng, chia con).
(H). Có thể chia câu chuyện ra mấy phần để tìm hiểu? GV dùng bảng phụ:
- Phần 1: Từ đầu đến “Long trang”: LLQ & ÂC kết duyên.
- Phần 2: “Ít lâu sau” đến “Thần”: Âu Cơ sinh con từ bọc trăm trứng.
- Phần 3: “Thế rồi’ đến “lên đường”: Âu Cơ và Lạc Long Quân chia con: Đứa lên núi, đứa xuống biển.
- Phần 4: “Người con trưởng” đến “thay đổi”: Con trưởng của LLQ và ÂC lên ngôi, xây dựng nước Văn lang.
- Phần 5: còn lại: Ý nghĩa của truyện.
HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu Văn bản.
(H). Tác giả giới thiệu hình dáng và tài năng của Lạc Long Quân như thế nào?
(H). Hãy tìm từ gốc trong 3 từ: “Ngư tinh”, “Hồ tinh”, “Mộc tinh” và giải nghĩa của từng từ?
(H). Tác giả giới thiệu về Âu Cơ như thế nào?
(H). Em khẳng định 2 nhân vật này có nguồn gốc như thế nào?
 Rồng
(Thần
 Nông)
(H). Đối với Nhân dân, LLQ còn giúp ND như thế nào?
HS đọc: “Bấy giờ” đến “lên đường”
(H). Việc kết duyên của Âu Cơ và Lạc Long Quân có gì lạ?
(H). Sự việc thần kì nào xảy ra khi LLQ & ÂC kết duyên vợ chồng?
(H). Việc tưởng tượng ra một cuộc sinh nở kì ảo như vậy của ND ta ngày xưa có ý nghĩa gì? (ND ta từ thuở ban đầu đã là một cộng đồng đầy sức mạnh chung một cha mẹ)
(H). Em có nhận xét gì về sự khác nhau của các từ: “mặt mũi”, “bú mớm” với cấu tạo của các từ “hồng hào”, “đẹp đẽ”? (Hồng hào, đẹp đẽ: Một tiếng có nghĩa, một tiếng không có nghĩa: Láy lại phụ âm đầu; Mặt mũi, bú mớm: Cả 2 tiếng có nghĩa hợp lại. Mặt mũi: dáng vẻ bên ngoài; Bú mớm: Nuôi con bằng sữa mẹ).
(H). Chi tiết Âu Cơ sinh bọc trăm trứng nở trăm con trai sau đó chia nhau cai quản các phương có ý nghĩa gì?
Học sinh thảo luận nhóm.
(Suy tôn, tự hào dân tộc;
Ý nguyện đoàn kết DT)
(H). Em hiểu thế nào là ý nguyện đ/kết dân tộc?
GV nói rõ cho HS chi tiết tượng tượng kì ảo.
(H). Vai trò của các chi tiết tưởng tượng trong truyện như thế nào?
HS thảo luận: (- Tô đậm t/chất kì lạ lớn lao đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.
- Thần kì hóa, linh thiêng hóa về nguồn gốc, tự hào DT, tôn kính Tổ tiên.
- Làm tăng sức hấp dẫn của truyện)
I. Đọc và hiểu Văn bản chung:
II. Phân tích chi tiết:
1. Nghệ thuật của truyện:
- Lạc Long Quân:
Thần Rồng, sức khỏe vô địch, nhiều phép lạ.
Diệt trừ được Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh.
- Âu Cơ: Họ Thần, xinh đẹp tuyệt trần.
=> Nguồn gốc cao quý.
- Giúp dân, yêu dân.
 LLQ ở d/ nước
 =>Kết duyên
 Âu Cơ ở trên cạn
- Sinh bọc trăm trứng, nở trăm con trai hồng hào đẹp đẽ.
- Chia nhau cai quản các phương.
- Con trưởng lên làm Vua.
=> Những chi tiết tưởng tượng kì lạ giàu ý nghĩa.
 4. Củng cố: HS nhắc lại: Thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo hoang đường?
(H). Văn bản “Con Rồng - Cháu Tiên” có những chi tiết nào kì ảo hoang đường?
(H). Những chi tiết kì ảo này có ý nghĩa gì?
 5. Hướng dẫn về nhà: Tập kể truyện. Học phần nội dung đã học. Tìm hiểu ý nghĩa của truyện.
Chuẩn bị bài; Bánh Chưng - Bánh Giày.
Tuần 1 Ngày soạn: 05/9/2005.
Tiết 2 Ngày dạy: 08/9/2005.
Văn bản: CON RỒNG - CHÁU TIÊN (TT)
 BÁNH CHƯNG - BÁNH GIÀY
 (Truyền thuyết)
Tiết 2: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp Học sinh:
Hiểu được sơ lược định nghĩa về truyền thuyết.
Hiểu được nội dung của truyện BC-BG và ý nghĩa của cả 2 truyện trên.
Chỉ ra được chi tiết tưởng tượng kì ảo trong vă bản BC-BG.
Bước đầu biết so sánh các truyền thuyết trong lịch sử.
Rèn kỉ năng kể, bước đầu làm quen với thể loại Tự sự.
B. Chuẩn bị: GV: Dự kiến tích hợp (Tự sự, truyền thuyết trong thời đại l/sử)
HS: Soạn bài, kể truyện diễn cảm.
C. Hoạt động dạy học: 1/ Ổn định: K/tra sĩ số.
2/ Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt truyện Con Rồng - Cháu Tiên? Tìm những chi tiết tưởng tượng kì lạ, đẹp đẽ của ND trong truyện?
3/ Bài mới: GV giới thiệu phần bài (TT). Hôm trước chúng ta đã tìm hiểu được các chi tiết kì lạ, đẹp đẽ trong truyện “Con Rồng - Cháu Tiên”. Vậy tại sao ND ta lại tưởng tượng ra các chi tiết như vậy? Những chi tiết này có ý nghĩa gì thì hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu. (GV ghi bảng)
Hoạt động của Thầy & Trò
Nội dung ghi bảng
HĐ3: Tìm hiểu ý nghĩa của truyện.
(H). Qua việc đọc, tìm hiểu em nhận thấy truyện này có ý nghĩa như thế nào?
(H). Truyện “Con Rồng - Cháu Tiên” có ý nghĩa ntn đối với chúng ta ngày nay?
GV bình: Các ý nghĩa góp phần quan trọng vào việc xây dựng, bồi đắp tinh thần dân tộc. Nhân dân ta có câu: “Bầu ơi ...”, “Nhiễu điều ...”. Không ngoài ý nguyện đó. Về nhà đọc thêm phần ở nhà để rõ hơn điều này.
(H). Tóm lại: Câu truyện có nét đặc sắc nào về nội dung, nghệ thuật?
HĐ 4: HS đọc ghi nhớ SGK
GV khắc sâu thêm nội dung trong ghi nhớ cho HS.
HĐ 5: GV hướng dẫn HS luyện tập.
(H). Em biết truyện nào của dân tộc khác ở Việt nam cũng giải thích nguồn gốc tương tự như “Con Rồng - Cháu Tiên”?
(H). Sự giống nhau khẳng định điều gì? GV co HS kể diễn cảm truyện.
2. Ý nghĩa của truyện:
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.
- Tự hào giòng giống.
- Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết dân tộc.
III. Tổng kết:
(Ghi nhớ - SGK)
IV. Luyện tập:
Câu 1: “Quả trứng to nở ra con người” (Mường)
“Quả Bầu mẹ” (Khơ mú)
=> Khẳng định sự gần gủi về cội nguồn và sự giao lưu văn hóa các dân tộc trên đất nước Việt nam.
Văn bản: Bánh chưng- Bánh giày (30’)
Hoạt động dạy và học
Nội dung ghi bảng
Hđ1: GV hướng dẫn hs đọc truyện. 
HS1: Đọc từ đầu ... “chứng giám”.	
HS2: Đọc tiếp ... “hình tròn”.
HS3: Đọc phần còn lại.
GV nhận xét hs đọc, hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích1,2,3,4,7,8,9,12,13. 
Hđ2: GV hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản. 
(H).Trong đoạn 1 cho ta biết: Vua Hùng chọn ngườ nối ngôi trong hoàn cảnh nào? Với ý định ra sao? Bằng hình thức gì? 
(H).Tại sao nhà vua lại cho giải đố trong khi tục lệ xưa đã quy định truyền ngôi cho con trưởng? (-Chọn người tài. 
 -Thử thách lòng thành...). 
GV bình: Đây cũng là một nét đặc sắc trong Truyện cổ dân gian. Tìm người tài bằng cách giải đố ... 
(H).Tại sao trong hai mươi người con chỉ có LL được thần giúp đỡ? 
(H).Em hãy nêu một số truyện DG có người nghèo khổ, chân thật luôn được thần giúp đỡ? 
GV bình: Thần ở đây chính là ND, ai có thể suy nghĩ về lúa gạo sâu sắc như nhân dân. Nhân dân rất coi trọng cái đã nươi sống mình và cái mình đã làm ra. 
(H).Các lang khác lo kiếm “sơn hào, hải vị”, “nem Công, chả Phượng". Em hãy phân tích mặt cấu tạo và ý nghĩa của từ đó? 
(Các từ ghép chính phụ đi liền nhau nói về các món ăn quý hiếm, sang trọng).
HS thảo luận: (H).Vì sao 2 thứ bánh của LL được Vua cha chọn để tế trời đất, và LL được chọn nối ngôi? (- Quý trọng nghề nông, gạo, sản phẩm của lao động. 
- Có ý tưởng sâu xa về vũ trụ :trời đất, muôn loài. =>Hợp ý vua =>chứng tỏ tài đức của người nối chí Vua) 
HS đọc phần cuối truyện.	 
(H).Em hãy cho biết truyền thuyết BC-BG có ý nghĩa như thế nào? Hđ3:HS đọc lại ghi nhớ. GV khắc sâu k/thức cần nắm.
Hđ4: HS thảo luận: Ý nghĩa của phong tục Ngày Tết làm 
Bánh chưng - Bánh giày. 
I. Đọc & tìm hiểu chú thích: 
 II.Tìm hiểu văn bản:
 1. Hoàn cảnh, ý định, cách thức Vua Hùng chọn người nối ngôi: - Giặc ngoài đã yên, vua đã già, lo cho dân Muốn truyền ngôi. - Người nối ngôi phải nối trí Vua.
- Đố: Nhân lễ Tiên Vương, ai làm 
vừa ý vua => được truyền ngôi. 
 2. Lang Liêu được thần giúp lµm bánh: - Thiệt thòi nhất. 
- Chăm chỉ đồng áng.
- Trồng lúa, khoai. 
- Hiểu & thực hiện được ý thần. 
 => LL thông minh, hiếu thảo nên
chàng được nối ngôi. 
 3.Ý nghĩa của truyện:
- Giải thích nguồn gốc BC-BG,
- Đề cao lao động đề cao nghề nông.
 III.Tổng kết: *ghi nhớ sgk-12
 IV.Luyện tập:
(GV phát phiếu học tập cho hs trắc nghiệm. Đánh dấu + vào ý kiến đúng. GV k/ tra và nhận xét).
 (+) Đề cao nghề nông, sự thờ kính tổ tiên.
 (+) Ông cha xây dựng tập quán từ những điều giản dị nhưng thiêng liêng, giàu ý nghĩa.
 (+) Giữ gìn truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc DT.
 ( ) Tưởng nhớ về Lang Liêu.
 4. Củng cố: (H). Cả hai truyện vừa học có liên quan đến nhân vật lịch sử nào của nước ta?
 (H). Truyện có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo không?
 (H). thái độ của ND thể hiện với nhân vật là như thế nào?
 GV kết luận lại truyện truyền thuyết
 5. Hướng dẫn về nhà: Học bài kể, diễn cảm.Làm bài tập 4,5, Sbt. Chuẩn bị bài “Từ và cấu tạo từ TV”, “Giao tiếp....”.
Tiết 3	 Ngày soạn: 07/9/2005
	 Ngày giảng: 10/9/2005
TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
A.Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ Tiếng Việt.
 Cụ thể: +/ Khái niệm về từ.
 +/ Đơn vị cấu tạo từ (tiếng).
 +/Các kiểu cấu tạo từ (Từ đơn, từ phức;từ ghép,từ láy).
 -Rèn kỹ năng sử dụng, phân biệt từ trong câu.
B.Chuẩn bị: GV: Xác định mối liên hệ của các bài tập với các văn bản đã học. Phân bổ nhiệm vụ học tập của học sinhở lớp và ở nhà. Khi tiếp thu bài giảng và đọc thêm sau bài giảng. 
 HS: Nhớ lại kiến thức đã học ở tiểu học. Thực hiện nhiệm vụ trả lời câu hỏi trong bài học.
C.Hoạt động dạy học: 1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 (H).Em hãy kể diễn cảm truyện Con Rồng- Cháu Tiên? Nêu những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện? (H). Nêu ý nghĩa của truyện?
3.Bài mới: 
 GV giới thiệu bài: Cho ví dụ: Trời mùa thu trong xanh và cao vời vợi. 
 (H). Để tạo nên câu văn này ta phải có cái gì? Vậy từ là gì? Cấu tạo của từ tiếng Việt ra sao? Hôm nay ta sẽ học bài mới.
(GV ghi tựa bài lên bảng)
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hđ1: Tìm hiểu từ là gì?
(H).Hãy lập d.sách các từ và tiếng trong câu văn?
(H).Tiếng và từ có gì khác nhau?
((H).Trong từ “trồng trọt”, tiếng được dùng để làm gì?
(H).Khi nào thì tiếng được coi là từ?
GV kết luận: Tiếng 	 tạo từ.
 Từ tạo câu.
Khi một tiếng có nghĩa để tạo câu: Tiếng ấy trở thành từ.(H).Vậy từ là gì?
Hđ2: HS đọc ghi nhớ I
Hđ3:Tìm hiểu từ đơn và từ phức.
Hs đọc ví dụ.GV yêu cầu HS phân loại theo bảng. 
 đơn
(H).Tiếng dùng để c. tạo từ phức
(H).Từ láy và từ ghép khác nhau ntn?
 Hđ4: HS đọc Ghi nhớ II. GV khắc sâu ND kiến thức.
 Hđ5: Hướng dẫn HS luyện tập.
 HS làm bài tập1
(H).Tìm các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ nào? Tìm từ đồng nghĩa với từ “nguồn gốc” trong câu trên? 
(H).Tìm thêm các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc kiểu: con cháu, anh chị, ông bà.
HS đọc bài tập 2 SGK.
GV hướng dẫn HS làm. HS trả lời.
GV nhận xét, sửa sai.
HS đọc bài tập 3.
GV hướng dẫn HS làm theo bảng SGK. HS làm lần lượt theo từng cột. HS khác nhận xét. GV nhận xét.
I.Từ là gì: 
1.Câu văn: (sgk-13).
 Từ: Thần, dạy ,dân ,cách, trồng trọt, chăn nuôi, và, cách, ăn ở.
9 từ.=>12 tiếng.
2. Nhận xét:
* Ghi nhớ: (SGK-13).
II.Từ đơn và từ phức:
1.Xét ví dụ: sgk-13
Kiểu cấu tạo
Ví dụ
Từ đơn
Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, tết, làm.
Từ phức
Ghép 
Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giày.
Láy 
Trồng trọt.
* Ghi nhớ: (SGK-14)
III. Luyện tập:
Bài tập1:
a.Từ ghép:Nguồn gốc, con cháu.
b. Đồng nghĩa với “ nguồn gốc”: Cội nguồn, gốc gác.
c. Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: Cậu mợ, cô dì, chú cháu, anh em.
Bài tập2: Khả năng sắp xếp.
-Theo giới tính:( nam- nữ).
Ông bà, anh chị, cậu mợ, chú thím...
Bài tập3: -Cách chế biến bánh: bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh tráng... 
-Chất liệu làm bánh: Bánh dẻo, bánh xốp, bánh phồng...
-Hình dáng: Bánh gối, bánh quấn thừng, bánh tai voi...
 4. Củng cố:
 GV nhắc lại: Từ là ... Tiếng dùng để tạo từ ... Từ đơn ... Từ phức. Trong từ phức có từ láy, từ ghép. HS nhắc lại kiến thức bài học.
 5. Hướng dẫn về nhà:
 Học bài, học nội dung ghi nhớ. Làm bài tập 4,5 (SGK).
 Chuẩn bị “Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt”.
 Tuần1: Ngày soạn: 07/9/2005
 Tiết 4: Ngày giảng: 10/9/2005
GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT.
 A. Mục tiêu cần đạt: -Huy động kiến thức của HS về các loại văn bản mà HS đã biết.
 -Hình thành sơ bộ các khái niệm: Văn bản, mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt.
 B. Chuẩn bị: -GV: Tìm hiểu các văn bản HS đã học ở cấp dưới và đối chiếu với các định nghĩa văn bản theo giao tiếp trong bài học mới.Chuẩn bị các văn bản khác nhau làm dụng cụ trực quan (một bản thônh báo, giấy mời, hóa đơn).
 - HS: Liệt kê các loại văn bản đã học ở T.học và xếp loại theo sáu kiểu ở lớp 6.
 C. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định: K.tra sĩ số. K.tra sự chuẩn bị bài của HS.
 2. Kiểm tra bài cũ: (H). Từ là gì? Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức? Cho ví dụ.
 GV kiểm tra và chữa bài tập 4,5 HS làm ở nhà.
 3. Bài mới: GV sử dụng các văn bản trực quan để giới thiệu: Bản thông báo, giấy mời, hóa đơn, một bài văn SGK ... Người ta gọi đó là văn bản. Vậy văn bản là gì? Phương thức biểu đạt của văn bản giao tiếp ra sao? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
(GV ghi tựa bài lên bảng)
 HĐ của thầy và trò.
 HĐ1:Tìm hiểu văn bản và mục đích giao tiếp
 (H).Trong cuộc sống, khi có một tư tưởng nguyện vọng và muốn biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết thì em sẽ làm thế nào?
GV: Ví dụ: Tôi thích cái gì cũng phải trật tự ngăn nắp.
(H).Muốn biểu đạt t/cảm một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì em phải làm thế nào?
 HS đọc câu ca dao(SGK-16)
 (H). câu ca dao được sáng tác đẻ làm gì?.
(H). Câu 6&8 được liên kết với nhau như thế nào?
HS đọc phần 1.2 ghi nhớ.
(H).Lời phát biểu của thầy hiệu trưởng trong lễ khai giảng có phải là văn bản không? Vì sao?
(H). Bức thư có phải là văn bản không? 
(H).Đơn xin nhập học, bài thơ, truỵen cổ tích, thiếp mời ... có phải là văn bản không? Hãy kể thêm những văn bản mà em biết?
GV kết luận: Văn bản là ...
HĐ2: Tìm hiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
GV giới thiệu cho HS 6 kiểu văn bản
GV cho HS lấy ví dụ về các kiểu văn bản ngoài sách giáo khoa.
HS nhắc lại một số bài tập đọc ở lớp 5 nói rõ nó thuộc loại văn bản gì?
 “ Hoa học trò”: Miêu tả.
 “Ông già trên núi chè tuyết”: Tsự
 “Thư gửi các HS”: Hành chính
GV nói thêm về văn bản nghị luận, thuyết minh, biểu cảm cho HS nắm. GV kết luận: mỗi loại văn bản có một phương thức biểu đạt riêng vì nó có mục đích giao tiếp riêng.
 HĐ3: HS đọc ghi nhớ (SGK).
 HĐ4: GV hướng dẫn HS làm bài tập.
HS đọc từng đoạn và xác định.
GV hỏi thêm vì sao em biết.
Cho HS làm bài tập trắc nghiệm SGK-17.( bảng phụ).
* Cho tình huống giao tiếp sau, hãy lựa kiểu văn bản và phương thức biểu đạt phù hợp.
Hai đội bóng đá muốn sử dụng sân vận động của thành phố. Tự sự (2).
Tường thuật diễn biến trận đáu bóng đá. M.tả (6) 
Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích của hai đội. Biểu cảm (4).
Bày tỏ lòng mến yêu về môn bóng đá. N.luật (5).
Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém. Thuyết minh (3) .
Tả lại những pha bóng đẹp trong trận đấu. H.C (1) 
 ND ghi bảng.
I.Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt:
1.Văn bản và mục đích giao tiếp:
a/ Muốn biểu đạt một tư tưởng, nguyện vọng, tình cảm nói hoặc viết.
b/ Muốn biểu đạt một cách đầy đủ, trọn vẹn phải nói có đầu có đuôi,
có mạch lạc, lý lẽ.(văn bản).
c/ Câu ca dao: văn bản (có chủ đề: Khuyên giữ chí cho bền ; có liên kết vần ên: mạch lạc. Câu sau giải thích cho câu trước).
2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản:
(1) Tự sự
(2) Miêu tả.
(3) Biểu cảm.
(4) Nghị luận.
(5) Thuyết minh.
(6) Hành chính-công vụ.
 *Ghi nhớ: (SGK-17).
II.Luyện tập:
1/ Xác định phương thức biểu đạt:
a) Tự sự
b) Miêu tả.
c) Nghị luận.
d) Biểu cảm.
e) Thuyết minh.
4. Củng cố:
 HS nhắc lại kiến thức bài học: Giao tiếp là gì? Văn bản là gì?có mấy kiểu văn bản thường gặp?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
 Học bài nắm chắc các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
 Làm bài tập 2 SGK-18.Chuẩn bị văn bản “Thánh Gióng”( đọc kể tìm hiểu): “Từ mượn”.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NV t1.doc