Giáo án Ngữ văn 6 tuần 9 tiết 34 Tập làm văn: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự

Giáo án Ngữ văn 6 tuần 9 tiết 34 Tập làm văn: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự

TẬP LÀM VĂN:

 NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

- Nắm được đặc điểm và ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự (Ngôi 1 và ngôi 3)

- Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong tự sự.

- Sơ bộ phân biệt được tính chất khác nhau của ngôi kể thứ 3 và ngôi kể thứ nhất.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Tìm hiểu kỹ các bài tập trong sách giáo khoa

- Học sinh: Xem trước bài học, thử trả lời câu hỏi

C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới

 I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số, tác phong.

 II. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

III. Tiến trình tổ chức bài mới:

1. Giới thiệu bài mới.

2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

 

doc 3 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 799Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tuần 9 tiết 34 Tập làm văn: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/10/2009
Tiết 34
TẬP LÀM VĂN:
 	NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Nắm được đặc điểm và ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự (Ngôi 1 và ngôi 3)
- Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong tự sự.
- Sơ bộ phân biệt được tính chất khác nhau của ngôi kể thứ 3 và ngôi kể thứ nhất.
B. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Tìm hiểu kỹ các bài tập trong sách giáo khoa
- Học sinh: Xem trước bài học, thử trả lời câu hỏi
C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới
 I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số, tác phong.
 II. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
III. Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Giới thiệu bài mới.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
* Hoạt động 1: Học sinh đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.
- Giáo viên giải thích khái niệm “ngôi kể” để học sinh nắm
I- Ngôi kể và vai trò của ngôi kể.
- Cho học sinh đọc đoạn văn 1 trang 88
- Đoạn 1 được kể theo ngôi nào? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra điều đó?
- Đoạn 1: kể theo ngôi tớ 3; Dấu hiệu: Người kể giấu mình, không biết ai kể, gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng
- Ngôi 3
- Cho học sinh đọc đoạn văn 2 trang 88
- Đoạn 2 được kể theo ngôi nào ? Làm sao nhận ra điều đó ?
- Đoạn 2: kể theo ngôi thứ nhất. Dấu hiệu: Người kể hiện diện và xưng tôi
- Ngôi 1
- Người xưng “tôi” trong đoạn 2 là nhân vật Dế Mèn hay là tác giả Tô Hoài
Giáo viên nhấn mạnh: tôi không nhất thiết là tác giả.
- Là Dế Mèn
- Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể kể tự do, không bị hạn chế, còn ngôi nào kể chỉ được kể những gì mình biết và trải qua ?
- Hãy thử đổi ngôi kể trong đoạn 2 thành ngôi kể thứ 3 thì đoạn văn sẽ như thế nào?
- Có thể đổi ngôi 3 trong đoạn 1 thành ngôi 1 xưng “tôi” được không?
" Giáo viên kết luận: Người kể cần lựa chọn ngôi kể thích hợp.
- Ngôi thứ 3: Kể tự do, lời kể linh hoạt.
- Ngôi thứ 1: Kể những gì mình nghe, thấy, trải qua, bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của mình.
- Đoạn văn không thay đổi nhiều, chỉ làm cho người kể giấu mình đi.
- Không thể và cũng không nên đổi sang ngôi 1, vì đoạn văn có 2 nhân vật chính là vua và em bé, không thể cùng kể theo ngôi 1. Còn nếu kể vua ngôi 1 thì em bé phải kể ngôi thứ 3 và ngược lại.
" Vì vậy tốt nhất đoạn 1 nên kể theo ngôi thứ 3 nên 
" người kể cần lựa chọn ngôi kể thích hợp.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hiện ghi nhớ.
- Cho học sinh đọc
* Ghi nhớ: Sách giáo khoa trang 89
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập
II- Luyện tập
- Bài tập1: Cho học sinh đọc bài tập 1, thay đổi ngôi và nhận xét
1- Thay đổi ngôi 1 thành ngôi 3 " không rõ người kể là ai nên mang tính khách quan.
1)
- Bài tập 2: Cho học sinh đọc bài tập, thực hiện các yêu cầu.
2- Thay ngôi 3 thành ngôi 1" thể hiện được tình cảm thân yêu trìu mến của người kể đối với con mèo làm cho nhân vật và người kể gần gũi hơn.
2)
- Bài tập 3: Học sinh đọc bài tập, trả lời độc lập.
3 – Cây bút thần " ngôi 3: Vì người kể không xưng “tôi”
3)
- Bài tập 4: Học sinh đọc bài tập, cho học sinh thảo luận.
4 - Truyện cổ tích, truyền thuyết hay kể ngôi 3 vì:
- Giữ được không khí truyền thuyết, cổ tích
- Người kể không thể là nhân vật sống trong thời kỳ đó.
4)
- Bài tập 5: Cho học sinh đọc, trả lời
5- Viết thư thường dùng ngôi 1 (tô; mình; em; anh ): bộc lộ tính chủ quan, chân thực và riêng tư.
5)
IV. Củng cố: 
- Gọi 1 em đọc phần đọc thêm. Nhắc lại các ngôi kể hay dùng trong văn tự sự. V. Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập 6 trang 90 sách giáo khoa; bài 7 trang 35 sách bài tập.
- Chuẩn bị các đề bài kể chuyện trong sách giáo khoa trang 99
–&—

Tài liệu đính kèm:

  • docTiêt 34.doc