Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 130: Ôn tập về dấu câu

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 130: Ôn tập về dấu câu

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Củng cố kiến thức và cỏch sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.

Lưu ý: Học sinh đó học dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than ở Tiểu học.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

 1. Kiến thức

Cụng dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.

 2. Kỹ năng:

- Lựa chọn và sử dụng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong khi viết.

- Phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.

III. CHUẨN BỊ.

 1- Giáo viên+ Soạn bài

 + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.

 + Bảng phụ

 2- Học sinh: + Soạn bài

 IV. LÊN LỚP:

 1. Ổn định tổ chức.

 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS

 3. Bài mới

 HĐ1. Khởi động

 

doc 3 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 130: Ôn tập về dấu câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập về dấu câu
(Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than,)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Củng cố kiến thức và cỏch sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
Lưu ý: Học sinh đó học dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than ở Tiểu học.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
 1. Kiến thức
Cụng dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
 2. Kỹ năng:
- Lựa chọn và sử dụng đỳng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong khi viết.
- Phỏt hiện và chữa đỳng một số lỗi thường gặp về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
III. CHUẩN Bị.
 1- Giáo viên+ Soạn bài
 + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
 + Bảng phụ
 2- Học sinh: + Soạn bài
 IV. LÊN LớP:
 1. ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
 3. Bài mới
 HĐ1. Khởi động
 Hoạt động 2:
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn bài tập để HS điền vào
? Tại sao người viết lại đặt dấu câu như vậy?
- Dấu chấm than dùng đặt cuối câu cầu khiến hoặc cuối câu cảm thán.
- Dấu chấm hỏi dùng đặt cuối câu nghi vấn( câu hỏi)
- Dấu chấm đặt cuối câu trần thuật(câu kể)
-> cách dùng có tính chất linh hoạt.
 - Dấu chấm có thể đặt trước câu cầu khiến.
- VD: Trước khi ăn cơm, các em phải rửa tay.
* HS đọc bài tập 2.
? Chú ý câu 2 và câu 4 ( VD a)
? Hai câu này là loại câu gì?
- Câu cầu khiến, nhưng cuối câu đều dùng dấu chấm. Đó là cách dùng đặc biệt.
? Hãy nhận xét cách dùng dấu câu ở VD b?
- Thông thường dấu chấm than và dấu chấm hỏi được đặt ở cuối câu cảm thán và cầu khiến, nhưng ở câu này, t/g đã đặt các dấu đó và cho nó vào trong ngoặc đơn biểu thị thái độ nghi ngờ châm biếm và mỉa mai.
* HS đọc phần ghi nhớ
 Hoạt động 3:
 - HS trao đổi cặp trong 2 phút 
? Hãy so sánh cách dùng dấu câu trong 2 câu trên
* GV cho hs phân tích rồi rút ra KL.
*GV cho hs phân tích câu và nhận xét: câu có mấy VN và có cặp quan hệ từ nào
? Dùng dấu chấm sau từ bí hiểm là đúng hay sai? Vì sao?
? ở trường hợp 2 dùng đấu chấm phẩy có hợp lí không? Vì sao?
? Cách dùng dấu chấm hỏi và chấm than trong các câu sau vì sao chưa đúng?
? Hãy chữa lại cho đúng
- Dấu chấm hỏi ở cuối câu1 và câu 2 sai vì đây không phải là các câu hỏi.
? Hãy nêu cách chữa?
? Câu b là loại câu gì? Cách đặt dấu câu như thế đúng hay sai? Vì sao?
? Nêu cách chữa?
Hoạt động 3:
* Yêu cầu hs đọc kĩ đoạn văn và nắm được nội dung của nó. Sau đó điền dấu chấm vào chỗ thích hợp.
- Cho HS làm, gọi 2 em lên bảng làm, đại diện lớp nhận xét.
- HS trả lời cá nhân và đưa ra lí do.
- GV nhận xét và chữa.
- Xác định câu nào là câu nghi vấn, câu nào không phải là câu nghi vấn. Câu nghi vấn mà đặt dấu chấm hỏi là sai
- Muốn đặt dấu chấm than, phải xác định trong câu đã cho, câu nào là câu cảm thán hoặc cầu khiến
- Xác định các câu đã cho thuộc kiểu câu nào. Sau đó đặt dấu thích hợp.
I. Công dụng:
 1. Tìm hiểu ví dụ:
* Điền dấu câu vào chỗ thích hợp:
 a. Ôi thôi, chú mày ơi !
- Đây là câu cảm thán nên cuối câu phải đặt dấu chấm than
 b. Con có nhận ra con không? 
- Đây là câu hỏi -> đặt dấu hỏi
 c. Cá ơi, giúp tôi với !...
- Đây là câu cầu khiến-> đặt dấu chấm than
 d. Giời chớm hè . Cây cối um tùm
- Đây là câu trần thuật-> đặt dấu chấm.
* Tìm hiểu cách dùng dấu câu trong trường hợp đặc biệt:
 a. Câu: - Được, chú mày cứ nói thẳng thừng ra nào.
 Câu: [...] Thôi im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. 
 -> Đây là cách dùng dấu câu đặc biệt.
 b. AFP đưa tin theo cách ỡm ờ: “ Họ là 80 người sức lực khá tôt nhưng hơi gầy”(!?)
- Câu trần thuật. Đây là cách dùng dấu câu đặc biệt để tỏ ý nghi ngờ hoặc mỉa mai.
2. Ghi nhớ: SGK - tr 150 
II. Chữa một số lỗi thường gặp: 
 1. So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu:
 a1- Dùng dấu chấm (.) sau từ Quảng Bình là hợp lí vì dấu chấm để ngăn cách hai câu biểu thị hai ý khác nhau.
- ý1: Đệ nhất kỳ qaunQuảng Bình.
- ý 2: Có thể tới Phong Nha bằng hai con đường
 a2- Dùng dấu phẩy sau từ Quảng Bình là không hợp lí vì:
- Biến câu a2 thành câu ghép có hai vế nhưng ý nghĩa của hai vế này lại rời rạc, không liên quan chặt chẽ với nhau.
- Câu dài không cần thiết.
 b1. Dùng dấu chấm sau từ bí hiểm là không hợp lí vì:
- Tách VN2 khỏi CN.
- Cắt đôi cặp quan hệ từ vừa...vừa...
 b2. dùng dấu chấm phẩy là hợp lí vì :
Đây là hai câu biểu thị cùng một ý : nơi đây vừa có cái này (nét hoang sơ, bí hiểm) vừa có cái kia( thanh thoát và giàu chất thơ)
2. Chữa lỗi dùng dấu câu:
 a. - Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì ?-> Đặt dấu câu sai
-> Phải dùng dấu chấm vì đây là câu trần thuật, không phải là câu nghi vấn.
 - Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia ẩi ?-> đặt dấu câu sai
-> Phải dùng dấu chấm vì : ( không hiểu vì sao... chỉ là bộ phận nằm trong câu trần thuật)
 b. Chỉ cần một lỗi nhỏ là tôi gắt um lên !
-> Đặt dấu câu sai. Đây là câu trần thuật nên đặt dấu chấm than cuối câu này là không đúng, phải đặt dấu chấm.
 III. Luyện tập: 
 Bài1. Điền dấu chấm vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn:
 - Tuy rét vẫn kéo dài,.... sông Lương.
 - Mùa xuân... đen xám.
 - Trên những bãi đất phù sa... đang trổ hoa.
 - [...] Mùa xuân đã đến.
 - Những buổi chiều...toả khói.
 - Những ngày mưa phùn... trắng xoá.
 Bài 2. Nhận xét về cách dùng dấu chấm hỏi.
- Bạn đã đến động Phong Nha chưa? (Đúng)
- Chưa? Sai vì đây là câu trần thuật không phải là câu nghi vấn-> thay = dấu (.)
- Thế còn bạn đã đến chưa? (Đ)
- Mình đến rồi.....đến thăm động như vậy? (S), 
-> đây là câu trần thuật, thay= dấu chấm (.)
 Bài 3. Hãy đặt dấu chấm than vào cuối câu thích hợp. 
- Động Phong Nha thật đúng là "Đệ nhất kì quan" của nước ta! ( thể hiện cảm xúc)
- Chúng tôi xin mời các bạn hãy đến thăm động Phong Nha quê tôi! 
-> Câu cầu khiến, có thể đặt dấu chấm than hoặc dấu chấm.
- Động Phong Nha còn cất giữ bao điều huyền bí, thú vị, hấp dẫn mà con người vẫn chưa biết hết. -> câu trần thuật, nên chỉ đặt dấu chấm(.)
Bài 4. Dùng dấu câu thích hợp:
 - Mày nói gì?
 - Lạy chị, em có nói gì đâu!
 - Chối hả? Chối này! Chối này!
 - Mỗi câu "Chối này" chị Cốc lại giáng một mỏ xuống.
4. Củng cố: 
Nhắc lại nội dung kiến thức cơ bản
5. Hướng dẫn học tập:
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Hoàn thiện bài tập.
Soạn bài: Ôn tập về dấu câu (tiếp)

Tài liệu đính kèm:

  • doct130 on tap dau cau.doc