Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 30, 31 - GV: Hoàng Thị Thanh Thảo

Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 30, 31 - GV: Hoàng Thị Thanh Thảo

TUẦN 30

Tiết 109 – Văn học:

CÂY TRE VIỆT NAM

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

- Hiểu và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre và sự gắn bó giữa cây tre với cuộc sống của dân tộc Việt Nam; Cây tre trở thành biểu tựơng của dân tộc Việt Nam.

- Nắm được những đặc điểm nghệ thuật của bài kí: Giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợp miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu.

- Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, trùng điệp, đối xứng, hình ảnh biểu tượng.

- Có tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào chính đáng về cây tre - biểu tượng đẹp của dân tộc.

II/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ. - Chân dung nhà báo Thép Mới

III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/ Ổn định:

2/ Bài cũ : Văn bản Cô tô đã học cho em hiểu gì về Cô Tô?

3/ Tiến trình tổ chức bài mới:

a.Giới thiệu bài: Mỗi dân tộc đều chọn cho mình một loài cây, loài hoa để làm biểu tượng: Đất nước CuBa với hình ảnh tượng trưng là cây mía, In- đô-nê-xi-a là cây dừa, Nga - bạch dương, Cam- pu-chia: Thốt Nốt; hoa Đại: Cham pa (Lào), hoa Hồng - Bun-ga-ri, hoa Anh đào - Nhật Bản Việt Nam, từ lâu đã chọn cây tre làm biểu tượng cho tâm hồn, khí phách, tinh hoa của dân tộc. Tiết học hôm nay các em sẽ học một bài kí viết về cây tre của nhà báo Thép Mới (SGKTr 98)

 

doc 15 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 887Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 30, 31 - GV: Hoàng Thị Thanh Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .....................
Ngày dạy: .....................
TUẦN 30
Tiết 109 – Văn học: 
CÂY TRE VIỆT NAM 
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
- Hiểu và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre và sự gắn bó giữa cây tre với cuộc sống của dân tộc Việt Nam; Cây tre trở thành biểu tựơng của dân tộc Việt Nam.
- Nắm được những đặc điểm nghệ thuật của bài kí: Giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợp miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu.
- Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, trùng điệp, đối xứng, hình ảnh biểu tượng.
- Có tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào chính đáng về cây tre - biểu tượng đẹp của dân tộc.
II/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ. - Chân dung nhà báo Thép Mới	
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ : Văn bản Cô tô đã học cho em hiểu gì về Cô Tô?
3/ Tiến trình tổ chức bài mới: 
a.Giới thiệu bài: Mỗi dân tộc đều chọn cho mình một loài cây, loài hoa để làm biểu tượng: Đất nước CuBa với hình ảnh tượng trưng là cây mía, In- đô-nê-xi-a là cây dừa, Nga - bạch dương, Cam- pu-chia: Thốt Nốt; hoa Đại: Cham pa (Lào), hoa Hồng - Bun-ga-ri, hoa Anh đào - Nhật Bản Việt Nam, từ lâu đã chọn cây tre làm biểu tượng cho tâm hồn, khí phách, tinh hoa của dân tộc. Tiết học hôm nay các em sẽ học một bài kí viết về cây tre của nhà báo Thép Mới (SGKTr 98)
b. Tổ chức các hoạt động: 
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: HD đọc, tìm hiểu chung văn bản:
- Đây là một bài văn giàu chất trữ tình, chất thơ, có nhiều câu văn và hình ảnh đối xưng, nhịp nhàng. Khi đọc, cần làm nổi rõ đặc điểm này.
- GV đọc mẫu 1 đoạn, gọi 3 HS đọc tiếp
- Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
- Bản thân là nhà báo, TM viết nhiều bài bút kí, bài thuyết minh cho những bộ phim.
- Riêng bài Cây tre VN, em hiểu mục đích sáng là gì?
- Đây là lời bình, thuyết minh cho bộ phim của nhà điện ảnh Ba Lan. Bộ phim được thực hiện sau khi cuộc kháng chiến chống TD Pháp kết thúc thắng lợi. Văn bản mà các em học đã được lược bớt đi một phần. Tuy nhiên ta vẫn có thể thấy rõ bố cục của văn bản được chia thành 4 phần với nội dung cụ thể như sau:
(Cho HS quan sát bảng phụ)
Đ1: Tre là người bạn của nhân dân VN
Đ2: Vẻ đẹp của tre
Đ3: Tre gắn liền với đời sống nhân dân VN.
Đ4: Tre là hình ảnh tượng trưng cao quí của dân tộc VN.
- Em hãy tìm các đoạn văn tương ứng với nội dung trên.
- Nghe
- Đọc to
- Nêu, dựa trên chú thích SGK
- Là lời bình cho bộ phim cùng tên, ca ngợi cuộc kháng chiến của dân tộc.
- Quan sát, tìm, nêu.
- Trao đổi, nêu:
Đ1: Từ đầu  tre nứa làm bạn.
Đ2:Tre, nứachí khí như người
Đ3: Nhà thơcao vút mãi.
Đ4: Còn lại.
I/ Đọc- tìm hiểu chung văn bản:
- Tác giả: Thép Mới (1925-1991) ở Tây Hồ- Hà Nội.
- Tác phẩm: Là lời bình cho bộ phim cùng tên.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản:
- Trong đoạn 1, căn cứ vào đâu mà tác giả nhận xét tre là bạn thân của nông dân VN?
- Tác giả gọi tre là “người bạn của nhân dân VN”, em nghĩ gì về cách gọi này? (Đúng, sai? Tình cảm của tác giả đối với cây tre?)
- Quan sát hình trong SGK em có suy nghĩ gì về hình này?
- GV: “Tre xanh xanh tự bao giờ
chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”. Cây tre còn mang những vẻ đẹp và phẩm chất đáng quí: đó là những vẻ đẹp nào? (Chuyển sang phần 2)
- Trong đoạn 2, vẻ đẹp về hình dáng và màu sắc của cây tre được tác giả cảm nhận cụ thể qua những chi tiết nào?
- Kết hợp giải thích từ: Nhũn nhặn?
- Về phẩm chất, cây tre có những phẩm chất gì?
- Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả khi diễn tả về cái đẹp của cây tre?
- Qua vẻ đẹp và phẩm chất của tre giúp em liên tưởng đến những đức tính nào của con người?
- GV chuyển ý: Cây tre không những mang vẻ đẹp của con người VN mà còn gắn bó con người VN.
- Cây tre dã gắn bó với con người trước hết là trong làm ăn, cụ thể qua những công việc gì?
- Chẳng những thế mà tre còn gắn bó với người trong cả niềm vui và nỗi buồn. Hãy tìm những biểu hiện của sự gắn bó nói trên? (Chia 2 dãy)
- Nói đến sự gắn bó của tre đối với con người, tác giả đã nói: “Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp, sống chết có nhau, chung thuỷ”: Ở dây tác giả đã dùng nghệ thuật gì? Tác dụng?
- GV đọc đoạn “Tre cùng người đánh giặc” Qua đó em hãy cho biết cây tre gắn bó với người ở công việc gì?
- Theo dõi đoạn văn tiếp từ “Nhạc của trúcgiữa trời cao của trúc của tre” cho biết Tre còn gắn bó với con người ở điều nào?
- Khúc nhạc đồng quê được tác giả cảm nhận qua những âm thanh nào?
- Quan sát độ dài ngắn của câu, em thấy những câu văn này có gì đặc biệt?
- GV: Là những câu văn ngắn có cấu trúc như thơ, qua đó phát hiện cái phần lãng mạn của tre đó chính là âm nhạc của làng quê VN.
- Gọi HS đọc đoạn: “Ngày maicao vút mãi”
→ Qua đoạn văn em thấy tác giả dự đoán như thế nào về tương lai của cây tre?
- Dự đoán như vậy theo em đúng hay sai? Dựa vào đâu để đoán như vậy?
GV: Bình giảng: Văn minh phát triển
- Kết thúc bài giảng, tác giả viết: Cây tre VN! Cây tre xanh nhũn nhặnhết.
- Tác giả đã cảm nhận như thế nào về cây tre ở đoạn kết?
- GV: Đó là những phẩm chất cao quí của dân tộc.
- Trao đổi, trả lời: Cây tre có mặt nhiều ở khắp nơi, mọi miền đất nước: (Tre Đồng Nai, nứa VB, tre ngút ngàn ĐBP, luỹ tre thân mật làng tôi)
- Bộc lộ suy nghĩ, nêu:
+ Đúng vì cây tre gần gũi với con người VN.
+ Tác giả rất yêu quí cây tre.
- Hình ảnh đẹp, gần gũi với làng quê VN.
- Trao đổi, nêu:
+ Măng mọc thẳng, dáng vươn mộc mạc, xanh tươi nhũn nhặn
+ Cứng cáp, dẻo dai, bền chắc, thẳng thắn, mộc mạc.
+ Dùng nhiều tính từ để gợi tả vẻ đẹp của cây tre.
+ Thanh cao, giản dị, chí khí.
+ Dựng nhà , vỡ ruộng, khai hoang, cối xay tre
+ Vui: Chẻ lạt buộc chặt mối tình quê; trẻ em có đồ chơi que chuyền đánh bắt, già có điếu cày hút thuốc
+ Buồn: Lọt lòng có nôi tre; nhắm mắt có gường tre
+ Trong chiến đấu, là vũ khí đánh giặc.
+ Là khúc nhạc đồng quê
+ Rung lên man mác; 
Sáo tre sáo trúc vang lừng trời
+ Ngắn
- Đọc
- Trao đổi, nêu:
+ Sắt thép nhiều hơn tre.
+ Tre vẫn sẽ mãi còn trong hồn dân tộc VN.
+ Sự tiến bộ của xã hội, sự gắn bó của cây tre với dân tộc VN.
+ Nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung.
II/ Đọc- tìm hiểu chi tiết:
1. Tre là người bạn của nhân dân VN:
 Có mặt khắp mọi miền đất nước
2. Vẻ đẹp của cây tre VN:
Mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dảo dai, vững chắc.
3. Tre gắn bó với con người VN:
Trong chiến đấu, là vũ khí đánh giặc.
Là khúc nhạc đồng quê
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết:
- Qua văn bản, em cảm nhận điều gì về cây tre VN?
- Em học tập được gì về cách lựa chọn chi tiết hình ảnh và lời văn của tác giả?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Tìm 1 số câu tục ngữ ca dao, truyện cổ tích VN nói về cây tre.
- Đọc bài Tre VN - Nguyễn Duy
- Nêu ghi nhớ
+ Nhiều chi tiết hình ảnh chọn lọc, phép nhân hoá
- Đọc
- Thánh Gióng, Cây tre trăm đốt
III/ Tổng kết:
SGK Tr 100
Luyện tập
4/ Củng cố: Em cảm nhận được gì về cây tre Việt Nam qua văn bản này?
5/ Dặn dò: 
Đọc thêm Lòng yêu nước của E-rem-bua.
Học bài, làm bài tập phần luyện tập.
Tiết sau học Văn học: Câu trần thuật đơn.
Ngày soạn: .....................
Ngày dạy: .....................
TUẦN 30
Tiết 110 - Tiếng Việt: 
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
- Nắm được khái niệm câu trần thuật đơn.
- Hiểu và nhớ được các tác dụng của câu trần thuật đơn.
- Nhận diện và phân tích câu trần thuật đơn.
- Có ý thức vận dụng câu trần thuật đơn trong nói và viết.
II/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ.	
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ : - Xác định CN-VN câu sau:
Những cái vuốt ở chân, ở khoeo ⁄cứ cứng dần và nhọn hoắt.
- CN-VN trong câu trên có cấu tạo như thế nào? (cụm DT, cụm TT)
3/ Tiến trình tổ chức bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
b. Tổ chức các hoạt động: 
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu câu trần thuật đơn:
- Gọi HS đọc đoạn văn mục 1 SGK.
- Đoạn văn gồm mấy câu? Dựa vào kiến thức ở bậc tiểu học, cho biết câu, phân loại theo mục đích nói gồm những kiểu câu gì?
- Xét các câu theo mục đích nói như trên.
- Xác định CN-VN của 4 câu TT vừa tìm. (Chia 2 dãy, mỗi dãy tìm 2 câu.)
- GV ghi bảng phụ 4 VD.
- Những câu nào do 1 cặp C-V tạo thành, câu nào do nhiều cụm C-V sóng đôi tạo thành?
- Câu 1, 2, 9 do 1 cụm C-V tạo thành và xét về mục đích nói những câu này dùng để làm gì?
- Vậy ta rút ra kết luận câu TT đơn là gì?
- Cho vài HS nhắc lại.
- Đọc thầm.
- 9 câu
+ Kể (tả, nêu ý kiến) (tt) Hỏi (nghi vấn) Cầu khiến, cảm.
+ Kể (tt): 1, 2, 6, 9
+ Hỏi: 4
+ Cảm: 3, 5, 8
+ Cầu khiến: 7 
- Tìm, nêu:
1) Tôi/đã hếch răng lên xì một hơi rõ dài.
2) Tôi/mắng
3) Chú mày/hôi như cú mèo
4) Tôi/về, không 1 chút bận tâm.
+ 1,2,9: Một C-V tạo thành
+ 6: Nhiều cụm C-V
+ Giới thiệu, tả hoặc kể về 1 sự việc, sự vật hay nêu 1 ý kiến.
- Nêu
- Nhắc lại.
I/ Câu trần thuật đơn là gì:
 Là 1 câu do 1 cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu tả hoặc kể về 1 sự việc, sự vật hay để nêu 1 ý kiến.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập:
II/ Luyện tập:
BT1) Xác định và nêu tác dụng của câu TT đơn.
+ Câu 1: Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô/là 1 ngày trong trẻo, sáng sủa. (tả)
+ Câu 2: Từ khi , bao giờ bầu trời Cô Tô/cũng trong sáng như vậy. (nêu ý kiến nhận xét)
BT2: Xác định kiểu câu và nêu tác dụng
Câu TT đơn dùng để giới thiệu nhân vật.
nt
BT3: Nhận xét cách giới thiệu nhân vật
- Nhận xét: Giới thiệu nhân vật phu trước rồi từ việc làm của nhân vật phụ giới thiệu nhân vật chính.
BT4: Nhận xét tác dụng của câu mở đầu.
- Giới thiệu nhân vật cùng với miêu tả hoạt động của nhân vật.
4/ Củng cố: 
Thế nào là câu trần thuật đơn?
5/ Dặn dò: 
- Thuộc ghi nhớ, làm tiếp bài tập nếu chưa xong.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau: Câu trần thuật đơn có từ “Là”
e h í g f
PHẦN BỔ SUNG
Ngày soạn: .....................
Ngày dạy: .....................
TUẦN 30
Tiết 111 – Văn học: 
Hướng dẫn đọc thêm:
LÒNG YÊU NƯỚC 
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
- Nắm được nét đắc sắc của bài văn tuỳ bút, chính luận: Giàu hình ảnh, chứa đựng suy tư chân thành của người viết.
- Hiểu được tư tưởng cơ bản của bài văn: Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thiết của quê hương.
- Luyện kĩ năng đọc và học cách lậơ luận diễn dịch. Viết các đoạn có sử dụng hoán dụ, ẩn dụ, so sánh.
- Có thái độ tình cảm đối với quê hương, đất nước.
II/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ. - Chân dung nhà báo Thép Mới	
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ :Qua bài Cây tre Việt Nam,em đã cảm nhận như thế nào về hình tượng cây tre?
3/ Tiến trình tổ chức bài mới: 
a.Giới thiệu bài: Tác giả I-li-a Ê-ren-bua là nhà văn nổi tiế ... phần Tiếng Việt.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau, Văn học: Lao xao.
e h í g f
PHẦN BỔ SUNG
Một số bài thơ năm chữ :
CHUYỆN Ở LỚP
Mẹ có biết ở lớp
Bạn Hoa không học bài
Sáng nay cô giáo gọi
Đứng dậy đỏ bừng tai
Mẹ có biết ở lớp
Bạn Hùng cứ trêu con
Bạn Mai tay đầy mực
Còn bôi bẩn ra bàn
Vuốt tóc con mẹ bảo
Mẹ chẳng nhớ nổi đâu
Nói mẹ nghe ở lớp
Con đã ngoan thế nào ?
ĐIỆN ỐM
Hôm nay điện bị ốm
Mẹ phải thắp đèn dầu
Ánh sáng đang chang chói
Bỗng nhiên gầy rất mau
Chiếc quạt buồn không chạy
Ấm nước buồn không sôi
Bàn là buồn không nóng
Ti vi buồn im hơi
Em mong điện chóng khỏe
Cho mợi nhà đều vui.
(Nguyễn Loan, báo Họa Mi)
Ngày soạn: .....................
Ngày dạy: .....................
TUẦN 31
Tiết 113 – Văn học: 
LAO XAO
Duy Khán
(Trích “TUỔI THƠ IM LẶNG”)
(TIẾT 1) 
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim. Thấy được tâm hồn nhạy cảm, sự hiểu biết và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả.
- Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động và hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong bài văn
Rèn kĩ năng đọc, tìm, chọn bố cục thích hợp với đề tài về viết và miêu tả, kể chuyện.
- Khơi dậy tình cảm yêu quí thế giới loài vật xung quanh.
II/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ: Tóm tắt bố cục	
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ : Em cảm nhận điều gì qua lòng yêu nước của E-ren-bua?
3/ Tiến trình tổ chức bài mới: 
a.Giới thiệu bài: Ca dao ta có câu: 	Trên rừng ba mươi sáu thứ chim
	Có chim chèo bẻo, có chim ác là
thế còn ở đồng bằng, ở các miền quê thì sao? Các em sẽ tìm hiểu qua văn bản “Lao xao” của nhà văn Duy Khán.
b. Tổ chức các hoạt động: 
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: HD đọc, tìm hiểu chung văn bản:
- HD đọc: Chú ý đến cách diễn đạt. Đây là 1 tác phẩm kể chuyện rất tự nhiên, lời văn gần với lời nói thường (khẩu ngữ) câu văn thường ngắn nên khi đọc cần phải chú ý thể hiện những đặc điểm đó.
- GV đọc mẫu 1 đoạn và gọi HS đọc tiếp.
- Nhận xét cách đọc so với yêu cầu.
- Kiểm tra việc hiểu 1 số từ khó ở SGK:
+ Tọ tọe: thổng buổi, kẻ cắp gặp bà già.
+ Bổ sung thêm: Vung tứ linh: vung ra 4 phía.
- Em biết gì về nhà văn Duy Khán?
- Văn bản thuộc thể loại gì?
- Em hiểu gì về tác phẩm “Tuổi thơ im lặng”?
- Nội dung văn bản tái hiện bức tranh thế giới loài vật ở làng quê với ong bướm và chim. Theo em, phần văn bản nào tả lao xao ong bướm? phần nào tả lao xao thế giới loài chim?
- Với em, phần nào gây ấn tượng nhiều nhất?
- Cho HS q/sát bảng phụ: Phần lao xao thế giới loài chim được sắp xếp theo trình tự nhóm, loài:
+ Chim mamg tin vui đến cho trời đất.
+ Chim ác, chim xấu.
+ Chim trị ác.
Em hãy xếp tên các loài chim theo trật tự trên.
- Theo em, phương thức biểu đạt chính của văn bản này là gì?
- Nghe
- Đọc
+ Sinh năm 1934 mất 1995 quê ở huyện Quế Võ- Bắc Ninh.
+ Hồi kí
+ Hồi tưởng kỉ niệm tuổi thơ kết hợp tả cảnh thiên nhiên. đặc biệt, tác phẩmđược giải thưởng Hội Nhà văn 1987.
- Tìm, nêu:
+ Từ đầu  bay đi.
+ Còn lại.
- Tự bộc lộ: Đoạn tả lao xao thế giới loài chim
- Chia 3 nhóm:
1) Sáo sậu, sáo đen, tu hú, nhạn, ngói
2) Bìm bịp, diều hâu, quạ, cắt
3) Chèo bẻo
+ Miêu tả, kể chuyện(tự sự)
(Tả: hình dáng, màu sắc, hành động. Kể: lai lịch, đặc tính)
I/ Đọc- tìm hiểu chung:
- Tác giả
- Tác phẩm
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản:
- Tìm hiểu đoạn tả lao xao ong bướm trong vườn.
- Cái gì tạo nên sự lao xao trong vườn vào thời điểm chớm hè?
- Lao xao ong bướm được tả bằng chi tiết cụ thể nào?
- Khi tả loài vật ta thường miêu tả ở những phương diện nào? 
- Cách miêu tả loài vật ở đây?
- Kết luận, ghi.
+ Hoa của cây cối, ong bướm tìm mật.
+ Ong vàng, vò vẽ, ong mật đánh nhau hút mật.
+ Bướm hiền lànhbay đi.
+ Tả hình dáng, màu sắc, hoạt động, đặc điểm, tính nết
+ Ở đây tả đặc điểm hoạt động của chúng.
II/ Đọc- tìm hiểu chi tiết:
1) Lao xao ong bướm trong vườn:
Tả đặc điểm hoạt động tạo bức tranh sinh động về sự sống ong bướm.
4/ Củng cố: Đây là 1 tác phẩm kể chuyện rất tự nhiên. Tả đặc điểm hoạt động tạo bức tranh sinh động về sự sống ong bướm
5/ Dặn dò: Tập đọc kĩ văn bản, soạn và đọc kĩ phần còn lại.
e h í g f
PHẦN BỔ SUNG
Ngày soạn: .....................
Ngày dạy: .....................
TUẦN 31
Tiết 114 – Văn học: 
LAO XAO (TIẾT 2) 
Duy Khán
(Trích “TUỔI THƠ IM LẶNG”)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim. Thấy được tâm hồn nhạy cảm, sự hiểu biết và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả.
- Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động và hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong bài văn
Rèn kĩ năng đọc, tìm, chọn bố cục thích hợp với đề tài về viết và miêu tả, kể chuyện.
- Khơi dậy tình cảm yêu quí thế giới loài vật xung quanh.
II/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ : 
3/ Tiến trình tổ chức bài mới: 
a.Giới thiệu bài: 
b. Tổ chức các hoạt động: 
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản (tt)
- Theo dõi tiếp đoạn 2.
- Trong số các loài chim mang tin vui đến, tác giả tập trung kể về loài nào? Bằng những chi tiết (hành động) nào?
- Chúng được kể trên phương diện nào? Hình dáng, màu sắc hay hoạt động?
- Tại sao chúng được gọi là chim mang tin vui?
- Trong số các loài chim ác, chim xấu, tác giả tập trung kể về loài nào? Chúng được kể trên phương diện nào? 
- Diều hâu có điểm gì xấu? Điểm nào ác?
- Chim cắt ác ở điểm nào?
- Nếu đánh giá chúng bằng cách nhìn dân gian (dựa vào đặc điểm tính nết) em sẽ đặt tên cho mỗi loại chim ác, chim xấu đó là gì?
- Tại sao tác giả gọi chim chèo bẻo là chim trị ác? Qua những đặc điểm nào về hình dáng và hành động?
- Em thử đặt tên cho chèo bẻo theo cảm nhận của em?
- Tìm, nêu: 
+ Chim sáo: Đậu lên cả lưng trâu mà hót, tọ tọe học nói, bay đi ăn chiều lại bay về với chủ.
+ Chim tu hú: Báo mùa tu hú chín, đậu trên ngọn tu hú mà kêu.
+ Đđiểm h/động: Hót, học nói, bay, kêu
+ Vì tiếng hót vui của chúng mang lại niềm vui cho mùa màng, cho con người.
+ Diều hâu, quạ, cắt
+ Hình dáng, lai lịch, hoạt động.
+ Mũi khoằm, đánh hơi xác chết và gà con rất tinh; 
+ Bắt gà, trộm trứng, ngó nghiêng ở chuồng lợn.
+ Cánh nhọn như mũi dao bầu chọc tiết lợn, khi đánh nhau xỉa bằng cánh, vụt đến vụt biến như quỷ.
- Trao đổi, nêu:
+ Quạ: Chim ăn trộm.
+ Diều hâu: Chim ăn cướp.
+ Cắt: Chim đao phủ.
+ Hình dáng: Như những mũi tên đen hình đuôi cá.
+ Hoạt động: Lao vào đánh diều hâu túi bụi khiến nó phải nhả con mồi, hú vía. Vây đánh quạ, chim cát để cứu bạn
+ Chim đoàn kết; hảo hán; dũng sĩ
2) Lao xao thế giới loài chim:
a. Chim mang tin vui đến cho mọi nhà:
b. Chim ác, chim xấu:
c. Chim trị ác:
Hoạt động 2: Hướng dẫn tổng kết:
- Văn bản giúp ta hiểu thêm gì về thế giới tự nhiên và con người?
- Em học tập được gì từ nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của tác giả trong văn bản?
- GV: Bên cạnh việc quan sát tinh tường, người tả cần phải có 1 vốn sống phong ohú. Khi tả, kể chuyện cần được lồng trong c/xúc, thái độ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
- Tự bộc lộ: Hiểu thêm về 1 số loài chim của nước ta. Thấy được sự quan tâm của con người đối với loài vật.
+ Quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú và có tình cảm yêu mến cảnh sắc quê hương.
- Nghe
- Gọi 2 HS đọc
III/ Tổng kết:
SGK Tr 113
4/ Củng cố: Tình nào đã khơi dậy trong em khi tiếp xúc với thế giới loài vật?
5/ Dặn dò: 
- Học, nắm nội dung bài.
- Tả 1 con chim mà em yêu thích nhất khoảng 6 câu có dùng biện pháp nhân hóa.
- Soạn bài: Ôn tập truyện kí (kẻ bảng theo mẫu SGK)
e h í g f
Ngày soạn: .....................
Ngày dạy: .....................
TUẦN 31:
Tiết 115 – Tiêng Việt: 
KIỂM TRA 1 TIẾT
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
- Kiểm tra nhận thức của HS về các cụm từ, phó từ, câu trần thuật đơn, các phép so sánh,ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ.
- Thực hành nhận biết.
- Ý thức vận dụng kĩ năng, kiến thức về phân môn Tiếng Việt nói chung.
II/ CHUẨN BỊ: Đề kiểm tra.
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ
3/ Tiến trình tổ chức bài mới: 
a.Giới thiệu bài: 
b. Tổ chức các hoạt động: (Đề, đáp án và biểu điểm ở sổ kiểm tra viết)
	GV phát đề và theo dõi, nhắc nhở HS chú tâm làm bài.
4/ Củng cố: 
Thu đề, kiểm tra số lượng bài.
5/ Dặn dò:
Học lại phần kiển thức vừa được kiểm tra.
Tiết sau học Làm văn: Trả bài viết tả cảnh (ở nhà)
Ngày soạn: .....................
Ngày dạy: .....................
TUẦN 31
Tiết 116 
TRẢ BÀI VĂN, TẬP LÀM VĂN
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
- HS tự nhận ra được những ưu - khuyết điểm trong bài viết về nội dung và hình thức diễn đạt.
- Củng cố và ôn tập kiến thức văn tả người.
- Củng cố kĩ năng làm bài kiểm tra theo trắc nghiệm, cách lựa chọn câu trả lời đúng và nhanh.
- Tự tìm cách sữa chữa các lỗi mắc phải trong bài làm.
II/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ : Sự chuẩn bị của HS.
3/ Tiến trình tổ chức bài mới: 
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
GHI BẢNG
HĐ1: Chữa bài kiểm tra:
- Phần trắc nghiệm:
- GV: Đọc đáp án.
- Phần tự luận:
+ Nhận xét về câu văn tả cảnh của HS về kĩ năng vận dụng liên tưởng, so sánh, nhận xét trong miêu tả.
+ Nhận xét về nội dung, độ dài, cách trình bày đoạn văn.
HĐ2: Chữa bài tập làm văn tả người:
- Ghi đề bài trên bảng lớp.
- Hướng dẫn HS dựng đề cương cho bài viết (bảng phụ).
HĐ3: Trả bài viết cho HS:
HĐ4: Nhận xét ưu khuyết điểm của HS trong bài viết:
a) Nội dung tư tưởng:
+ Về tính cách của người chọn tả.
+ Tình cảm giữa 2 người.
b) Hình thức diễn đạt:
+ Bố cục.
+ Chưa nổi bật chân dung ngoại hình, chưa có nét nổi bật nhất.
+ Ngọai hình cần phù hợp với tính cách.
+ Dùng các từ mỉêu tả: Tính từ, danh từ, động từ chưa phù hợp.
+ Lỗi ngữ pháp, câu viết đơn điệu, nhiều lỗi chính tả.
- GV đọc bài khá nhất cho HS tham khảo.
- Tự chữa vào bài biết của mình.
- Dàn ý:
+ MB: Giới thiệu khái quát về người sẽ tả: tên, ấn tượng nổi bật nhất? Lí do chọn tả?
+ TB: Tả những nét tiêu biểu nổi bật về hình dáng, chân dung bên ngoài: đầu tóc, nét mặt, da dẻ, chân tay, tiếng nói, nụ cười...
Tính nết trong công việc, trong tình cảm gia đình, trong quan hệ xã hội? thể hiện trong lời nói, cử chỉ, hành động
+ KB: Ấn tượng sâu sắc? 
Đọc kĩ lời nhận xét của GV.
4/ Củng cố: Công bố điểm cả lớp.
5/ Dặn dò: 
- Tự sữa chữa bài ở nhà khắc phục lỗi trong bài viết tới.
- Chuẩn bị: Bài viết tập làm văn: Miêu tả sáng tạo.

Tài liệu đính kèm:

  • docNV7 TUAN 3031 THAODTNT.doc