Giáo án phụ đạo Ngữ văn 6 - Ôn luyện về so sánh

Giáo án phụ đạo Ngữ văn 6 - Ôn luyện về so sánh

_ Thế nào là so sánh?

_ Lấy ví dụ minh hoạ?

_ Nêu cấu tạo của phép so sánh?

_ Phân tích cấu tạo của phép so sánh trong ví dụ trên?

_ Kể tên các kiểu so sánh? Những từ ngữ so sánh thuộc các kiểu đó?

 

doc 3 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 995Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phụ đạo Ngữ văn 6 - Ôn luyện về so sánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp
Tiờt TKB
Ngày dạy
sĩ số
Vắng
6A
6B
ôn luyện về so sánh
A. Mục tiêu bài học:
_ Củng cố và mở rộng kiến thức về biện pháp so sánh.
_ Luyện giải một số bài tập về biện pháp so sánh.
B. Nội dung kiến thức:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
_ Thế nào là so sánh?
_ Lấy ví dụ minh hoạ?
_ Nêu cấu tạo của phép so sánh?
_ Phân tích cấu tạo của phép so sánh trong ví dụ trên?
_ Kể tên các kiểu so sánh? Những từ ngữ so sánh thuộc các kiểu đó?
_ Phép so sánh có những tác dụng nào?
Bài tập 1:
 Phân tích cấu tạo của phép so sánh trong những câu dưới đây:
a. An Dương thua trận chạy ra,
Triệu quân bằng cát hằng hà đuổi theo.
 ( Thiên Nam ngữ lục )
b. áo chàng đỏ tựa ráng pha,
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.
 ( Chinh phụ ngâm )
c. Thân em như ớt trên cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.
 ( Ca dao )
Bài tập 2:
 Tìm từ ngữ so sánh trong những câu dưới đây và cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào?
a. Gió thổi là chổi trời
 Nước mưa là cưa trời
 ( Tục ngữ )
b. Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
 ( Ca dao )
c. Qua đình ngả nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
 ( Ca dao )
d. Nơi Bác nằm, rộng mênh mông,
Chừng như năm tháng, non sông tụ vào.
 ( Giang Quân )
e. Thà rằng ăn bát cơm rau
Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời.
 ( Ca dao 
_ So sánh không ngang bằng.
I. Lý thuyết:
1. Định nghĩa:
 So sánh là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ:
 Cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn.
2. Cấu tạo của phép so sánh:
 4 phần
_ Vế A ( sự vật, sự việc được so sánh).
_ Phương diện so sánh.
_ Từ ngữ so sánh.
_ Vế B ( sự vật, sự việc dùng để so sánh).
Ví dụ:
Vế A
Phương diện so sánh
Từ ngữ so sánh
Vế B
Cầu Thê Húc
cong cong
như
con tôm
3. Các kiểu so sánh:
 2 kiểu
_ So sánh ngang bằng: là, như, y như, giống như, tựa như, tựa như là, bao nhiêu bấy nhiêu,
_ So sánh không ngang bằng: hơn, hơn là, không bằng, chưa bằng, chẳng bằng,
4. Tác dụng của phép so sánh:
_ Tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động.
_ Tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
II. Bài tập:
Bài tập 1:
a. 
_ Vế A: Triệu quân
_ Vế B: cát
_ T: bằng
b. 
_ Vế A: áo chàng, ngựa chàng
_ Vế B: ráng pha, tuyết in
_ T: tựa, như là
_ PD: đỏ, sắc trắng
c. 
_ Vế A: Thân em
_ Vế B: ớt trên cây
_ T: như
_ PD: ẩn ( số phận trớ trêu, đầy nghịch lí )
Bài tập 2:
a.
_ Từ ngữ so sánh: là
_ So sánh ngang bằng.
b. 
_ Từ ngữ so sánh: như
_ So sánh ngang bằng.
c.
_ Từ ngữ so sánh: bao nhiêu bấy nhiêu
_ So sánh ngang bằng.
d. 
_ Từ ngữ so sánh: chừng như
_ So sánh ngang bằng.
e.
_ Từ ngữ so sánh: còn hơn
_ So sánh không ngang bằng.

Tài liệu đính kèm:

  • docphu dao ngu van 6.doc