Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 7 đến 9 - Năm học 2008-2009

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 7 đến 9 - Năm học 2008-2009

i/ mục tiêu cần đạt.

Giúp hs:

Hiểu được thế nào là tình thái từ.

Biết vận dụng và sử dụng tình thái từ trong các tình huống gia tiếp hợp lí.

Rèn kĩ năng và ý thức lựa chọn sử dung5 từ trong giao tiếp và trong quá trình tạo lập văn bản.

Ii/ chuẩn bị

Gv: chuẩn bị bảng phụ.

Hs chuẩn bị bài ở nhà.

Iii/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

 1/ On định.

2/ Bài cũ.5

Thế nào là thán từ? Cho ví dụ?

Thế nào là trợ từ, nêu một số trợ từ có trong Tiếng Việt và đặt câu với các trợ từ đó.

Cho các từ sau: Những, có, chính, ngay. Hãy dùng các từ này đặt câu với yêu cầu: mỗi từ đặt hai câu trong đó một câu sử dụng các từ này là lượng ừ, tính từ động từ một câu sử sụng với vai trò là trợ từ

Mẫu: Những cậu học sinh đang học bải Từ Những Lượng từ

Học sinh lớp 8 có những hai tiết thể dục trong tuần Những – Trợ từ.

(tương tự viết tiếp)

3/ Bài mới.

Giới thiệu bài: 1

Giáo viên nêu ra thực tế giao tiếp của học sinh hiện nay, từ đó dẫn dắt các em đến các cách giao tiếp hợp lí,

Tiến trình bài học.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS ĐL NỘI DUNG CHÍNH.

Bảng phụ

So sánh hai cách diễn đạt:

 (a) (b)

a/ mẹ đi làm rồi (Mẹ đi làm rồi à?)

b/ Con nín (Con nín đi!)

c/ Em chào cô (Em chào cô ạ!)

bông hoa đẹp (bông hoa đẹp thay!)

thảo luận:

các cặp câu có sự khác nhau không, khác như thế nào?

Phân tích sự khác nhau đó và rút ra kết luận?

Gợi ý: các từ À, đi, ạ, thay được thêm vào câu và các từ này lần lượt đóng vai trò gì?

Nếu các từ đó được bỏ đi thì kiểu câu của cột a và cột b có thay đổi không?

 các từ À, đi, ạ, thay được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán gọi là tình thái từ.

Tìm các tình thái từ khác dùng để:

Tạo câu nghi vấn?

Tạo câu cầu khiến? (gợi ý: nhớ lại các phó từ cầu khiến đã học ở lớp 6)

Tạo câu cảm thán? Hoặc bộc lộ sắc thái tình cảm?

So sánh hai cách diễn đạt sau đây và cho biết chúng ta có nên sử dụng tình thái từ trong giao tiếp không, vì sao?

a/ Chào thầy.

a1/ Chào thầy ạ!

Cần sử dụng tình thái từ phù hợp trong các tình huống giao tiếp

Đọc các ghi nhớ trong sgk

Bài tập: đọc bài tập 1 và cho biết trong các câu, câu nào chứa tình thái từ?

Bài 2:

Đọc và phân tích ý nghĩa của các tình thái từ có trong các câu.

Bài tập 3:

Gv cho hs lần lượt đặt câu, các hs khá sửa và nhận xét:

Chủ yếu xét về mặt dùng từ đúng hay sai (tránh nhầm lẫn giũa tình thái từ với động từ, tính từ )

 12

10

15

 I/ Chức năng của tình thái từ.

Vd: bảng phụ.

a/ Từ à được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn. (còn có các từ ư, hả, hử, chăng, chứ)

ví dụ: bài này mà khó ư?

b/ Từ đi được thêm vào câu để tạo câu cầu khiến (còn có các từ: nào, thôi, với, nào)

ví dụ: thôi không chơi nữa!

c/ Từ ạ được thêm vào câu để biểu thị sắc thái tình cảm (còn có các từ nhé, nhỉ, cơ mà )

ví dụ: Cậu làm bài tập này cùng mình nhé!

d/ Từ thay được đưa vào câu để tạo câu cảm thán (còn có các từ: sao )

vd: Thương sao cô bé.

 Tình thái từ (sgk)

II/ Sử dụng tình thái từ.

Ví dụ:

a/ Chào thầy.

a1/ Chào thầy ạ!

(sgk)

III/ Luyện tập

Bài 1:

Các câu chứa tình thái từ:

(b, c, e, i)

Bài 2:

Câu a: từ chứ: tình thái từ nghi vấn, điều muốn hỏi gần như đã được khẳng định.

Câu b: từ chứ : tình thái từ nhấn mạnh sự thât hiển nhiên.

Câu c. từ ư: TTT nghi vấn, băn khoăn, chưa chắc chắn.

Câu d., từ nhỉ thân mật.

Câu e. từ nhé thân mật, có ít nhiều sự cầu khiến ẩn chứa bên trong, nhưng thường là dặn dò một cách thân mật.

Câu g. Từ vậy : không hài lòng, thái độ miễn cưỡng.

Câu h, Từ cơ mà: thái độ chắc chắn khi hỏi.

 

doc 18 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 209Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 7 đến 9 - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7.
Tiết 25 & 26	 
Văn bản ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ
	 {(Trích tiểu thuyết “Đônkihote” của Xecvantec)
i/ mục tiêu cần đạt.
Giúp hs:
Thấy rõ tài nghệ của nhà văn Xécvan tec trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ đônkihote và Xanchopanxa tương phản nhau về mọi mặt.
Đánh giá đúng các mặt tốt, xấu của hai nhân vật qua đó đánh giá đúng giá trị tác phẩm.
Tiếp tục tích hợp rèn kĩ năng xây dựng nhân vật, xây dựng tình huống truyện cho văn bản tự sự có sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Ii/ chuẩn bị
Giáo viên cho hs vẽ tranh, có thể vẽ theo sgk hoặc có thể dùng trí tưởng tượng để vẽ.
Sưu tầm tư liệu thêm về nhà văn và một số tác phẩm của nhà văn Tâybannha này.
Iii/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1/ Oån định.
2/ Bài cũ. (5’)
Tóm tắt truyện Cô bé bán Diêm ?
Phân tích hoàn cảnh của cô bé?
Ý nghĩa của tác phẩm thông qua cái chết của cô bé?
Những ấn tượng của em sau khi học xong văn vản này?
3/ Bài mới.
Giới thiệu bài: 1’
Giáo viên cho hs hình dung đất nước Tây Ban Nha thời kỳ Phục Hưng. Trong đó nhấn mạnh đến chi tiết đất nước với những kỵ sĩ cưỡi ngựa.
Tiến trình bài học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
ĐL
NỘI DUNG 
Đọc chú thích và cho biết những nét chính về tác giả Xecvantec?
Ngoài các chi tiết trong sgk, gv có thể nệu thêm sơ bộ một số nét chính khác về tác giả như ông là một người có hoàn cảnh sống hết sức đặc biệt khó khắn vất vả: hai lần đi lính và hai lần vào tù.
Đoạn trích này được trích từ văn bản nào? Em đã biết những gì về tác phẩm này?
Tác phẩm ra đời trong thời kỳ nào của lịch sử Châu Âu?
Thế nào là thời kỳ phục hưng?
(thời kỳ sau trung cổ: tìm lại những giá trị tốt đẹp trước đó- bởi Châu âu thời trung cổ là một thời kỳ đen tối nhất gọi là thời kỳ của đêm trường nôlệ)
Giáo viên tóm tắt sơ lược toàn bộ tác phẩm cho hs hình dung. Sau đó đọc lại một lượt phần tóm tắt đầu văn bản.
Đọc đoạn trích và tìm hiểu các chú thích trong văn bản.
Cho hs thảo luận nhanh và liệt kê tất cả các chi tiết chính, msự việc chính diễn ra trong đoạn trích này, sau đó liên kết lại và tóm tắt đonạ trích.
Các sự việc chính:
Đôn thấy những chiếc cối xay gió trên cánh đồng. Anh ta nhận định đó là những tên không lồ do phù thủy biến thành. Và đôn quyết định lao vào đánh.
Xanchopanxa không nghĩ như thế và anh ta đã ra sức can ngăn hành động điên rồ của Đôn.
Cuộc chiến không cân sức, Đôn bị ngã ngựa, bị thương, gãy ngọn giáo tuy nhiên Đôn không hề thấy đau đớn tí nào.
Hai thầy trò tiếp tục cuộc hành trình của mình với những câu chuyện và quan điểm của mỗi người về cái đau.
Sau trân đánh, Đôn nhớ về tình nương không ngủ anh ta tiếp tục sửa lại ngọn giáo cho cuộc hành trình tiếp theo. Còn Xanchopanxa thì ăn no và ngủ say theo cách sống của mình.
Sáng hôm sau. Hai thầy trò lại tiếp tục lên đường.
Đọc xong đoận trích, em thấy tác giả đã sử dụng biện páhp nghệ thuật chính nào? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
Lí do gì khiến đônkihôtê muốn trở thành hiệp sĩ?
Cách nghĩ và cách làm của dôn khiến em suy nghĩ gì?
Đôn có nguồn gốc xuất thân như thế nào?
Ngoại hình của y?
Và Xanchopanxa thì thế nào?
Các vật dụng mang theo của đôn và của giám mã?
Điều đó khiến em có ý nghĩ gì về hai nhân vật này?
Đôn mang theo giáo khiên, trong khi đó Xancho lại manh theo túithứ ăn?
Lí tưởng sống của hai người?
Tính cách của họ?
Việc Đon xem các cối xay gió là những tên khổng lồ và lao vào đánh cho thấy hành động của đôn là hành động như thế nào?
Vì sao Xancho lại khuyên can hành động này của Đôn?
Đôn có thể đau đến xổ cả ruột gan ra nhưng không kêu đau, trong khi đó thì Xancho có thể kêu đau khi chỉ một cái gai nhỏ đâm vào? Vì sao lại có sự khác biệt này?
Thực ra là Đôn cũng rất đau, nhưng Y không kêu đau. Vì sao?
Việc đôn thức trắng đêm nghĩ về nàng Đuyxinea và lắp lại ngọn giáo khiến em có suy nghĩ gì về nhân vật này?
Đó là chi tiết đáng khen hay đáng chê?
Việc Xancho cầm bình rượu lên và thấy nhẹ, Y lo lắng. Cho ta biết thêm gì về anh ta?
Nói tóm lại, Đôn đáng khen ở những điểm nào? Và điềm đáng chê trách? Ngược lại, Xancho lại có những điểm đáng chê nhưng không phải hoàn toàn xấu, đâu là điểm đáng khen trong Xancho panxa?
10’
15’
2’
5’
45’
I/ Tìm hiểu chung.
1/ Tác giả:
(Sgk)
2/ đoạn trích:
Trích từ tiểu thuyết “Đônkihote”.
II/ Đọc hiểu văn bản.
1/ Đọc và tìm hiểu chú thích.
2/ thể loại:
Tiểu thuyết.
3/ Bố cục (Chia đoạn theo nội dung đoạn trích)
(có thể chia thành 3 đoạn)
- Đônkihoté đánh nhau với cối xay gió.
- Hậu quả của việc đánh nhau.
- Quan điểm về việc ăn ngủ của hai người.
4/ Phân tích văn bản.
ĐĐ
Đônkihôtê
Xanchopanxa
Xuất thân
Quý tộc nghèo
Nông dân
Hình dáng
Cao lênh khênh, gầy gò.
Mập, lùn.
Vật dụng
Giáo, khiên,
Túi thức ăn
Mục đích sống
Làm hiệp sĩ lang thang, diệt trừ cái ác, cứu người lương thiện.
Làm giám mã, theo hầu Đôn để mong có chiến lợi phẩm.
Tính cách 
Không nề khó, trọng danh dự, luôn nghĩ đến việc chung.
Thật thà, tư lợi.
Suy nghĩ 
Aûo tưởng, hão huyền, thiếu thực tế, dẫn đến hành động điên rồ.
Tỉnh táo thực tế.
à 
Có lí tưởng cao đẹp nhưng thiếu thực tế nên hành động nực cười. Đon trở thành con người đáng trách mà đáng thương.
Sống thực tế quá mức trở thành thực dụng tầm thường.
Tác giả sử dụng nghệ thuật đối lập tạo nên cặp nhân vật tương phản về mọi mặt.
 Luyện tập: 5’
Lập luận đề người đọc, người nghe hiểu rằng Đôn ki hô tê có chỗ đáng thương nhưng cũng có chỗ đáng trách?
(yêu cầu Hs lập luận bằng hệ thống luận điểm khái quát và trình bày bằng miệng.)
Suy nghĩ của em khi hai nhân vật này là một *(nhập hai nhân vật này thành một con người)
4/ Hướng dẫn về nhà 2’
 Học bài, đọc lạ toàn văn bản.
Kể lại câu chuyện có sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biễu cảm?
*********************
Tuần 7.	Tiết 27	 
Tiếng việt TÌNH THÁI TỪ
i/ mục tiêu cần đạt.
Giúp hs:
Hiểu được thế nào là tình thái từ.
Biết vận dụng và sử dụng tình thái từ trong các tình huống gia tiếp hợp lí.
Rèn kĩ năng và ý thức lựa chọn sử dung5 từ trong giao tiếp và trong quá trình tạo lập văn bản.
Ii/ chuẩn bị
Gv: chuẩn bị bảng phụ.
Hs chuẩn bị bài ở nhà.
Iii/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1/ Oån định.
2/ Bài cũ.5’
Thế nào là thán từ? Cho ví dụ?
Thế nào là trợ từ, nêu một số trợ từ có trong Tiếng Việt và đặt câu với các trợ từ đó.
Cho các từ sau: Những, có, chính, ngay. Hãy dùng các từ này đặt câu với yêu cầu: mỗi từ đặt hai câu trong đó một câu sử dụng các từ này là lượng ừ, tính từ động từ một câu sử sụng với vai trò là trợ từ
Mẫu: Những cậu học sinh đang học bải à Từ Những Lượng từ
Học sinh lớp 8 có những hai tiết thể dục trong tuần à Những – Trợ từ.
(tương tự viết tiếp)
3/ Bài mới.
Giới thiệu bài: 1’
Giáo viên nêu ra thực tế giao tiếp của học sinh hiện nay, từ đó dẫn dắt các em đến các cách giao tiếp hợp lí, 
Tiến trình bài học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
ĐL
NỘI DUNG CHÍNH.
Bảng phụ
So sánh hai cách diễn đạt:
	(a)	 (b)
a/ mẹ đi làm rồi (Mẹ đi làm rồi à?)
b/ Con nín (Con nín đi!)
c/ Em chào cô (Em chào cô ạ!)
bông hoa đẹp (bông hoa đẹp thay!)
thảo luận:
các cặp câu có sự khác nhau không, khác như thế nào?
Phân tích sự khác nhau đó và rút ra kết luận?
Gợi ý: các từ À, đi, ạ, thay được thêm vào câu và các từ này lần lượt đóng vai trò gì? 
Nếu các từ đó được bỏ đi thì kiểu câu của cột a và cột b có thay đổi không?
à các từ À, đi, ạ, thay được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán gọi là tình thái từ.
Tìm các tình thái từ khác dùng để:
Tạo câu nghi vấn?
Tạo câu cầu khiến? (gợi ý: nhớ lại các phó từ cầu khiến đã học ở lớp 6)
Tạo câu cảm thán? Hoặc bộc lộ sắc thái tình cảm?
So sánh hai cách diễn đạt sau đây và cho biết chúng ta có nên sử dụng tình thái từ trong giao tiếp không, vì sao?
a/ Chào thầy.
a1/ Chào thầy ạ!
Cần sử dụng tình thái từ phù hợp trong các tình huống giao tiếp
Đọc các ghi nhớ trong sgk
Bài tập: đọc bài tập 1 và cho biết trong các câu, câu nào chứa tình thái từ?
Bài 2:
Đọc và phân tích ý nghĩa của các tình thái từ có trong các câu.
Bài tập 3:
Gv cho hs lần lượt đặt câu, các hs khá sửa và nhận xét:
Chủ yếu xét về mặt dùng từ đúng hay sai (tránh nhầm lẫn giũa tình thái từ với động từ, tính từ)
12’
10’
15’
I/ Chức năng của tình thái từ.
Vd: bảng phụ.
a/ Từ à được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn. (còn có các từ ư, hả, hử, chăng, chứ)
ví dụ: bài này mà khó ư?
b/ Từ đi được thêm vào câu để tạo câu cầu khiến (còn có các từ: nào, thôi, với, nào)
ví dụ: thôi không chơi nữa!
c/ Từ ạ được thêm vào câu để biểu thị sắc thái tình cảm (còn có các từ nhé, nhỉ, cơ mà)
ví dụ: Cậu làm bài tập này cùng mình nhé!
d/ Từ thay được đưa vào câu để tạo câu cảm thán (còn có các từ: sao)
vd: Thương sao cô bé.
à Tình thái từ (sgk)
II/ Sử dụng tình thái từ.
Ví dụ: 
a/ Chào thầy.
a1/ Chào thầy ạ!
(sgk)
III/ Luyện tập
Bài 1:
Các câu chứa tình thái từ:
(b, c, e, i)
Bài 2:
Câu a: từ chứ: tình thái từ nghi vấn, điều muốn hỏi gần như đã được khẳng định.
Câu b: từ chứ : tình thái từ nhấn mạnh sự thâït hiển nhiên.
Câu c. từ ư: TTT nghi vấn, băn khoăn, chưa chắc chắn.
Câu d., từ nhỉ thân mật.
Câu e. từ nhé thân mật, có ít nhiều sự cầu khi ... óm.
Yêu cầu hs trình bày được khái quát các ý cơ bản như bên.
Bài 2:
Kể sáng tạo: định hướng:
Không kể theo cách có sẵn mà kể theo sự tưởng tượng của bản thân.
Sau khi kể phải lí giải được tại sao em lại chọn cách kết thúc đó.
Phần này do hs tự bộc lộ.
Giáo viên cần định hướng nếu hs không có những sự tưởng tượng phù hợp.
20’
17’
I/ Dàn ý của bài văn tự sự.
1/ Phân tích mẫu:
Văn bản “Món quà sinh nhật”
MB: nêu hoàn cảnh xẩy ra câu chuyện.
TB: diễn biến câu chuyện:
Người bạn thân nhất chưa tới dự sinh nhật.
Khi buổi tiệc sắp tàn thì người bạn thân đó –Trinh mới tới.
Kỹ niệm với Trinh được hồi tưởng lại.
Món quá bất ngờ mà Trinh mang tới gắn với sự hồi tưởng về kỹ niệm đó.
KB: Kết thúc buổi tiệc sinh nhật. Suy nghĩ của người trong cuộc (người nghe, ngưởi kể).
2/ Dàn ý của bài văn tự sự.
(sgk)
II/ Luyện tập
Bài tập 1:
Từ văn bản Cô bé bán diêm hãy tìm các ý chính và sắp xếp chúng lại thành một dàn ý hoàn chỉnh?
a. MB: Giới thiệu khung cảnh xung quanh, thồi gian, không gian, nhân vật, việc làm của nhân vât. 
b. TB: Diễn biến truyện:
-Trời lạnh, không bán được diêm, cô bé ngồi nép vào giũa hai bức tường và không muốn về nhà.
-Cô bé lần lượt quẹt những que diêm để sưởi ấm và sau mỗi que diêm cháy thì các mộng tưởng lần lượt hiện ra.
-Lò sưởi
-Bàn ăn
-Cây thông
-Người bà
-Bé xin được đi theo cùng bà về chầu Thượng Đế.
c. KB: Sáng hôm sau, cô bé đã qua đời; mọi người ra đường nhìn thấy bên cô bé có những que diêm cháy dở.
 4/ Hướng dẫn về nhà:2’
Về nhà hãy kể lại truyện cô bé bán diêm theo một trong các lựa chọn sau:
1/ Lựa chọn ngôi kể: ngôi thứ nhất số ít (tôi – cô bé)
2/ Kể lại truyện với một ngôi kẻ khác (không phải là tác giả – đó là mình _ ngôi thứ 3 – mình là một nhân vật chứng kiến).
3/ Kể theo cách của tác giả nhưng thay đổi hoặc thêm các chi tiết miêu tả, thay đổi phần kết.
Chuẩn bị bài: Hai cây phong
*****************************
Kí duyệt của tổ trưởng
13/10/2008
Nguyễn Chí Khang
Tuần 9 	 Tiết 33 & 34 
Văn bản HAI CÂY PHONG
	- Aimatôp - 
i/ mục tiêu cần đạt.
Giúp hs:
Phát hiện trong đoạn trích có hai mạch kể lồng vào nhau, nghệ thuật miêu tả đậm chất hội họa.
Hiểu được nguyên nhân gây xúc động của nhân vật khi nói tới hai cây phong.
Thấy được ngôn ngữ trong đoạn trích giản dị nhưng hàm ý của nội dung truyên lại rất sâu sắc.
Ii/ chuẩn bị
Giáo viên giới thiệu cho hs một vài nét tiêu biểu về tác giả và tác phẩm cây thông non trùm khăn đỏ.người thầy đầu tiên.
Iii/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1/ Oån định.
2/ Bài cũ.5’
Tóm tắt đoạn trích “chiếc là cuối cùng”?
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Giônxi?
Truyện có các tình huống truyện bất ngờ, hãy chỉ ra và phân tích? Vì sao có thể xem chiếc là của cụ Bơ - men là một kiệt tác nghệ thuật?
3/ Bài mới.
Giới thiệu bài:1’
Giáo viên giới thiệu cho hs hình dung vài nét về vùng Cưrogustan.
Tiến trình bài học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Đl
NỘI DUNG 
Đọc chú thích * và nêu các nét chính về tác giả?
Đoạn trích này trích từ văn bản nào?
Em biết gì về tác phẩm này?
Đọc phần giới thiệu về tác phẩm và tóm tắt sơ lược.
Xác định thể loại của văn bản?
Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Tìm sự khác biệt về ngôi kể trong văn bản này?
(kể với hai ngôi: thứ nhất số ít và thứ nhất số nhiều).
Ơû mỗi ngôi kể gắn với ai?
(tôi- người họa sĩ, chúng tôi – tôi và bọn trẻ, là những hồi ức)
Cho biết hai cây phong đã rất gắn bó với bọn trẻ trong làng Kukurêu như thế nào?
Hai cây phong đã gắm với những kỹ niệm tuổi thơ nào?
Điều gì đã khiến bọn trẻ ngây ngất khi trèo lên cây?
Đọc đoạn: “đất rộng xa thẳm kia” cho biết khi đọc xong đoạn này em cảm nhận được điều gì?
Bọn trẻ nhận được những gì từ hai cây phong?
Tác giả đã miêu tả đoạn văn này với biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật này?
Đọc lại đoạn đầu văn bản và cho biết:
Hai cây phong như những ngọn hải đăng trên núi, điều này khiến em liên tưởng gì? nghĩa thực là gì ngoài ra có nghĩa hàm ẩn không? (lưu ý là hai cây phong này do thầy Đuysen trồng- đây là người thầy đem ánh sáng (cả hai mặt) về cho làng Kuku rêu)
Hải đăng là gì?
So sánh này có gì đặc biệt?
Khi nói tới hai cây phong, tác giả như đang nói tới những con người, đều đó theo em thế nào?
Điều gì dã khiến Người họa sĩ nhắc tới hai cây phong nhiều như vậy? Tác giả nhớ nó như vậy?
Thử thay thế vai người trồng hai cây phong để trả lời các câu hỏi phần cuối văn bản: người trồng nó là ai, đã ước mơ gì khi trồng chúng?
Luyện tập:
Thử đóng vai hai cây phong để tự thuật về mình?
Lưu ý: hai cây phong do ai trồng? Ơû đâu? Người trồng nó có vai trò gì với làng Kukurêu và đặc biệt là bọn trẻ trong làng?
10’
15’
1’
10’
5’
40’
I/ Tìm hiểu chung.
Tác giả: (sgk)
Tác phẩm: trích từ tác phẩm truyện ngắn “Người thầy đầu tiên”
II/ Đọc hiểu văn bản.
1/ Đọc và tìm hiểu chú thích.
2/ Thể loại: truyện ngắn
3/ Tóm tắt đoạn trích.
4/ Ngôi kể – Đặc điểm nổi bật:
Truyện đựơc kể hai ngôi: 
Ngôi thứ nhất số ít: tôi –họa sĩ.
Ngôi thứ nhất số nhiều – Chúng tôi –những kí ức được hồi tưởng.
5/ Phân tích.
*Hai cây phong luôn trong tâm tưởng nhân vật tôi.
Với tuổi thơ:
Hai cây phong đã rất gắn bó với tuổi thơ của những đứa trẻ trong làng.
Cũng từ hai cây phong, bọn trẻ đã nhìn ra thế giới, khám phá thế giới, mở rộng tầm mắt, thay đổi nhận thức.
Hai cây phong là hình ảnh trong sáng, gần gũi thân thuộc.
Lúc đã lớn khôn:
Hai cây phong đuợc so sánh với những ngọn hải đăng ở trên núi: à đó là tín hiệu dẫn đường (dẫn đường theo nghĩa thực: dẫn người đi xa biết đường về làng; nghĩa hàm ẩn: dẫn dắt người Kukurêu đi theo con dường sáng, con đường cách mạng, con đường tri thức.)
Hai cây phong gắm với nhiều kỹ niệm của nhân vật Tôi và điều đặc biệt bởi lẽ hai cây phong do Người thầy đầu tiên đã trồng chúng.
Đọc ghi nhớ (sgk)
 4/ Hướng dẫn về nhà:3’
Học bài, đọc lại văn bản.
Làm tiếp bài tập phần luyện tập vào vở bài tập thành một văn bản hoàn chỉnh.
Chuẩn bị bài viết số 2.
**************************
Tuần 9 	 Tiết 35 & 36 
Tập làm văn BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 2
i/ mục tiêu cần đạt.
Qua bài viết, giáo viên có thể đánh giá được:
Năng lực tạo lập văn bản của học sinh.
Các kỹ năng cần thiết khi tạo lập văn bản: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, bố cục; 
Đánh giá được năng lực sử dung các phương thức kết hợp (miêu tả và biểu cảm)trong văn bản tự sự.
Từ đó:
Đánh giá đúng năng lực học sinh, kết quả học tập, tiếp thu, vận dụng, sáng tạo của học sinh.
Ii/ chuẩn bị
Dăn dò hs chuẩn bị ở nhà bằng cách ôn tập lại hệ thống lí thuyết vè tạo lập văn bản, các kỹ năng về văn bản tự sự và nâng cao hơn là văn bản tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Iii/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1/ Oån định.
2/ Đề bài:
Kể lại một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô (bố mẹ) buồn.
3/ Yêu cầu bài viết và thang đánh giá:
Bài viết đúng phương thức biểu đạt ( tự sự): phải có các yếu tố như nhân vật, sự việc, thời gian, không gian, diễn biến, kết quả. (1)
Có bố cục rõ ràng, mạch lạc và hợp lí: các phần MB, TB, KB đúng chức năng của nó.
Liên kết chặt chẽ, hợp logic, mạch truyện xuyên suốt; chủ đề tập trung. (2)
Nhân vật có đường nét (có miêu tả), có thể hiện cảm xúc (biểu cảm). (3)
Nguyên nhân, diễn biến, kết quả phải phù hợp, nội dung có tính giáo dục. (4)
Không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. (5)
Ưu tiên truyện có tính chân thực, không hình thức, không theo lối mòn văn mẫu, viết có cảm xúc và cảm xúc chân thực, ngoài kể chuyện lôi cuốn thì còn khơi gợi được tình cảm cảm xúc nơi người đọc. (6)
Thang đánh giá:
Bài viết đạt điểm giỏi (9, 10) nếu đạt các yêu cầu trên.
Điểm khá (6,5 đến 8) nếu đạt các yêu cầu trên, tuy nhiên mức độ chưa cao.
Bài điểm TB (5 đến 6,4) nếu đạt các yêu cầu (1),(2)(4). Có sai một số lỗi dùng từ đặt câu nhưng mức độ không nghiêm trọng.
Bài điểm yếu ( 3,5 đến 4,9) đạt yêu cầu (1) nhưng còn mắc một số khuyết điểm.
Bài điểm kém: không đạt các yêu cầu trên.
4/ Bố cục bài viết cần đạt:
a. MB: Giới thiệu nhân vật, thời gian, không gian, sự việc. Nguyên nhân sự việc.
b. TB: Diễn biến của sự việc.
Lỗi nhân vật mắc phải là gì? nguyên nhân do đâu, lúc nào? Mức độ, tính chất của sự việc ( có nghiêm trọng hay không?
Sau khi thấy mình mắc lỗi thì: 
	Bản thân mình đã có cách cư xử, thái độ như thế nào đối với chính mình? (ví dụ như hối hận, cảm giác mắc lỗi luôn khiến mình trăn trở, day dứt hay vẫn vô tư không lo nghĩ.?
	Người thân (thầy cô, bố mẹ) có thái độ và cách cư xử như thế nào đối với lỗi mình gây ra? (thái độ, cử chỉ, nét mặt, hành động,.)
	Hậu quả do lỗi mình gây ra như thế nào? 
	Sự việc được giải quyết như thế nào? ( em nhận lỗi và tỏ ra hối hận thực sự hay em bị phạt do không biết nhận lỗi, 
c. KB: kết quả (hậu quả) hay những suy nghĩ của người trong cuộc, hoặc bài học cho bản thân nhân vật.
( bố cục mang tính khái quát, gv có thể chấp nhận những sáng tạo của học sinh, song vẫn đánh giá sự hợp lí, đúng tính chất kiểu bài).
5/ Hướng dẫn về nhà.
Oân lại kiến thức tổng hợp về văn bản tự sự.
Chuẩn bị bài nói quá.
*************************
Kí duyệt của tổ trưởng
20/10/2008
Nguyễn Chí Khang 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan.7+8+9.doc