I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức : Kiểm tra nhận thức của học sinh về văn tự sự, văn thơ hiện đại đã học. Kết hợp kiểm tra trắc nghiệm ngắn gọn và tự luận viết đoạn văn ngắn.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm cho học sinh
3. Thái độ: Nghiêm túc khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ GV : Chuẩn bị đề trắc nghiệm + tự luận. HS : Chuẩn bị kiến thức làm bài.
III TIẾN TRINH LÊN LỚP :
1. Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc hs chuẩn bị giấy
3.Bài mới : GV giới thiệu bài mới.
IV. ĐỀ BÀI KIỂM TRA:Phát đề kiểm tra
V. CỦNG CỐ DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
TUẦN 26 TIẾT 97 KIỂM TRA VĂN Ngày soạn: 2402/2013 Ngày dạy : 25/02/2013 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức : Kiểm tra nhận thức của học sinh về văn tự sự, văn thơ hiện đại đã học. Kết hợp kiểm tra trắc nghiệm ngắn gọn và tự luận viết đoạn văn ngắn. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm cho học sinh 3. Thái độ: Nghiêm túc khi làm bài. II. CHUẨN BỊ GV : Chuẩn bị đề trắc nghiệm + tự luận. HS : Chuẩn bị kiến thức làm bài. III TIẾN TRINH LÊN LỚP : 1. Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc hs chuẩn bị giấy 3.Bài mới : GV giới thiệu bài mới. IV. ĐỀ BÀI KIỂM TRA:Phát đề kiểm tra V. CỦNG CỐ DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Chuẩn bị bài : '' Lượm, Mưa, Hoán dụ'' ************************************************** MA TRẬN Mức độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số TN TN TL TN TL TN TL Bài học đường đời đầu tiên Số câu Số điểm Tỉ lệ % (C1-I) 1 0,5 5 Buổi học cuối cùng Số câu Số điểm Tỉ lệ % (C2- I) 1 0,5 5 Bức tranh của em gái tôi Số câu Số điểm Tỉ lệ % (C3-I) (C2-II) 02 4,5 45 Vượt thác/Đêm nay Bác không ngủ Số câu Số điểm Tỉ lệ % (C4-I) (C1-II) 02 3,5 35 Tổng hợp 3 bài Số câu Số điểm Tỉ lệ % (C5-I) 01 0,5 5 Sông nước Cà Mau Số câu Số điểm Tỉ lệ % (C6-I) 01 0,5 5 Số câu Số điểm Tỉ lệ % 2 1 10 2 1 10 2 1 10 2 7 70 08 10 100 ĐÁP ÁN I. Phần trắc nghiệm(3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án b a d d b b II. Phần tự luận (7 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 - Học sinh chép đúng đủ 2 khổ thơ 1 1. Nghệ thuật : -Lựa chọn, sử dụng thể thơ năm chữ, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm. -Lựa chọn, sử dụng lời thơ giản dị, có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm tự nhiên ,chân thành. -Sử dụng từ láy tạo giấ trị gợi hình và biểu cảm, khác họa hình ảnh cao đẹp về Bác Hồ kính yêu. 2. Ý nghĩa văn bản : Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân, tình cảm kính yêu cảm phục của bộ đội, của nhân dân đối với Bác. 2 Câu 2 Học sinh viết được đoạn văn trình bày được diễn biến tâm trạng của Phrăng: - Ngạc nhiên trước buổi học cuối cùng vì mọi thứ thay đổi. - Khi biết đó là buổi học cuối cùng : Thấy choáng váng và giận mình không chăm học - Đau lòng khi phải rời xa sách vở - Thương thầy - Chăm chú nghe giảng buổi học cuối cùng. 4 PHÒNG GD& ĐT KRÔNG PA TRƯỜNG THCS LỂ HỒNG PHONG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài : 45phút (Không tính thời gian phát đề) Họ và tên..................................................Lớp.................... Điểm Lời phê của thầy giáo I. TRẮC NGHIỆM: ( 3đ) Đọc kỹ các câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn ý đúng nhất: Câu 1 : “ Bài học đường đời đầu tiên” là sáng tác của nhà văn nào ? a. Tạ Duy Anh b. Tô Hoài c. Đoàn Giỏi d. Minh Huệ Câu 2 : Nhân vật chính trong “ Buổi học cuối cùng” là ai ? a. Phrăng b. Cụ già Hô – de c. Thầy Ha – men d. Cả a và b Câu 3 : Đứng trước bức tranh đoạt giải nhất của em gái, người anh có tâm trạng gì ? a. Khó chịu, ghen tức. b. Ngại ngùng, hãnh diện. c. Bất ngờ, vui mừng . d. Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ, ăn năn, hối hận. Câu 4 : Nhận xét nào nêu đúng về đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả đoạn trích “ Vượt thác” ? . a. Làm rõ cảnh thiên nhiên hai bên bờ sông. b. Khái quát được sự huyền ảo và êm dịu của dòng sông. c. Làm nổi bật hình ảnh con người trong tư thế lao động. d. Phối hợp tả cảnh thiên nhiên với hoạt động của con người. Câu 5: Truyện “ Buổi học cuối cùng”, “ Bức tranh của em gái tôi” và “ Bài học đường đời đầu tiên” có điểm gì chung gì về cách kể chuyện ? a. Kể theo trình tự không gian. c. Dùng phép so sánh, nhân hoá. b. Ngôi kể thứ nhất. d. Không theo thứ tự nào? Câu 6 : Chi tiết nào không thể hiện được sự hùng vĩ của sông nước Cà mau ? a. Sông rộng hơn ngàn thước c. Nước ầm ầm đổ ra biển b. Hai bên bờ mọc toàn những cây mái giầm d. Rừng đước dựng lên cao ngất II/ TỰ LUẬN ( 7đ ) Câu 1: ( 3 điểm) Chép thuộc lòng 2 khổ thơ đầu của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”(Minh Huệ ). ( 1đ) ?Nêu Nghệ thuật, Ý nghĩa của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”(Minh Huệ )( 2đ) Câu 2: (4 đ )Viết đoạn văn ngắn (từ 8-10 dòng) tả lại diễn biến tâm trạng của nhân vật Phrăng khi đến buổi học cuối cùng. TUẦN 26 TIẾT 98+99 Văn bản LƯỢM Ngày soạn : 24/02/2013 ( Tố Hữu ) Ngày dạy : 25/02/2013 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM : MƯA I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Hiểu và cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Lượm. - Hiểu đươc những nét đặc sắc trong nghệ thuật của bài thơ. - Cảm phục trước sự hi sinh anh dũng của Lượm. II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức: - Vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng và í nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật Lượm. - Tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả dành cho nhân vật Lượm. - Các chi tiết miêu tả trong bài thơ, và tác dụng của các chi tiết miêu tả đó. - Nét đặc sắc trong nghệ thuật tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc. 2. Kĩ năng : - Đọc diễn cảm bài thơ, ( bài thơ tự sự được viết theo thể thơ 4 chữ có sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm và xen lời đối thoại). - Đọc- hiểu bài thơ có kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm. - Phát hiện và phân tích í nghĩa của các từ láy, hình ảnh hoán dụ và những lời đối thoại trong bài thơ. 3. Thái độ Nghiêm túc trong giờ học. III. PHƯƠNG PHÁP. Vấn đáp, thảo luận. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Em hãy nêu nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản ''Đêm nay Bác không ngủ'' Đáp án và biểu điểm. Câu Đáp án Điểm Câu 1 1. Nghệ thuật : -Lựa chọn, sử dụng thể thơ năm chữ, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm. -Lựa chọn, sử dụng lời thơ giản dị, có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm tự nhiên ,chân thành. -Sử dụng từ láy tạo giấ trị gợi hình và biểu cảm, khác họa hình ảnh cao đẹp về Bác Hồ kính yêu. 5đ 2. Ý nghĩa văn bản : Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân, tình cảm kính yêu cảm phục của bộ đội, của nhân dân đối với Bác. 5 đ 3. Bài mới : Giới thiệu : Thiếu nhi Việt Nam, trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, tiếp bước cha anh, người nhỏ chí lớn, trung dũng kiên cường mà vẫn hồn nhiên vui tươi. Lượm là một trong những em bé – đồng chí nhỏ như thế. Hôm nay, các em sẽ tìm hiểu bài thơ ‘Lượm” của nhà thơ Tố Hữu. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm, thể loại. ? Dựa vào bài soạn ở nhà em hãy cho biết đôi nét về tác giả ? ? Nêu xuất xứ của tác phẩm ? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, chốt Tìm hiểu chung. - Giáo viên đọc bài thơ – Học sinh đọc . - Học sinh tìm hiểu phần chú thích . - Học sinh đọc phần chú thích mục dấu sao ? Nêu hiểu biết của em về nhà thơ ? ? Nêu xuất xứ của bài thơ ? ? Em hãy xác định bố cục bài thơ ?. * Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản. ? Văn bản là một bài thơ kết hợp miêu tả + tự sự em hãy cho biết nhận vật trong bài thơ là ai ? HS: Thảo luận trình bày ? Nhân vật nào được miêu tả ? Nhân vật nào tự biểu hiện cảm nghĩ của mình ? ? Chuyện hai chú cháu được kể qua các thời điểm nào ? Học sinh đọc 5 khổ thơ đầu . ? Hình ảnh Lượm được miêu tả qua các chi tiết nào ? về hình dáng ? Về trang phục ? Về cử chỉ ? Về lời nói ? HS: Thảo luận trình bày ? Em thích nhất chi tiết nào ? Vì sao ? ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả nhân vật Lượm ? ? Những lời thơ nào miêu tả Lượm làm nhiệm vụ ? ? Luợm là một chú bé có đặc điểm gì ? Theo em, lời thơ nào gây ấn tượng mạnh nhất cho người đọc ? ? Cái chét của Lượm được miêu tả qua các chi tiết nào ? ? Cái chết có đổ máu, nhưng lại được miêu tả như một giấc ngủ bình yên của trẻ thơ giữa đồng quê thơm hương lúa. Các chết ấy gợi cho em những tình cảm và suy nghĩ gì ? ? Trong bài thơ, tác giả đã thay đổi cách gọi Lượm như thế nào ? Các gọi ấy bộc lộ tình cảm và thái độ gì của tác giả đối với Lượm? ? Trong bài thơ, có những câu thơ được cấu tạo đặc biệt ? Hãy tìm những câu thơ ấy ? Nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm xúc ? ? Những lời thơ cuối cùng lặp lại những lời thơ mở đầu . Theo em điều đó có ý nghĩa gì trong việc biểu hiện cảm nghĩa của nhà thơ ? * HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tổng kết. Học sinh thảo luận theo nhóm : ? Nêu nội dung và ý nghĩa của bài thơ? ? Nghệ thuật sử dụng trong bài thơ là gì? I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, là nhà cách mạng và nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam. 2.Tác phẩm Viết năm 1949 trong cuộc kháng chiến chống Pháp 3. Thể loại: II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1. Đọc tìm hiểu từ khó/sgk 2. Tìm hiểu văn bản. a. Bố cục: b. Phân tích. b1. Hình ảnh Lượm : * Trong cuộc gặp gỡ tình cờ với nhà thơ . + Hình dáng : nhỏ nhắn . + Trang phục : gọn gàng, duyên dáng + Cử chỉ : nhanh nhẹn, hồn nhiên, vui tươi . + Lời nói : tự nhiên, chân thật . Sự quan sát trực tiếp, dùng nhiều từ láy gợi hình ảnh Lượm, một chú bé hồn nhiên, nhanh nhẹn, yêu đời . * Trong khi làm nhiệm vụ và hy sinh . + Bỏ thư : Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Miêu tả chính xác hành động dũng cảm của Lượm và sự ác liệt của chiến tranh . + Cháu nằm trên lúa / tay nắm chặt bông/ hồn bay .. -> một cái chết dũng cảm nhưng nhẹ nhàng, thanh thản, hình ảnh đẹp đẽ của Lượm còn sống Mãi với quê hương. b2. Tình cảm của nhà thơ : - Các xưng hô : cháu, chú bé vừa thân tình, vừa trân trọng . - Cảm xúc của nhà thơ khi nghe tin Lượm hy sinh : nghẹn ngào, đau xót . - Lời thơ cuối lặp lại lời thơ đầu => Lượm sống mãi trong tâm trí nhà thơ và với quê hương đất nước . III. TỔNG KẾT 1.Nội dung: - Hình tượng chú bé lượm trong kỉ niệm của tác giả: hồn nhiên, vô tư, vui tươi, yêu đời, say mê mới công việc kháng chiến. - Câu chuyện cảm động về sự hy sinh anh dũng của Lượm. - Tâm trạng xúc động, nỗi đâu xót, ngẹn ngào của tác giả khi nghe tin Lượm hy sinh 2. Ngheä thuaät : - Sử dụng thể thơ bốn chữ, giàu chất dân gian, phù hợp với lối kể chuyện. - Sử dụng nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu. - Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: TS,MT,BC. - Cách ngắt dòng các câu thơ - Kết cấu đầu cuối tương ứng trong bài thơ khắc sâu hình ảnh của nhân vật làm nổi bật chủ đề tác phẩm : hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, vô tư, vui tươi, yêu đời hăng hái, dũng cảm sẻ sống mãi trong lòng tác giả, trong lòng chúng ta. 3. YÙ nghóa vaên baûn - Bài thơ khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, dũng cảm hy sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu. Đồng thời bài thơ thể hiện chân thật tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả dành cho chú bé lượm nói riêng và những em bé yêu nước nói chung. V.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, CỦNG CỐ, DĂN DÒ - Học thuộc bài thơ và tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác. - Soạn tiếp bài Hoán dụ ************************************************ MƯATự học có hướng dẫn (TrầnĐăngKhoa) Ngày soạn : 24/02/2013 Ngày dạy : 27/02/2013 I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu, cảm nhận được bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người được miêu tả trong bài thơ. - Hiểu được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ở bài thơ. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức - Nét đặc sắc của bài thơ: sự kết hợp giữa bức tranh thiên nhiên phong phú, sinh động trước và trong cơn mưa rào cùng tư thế lớn lao của con người trong cơn mưa. - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản. 2. Kỹ năng: - Bước đầu biết cách đọc diễn cảm bài thơ được viết theo thể thơ tự do. - Đọc - hiểu bài thơ có yếu tố miêu tả. - Nhận biết và phân tích được tác dụng của phép nhân hoá, ẩn dụ trong bài thơ. - Trình bày những suy nghĩ về thiên nhiên, con người nơi làng quê Việt Nam sau khi học xong văn bản. 3. Thái độ: Yêu thiên nhiên và con người lao động. III. CHUẨN BỊ: - Tích hợp với phần tập làm văn và Tiếng Việt đã học - Giáo viên : Giáo án, Tài liệu tham khảo.- Học sinh : Soạn bài IV. PHƯƠNG PHÁP Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm...... V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG : 1. ổn định : - Kiểm tra sĩ số . 2. Kiểm tra:Không kiểm tra 3. Bài mới : * Giới thiệu bài : Mưa rào mùa hạ là một hiện tượng thiên nhiên thường gặp ở làng quê Việt Nam . Từ “góc sân và khoảng trời” nhà mình – chú bé “ thần đồng” thơ ca Trần Đăng Khoa đả cảm nhận và miêu tả trận mưa rào về mùa hạ như thế nào ? Hôm nay các em sẽ tìm hiểu qua bài thơ “ Mưa” . HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG * Hoạt động 1: Tìm hiểu chung. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu tác giả ? tác phẩm ? Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản - Giáo viên hướng dẫn – học sinh tự tìm hiểu rút ra bài học ? Thể thơ ? Số tiếng trong từng câu ? Nhịp điệu ? Tác dụng ? Trình tự miêu tả cơn mưa trong bài thơ ? Cảnh dùng từ miêu tả ? ? Cảnh vật lúc trời sắp mưa được miêu tả như thế nào ? HS: Thảo luận nhóm trình bày ? Hình ảnh con người hiện lên như thế nào ? về tư thế và vẻ đẹp trước thiên nhiên ? Giáo viên hướng dẫn – học sinh tìm dẫn chứng ? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên. Học sinh thảo luận theo nhóm : ? Bài thơ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nêu nội dung và ý nghĩa của bài thơ? - Đại diện nhóm trả lời , đọc mục ghi nhớ . I.TÌM HIỂU CHUNG. 1. Đọc văn bản. 2. Tìm hiểu chú thích. a . Tác giả : SGK b .Tác phẩm : SGK II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1- Thể thơ : tự do , nhịp điệu nhanh . - Câu thơ ngắn, diễn tả nhịp điệu nhanh và mạnh theo từng đợt dồn dập của cơn mưa về mùa hạ . 2 - Cảnh vật lúc trời mưa : miêu tả qua hình dáng, động tác, hành động-> dùng phép nhân hoá, sự liên tưởng phong phú -> hình ảnh cơn mưa rào dồn dập, mạnh mẽ vào mùa hạ ở làng quê . 3 - Hình ảnh con người : vừa xong buổi cày trên đường về nhà trong cơn mưa rào . Vẻ đẹp, khoẻ của người nông dân trước hình ảnh thiên nhiên . 4. Tìm hiểu về nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên trong bài thơ . - Miêu tả : theo trình tự thời gian, không gian. - Sự tưởng tượng phong phú, mạnh mẽ, dùng phép nhân hóa => sự vật hiện lên sinh động III. TỔNG KẾT( ghi nhớ ) V.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, CỦNG CỐ, DĂN DÒ - Học thuộc bài thơ và tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác- Học bài – soạn “ Hoán dụ ‘ ************************************************ TUẦN 26 TIẾT 100: Tiếng Việt: HOÁN DỤ Ngày soạn : 24/02/2013 Ngày dạy : 27/02/2013 I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ.- Hiểu được tác dụng của hoán dụ. - Biết vận dụng kiến thức về hoán dụ vào việc đọc – hiểu văn bản và viết bài văn miêu tả. Lưu ý: Học sinh đã học về nhân hoá ở Tiểu học. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức- Khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ.- Tác dụng của phép hoán dụ. 2. Kỹ năng:- Nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép hoán dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.- Bước đầu tạo ra một số kiểu hoán dụ trong viết và nói. 3.Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu quý tiếng mẹ đẻ, yêu thích môn học. III.PHƯƠNG PHÁP :-Thuyết trình .-Vấn đáp giải thích , minh họa.-Phân tích , cắt nghĩa.- Thảo luận nhóm. IV.CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Soạn và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan . Hướng dẫn HS chuẩn bị bài 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. V.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ: : Câu 1: Ẩn dụ là gì ? Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp ? cho ví dụ cụ thể Đáp án và biểu điểm. Câu Đáp án Điểm Câu 1 AD là gọi tên SVHT này bằng tên SVHT khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. 4đ => AD về cách thức =>AD về hình thức => AD Chuyển đổi cảm giác => AD Phẩm chất => HS lấy được VD đúng cho 2 điểm 4 đ 2đ 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Cũng như ẩn dụ, hoán dụ cùng là một biện pháp chuyển đổi tên gọi của sự vật, hiện tượng dựa trên quan hệ gần gũi nhau nhằm tạo các sắc thái biểu cảm. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về phép tu từ này . HOẠT ĐÔNG CỦA GV - HS NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động I:TÌM HIỂU CHUNG Hoán dụ là gì? Học sinh đọc ví dụ ? Các từ in đậm dùng để chỉ ai ? Giữa “áo nâu” và “ áo xanh” là sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào ? Giữa nông dân và “ thị thành” với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào ? - Hãy nêu tác dụng của cách diễn đạt nào ? Hoán dụ là gì ? Học sinh đọc mục ghi nhớ ? Hoạt động II: Các kiểu hoán dụ Học sinh đọc ví dụ ? Học sinh đọc câu a : từ ngữ in đậm để chỉ ai ? Mối quan hệ giữa 2 sự vật . Ở ví dụ b ‘ một” và “ba” với số lượng mà nó biểu thị có quan hệ như thế nào ? “ Đổ máu” với hiện tượng mà nó biểu thị trong ví dụ có quan hệ như thế nào ? - Có những kiểu hoán dụ nào ? Hoạt động III: Luyện tập bài 1 ( Thảo luận nhóm ) GV chia lớp thành 4 nhóm làm 4 câu .thời gian 5 phút. Bài 2 .HS làm việc độc lập. Gọi HS đặt câu có sử dụng phép hoán dụ. GV đưa ra một số gợi ý : Đầu xanh-> tuổi trẻ Đầu bạc-> tuổi già Mày râu -> đàn ông Má hồng -> đàn bà. Bài 3 : I.TÌM HIỂU CHUNG 1. Hoán dụ là gì ? a.Ví dụ ( trang 82/sgk) Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên. Áo nâu : người nông dân Áo xanh : ngừơi công nhân Nông thôn : người sống ở nông thôn . Thị thành : người sống ở thành thị b. Tác dụng : Cách diễn đạt ngắn gọn, tăng tính hình ảnh và hàm súc. * Ghi nhớ : SGK II.CÁC KIỂU HOÁN DỤ 1. Ví dụ ( trang 83/sgk ) 2. Nhận xét a/ Bàn tay ta làm nên tất cả bàn tay -> người lao động (bộ phận ) ( toàn thể ) b/ Một -> số ít . ba -> số nhiều ( cụ thể) ( trừu tượng) c/ Đổ máu -> sự hi sinh mất mát của con người ( dấu hiệu) ( sự vật) d/ Vì sao ?Trái Đất nặng ân tình.Nhắc mái tên người HCM ( vật chứa đựng) ( vật bị chứa đựng ) * Ghi nhớ : SGK III. LUYỆN TẬP Bài 1 : Tìm các hoán dụ và chỉ ra các mối quan hệ trong mỗi hoán dụ : a. làng xóm- người nông dân (quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng) b. mười năm-thời gian trước mắt ; trăm năm -thời gian lâu dài (quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng ). c. áo chàm- người Việt Bắc ( quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật với sự vật ) Trái đất- loài người đang sống trên trái đát (quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng ) Bài 2 : So sánh giữa ẩn dụ và hoán dụ . Giống nhau : Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác . Khác nhau : + Ẩn dụ : Dựa vào mối quan hệ tương đồng ( qua so sánh ngầm ) + Hoán dụ : Dựa vào mối quan hệ tương cận ( gần gũi)đi đôi với nhau. -Ví dụ về ẩn dụ : Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ơi con sóng nhớ bờ ( chỉ người ) Ngày đêm không ngủ được. -Ví dụ về hoán dụ : Nhớ ông cụ mắt sáng ngời Aó nâu , túi vải đẹp tươi lạ thường. ( dấu hiệu-sự vật ) VI.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, CỦNG CỐ, DĂN DÒ - Hoán dụ là gì? Các kiểu hoán dụ ? - Về nhà viết đoạn văn miêu tả có sử dụng hoán dụ. - Chuẩn bị Trả bài TLV ở nhà “ Tập làm thơ 4 chữ”.Cô Tô, Hướng dẫn viết bài số 6 ************************************************
Tài liệu đính kèm: