Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 17 - Năm học 2007-2008 - Trương Thị Thanh Tuyền

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 17 - Năm học 2007-2008 - Trương Thị Thanh Tuyền

I. Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh hiểu và cảm phục phẩm chất vô cùng cao đẹp của một bậc lương y chân chính, chẳng những đã giỏi về nghề nghiệp mà quan trọng hơn là có lòng nhân đức, thương xót và đặt sinh mạng của đám con đỏ (người dân thường) lúc ốm đau lên trên tất cả. Mặt khác, cũng hiểu thêm cách viết truyện gần với cách viết kí, viết sử ở thời trung đại.

II. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài của học sinh

2. Giới thiệu: (Trực tiếp):

 

doc 5 trang Người đăng vanady Lượt xem 1101Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 17 - Năm học 2007-2008 - Trương Thị Thanh Tuyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Tiết 65: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
Tiết 66: Trả bài TLV số 3
Tiết 67, 68: Kiểm tra tổng hợp HKI
Ngày soạn : 14/12/08
Tiết 65
THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG
I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh hiểu và cảm phục phẩm chất vô cùng cao đẹp của một bậc lương y chân chính, chẳng những đã giỏi về nghề nghiệp mà quan trọng hơn là có lòng nhân đức, thương xót và đặt sinh mạng của đám con đỏ (người dân thường) lúc ốm đau lên trên tất cả. Mặt khác, cũng hiểu thêm cách viết truyện gần với cách viết kí, viết sử ở thời trung đại.
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ: 	Kiểm tra việc soạn bài của học sinh
2. Giới thiệu: (Trực tiếp):	
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của GV
Ghi bảng
 HĐ 1: HS đọc diễn cảm
 GV: Em hãy cho biết sơ lược về tác giả và hoàn cảnh sáng tác truyện.
 HS: Trả lời theo chú thích dấu sao (*) SGK Tr163
 GV: Chủ đề của truyện là gì?
 HS: Nêu cao tấm lòng y đức của bậc lương y
I. Giới thiệu truyện:
 - Truyện trung đại Việt Nam
 - Chủ đề: Nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính
 - Tác giả: Hồ Nguyên Trừng (1374 – 1446)
 - Viết vào khoảng nửa đầu thế kỉ XV
 Truyện có thể chia làm mấy đoạn? (3 đoạn)
 Đoạn 1: Từ đầu đến trọng vọng. Giới thiệu tung tích chức vụ công đức của bậc lương y.
 Đoạn 2: Tiếp theo đến mong mõi: Một tình huống gay cấn mà qua đó y đức của bậc lương y được thử thách và bộc lộ rõ nét nhất, cao đẹp nhất.
 Đoạn 3: Phần còn lại: Hạnh phúc của bậc lương y theo luật nhân quả.
II. Phân tích:
 HĐ 2: HS: Kể lại các chi tiết thuộc về hành động theo y đức của vị thái y. (Chữa bệnh cho người nghèo khổ, cứu sống hơn ngàn người trong nhiều năm đói kém)
 GV: Bậc lương y có chức vị gì? (Thái y lệnh phụng Trần Anh Vương)
 Em hãy cho biết tung tích of bậc lương y? (Người họ Phạm, có nghề y gia truyền là cụ tổ bên ngoại của Hồ nguyên Trừng)
 Quan Trung sứ đặt vị thái y lệnh trước 1 sự khó khăn như thế nào?
 Đứng trước sự lựa chọn, lệnh thái y chọn như thế nào?
 Thái độ của Quan Trung sứ? Điều gì được thể hiện qua câu trả lời của Phạm Bân?
 1. Một tình huống gay cấn:
 - Thái y lệnh chọn (cứu) chữa bệnh dân thường.
 - Quan Trung sứ tức giận.
 - Lời đáp: Bộc lộ nhân cách, bản lĩnh, lương tâm của thầy thuốc.
à Thể hiện ý đức, bản lĩnh vừa thể hiện khả năng, trí tuệ trong ứng xử.
 - Thái độ của Trần Anh Vương diễn biến ra sao trước cách xử sự của thái y lệnh.
 - Vua Trần Anh Vương là người như thế nào?
 - Thái y lệnh xử sự như thế nào? Kết quả ra sao?
 2. Thái độ của vua Trần Anh Vương
 - Vua tức giận nhưng sau lại ca ngợi thái y lệnh.
 - Trần Anh Vương cũng là một ông vua có lòng nhân đức. 
 - Thái y lệnh chân thành giải trình hơn thiệt đã thúc giục được nhà vua.
III. Tổng kết: Ghi nhớ SGK
4. Củng cố: 
	1. Truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” thuộc phương thức biểu đạt nào?
	a. Tự sự	
2. Vị Thái y lệnh là người như thế nào?
- Là một thầy thuốc tay nghề giỏi
- Là một thầy thuốc có lòng nhân đức, thương người nghèo
- Là một thầy thuốc không sợ quyền thế
3. Tại sao vị Thái y lệnh làm trái lệnh vua, không chữa cho bậc quý nhân trong cung trước?
- Vì trong nhà của người đến trước có người đàn bà bị nguy kịch, nếu không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc.
4. Ý nghĩa của truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”?
a. Khuyên thầy thuốc phải giỏi nghề nghiệp
b. Khuyên thầy thuốc phải hết lòng cứu chữa bệnh nhân
c. Khuyên thầy thuốc phải cứu chữa miễn phí cho người nghèo
5. Hướng dẫn học bài:
	Học thuộc ghi nhớ SGK.
	Tiếp tục làm bài tập ở phần luyện tập.
	Xem lại tất cả các bài tiếng việt đã học để chuẩn bị cho tiết ôn tập tiếng việt.
	+ Soạn bài theo SGK.
	+ Xem lại các khái niệm về các loại từ.
------------------------------------------------
Ngày soạn : 14/12/08
Tiết 66
TRẢ BÀI VIẾT TLV SỐ 3
I. Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh nắm được ưu khuyết điểm về bài kể chuyện.
- Rèn luyện kĩ năng kể chuyện về 1 kĩ niệm đáng nhớ.
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Kiểm tra bài cũ:
1. Xác định tính từ trong các từ sau:
a. Vùng dậy	b. Vươn vai	c. Oai phong	d. Bước lên
 	 - Tính từ có mấy loại? Nêu cụ thể từng loại.
- Tính từ là gì? Cho ví dụ trong mô hình cụm tính từ. 
2. Giới thiệu: (Trực tiếp):	
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của GV
Ghi bảng
 Đề bài thuộc thể loại gì?
 GV: Yêu cầu of đề bài là gì?
 GV HD HS lập dàn ý
 MB: Kĩ niệm đáng nhớ là kĩ niệm nào? Thời gian? Địa điểm? Nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
 Khái niệm đó liên quan đến ai? Người ấy có quan hệ gì đối với em.
Đề:
 - Thể loại: Kể chuyện
 - Yêu cầu: 1 kĩ niệm đáng nhớ
 - ND có thể là nõ sự việc sau:
 + Kĩ niệm về thầy giáo cũ à được thầy khen về thành tích.
 + Kĩ niệm về người bà, người mẹ à Bà, mẹ khen học giỏi, ngoan.
 GV nêu 1 vài cách mở bài
 Trong bài em sử dụng ngôi kể nào và kể theo thứ tự nào?
 - Dàn bài chung
 1. MB:
 2. TB: Giới thiệu kĩ niệm về  theo trình tự diễn biến.
 - Nguyên nhân.
 - Diễn biến
 - Tính huống bất ngờ
 - Kết cục
 - Lý do gì khiến em nhớ kĩ niệm đó
 - Qua đó, em có suy nghĩ gì về 
 3. KB: Kĩ niệm ấy luôn nâng bước, nhắc nhỡ em trên bước đường đời.
 GV nhận xét
 * Ưu điểm: Số ít bài đúng thể loại; một số bài làm tốt, sạch đẹp, chữ viết rõ ràng.
 * Khuyết điểm: Số làm bài còn sai chính tả, không dùng dấu chấm câu ; Một số ít viết số, lời văn diễn đạt lủng củng, nội dung không rõ ràng.
 Sữa lỗi sai
Sai
Lỗi
Đúng
Dại
Chính tả
dạy
Song
Chính tả
xong
4. Củng cố: 
 Hãy nêu lại những yêu cầu khi làm bài văn kể chuyện.
 Nhiệm vụ của mỗi phần trong bố cục của bài văn kể chuyện là gì?
5. Hướng dẫn học bài:
 Soạn bài “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”
 + Đọc và tóm tắt truyện.
 + Tìm hiểu chủ đề của truyện.
 + Phân chia bố cục và nêu nội dung từng phần.
--------------------------------------------
Ngày soạn : 14/12/08
Tiết 67,68
KIỂM TRA TỔNG HỢP HKI
(ÔN TẬP)
I. Mục tiêu bài học:
Nhằm đánh giá HS ở các phương diện:
- Sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của cả 3 phân môn văn học, tiếng viêït và tập làm văn của môn Ngữ văn trong 1 bài kiểm tra.
- Năng lực vận dụng phương thức tự sự (kể chuyện) nói riêng và các kĩ năng tập làm văn nói chung để tạo lập 1 bài viết.
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Giới thiệu: (Trực tiếp):	
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của GV
Ghi bảng
 GV gọi HS đọc tên các VB và nhắc HS phần lưu ý
 Con Hổ có nghĩa của tác giả nào?
 Mẹ hiền dạy con của tác giả nào?
 Thầy thuốc giỏi  lòng của tác giả nào?
 Chú ý các phương thức biểu đạt, nắm nội dung và nghệ thuật
I. Thông qua đề cương:
 1. Văn bản:
 Từ là gì? Chia thành mấy loại? Kể ra?
 Từ phức có mấy nhóm?
 Nghĩa của từ là gì?
 Từ mượn là gì?
 Khi dùng từ cần tránh những lỗi nào?
 Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi về khái niệm các loại từ.
 2. Tiếng Việt:
 Dàn ý chung của bài văn tự sự gồm mấy phần?
 Nhiệm vụ của 3 phần là gì?
 Học sinh đọc phần trích
 3. Tập làm văn:
 Đề 1: 
 Mỗi học sinh đọc 1 câu hỏi và chọn đáp án
 1 học sinh khác nhận xét
 GV khẳng định đáp án đúng và ghi bảng
 HS thảo luận mỗi tổ 1 đề.
 Em hãy kể về một người thân của em (ông, bà, cha, mẹ, anh chị)
II. Thực hành:
* Đề 1:
 1. Trắc nghiệm:
 1.b; 2.c; 3.d; 4.b; 5.c; 6.a; 7.d; 8.a; 9.c; 10.d
 2. Tự luận:
 MB: Giới thiệu ông nội mà em quý mến.
 TB: Hết lòng thương yêu các cháu nhất là em.
 - Đi đâu thường mua quà bánh.
 - Lo lắng khi các cháu bị bệnh.
 - Ý thích: Ông thích trồng cây và chăm sóc hoa kiểng.
 KB: Cảm nghĩ của em về ông nội.
 GV đọc qua đề 2. Em hãy nêu tên các truyện cổ tích đã học.
 Đề 2: 
 Hãy kể lại một câu chuyện mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 6
 Gọi HS các tổ nhận xét từng phần
* Đề 2:
 1. Trắc nghiệm: Thông qua
 2. Phần tự luận:
4. Củng cố: 
	Dàn ý chung của bài văn tự sự gồm những gì?
5. Hướng dẫn học bài:
Nắm vững các Phần đã ôn để chuẩn bị thi HKI
Xem trước bài ngữ văn địa phương.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17.doc