Văn học:
Văn bản: TREO BIỂN & LỢN CƯỚI ÁO MỚI
(Truyện cười)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Hiểu được thế nào là truyện cười
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật gây cười trong hai truyện đó.
- Kể lại được các truyện này.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
– Bảng phụ
+ Ghi tấm biển “ở đây có bán cá tươi”
+ Vẽ tranh hai bài.
- Học sinh: - Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới
I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số.
II. Bài cũ:
- Kể lại tóm tắc truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”
- Nêu bài học rút ra từ truyện trên?
Ngày soạn: 11/11/2009 Tiết 51 Văn học: Văn bản: TREO BIỂN & LỢN CƯỚI ÁO MỚI (Truyện cười) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Hiểu được thế nào là truyện cười - Hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật gây cười trong hai truyện đó. - Kể lại được các truyện này. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: – Bảng phụ + Ghi tấm biển “ở đây có bán cá tươi” + Vẽ tranh hai bài. - Học sinh: - Trả lời các câu hỏi vào vở soạn. C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số. II. Bài cũ: - Kể lại tóm tắc truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” - Nêu bài học rút ra từ truyện trên? III. Tiến trình tổ chức bài mới: 1. Giới thiệu bài mới: 2. Tiến trình tổ chức các hoạt động. Truyện “Treo biển” HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN DỰ KIẾN TRẢ LỜI CỦA HỌC SINH GHI BẢNG * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản tìm hiểu khái niệm truyện cười I - Phần giới thiệu 1- Khái niệm - Giáo viên: Giới thiệu truyện, cho học sinh đọc. truyện cười. Xem chú thích * trang 124 - Cho học sinh đọc truyện. - Hai em đọc 2- Đọc văn bản * Hoạt động : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản. II – Tìm hiểu văn bản - Giáo viên treo bảng phụ ghi tấm biển quảng cáo và hỏi: Tấm biển đề treo ở của hàng có mấy yếu tố ? Nêu vai trò của mỗi yếu tố. - Có 4 yếu tố: + Thông báo địa điểm + Thông báo hoạt động + Thông báo mặt hàng + Thông báo chất lượng hàng 1- Nội dung của truyện - Nhà hàng treo biển gồm 4 thông tin - Em có nhận xét gì về tấm biển quảng cáo ấy ? - Nêu được 4 nội dung cần thiết - Có mấy người góp ý về tấm biển đó ? Em nhận xét gì về từng ý kiến đó ? - Có 4 vị khách góp ý, mỗi vị đề yêu cầu bỏ bớt từng yếu tố - Bốn vị khách góp ý bỏ từng yếu tố - Phản ứng của nhà hàng như thế nào khi nghe góp ý ? - Tiếp thu vô điều kiện, không cần suy nghĩ - Chủ nhà hàng liền tiếp thu - Kết quả như thế nào ? - Không còn chữ nào trên biển " cất biển - Cất biển - Đọc truyện này, những chi tiết nào làm em cười ? Khi nào tiếng cười bộc lộ rõ nhất? - Cười: + Treo biển thừa thông tin + Chủ nhà hàng không có chủ kiến + Treo biển " cất biển (Tiếng cười rõ nhất) Cười - Truyện có ý nghĩa gì ? - Học sinh nêu 2 – Ý nghĩa của truyện - Cho học sinh đọc ghi nhớ - Một em đọc * Ghi nhớ: Sách giáo khoa * Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghệ thuật của truyện 3- Nghệ thuật - Nghệ thuật gây cười của truyện này là gì ? Giáo viên kết luận - Học sinh nêu - Đưa ra tấm biển có thông tin thừa " bắt bẻ - Sự bố trí lớp lang - Tiếng cười không có yếu tố phóng đại *Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập. III- Luyện tập - Cho học sinh đọc bài tập, thảo luận - Học sinh thảo luận - Tiếp thu có suy nghĩ - Biển phù hợp “CÁ TƯƠI” - Qua truyện này có thể rút ra bài học gì về cách dùng từ ? - Học sinh thảo luận - Dùng từ chính xác, có lượng thông tin cần thiết. -Không dùng từ thừa - Từ trong bảng quảng cáo phải ngắn gọn, rõ ràng. B - Truyện “LỢN CƯỚI ÁO MỚI” * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc truyện - Gọi hai học sinh đọc văn bản - 2 học sinh đọc I- Phần giới thiệu * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản II- Tìm hiểu văn bản - Em hiểu thế nào về tính khoe của ? - Khoe sự giàu sang của mình dưới nhiều hình thức " thói xấu 1- Nội dung của truyện - Anh đi tìm lợn khoe của trong trường huống nào ? - Nhà có đám cưới, lợn để làm cỗ bị sổng chuồng " bận rộn và bối rối vẫn còn tâm trí để khoe - Khoe lợn cưới - Lẽ ra phải hỏi như thế nào ? Từ “cưới” có thích hợp không? - Học sinh trả lời - Anh có áo mới thích khoe của đến mức như thế nào ? - Đứng từ sáng đến chiều, đợi người khoe, tức giận vô lối khi không có ai hỏi " lố bịch - Khoe áo mới - Điệu bộ của anh ta khi trả lời có phù hợp không ? - Không ! Hỏi về con lợn, hướng con lợn chạy lại giơ vào vạt áo ra. - Phân tích yếu tố thừa trong câu trả lời của anh ta ? - Dùng điệu bộ chưa đủ, anh ta dùng cả ngôn từ để khoe. Đó là yếu tố thừa trong câu trả lời nhưng lại là nội dung mục đích thông báo chính của anh - Đọc truyện, em cười vì điều gì ? - Cười: + Hành động, ngôn ngữ của hai nhân vật lố bịch + của chẳng là bao " khoe + Sự gặp nhau của hai cao thủ khoe của - Cười - Giữa anh kheo lợn cưới và khoe áp mới, anh nào khoe hơn ? - Anh lợn cưới quá đáng hơn. Vì cái áo không khoe người ta vẫn thấy còn lợn thì không có dấu hiệu nào mà cố tình gắn vào “Lợn cưới” thì thật là siêu cao thủ về tính khoe của. Tuy nhiên anh áo mới hơn về sự kiên trì khi khoe. - Nêu ý nghĩa của truyện “Lợn cưới, áo mới” 2 – Ý nghĩa - Cho học sinh đọc ghi nhớ * Ghi nhớ IV. Củng cố: - Đọc thêm truyện “Đẽo cày giữa đường” V. Dặn dò: - Tìm đọc các truyện khác - Làm bài tập 2 trang 46 - sách bài tập &
Tài liệu đính kèm: