Giáo án Ngữ văn 6 tuần 12 tiết 47 Văn học: văn bản: Chân, tay, tai, mắt, miệng (truyện ngụ ngôn)

Giáo án Ngữ văn 6 tuần 12 tiết 47 Văn học: văn bản: Chân, tay, tai, mắt, miệng (truyện ngụ ngôn)

Văn học:

 Văn bản: CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG

 (Truyện ngụ ngôn)

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện.

- Biết ứng nội dung của truyện vào thực tế cuộc sống.

B. Chuẩn bị:

 Giáo viên:

 - Chuẩn bị một số mẫu chuyện trong thực tế ứng với nội dung của truyện.

 Học sinh:

 - Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.

C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới

 I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số.

 II. Bài cũ:

 - Kể truyện “Thầy bói xem voi” và nêu bài học của truyện ?

 - Thành ngữ “Thầy bói xem voi” có nghĩa là gì ?

III. Tiến trình tổ chức bài mới:

1. Giới thiệu bài mới:

2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

 

doc 4 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 737Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tuần 12 tiết 47 Văn học: văn bản: Chân, tay, tai, mắt, miệng (truyện ngụ ngôn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/11/2009	
Tiết 47
Văn học: 
 	Văn bản: 	CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
 	(Truyện ngụ ngôn)	 
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện.
- Biết ứng nội dung của truyện vào thực tế cuộc sống.
B. Chuẩn bị: 
 Giáo viên: 
 - Chuẩn bị một số mẫu chuyện trong thực tế ứng với nội dung của truyện.
 Học sinh:
 	- Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới
 I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số.
 II. Bài cũ: 
 - Kể truyện “Thầy bói xem voi” và nêu bài học của truyện ?
 - Thành ngữ “Thầy bói xem voi” có nghĩa là gì ?
III. Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Giới thiệu bài mới:
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA 
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG HOAT ĐỘNG
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản
I -Đọc và tìm hiểu chú thích;
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc
+ Đoạn đầu: than thở, bất mãn
+ Đoạn gặp lão miệng: Hăm hở, nóng vội.
+ Đoạn tả kết quả của sự đình công: Uể oải.
+ Đoạn cuối: hối lỗi, hoà thuận, thân ái.
1 - Đọc văn bản
- Tìm bố cục của truyện:
- 2 phần
+ Từ đầu đến các cháu: Nguyên nhân và tình huống truyện.
+ Còn lại: Hành động và kết quả
2 - Bố cục: 2 phần
* Hoạt động : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
II – Tìm hiểu văn bản
- Tên của các nhân vật gợi cho em những suy nghĩ gì?
- Lấy tên của các bộ phận trong cơ thể người để dặt tên cho nhân vật.
1- Nội dung của truyện
- Tại sao gọi cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác tai, lão Miệng ?
- Đó là biện pháp nhân hoá, cách xưng hô có dụng ý: Mắt có duyên nên gọi cô; chân tay hay làm việc khoẻ mạnh nên gọi cậu; tai chuyên nghe ba phải nên gọi Bác; miệng bị ghét bỏ nên gọi lão
- Trước khi quyết định chống lại lão Miệng, các thành viên của nhóm Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đã sống với nhau như thế nào?
- Học sinh nêu
- Các thành viên lúc đầu sống thân thiện, đoàn kết
- Vì sao Chân, Tay, Tai, Mắt lại đồng lòng chống lại Miệng
- Cho rằng Miệng sung sướng chỉ ngồi ăn trong khi cả bọn phải làm lụng vất vả.
- Chân, Tay, Tai, Mắt so bì với lão Miệng
- Em có nhận xét gì về cách nhìn nhận của bốn nhân vật đó?
- Chỉ nhìn bên ngoài nên sai lầm, nhờ Miệng ăn mà toàn bộ cơ thể khoẻ mạnh.
- Cả nhóm đã hành động như thế nào?
- Đến gặp lão Miệng, nói thẳng, buộc tội lão Miệng, không để lão thanh minh vội ra về.
- Họ buộc tội lão và tổng đình công
- Chuyện gì đã xảy ra với bọn này khi chúng quyết định không làm nữa ?
" Giáo viên: cuộc tổng đình công của cả nhóm nhằm trừng trị lão Miệng nhưng kết quả rất bất ngờ, không chỉ lão Miệng bị trừng trị mà chính những kẻ đình công cũng tự trùng phạt mình
- Chân, Tay không còn muốn chạy nhảy
- Mắt lờ đờ
- Tai ù ù như xay lúa
- Miệng nhợt nhạt cả hai môi không buồn nhép mép.
" cả bọn mệt mỏi, rã rời đến ngày thứ 7 không chịu nổi nữa.
- Cả bọn bị trừng trị
- Cách miêu tả từng bộ phận của cơ thể do thiếu ăn được miêu tả như thế nào?
- Phù hợp, khẳng định sự thống nhất của cả xã hội, cộng đồng.
- Lời nói của bác Tai đối với cô Mắt, cậu Chân, cậy Tay có ý nghĩa gì ?
- Vì bác chuyên lắng nghe " lời nói của bác chứng tỏ sự ăn năn, hối lỗi thành thật.
- Nhận ra lỗi lầm
- Truyện được kết thúc như thế nào?
- Cả bốn người săn sóc chân tình cho lão Miệng như săn sóc người thân, chứng tỏ sự giác ngộ triệt để.
- Cả bọn cùng làm việc.
- Em nhận ra ý nghĩa ngụ ngôn nào từ sự việc này ?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hiện phần ghi nhớ
- Mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau để cùng tồn tại.
2 – Ý nghĩa của truyện
* Ghi nhớ
*Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
III- Luyện tập
- Giáo viên: gọi học sinh nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn, kể tên truyện ngụ ngôn đã học, kể một mẫu chuyện tương ứng nội dung của truyện
- Học sinh trả lời
IV. Củng cố: 
	- Qua các câu chuyện đã học, em thấy những bài học được rút ra có đặc điểm chung gì? (Khuyên nhủ, răn dạy con người rất kín đáo, tế nhị nhưng sâu sắc).
 V. Dặn dò: 
	- Học bài
	- Chuẩn bị bài kỹ để kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt.
–&—

Tài liệu đính kèm:

  • doctiêt 47.doc