Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1 - Trường Thcs Bài Sơn

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1 - Trường Thcs Bài Sơn

Tuần 1 : Bài 1 Ngày soạn 16 /8/2009

 Tiết 1 : Văn bản

CON RỒNG CHÁU TIÊN

 Truyền thuyết

 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh :

- Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết

 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của hai truyền thuyết " Con Rồng cháu Tiên "

- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện.

- Tích hợp vói bộ môn Lịch sử

- Kể được truyện

 B. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Ssoạn bài, đọc các tài liệu tham khảo, tranh minh hoạ được cấp

- Học sinh: Đọc bài và soạn bài, trả lời các câu hỏi ở cuối mỗi bài

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định tổ chức

 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

HOẠT ĐỘNG 2: Bài mới:

* Giới thiệu bài: Truyền thuyết là một thể loại tiêu biểu, rất phát triển ở Việt Nam, được nhân dân bao đời yêu thích. Truyện Con Rồng Cháu Tiên là một truyện truyền thuyết tiêu biểu, mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng cũng như truyền thuyết Việt Nam nói chung. Nội dung, ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên là gì ? Để thể hiện nội dung, ý nghĩa ấy truyện đã dùng những hình thức nghệ thuật độc đáo nào? Vì sao nhân dân ta, qua bao đời, rất tự hào và yêu thích câu truyện này? tiết học hôm nay sẽ giúp trả lời những câu hỏi ấy.

 

doc 130 trang Người đăng thu10 Lượt xem 877Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1 - Trường Thcs Bài Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 : Bài 1 Ngày soạn 16 /8/2009
 Tiết 1 : Văn bản
Con rồng cháu tiên
 Truyền thuyết
 A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh :
- Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết
 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của hai truyền thuyết " Con Rồng cháu Tiên "
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện.
- Tích hợp vói bộ môn Lịch sử
- Kể được truyện
 B. Chuẩn bị 
- Giáo viên: Ssoạn bài, đọc các tài liệu tham khảo, tranh minh hoạ được cấp
- Học sinh: Đọc bài và soạn bài, trả lời các câu hỏi ở cuối mỗi bài
C. hoạt động dạy học:
hoạt động 1: ổn định tổ chức
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
hoạt động 2: Bài mới:
* Giới thiệu bài: Truyền thuyết là một thể loại tiêu biểu, rất phát triển ở Việt Nam, được nhân dân bao đời yêu thích. Truyện Con Rồng Cháu Tiên là một truyện truyền thuyết tiêu biểu, mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng cũng như truyền thuyết Việt Nam nói chung. Nội dung, ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên là gì ? Để thể hiện nội dung, ý nghĩa ấy truyện đã dùng những hình thức nghệ thuật độc đáo nào? Vì sao nhân dân ta, qua bao đời, rất tự hào và yêu thích câu truyện này? tiết học hôm nay sẽ giúp trả lời những câu hỏi ấy.
Hoạt động của thầy
Hướng dẫn tìm hiểu chung.
Học sinh đọc chú thích trong SGK và cho biết:
-? Truyện truyền thuyết là gì ?
GVbổ sung: Thực ra tất cả các thể loại, tác phẩm đều có cơ sở lịch sử. Truyền thuyết Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại nhưng những yếu tố thần thoại ấy đã được lịch sử hoá. Thể thần thoại cổ đã được biến đổi thành những truyện kể về lịch sử nhằm suy tôn tổ tiên đã có công dựng nước và ca ngợi những sự tích thời dựng nước. 
GV : giới thiệu qua các truyện truyền
 thuyết sẽ học ở lớp 6
?Truyện con Rồng cháu Tiên thuộc loại truyện gì ? Vì sao ?
GV: đọc mẫu 1 đoạn, 2 h/s đọc tiếp
GV: nhận xét, sửa lỗi( nếu có)
GV: cho h/s tìm hiểu kỹ các chú thích 1,2,3,4- đây là các từ có nguồn gốc từ Hán Việt. Vậy cách hiểu từ HánViệt ntn? Tại sao nó lại có trong TiếngViệt, các tiết TV sẽ giúp ta hiểu rõ hơn.
? Em hãy cho biết truyện này có thể chia thành mấy đoạn? nội dung mỗi đoạn?
Hoạt động II: Hướng dẫn đọc hiểu nội dung ý nghĩa truyện .
? Kể tóm tắt đoạn 1
? Em biết gì về nguồn gốc, hình dạng của Lạc long Quân và Âu Cơ?
?Em có nhận xét gì về những chi tiết miêu tả nguồn gốc và hình dạng của Long Quân và Âu Cơ?
? Cảm nhận của em về sự kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của Long Quân và Âu Cơ? học sinh phát biểu-. Giáo viên kết luận->
GV chuyển ý: đôi trai tài gái sắc gặp nhau, yêu nhau, kết duyên với nhau. Vậy việc kết duyên và chuyện sinh nở của Âu Cơ có gì lạ-> phần 2
? Em có nhận xét gì về các chi tiết này?
? Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện truyền thuyết? Vai trò của nó trong truyện?
GV: Những chi tiết này trong đời sống không thể xảy ra. Đây chỉ là những chi tiết mà người xưa tưởng tượng ra nhằm nói lên điều gì đó mà họ mong muốn vì tưởng tượng nên thường kỳ ảo à làm cho chuyện trở nên huyền diệu, lung linh, ly kỳ, hấp dẫn, nhưng lại hàm chứa ý nghĩa sâu sắc.
? Vậy theo em chuyện sinh nở của Âu Cơ có ý nghĩa gì.( HS trả lời GV mở rộng )
Nhưng dù cho có kỳ lạ, hoang đường như thế nào cũng phải xuất phát từ hiện thực => Những chi tiết ấy cho ta thấy trí tưởng tượng phong phú của người xưa, sự thăng hoa của cảm xúc.
GV treo tranh:
?Em hãy quan sát tranh,theo dõi đoạn 3 và cho biết chuyện gì đã xảy ra với gia đình Long Quân và Âu Cơ ?
? Long Quân và Âu Cơ đã chia con như thế nào ? Và chia như vậy để làm gì
( HS thảo luận ) 
Liên hệ: ? Chúng ta đã làm được những gì để thực hiện ý nguyện này của Long Quân và Âu Cơ? (Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ).
?Truyện cho ta biết thêm điều gì về xã hội , phong tục tập quán của người Việt cổ xưa?
? GV: Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta - Con cháu vua Hùng khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng, 
cháu Tiên.
? Khi biết mình là dòng dõi tiên rồng thì em có suy nghĩ gì ?
? Em hãy nêu ý nghĩa lịch sử của chuyện là gì?
 Em có nhận xét gì về cách xây dựng truyện ?
 +? Truyện có những nhân vật nào?
 +? Có sự việc gì?
 +? Diễn biến ra sao?
Học sinh đọc lại ghi nhớ
HS thảo luận theo 2 nhóm các câu hỏi sau:
? Chi tiết hoang đường kì ảo là gì ? Hãy chỉ ra các yếu tố hoang đường kì ảo trong truyện ?
? Vì sao nói truyện Con Rồng cháu Tiên là truyện truyền thuyết? Hãy cho biết những chi tiết trong truyện có liên quan đến lịch sử
định hướng Hoạt động của trò
I . Tìm hiểu chung
1. Truyện truyền thuyết:
- Là truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
-Thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
- Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử
2. Truyện " Con Rồng cháu Tiên " : 
a. Thể loại : Truyền thuyết, vì :
+ Là truyện dân gian, nhân vật , sự kiện có liên quan đến quá khứ (lịch sử)
+ Có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo
+ Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân.
b. Đọc :
-Phát âm đúng, giọng đọc đúng
- Chú ý: giọng, lời nói của LLQuân khẳng khái, rõ ràng, lời của Âu Cơ: dịu dàng, thắc mắc
c. Chú thích:1,2,3,5,7
d. Bố cục
-Đoạn 1: từ đầuLong Trang
Nguồn gốc và hình dạng của Long Quân và Âu Cơ.
- Đoạn 2: tiếp theo đến lên đường.
Việc kết duyên của Âu Cơ và Long Quân
-Đoạn 3. Còn lại
II. tìm hiểu chi tiết văn bản:
1. Nguồn gốc, hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ
*Nguồn gốc : đều là thần
- Long Quân :nòi rồng, con thần Long Nữ
- Âu Cơ: nòi tiên, thuộc họ thần Nông
*Hình dạng:
- Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ
- Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần
-> Chi tiết tưởng tượng kì lạ, đẹp đẽ, lớn lao
*LQ mang vẻ đẹp kì vĩ, dũng mãnh, nhân hậu
*Âu Cơ mang vẻ đẹp dịu dàng, trong sáng, thơ mộng
-> Đó chính là vẻ đẹp anh hùng mà tình nghĩa của dân tộc VN.
2. Việc kết duyên và chuyện sinh nở của Long Quân và Âu Cơ
* Rồng ở biển cả, Tiên ở núi cao gặp nhau à yêu nhau à kết duyên.
* Âu Cơ có mang sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành 100 con trai. Đàn con không cần bú mớm tự lớn như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.
à Hoang đường, kỳ ảo (là chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định).
=> Giải thích cội nguồn của dân tộc Việt Nam:Toàn thể nhân dân ta đều sinh ra trong một bọc, cùng chung một nòi giống tổ tiên. Từ đó mà 2 tiếng “đồng bào” thiêng liêng ruột thịt đã vang lên tha thiết giữa lúc Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập 2.9.1945 khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” - Người đã nhắc lại 2 tiếng đồng bào, từ câu chuyện Bố Rồng, mẹ Tiên trong ngày mở nước xưa.
=> Để từ đó mọi người Việt Nam đều tự hào về nòi giống, hiện diện về tổ tiên mình khi ý thức được rằng mình là con Rồng cháu Tiên.
* Chia con:
- 50 xuống biển
- 50 lên rừng
Cai quản 4 phương, gặp khó khăn thì giúp đỡ nhau.
à Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước. Người Việt Nam ta dù ở miền xuôi hay miền ngược, nước ngoài đều cùng chung một cội nguồn, đều là con của Long Quân và Âu Cơ. (Đồng bào: cùng 1 bọc trứng sinh ra), vì vậy phải luôn thương yêu, đoàn kết.
III- Tổng kết - Luyện tập
1. ý nghĩa của truyện 
* Cơ sở lịch sử:
- Người con cả của Long Quân và Âu Cơ lên làm Vua gọi là Hùng Vương.
- Đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, làm nên thời đại Hùng Vương trong lịch sử dựng nước của dân tộc Việt Nam.
- Tự hào về dòng dõi của mình Nguyện cố 
gắng học tập tốt để xứng đáng với cội nguồn.
* ý nghĩa:
Chuyện giải thích nguồn gốc các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Giáo dục lòng tự hào dân tộc, truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc.
2. Nghệ thuật: Truyện thường có nhân vật, sự việc, diễn biến à Đó chính là văn bản tự sự (văn kể) (Sự việc diễn ra bao giờ cũng có nhân vật, có mở chuyện - diễn biến - kết chuyện, sự việc nào xảy ra trước kể trước, sự việc nào sảy ra sau kể sau à trật tự thông thường). Để tìm hiểu kỹ hơn về văn tự sự tiết học tập làm văn các em sẽ rõ hơn.
 3. Ghi nhớ: SGK
4. Luyện tập
 hoạt động 3: Củng cố:
- Gọi hs nhắc lại nội dung tiết học
- Gv khái quát lại nội dung tiết dạy
 hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà: 
 - Làm bài tập 1, 2, 3 sách ngữ văn (BT) ở nhà
 - Kể lại chuyện
 - Soạn bài tiếp “Bánh chưng, bánh giầy”
Ngày soạn 17 /8/2009
 Tiết 2 : Văn bản	
Bánh chưng, bánh Giầy
(Hướng dẫn học thêm)
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh :
- Củng cố định nghĩa truyền thuyết
 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết "Bánh chưng ,bánh giầy ".
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện.
- Tích hợp vói bộ môn Lịch sử
- Kể được truyện
B.Chuẩn bị 
- Giáo viên:: Soạn bài, sách tham khảo . Tranh minh hoạ .
- Học sinh: Đọc, chuẩn bị bài ở nhà.
C. Hoạt động dạy và học
Hoạt động 1 : Bài cũ : 
 1) Thế nào là truyện truyền thuyết ?
 2) Kể các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện “Con Rồng cháu Tiên” Và cho biết em thích chi tiết nào nhất, vì sao ?
Hoạt động 2 : Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Truyền thuyết Bánh trưng, bánh giầy là truyền thuyết giải thích phong tục làm bánh trưng, bánh giầy trong ngày tết, đề cao sự thờ kính trời, đất và tổ tiên của nhân dân, đồng thời ca ngợi tài năng, phẩm chất của cha ông ta trong việc tìm tòi, xây dựng nền văn hóa đậm đà màu sắc, phong vị dân tộc.
b) Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của thầy
định hướng Hoạt động của trò
Hướng dẫn HS Đọc - tìm hiểu chung văn bản
- Cho học sinh đọc theo đoạn ( 3 đoạn)
- Giáo viên nhận xét góp ý cách đọc
- Giáo viên giúp các em hiểu kỹ hơn về các chú thích 1, 2, 3, 4, 7, 8, 9, 12, 13.
 Hướng dẫn HS Đọc- hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện.
GV cho HS thảo luận hệ thống câu hỏi phần đọc hiểu văn bản:
?Hoàn cảnh, ý định, cách thức vua Hùng chọn người nối ngôi ?
? Em có nhận xét gì về cách thức chọn người nối ngôi của vua Hùng
? Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ ?
Theo em nhân vật thần ở đây là chỉ ai ? vì sao?
? Em có nhận xét gì về chi tiết “thần” được sử dụng ở đoạn này?
GV treo tranh 
? Bức tranh miêu tả điều gì?
Sau khi được thần báo mộng Lang Liêu đã làm gì và kết quả của việc làm đó ra sao à phần 3
? Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế trời đất, Tiên vương, Lang Liêu được nối ngôi vua?
? Hãy giải thích lý do hai thứ bánh được vua Hùng chọn làm lễ vật ?
Qua việc Lang Liêu làm 2 thứ bánh bánh để cúng tiên vương và đã được vua truyền ngôi cho.
Vậy theo em Lang Liêu được truyền ngôi như vậy có xứng đáng không.?
?Theo em Lang Liêu có được những  ... nh các bài tập.
- Chuẩn bị bài ôn tập và kiểm tra Tiếng Việt
- Chuẩn bị bài Chương trình địa phương - tiết 69 - 70
 Ngữ văn: Tiết 66 : Ngày soạn 14 tháng 12 năm 2009
 tiếng việt: ôn tập tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt.
	1. Củng cố những kiến thức đã học trong học kì 1, lớp 6.
	2. Củng cố kĩ năng vận dụng tích hợp với phần văn và tập làm văn
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên : Nghiên cứu bài, soạn bài, bảng phụ. 
- Học sinh : Học bài và soạn bài.
C. hoạt động dạy học :
hoạt động 1: Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
hoạt động 2: Bài mới: 
I. lý thuyết:
	* Học sinh suy nghĩ và trình bày lại 5 sơ đồ hệ thống hóa về:
1. Cấu tạo từ.
2. Nghĩa của từ.
3. Phân loại từ.
4. Lỗi dùng từ
5. Từ loại và cụm từ.
	* Giáo viên tổng kết lại theo 5 sơ đồ trên một cách ngắn gọn, dễ hiểu, rõ ràng.
Ii. Luyện tập:
	Bài tập 1: Cho 3 từ sau : nhân dân, lấp lánh, vài.
- nhân dân: là từ phức (ghép), từ mượn, tiếng Hán, danh từ chung.
- lấp lánh: từ phức (láy), từ thuần Việt, tính từ. 
- vài: số từ chỉ lượng, từ TV, từ đơn
- những: từ đơn, lượng từ, từ TV
	Bài tập 2: Có bạn học sinh phân loại các cụm danh từ, danh từ, cụm tính từ như sau. Bạn ấy sai hay đúng ? Sửa sai giúp bạn.
Cụm danh từ
Cụm động từ
Cụm tính từ
Những bàn chân
Cười như nắc nẻ (cđt)
Cao như cái sào (ctt)
Đổi tiền nhanh
Xanh biếc màu xanh (ctt)
Tay làm hàm nhai (cdt - tục ngữ)
Buồn nẫu ruột (cđt)
Trận mưa rào (cdt)
Xanh vỏ đỏ lòng.
	c. Phát biểu cụm danh từ, cụm tính từ, cụm danh từ sau thành câu :
- Đánh nhanh, diệt gọn
-> Trận đánh đồn hôm ấy, bộ đội ta đánh nhanh, diệt gọn.
- Xanh biếc màu xanh.
-> Cánh đồng lúa quê em xanh biếc màu xanh.
- Những dòng sông ngày ấy.
-> Những dòng sông ngày ấy đã đi vào kỷ niệm tuổi thơ.
	Bài tập 3: Từ chích chòe thuộc loại từ nào.
	a. Từ đơn	c. Từ láy
	b. Từ ghép	d. Cụm danh từ.
	Bài tập 4: Từ biển thuộc loại từ gì ?
	a. Từ thuần Việt	c. Từ gốc Hán.
	b. Từ Hán Việt	d. Từ mượn của tiếng Anh.
	Bài tập 5: Từ đôi thuộc loại từ nào ?
	a. Danh từ chỉ số lượng.	c. Lượng từ
	b. Số từ.	d. Số từ chỉ ước phỏng .	
	e. Số từ chỉ thứ tự.
	Bài tập 6: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 câu có sử dụng các loại từ, cụm từ đã học, đề tài : quê hương.
hoạt động 3: Củng cố.
- Gv hệ thống lại nội dung học
 hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà: 
- Hệ thống lại bài học
- Hoàn chỉnh các bài tập.
- ôn tập tốt chuẩn bị kiểm tra.
Ngữ văn: Tiết 67 - 68 : Ngày soạn 15 tháng 12 năm 2009
	Bài kiểm tra tổng hợp ngữ văn cuối học kỳ I.
(Viết 2 tiết)
Lấy điểm bài kiểm định chất lượng của trường.
Ngữ văn: Tiết 69: Ngày soạn 17 tháng 12 năm 2009
Hoạt động ngữ văn: Thi kể chuyện
A. Mục tiêu cần đạt: Qua tiết học giúp học sinh:
- Rèn luyện tính tự giác, nhiệt tình tham gia các hoạt động kể chuyện.
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng kể chuyện thành thạo, diễn cảm.
- Chuẩn bị kỹ để cuộc thi tiến hành có kết quả: vui tươi, thiết thực và bổ ích.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên : Chia nhóm để học sinh chuẩn bị trước. 
- Học sinh  : Từng nhóm chuẩn bị chi tiết, cụ thể.
C. hoạt động dạy học :
hoạt động 1: Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
hoạt động 2: Bài mới: 
	1. Chuẩn bị học sinh tổ chức, dẫn chương trình.
	2. Chuẩn bị đề thi, đáp án, giám khảo.
	3. Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ xen kẽ.
	4. Nêu yêu cầu thể lệ cuộc thi.
	5. Bốc thăm câu hỏi.
	6. Theo dõi học sinh thi, đánh giá, nhận xét về: Nội dung truyện, giọng kể, tư thế kể, lời mở, lời kết, minh hoạ, nếu có.
7. Giáo viên tổng kết.
hoạt động 3: Củng cố.
- Gv hệ thống lại nội dung học
 hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà: 
- Tiếp tục rèn luyện kể chuyện
- Chuẩn bị chương trình địa phương.
- Soạn: Sự tích thần đền Bạch Mã.
Ngữ văn: Tiết 70 - 71: Ngày soạn 18 tháng 12 năm 2009
Văn bản: Sự tích thần đề bạch mã
A. Mục tiêu cần đạt: Qua tiết học giúp học sinh:
- Hiểu được những nét cơ bản về n. dung và n.thuật của truyện Sự tích thần đền Bạch Mã.
- Có hiểu biết về văn học địa phương Nghệ An.
- Tích hợp với thực tiễn địa phương.
- Rỡn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, kể.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên : Đọc, nghiên cứu và soạn bài, bảng phụ. 
- Học sinh : Học bài và soạn bài.
C. hoạt động dạy học :
hoạt động 1: Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
hoạt động 2: Bài mới: 
Hoạt động của thầy
định hướng Hoạt động của trò
 ? Văn bản thuộc thể loại gì? 
Gv: H/dẫn đọc: rỗ ràng, diễn cảm.
? Em hãy kể lại văn bản?
Gv: nhận xét và treo bảng phụ cho hs theo dõi.
? Đền Bạch Mã hiện nay ở đâu?
? Hội đền được tổ chức vào thời gian nào?
? Theo em hiểu, quốc tế ở đây là gì?
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần?
? Phan Đà xuất thân trong một gđ như thế nào? ở đâu?
? Sự việc nào cho em biết gia đình đó trung thực, không tham lam?
? Lớn lên Phan Đà là người như thế nào?
? Nhân vật Phan Đà liên quan đến thời kì lịch sử nào?
? Phan Đà đã làm gì khi nghĩa quân Lam Sơn vào Nghệ An?
? Trong chiến trận, Phan Đà được nhận xét là người như thế nào?
? Thấy rõ tài năng của Phan Đà, Lê Lợi đã cho Phan Đà làm gì?
I. tìm hiểu chung
1. Xuất xứ: 
- Truyện kể dân gian xứ Nghệ - tập 1
- Do PGS Ninh Viết Giao sưu tầm và kể lại.
2. Đọc, kể:
- Gv đọc mẫu.
- Hs đọc.
- Hs kể.
3.Chú thích:
- Đền Bạch Mã ở xã Võ Liệt - huyện Thanh chương.
- Hội đền được tổ chức vào ngày 9, 19 tháng 2 hằng năm.
- Quốc tế: Nhà nước tổ chức tế lễ.
4. Bố cục: Văn bản có thể chia làm 4 phần?
a. Từ đầu Phan Đà: nguồn gốc xuất thân và sự ra đời của Phan Đà.
b. Tiếp.hãm hại được: Phan Đà gia nhập nghĩa quân Lam Sơn và trở thành vị tướng giỏi.
c. Tiếp thắng lợi: Cái chết của Phan Đà.
d. Còn lại: Sự tích thần đền Bạch Mã.
II. tìm hiểu chi tiết
1. Nhân vật Phan Đà:
- Xuất thân trong một gđ nghèo, làm ăn cần cù, trung thực ở Chi Linh - Võ Liệt - Thanh Chương - NA
- Hs tìm chi tiết - trả lời.
- Là một thiếu niên khôi ngô, tuấn tú, có chí khí, thông minh học giỏi cả văn lẫn võ.
- Lịch sử thời Hậu Lê - Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Phan Đà cưỡi ngựa trắng đến xin gia nhập nghĩa quân Lam Sơn.
-> Phan Đà xông pha trận mạc, là người can đảm, có tài, khôn khéo, lắm mưu cơ.
- Được Lê Lợi cho làm tham mưu -> phong làm tướng trấn giữu thành Bình Ngô.
hoạt động 3: Củng cố.
- Gv hệ thống lại nội dung học
 hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà: 
- Đọc và tóm tắt lại văn bản.
- Soạn tiếp phần còn lại: Sự tích thần đền Bạch Mã.
 Ngữ văn: Tiết: 71: Ngày soạn 18 tháng 12 năm 2009
Văn bản: Sự tích thần đề bạch mã (tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt: Hoàn thiện yêu cầu đã nêu lên ở tiết trước.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên : Đọc, nghiên cứu và soạn bài, bảng phụ. 
- Học sinh  :Học bài và soạn bài.
C. hoạt động dạy học :
hoạt động 1: Bài cũ: ? Phan Đà xuất thân trong một gđ như thế nào? 
? Phan Đà được nhận xét là người như thế nào trong chiến trận?
hoạt động 2: Bài mới: 
Hoạt động của thầy
định hướng Hoạt động của trò
? Vì sao quân Minh lại cố tìm mọi cách để giết Phan Đà?
? Chúng đã dùng cách gì để giết Phan Đà?
? Cái chết của Phan Đà có điều gì kì lạ?
? Sau khi chết có điều gì kì lạ lại đến với Lê Lợi?
? Khi đất nước thanh bình, để ghi nhớ công ơn vị tướng trẻ Lê Lợi đã làm gì?
? Những yếu tố ly kì ấy có tác dụng gì?
? Truyện có chung khuôn mẫu cốt truyện với những văn bản nào?
? Em hãy nêu ý nghĩa của truyện?
I. tìm hiểu chung
I. tìm hiểu chi tiết:
1. Nhân vật Phan Đà:
- Hs suy nghĩ và trả lời.
- Chúng bày trò hát tuồng -> Phan Đà cưỡi ngựa sang sông -> bị chúng phục kích chém vào cổ.
- Phan Đà chết nhưng máu không chảy, đầu không rơi vẫn ngồi trên mình ngựa.
- Phan Đà báo mộng cho Lê Lợi tiến quân và đã dành chiến thắng.
- Lê Lợi phong cho Phan Đà là phúc thần, lập đền thờ tại Võ Liệt -> thần đền Bạch Mã.
-> Làm cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn, tăng thêm sự linh thiêng, mầu nhiệm cho vị thần đền Bạch Mã.
- Hs suy nghĩ - trả lời.
2. Ghi nhớ: Những tình cảm, hành động yêu nước và nhân nghĩa luôn sống cùng quê hương. Nó được nhân dân yêu quí, kính trọng, tôn vinh. Nội dung đó được chuyển tải bằng cốt truyện li kỳ, hấp dẫn, vừa thực, vừa hoang đường vừa thấm được hơi thở của lịch sử.
hoạt động 3: Củng cố.
- Gọi học sinh đọc lại ghi nhớ, văn bản.
- Gv hệ thống lại nội dung bài học
 hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà: 
- Đọc và tóm tắt lại văn bản.
- Ôn tập lại chương trình học kì 1.
- Chuẩn bị SGK chương trình kì 2
 Ngữ văn: Tiết: 72: Ngày soạn 18 tháng 12 năm 2009
: 
	Chữa bài kiểm định chất lượng học kì i
A. Mục tiêu cần đạt.
	1. Học sinh nhận rõ ưu, nhược điểm trong bài làm của bản thân.
	2. Biết cách chữa các loại lỗi trong bài làm để rút kinh nghiệm cho học kì II.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên : Nghiên cứu đề, làm đáp án, bảng phụ. 
- Học sinh  :Học bài và soạn bài.
C. hoạt động dạy học :
hoạt động 1: Bài cũ: 
hoạt động 2: Bài mới: 
Câu 1: (3 điểm) 
a. Xác định động từ có trong những câu sau:
a1. Con đã nhận ra con chưa ? (Tạ Duy Anh)
a2. Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. (Tạ Duy Anh)
b. Xác định cụm động từ có trong câu a2 và xếp nó vào mô hình cụm động từ.
Câu 2: (2 điểm) 
Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa truyện truyền thuyết và truyện cổ tích? 
Kể tên các truyện truyền thuyết và truyện cổ tích mà em đã học
Câu 3: (5 điểm) Kể về một việc tốt mà em đã làm.
Đáp án:
Câu 1: 
a/ Động từ: a1: nhận; a2: trả lời, muốn, khóc.
b/ Cụm động từ: đã nhận ra con chưa
Mô hình: PT PTT PS
Câu 2: 
* Giống nhau:
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
- Đều là truyện dân gian.
- Có nhiều chi tiết giống nhau: sự ra đời thần kỳ, nhân vật chính thường có tài năng phi thường.
* Khác nhau:
+ Truyền thuyết
- Là truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ.
- Có cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử.
- Người kể, người nghe tin là có thật.
- Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
+ Truyện cổ tích :
- Kể về một số cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc.
- Người kể, người nghe không tin câu chuyện là có thật.
- Thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, cái thiện.
Câu 3: 
 Kể một vịcc làm tốt: Bài làm có bố cục 3 phần rõ ràng
Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh làm việc tốt.
Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện (có thể có đối thoại)
Nêu lên những suy nghĩ của bản thân về việc làm, của người được giúp đỡ, của những người liên quan (nếu có)
Kết bài: Nêu lên bài học rút ra từ việc làm đó.
 hoạt động 3: Hướng dẫn học ở nhà: 
- Giáo viên rút kinh nghiệm chung về các phương pháp, biện pháp học tập môn Ngữ văn theo hướng tích hợp, chuẩn bị cho học kì 2.
- Học sinh yêu cầu, đề nghị.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 7 Dinh ly Pytago.doc