Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 11, Bài 8: Thực hành Nhận biết một số loại phân hóa học thông thường - Năm học 2010-2011 - Phan Văn Chất

Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 11, Bài 8: Thực hành Nhận biết một số loại phân hóa học thông thường - Năm học 2010-2011 - Phan Văn Chất

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 Nhận biết được một số loại phân hóa học thông thường.

2. Kỹ năng:

 Rèn luyện kỹ năng quan sát, thực hành và thảo luận nhóm.

 3. Thái độ:

 Có ý thức cẩn thận trong thực hành và bảo đảm an toàn lao động.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

 _ Mẫu phân hóa học, ống nghiệm.

 _ Đèn cồn, than củi.

 _ Kẹp sắt gấp than, thìa nhỏ.

 _ Diêm, nước sạch.

2. Học sinh:

 Xem trước bài 8.

III. PHƯƠNG PHÁP:

 Quan sát, thực hành và hoạt động nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1phút)

 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)

 _ Phân hữu cơ gồm những loại nào?

 _ Phân hóa học gồm những loại nào?

 3. Bài mới:

 a. Giới thiệu bài mới: ( 2phút)

 Bài trước chúng ta đã học về 3 loại phân bón đó là phân hữu cơ, phân hóa học và phân vi sinh. Nhưng làm sao có thể nhận dạng và xác định được các nhóm phân hóa học? Đó là nội dung của bài thực hành hôm nay.

 

doc 3 trang Người đăng vanady Lượt xem 2424Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 11, Bài 8: Thực hành Nhận biết một số loại phân hóa học thông thường - Năm học 2010-2011 - Phan Văn Chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: 24 / 10 / 2010
	Ngày dạy: 27 / 10 / 2010
Tuần 10:
Tiết 11:
BÀI 8: Thực hành: NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI PHÂN HÓA HỌC THÔNG THƯỜNG
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
	Nhận biết được một số loại phân hóa học thông thường.
Kỹ năng:
	Rèn luyện kỹ năng quan sát, thực hành và thảo luận nhóm.
	3. Thái độ:
 	Có ý thức cẩn thận trong thực hành và bảo đảm an toàn lao động.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
	_ Mẫu phân hóa học, ống nghiệm.
	_ Đèn cồn, than củi.
	_ Kẹp sắt gấp than, thìa nhỏ.
	_ Diêm, nước sạch.
2. Học sinh:
	Xem trước bài 8.
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Quan sát, thực hành và hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1phút)
	2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
	_ Phân hữu cơ gồm những loại nào?
	_ Phân hóa học gồm những loại nào?
	3. Bài mới: 
	a. Giới thiệu bài mới: ( 2phút)
	Bài trước chúng ta đã học về 3 loại phân bón đó là phân hữu cơ, phân hóa học và phân vi sinh. Nhưng làm sao có thể nhận dạng và xác định được các nhóm phân hóa học? Đó là nội dung của bài thực hành hôm nay.
	b. Vào bài mới:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: vật liệu và dụng cụ cần thiết. (5’)
Yêu cầu: Biết được những vật liệu và dụng cụ cần thiết cho thực hành.
_ Yêu cầu 1 học sinh đọc to phần I trang 18 SGK.
_ Giáo viên đem dụng cụ thực hành ra và giới thiệu.
_ Giáo viên chia nhóm thực hành cho học sinh.
_ Một học sinh đọc to phần I.
_ Học sinh lắng nghe giáo viên giải thích.
_ Học sinh chia nhóm thực hành theo chỉ dẫn của giáo viên .
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
_ Mẫu phân hóa học, ống nghiệm.
_ Đèn cồn, than củi.
_ Kẹp sắt gấp than, thìa nhỏ.
_ Diêm, nước sạch.
Hoạt động 2: quy trình thực hành. (12’)
Yêu cầu: Nắm vững các bước trong quy trình thực hành.
_ Yêu cầu học sinh đọc 3 bước phần 1 SGK trang 18.
_ Giáo viên làm mẫu cho học sinh xem sau đó yêu cầu các nhóm làm.
_ Yêu cầu học sinh xác định nhóm phân hòa tan và không hòa tan.
_ Yêu cầu học sinh đọc 2 bước ở mục 2 SGK trang 19.
_ Giáo viên làm mẫu. Sau đó yêu cầu các nhóm xác định phân nào là phân đạm và phân nào là phân kali.
_ Yêu cầu học sinh đọc to phần 3 trang 19.
_ Yêu cầu học sinh xem mẫu và nhận dạng ống nghiệm nào chứa phân lân, ống nghiệm nào chứa vôi.
_ Yêu cầu học sinh viết vào tập.
_ Một học sinh đọc to 3 bước.
_ Học sinh quan sát và tiến hành thực hành.
_ Học sinh xác định.
_ Học sinh đọc to phần 2.
_ Học sinh quan sát và làm theo.
_ Một học sinh đọc to thông tin mục 3
_ Học sinh xác định.
_ Học sinh ghi bài.
II. Quy trình thực hành:
1.Phân biệt nhóm phân bón hòa tan và nhóm ít hoặc không hòa tan:
_ Bước 1: Lấy một lượng phân bón bằng hạt ngô cho vào ống nghiệm.
_ Bước 2: Cho 10- 15 ml nước sạch vào và lắc mạnh trong vòng 1 phút.
_ Bước 3: Để lắng 1-2 phút. Quan sát mức độ hòa tan.
+ Nếu thấy hòa tan: đó là phân đạm và phân kali.
+ Không hoặc ít hòa tan: đó là phân lân và vôi.
2. Phân biệt trong nhóm phân bón hòa tan:
_ Bước 1: Đốt cục than củi trên đèn cồn đến khi nóng đỏ.
_ Bước 2: Lấy một ít phân bón khô rắc lên cục than củi đã nóng đỏ.
+ Nếu có mùi khai: đó là đạm.
+ Nếu không có mùi khai đó là phân kali.
3. Phân biệt trong nhóm phân bón ít hoặc không hòa tan:
 Quan sát màu sắc:
_ Nếu phân bón có màu nâu, nâu sẫm hoặc trắng xám như ximăng, đó là phân lân.
_ Nếu phân bón có màu trắng đó là vôi.
Hoạt động 3: Thực hành. (15’)
Yêu cầu: Nhận dạng được từng loại phân bón.
_ Yêu cầu nhóm thực hành và xác định.
_ Sau đó yêu cầu học sinh kẻ bảng mẫu vào vở và nộp bài thu hoạch cho giáo viên.
_ Các nhóm thực hành và xác định.
_ Học sinh kẻ bảng và nộp bài thu hoạch cho giáo viên.
III. Thực hành:
	4. Củng cố và đánh giá giờ thực hành: (5 phút)
	Cho học sinh nêu lại cách thực hành và nhận dạng từng loại phân.
	5. Nhận xét- dặn dò: (2 phút)
	_ Nhận xét về thái độ thực hành của học sinh.
	_ Dặn dò: Về nhà học bài và xem trước bài 9.
KIỂM TRA.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 11 thuc hanh.doc