Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 04

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 04

NS:

NG:

 Tuần 4-Tiết 13-14:

Hướng dẫn đọc thêm: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM.

CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI VĂN TỰ SỰ

A-Mục tiêu.

 1-Kiến thức: Giúp HS nắm:

 -ND & ý nghĩa của truyện: “STHG”. Đây là 1 truyện cổ tích lsử mà cốt lõi sự thật là cuộc k/c lâu dài, gian khổ 10 năm chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi đứng đầu (1489-1427); giải thích tên gọi hồ Gươm và nói lên ước mơ hoà bình của nhân dân ta.

 -HS nắm những kniệm chủ đề, dàn bài, bố cục 1 bài Văn tự sự.

 -Tích hợp với phần TV ở kniệm: Nghĩa của từ; Phần Văn ở VB: “STTT”.

 2-Kĩ năng.

 -Rèn kĩ năng: Đọc- Kể sáng tạo.

 -Kĩ năng tìm hiẻu đề, làm dàn bài trước khi viết bài.

 3-Thái độ.

 -Biết trân trọng những di tích lịch sử

B-Chuẩn bị.

 *GV: SGK/SGV/Tranh ảnh hồ Gươm.

 *HS: Soạn bài/ tìm 1 số câu, đoạn văn mẫu.

C-Phương pháp.

 -Phương pháp đọc- kể sáng tạo.

 -Phương pháp qui nạp- diễn dịch.

 

doc 18 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 785Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 04", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:
NG:
 Tuần 4-Tiết 13-14:
Hướng dẫn đọc thêm: Sự tích hồ Gươm.
Chủ đề và dàn bài văn tự sự
A-Mục tiêu.
 1-Kiến thức: Giúp HS nắm:
 -ND & ý nghĩa của truyện: “STHG”. Đây là 1 truyện cổ tích lsử mà cốt lõi sự thật là cuộc k/c lâu dài, gian khổ 10 năm chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi đứng đầu (1489-1427); giải thích tên gọi hồ Gươm và nói lên ước mơ hoà bình của nhân dân ta.
 -HS nắm những kniệm chủ đề, dàn bài, bố cục 1 bài Văn tự sự.
 -Tích hợp với phần TV ở kniệm: Nghĩa của từ; Phần Văn ở VB: “STTT”.
 2-Kĩ năng.
 -Rèn kĩ năng: Đọc- Kể sáng tạo.
 -Kĩ năng tìm hiẻu đề, làm dàn bài trước khi viết bài.
 3-Thái độ.
 -Biết trân trọng những di tích lịch sử
B-Chuẩn bị.
 *GV: SGK/SGV/Tranh ảnh hồ Gươm.
 *HS: Soạn bài/ tìm 1 số câu, đoạn văn mẫu.
C-Phương pháp.
 -Phương pháp đọc- kể sáng tạo.
 -Phương pháp qui nạp- diễn dịch.
D-Tiến trình bài dạy.
 I-ổn định.
 II-Bài cũ. (5 phút) Kể lại truyện: “STTT” & nêu ý nghĩa của truỵên?
 -HS kể truyện.
 -ý nghĩa của truyện: +Giải thích hiện tượng bão lụt hàng năm ở nước ta.
 +P/á sức mạnh & mơ ước c/thắng thiên tai, bão lụt của nd ta.
 III-Bài mới. Hđộng 1( 2 phút): Giới thiệu bài:
 -GV cho HS xem tranh phong cảnh hồ Gươm:
	Hà Nội có hồ Gươm.
	Nước xanh như pha mực.
	Bên hồ ngọn Tháp Bút.
	Viết thơ lên trời cao.
 ( Trần Đăng Khoa)
 Hđộng của GV & HS
 Nội dung cần đạt
 Hđộng 2
? Văn bản thuộc thể loại nào?
*GV hướng dẫn HS đọc –kể: Đọc giọng chậm rãi, gợi không khí cổ tích.
-GV cùng 3 HS nối nhau đọc –kể lại truyện.
-Nhận xét- đánh giá.
*GV g/thích thêm cho HS 1 số từ khó:
-Bạo ngược: Tàn ác, hung tợn, ngang ngược.
-Thien hạ: Dưới trời, mọi người, nhân dân.
-Tuỳ tòng: Người theo hầu, giúp đỡ chủ tướng.
-Phó thác: Giao cho, gửi gắm nhiệm vụ qtrọng với niềm tin tưởng.
-Tả vọng: Hướng về bên phải ( 1 bên cũ của hồ Gươm).
 Hđộng3
?Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?
? VB đc chia thành mấy phần? ND của từng phần?
 -Phần 1: Từ đầu đến: “ Trên đất nước” (Sự tích Lê lợi đc gươm thần)
 -Phần 2: Còn lại (Sự tích Lê Lợi trả gươm)
? Phần VB kể về sự tích Lê Lợi đc gươm báu gồm các sự việc qtrọng nào?
 -đức Long Quân qđịnh cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm đánh giặc Minh.
 -Lê Thận thả lưới 3 lần thu đc lưỡi gươm.
 -Lê Lợi tìm thấy chuôi gươm ở ngọn cây.
 -Cả 2 hợp lại thành gươm báu giúp nghĩa quân Lê Lợi đánh thắng giặc Minh.
? Phần VB sự tích Lê Lợi trả gươm đc kể qua các sự việc nào? 
 -Sau khi đánh thắng giặc, Lê Lợi du ngoạn trên hồ Tả Vọng.
 -Thần sai Rùa Vàng nổi lên đòi gươm.
 -Lê Lợi trao gươm. Từ đó hồ mang tên là hồ Hoàn Kiếm.(Hồ Gươm)
? Bức tranh trong SGK minh hoạ cho phần nào của truyện?
 -Lê Lợi trả gươm.
? Vì sao Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm Thần?
 -Vì đất nước đang rên siết trước ách đo hộ của giặc ngoại xâm.
 -Lực lượng nghĩa quân Lam Sơn còn yếu, có gươm Thần sẽ giúp đc nghĩa quân thắng giặc.
? Như vậy truyền thuyết này có liên quan đến sự thật lsử nào ở nước ta? 
 -Cuộc k/nghĩa chống Minh của nghĩa quân Lam Sơn đầu TK XV.
? Gươm Thần về tay nghĩa quân Lam Sơn bằng cách cách nào?
 -Lưỡi gươm đc Lê Thận vớt lên từ sông, chuôi gươm đc Lê Lợi lấy từ ngọn cây xuống về sau chắp lại vừa như in thành thanh gươm báu, điều đó có ý nghĩa gì?
? Khi lưỡi gươm đc vớt Lê Thận còn là dân đánh cá, khi gươm đc chắp lại Lê Thận đã là nghĩa quân tài giỏi của cuộc k/nghĩa Lam Sơn. Sviệc đó nói lên t/chất gì của cuộc k/nghĩa Lam Sơn?
 -T/chất ndân của cuộc k/nghĩa.
? Thanh gươm báu mang tên: “Thuận thiên”, E hiểu: “Thuân thiên” nghĩa là gì?
 -Thuận theo ý trời.
? Thanh gươm báu mang tên: “Thuận thiên” lại đc nghĩa quân Lam Sơn dâng cho chủ tướng Lê Lợi, điều đó có ý nghĩa gì?
 -Đề cao t/chất chính nghĩa của cuộc k/nghĩa chống giặc Minh.
 -Đề cao người Ah Lê Lợi.
? ở phần truyện này xhiện các chi tiết kì ảo nào?
 -3 lần thả lưới đều vớt đc duy nhất 1 lưỡi gươm có chữ: “Thuận thiên”, lưỡi gươm sáng rực 1 góc nhà, chuỗi gươm nằm ở ngọn đa, phát sáng.
? Tdụng của các chi tiết đó?
-Tăng sứ hấp dẫn cho truyện.
-Thiêng liêng hoá gươm Thần, thanh gươm của ý trời cho chính nghĩa.
? Trong tay Lê Lợi, thanh gươm báu có sức mạnh như thế nào?
 -Tung hoành khắp trận địa khiến quân Minh lo sợ.
 -Mở đương để cho nghĩa quân đánh cho ko còn 1 tên giặc nào trên đất nước ta.
? Theo E đó là sức mạnh của gươm hay của người?
 -Cả 2 vì:
 +Có vũ khí sắc bén trong tay, tướng tài sẽ có sức mạnh vô định.
 +Của người: Chỉ có trong tay Lê Lợi thanh gươm mới có sức mạnh như thế. 
? Nếu hoạ cho sự tích Lê Lợi đc gươm, thì bức tranh E sẽ mtả sviệc nào?
? Gươm Thần đc trao trả trong h/cảnh nào?
 -Giặc tan, đất nước thanh bình.
 -Vua Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo chơI trên hồ Tả Vọng.
? Thần đòi gươm, vua trả gươm giữa cảnh đất nước như vậy có ý nghĩa gì?
 -Gươm chỉ dùng để đánh giặc.
 -Ko giữ gươm là thể hiện qđiểm yêu chuộng hoà bình của nd ta.
? Trong truyện này Rùa Vàng xhiện đòi gươm, E còn biết truyền thuyết nào xhiện Rùa Vàng?
 -Truyền thuyết An Dương Vương xây thành Cổ Loa.
? E biết gì về yếu tố kì ảo này trong truyện Dg?
 -Rùa Vàng là con vật thiêng liêng luôn làm điều thiện trong các truyện Dg nước ta.
? Bức tranh trong SGK đã minh hoạ đầy đủ cho sự tích Lê Lợi hoàn gươm. Từ đây E hiểu thêm ý nghĩa nào của truyền thuyết: “STHG” ?
GV nói thêm: Ngoài ra còn đề cao, suy tôn Lê Lợi-người Ah của cuộc k/nghĩa.
-Có nhiều truyện Dg đc sáng tác để suy tôn người Ah này, “STHG” là 1 truyện thuộc chuỗi truyền thuyết về người Ah Lê Lợi.
 Hđộng4
HS tổng kết về ND & NT của truyện?
 Hđộng 5
? “STHG” rất đậm yếu tố lsử, đó là yếu tố nào?
 -Tên người thật: Lê Lợi, Lê Thận.
 -Tên địa danh thật: Lam Sơn, hồ Tả Vọng, hồ Gươm.
 -Tkì lsử có thật: K/nghĩa chống Minh đầu thế kỷ XV
A-Hướng dẫn đọc thêm: VB: “STHG”
I-Tìm hiểu văn bản.
 1.Thể loại
 -Truyền thuyết
 2.Đọc –chú thích.
 -Đọc-kể
 -Chú thích
II-Phân tích văn bản.
 1.Kết cấu & bố cục.
–PTBĐ: Tự sự.
-Bố cục:2 phần.
 2. Phân tích.
 a.Sự tích Lê Lợi được gươm.
-Thanh gươm thể hiện ý nguyện đoàn kết chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
b-Sự tích Lê Lợi được gươm.
 -Thể hiện quan điểm yêu chuộng hoà bình của dân tộc ta.
c.ý nghĩa.
-Đề cao t/chất toàn dân, t/chất chính nghĩa của cuộc k/nghĩa Lam Sơn.
-GiảI thích nguồn gốc tên gọi hồ Gươm.
-Thể hiện khát vọng hoà bình của DT.
III-Tổng kết.
Nội dung.
Nghệ thuật
IV-Luyên tập.
Hđộng 6 (3 phút) IV- Củng cố:
? Kể lại truyện & nêu ý nghĩa của truyện?
? Tổng kết lại giá trị ND & giá trị NT của truyện ?
Hđộng 7 (5 phút) V- HDVN:
 *về nhà: Học bài.
 -Đọc & trả lời câu hỏi bài: Chủ đề & dàn bài Vă tự sự.
E-Rút kinh nghiệm.
..
NS: 
NG:
 -Tiết 14: 
HD ĐT: Sự tích hồ Gươm.
Chủ đề và dàn bài Văn tự sự. ( Tiếp)
A-Mục tiêu.( Như tiết 13)
B-Chuẩn bị.
 *GV: -SGK/SGV/Dàn bài Văn tự sự.
 *HS: -Đọc & cbị bài.
C-Phương pháp.
 -Phương pháp hệ thống.
 -Phương pháp qui nạp, diễn dịch.
D-Tiến trình bài dạy.
 I-ổn định.
 II-Bài cũ. (5 phút) Sự việc trong Văn tsự đc trình bày ntn?
 -Được trình bày 1 cách cụ thể: Sự việc xảy ra trong 1 tgian, địa điểm cụ thể, do nvật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kquả. Sự việc trong Văn tsự đc sắp xếp theo 1 trật tự, diễn biến sao cho thể hiện đc tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
 III-Bài mới. Hđộng 1( 2 phút) Gthiệu bài:
 -Muốn hiểu 1 bài Văn tự sự, trước hết người đọc cần phải nắm đc chủ đề của nó, sau đó là tìm hiểu bố cục của bài Văn.
 -Vậy chủ đề là gì? Bố cục có phảI là dàn ý ko? Làm thế nào để có thể xđịnh đc chủ đề & dàn bài của Tphẩm tự sự.
 Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
 Hoạt động 2 (13 phút)
HS đọc bài văn mẫu trong SGK T.44?
? ý chính của bài văn đc thể hiện ở những lời nào?
 -ý chính, vđề chính ( chủ đề) của bài văn này nằm ở 2 câu đầu bài (phần mở bài ) 
? Vì sao E biết đó là chủ đề của bài văn?
 -Vì nó nói lên ý chính, vđề chính, chủ yếu của bài văn.
? Vậy E hiểu cđề là gì?
? Sự việc trong phần thân bài thể hiện chủ đề như thế nào?
 -Danh y Tuệ Tĩnh bị đặt trước sự lựa chọn:
 +Đi chữa cho nhà quí tộc ?
 +Chữa cho chú bé nhà nghèo bị gẫy chân?
 -Ko chần chừ ông chọn chữa ca gãy chân nguy hiểm hơn, xong xuôi, ông lại đến ngay để chữa cho nhà quí tộc.
? Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa cho ca gãy chân là chú bé con nhà nông bị gãy đùi đã noí lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?
 -Lương y như từ mẫu.
 -Ko ham giàu sang phú quí
 -Ca ngợi lòng yo thương người của ông.
? Có thể đặt tên khác cho truyện đc ko?
VD:
 (1): Tuệ Tĩnh & 2 người bệnh.
 (2): Tấm lòng thầy Tuệ Tĩnh.
 (3): Y đức Tuệ Tĩnh.
 (4): Tuệ Tĩnh.
- Có thể đặt tên khác cho truyện vì: với 1 chủ đề, có thể có những cách gọi khác nhau nhằm kháI quát những khía cạnh khác nhau.
 + Nhan đề 1: Nó nhắc tới 3 nvật chính của truyện.
 + ..2: Kquát phẩm chất Tuệ Tĩnh – Nvật chủ chốt của truyện.
 +Nhan đề 3: Kquát phẩm chất của Tuệ Tĩnh, nhưng lại dùng từ HViệt nên trang trọng hơn.
 +Nhan đề 4: Ko nên chọn vì nó quá chung chung.
GV chốt: Chủ đề là vđề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong truyện. Chủ đề còn có thể gọi là ý chủ đạo, ý chính của bài văn.
 Vị trí của chủ đề trong bài văn có thể nằm trong: 
 -Phần đầu (Thậm chí ngay trong câu mở đầu).
 -Phần giữa bài.
-Phần cuối ( Thậm chí ngay trong câu cuối) Hđộng 3 (17 phút )
 -Toát lên từ toàn bộ nội dung truyện mà ko nằm hẳn trong câu nào.
? Bài văn trên gồm có mấy phần? Mỗi phần có tên gọi là gì? Nvụ của mỗi phần?
-Bài văn gồm 3 phần.
? Trong 3 phần trên có thể thiếu phần nào đc ko? Vì sao?
? E hiểu thế nào là dàn bài văn tự sự?
 -Dàn bài: hay còn gọi là bố cục/dàn ý của bài văn.
 -Dàn bài gồm 3 phần với những ý chínhđẻ dựa vào đó mà triển khai, là bài chi tiết.
GV: Trước khi viết bài để bài mạch lạc nhất thiết phải XD dàn bài gồm 3 phần với những ý lớn rồi dựa vào đó mà triển khai làm bài chi tiết.
*Đọc ghi nhớ/sgk 45 ?
?Xác định yêu cầu bài tập 1-Gọi 3 HS lên bảng
 a-Chủ đề: Ca ngợi trí thông minh & lòng trung thành với Vua của người nông dân, đồng thời chế giễu tính tham lam, cậy quyền thế của viên quan nọ.
 -Cđề nằm trong tất cả phần nào, câu văn nào mà toát lên từ toàn bộ ND câu chuyện.
 -Sviệc thể hiện tập trung cho cđề: Câu nói của người nông dân với Vua.
b-3 phần của truyện:
 -MB: Câu đầu tiên.
 -TB: Các câu tiếp theo.
 -KB: Câu cuối cùng.
 c-So sánh với truyện: “Tuệ Tĩnh”:
 * Giống nhau: 
 +Kể theo trật tự tgian.
 +3 phần rõ rệt.
 +ít hđộng, nhiều đối thoại.
 * Khác nhau:
 +Nvật trong: “Phần thưởng”: ít hơn.
 +Cđề trong: “Tuệ Tĩnh”: nằm lộ ngay ở phần MB, còn cđề trong: “Phần thưởng” lại nằm trong sự suy đoán của người đọc
 +Kthúc: “Phần thưởng” bất ngờ, thú vị hơn.
 d-Sviệc trong phần TB thú vị ở chỗ:
 - Đòi hỏi vô lí của viên quan: quen thói hạch sách dân.
 -Sự đồng ý dễ dàng của người nông dân khiến ta có thể nghĩ rằng bác ta đã biết rõ lệ này, muốn cho nhanh việc.
GV: Câu trả lời của bác nông dân thật bất ngờ, nó thể hiện trí thông minh, khôn khéo của bác nông dân mượn tay nhà Vua trừng phạt tên quan thích nhũng nhiễu dân.
 Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
a-Phần mở đầu:
 -Chưa gthiệu rõ câu chuyện rõ câu chuyện sắp xảy ra, chỉ mới nói tới việc Hùng Vương cbị kén rể.
b-Phần kết thúc:
 -Kết thúc truyện theo lối vòng tròn, chu kì, lặp lại. Năm 1 lần Thuỷ Thần lại dâng nước đánh ghen. Cuộc đại chiến giữa 2 Thần ko bao giờ hoàn toàn kết thúc.
? Đọc thêm: “Những phần mở bài trong Văn kể chuyện”?
? Có mấy cách MB trong Văn kể chuyện?
-Có nhiều cách MB.
? Chỉ ra các cách MB đó?
A-Hướng dẫn đọc thêm: “Sự tích Hồ Gươm”.
B-Chủ đề và dàn bài văn tự sự.
 I-Tìm hiểu chủ đề và dàn bài văn tự sự.
 1.Đọc bài văn
 -SGK-Tr44.
 2. Nhận xét .
- chủ đề là vđề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
-Dàn bài văn tự sự gôm 3 phần:
+MB: Gthiệu về nvật & sviệc.
+TB: Phát triển, diễn biến của sviệc, câu chuyện.
+KB: Kể lại kết thúc của sviệc.
3-Ghi nhớ/45.
II-Luyện tập.
 1. Truyện: “Phần thưởng”
2.BT 2/46.
 Sự tích hồ Gươm
-Đã gthiệu rõ hơn cái ý cho mượn gươm tất sẽ dẫn tới viểctả gươm sau này.
-Kết truyện trọn vẹn hơn.
Hđộng 4 (3 phút) IV-Củng cố:
 ? Chủ đề của VB là gì?
 ? Dàn bài Văn tự sự gồm có mấy phần? Chỉ ra nhiệm vụ của mỗi phần đó?
Hđộng 5 (5 phút ) V-HDVN:
 -Học bài.
 -Làm h/chỉnh các bài tập.
 -Về nhà: Tìm chủ đề truyện: “Bánh chưng, bánh giầy”; “Thánh Gióng”? Nói rõ cách thể hiện chủ đề của tong truyện khác nhau như thế nào?
E-Rút kinh nghiệm.
NS:
NG:
 Tiết 15-16:
 Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
A-Mục tiêu.
 1-Kiến thức: HS nắm vững các kĩ năng tìm hiểu đề & cách làm 1 bài văn tự sự. Các bước và ND tìm hiểu đề, lập dàn ý và viết thành bài văn.
 -Tích hợp với phần Văn- TV; tiếp tục công việc của tiết 14.
 2-Kĩ năng: Luyện tập tìm hiểu đề & làm dàn ý trên 1 đề Văn cụ thể.
 3-Thái độ: HS có thái độ học tập đúng đắn.
B-Chuẩn bị.
 * GV: SGK/ SGV/ Giáo án/ 1 số bài văn tự sự.
 * HS: Chuẩn bị 1 số đề bài Tự sự.
C-Phương pháp.
 -Phương pháp rèn luyện theo mẫu.
 -Phương pháp nghiên cứu.
D-Tiến trình bài dạy.
 I-ổn định.
 II-Bài cũ. ( 5 phút) Chủ đề của văn bản là gì? Dàn bài văn tự sự gồm có mấy phần? Chỉ ra nhiệm vụ của mỗi phần?
 * Gợi ý:
 -Chủ đề là Vđề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong VB.
 -Dàn bài văn tự sự gồm 3 phần:
 +MB: Gthiệu chung về nhân vật & sự việc.
 +TB: Kể diễn biến sự việc.
 +KB: Kể kết cục sự việc.
 III-Bài mới. Hđộng 1 ( 2 phút ) Gthiệu bài: Chúng ta đã tìm hiểu chủ đề & dàn bài văn tự sự, vậy để làm tốt bài văn tự sự chúng ta cần tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
 Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
 Hđộng 2 ( 13 phút )
HS đọc các đề bài văn tự sự/47?
? Lời văn đề 1 nêu ra những yêu cầu gì?
 -Kể chuyện.
 -Câu chuyện E thích.
 -Bằng lời văn của E.
? Các đề: 3,4,5,6 ko có từ: “ kể” có phải là đề tự sự ko?
 -Vẫn là tự sự vì vẫn yêu cầu có việc, có chuyện về những ngày thơ ấu, ngày sinh nhật, quê E đổi mới, E đã lớn ntn
? Từ trọng tâm trong mỗi đề trên là từ nào? Hãy gạch dưới và cho biết đề yêu cầu làm nổi bật điều gì?
 -Các đề yêu cầu làm nổi bật:
 +Câu chuyện từng làm E thích thú.
 +Những lời nói việc làm chứng tỏ người bạn ấy là tốt.
 +Một câu chuyện kỉ niệm khiến E ko thể quên.
 +Những sự việc và tâm trạng của E trong ngày sinh nhật.
 +Sự đổi mới cụ thể ở quê E.
 +Những biểu hiện về sự lớn lên của E : Về thể chất, tinh thần
? Có đề nghiêng về kể: người, nghiêng về vật, nghiêng về tường thuật lại sự việc. Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về tường thuật?
? Như vậy khi tìm hiểu đề văn tự sự trước tiên ta phải làm gì?
 -Tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
 Hđộng 3 ( 17 phút )
? Đọc và nêu yêu cầu bài tập 1?
 *Dàn ý đề 2:
a-MB: Gthiệu về 1 người bạn tốt của E.
b-TB: Tả bạn:
 -Hình dáng, tính tình.
 -Kể chuyện bạn đã làm những việc tốt như thế nào?
 +Giúp đỡ bạn bè có h/cảnh khó khăn.
 +Giúp đỡ bạn học yếu.
 +Nhặt đc của rơi trả người đánh mất.
 +Giúp đỡ mọi người xquanh
c-KB: Kđịnh lại về đức tính tốt của bạn.
*Tìm hiểu đề 2:
a-Yêu cầu của đề:
 +Kể chuyện về 1 người bạn tốt.
 +Kể = lời văn của mình nghĩa là không sao chép của người khác.
b-Lập ý:
+Chọn bạn nào để kể?
+Bạn ấy tốt như thế nào?
* Chủ đề của các VB:
-“STTT”: Cuộc giao chiến giữa 2 chàng ST-TT dẫn đến lũ lụt xảy ra hàng năm vào tháng 7-8 ở Bắc Bộ nước ta.
-“BCBG”: Giải thích 2 loại bánh cổ truyền của DT.
-“STHG”: Ca ngợi người anh hùng Lê Lợi và giải thích tên gọi của Hồ Gươm.
I-Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
 1. Đề bài văn tự sự.
 -Đề 1: Kể 1 câu chuyện E thích bằng lời văn của E.
 -Đề 2: Kể chuỵện về 1 người bạn tốt.
-Đề 3: Kỉ niệm ngày thơ ấu.
-Đề 4: Ngày sinh nhật của E.
-Đề 5: Quê E đổi mới.
-Đề 6: E đã lớn rồi.
-Các đề nghiêng về kể việc: 5/4/3.
-Các đề nghiêng về kể người: 2/6.
-Các đề nghiêng về tường thuật: 5/4/3.
II-Luyện tập.
1-Bài 1: Lập dàn ý đề 2.
2-Bài 2: Tìm hiểu đề 2.
3-Bài 3: Tìm chủ đề của VB: “STTT”; “BCBG”; “STHG”.
Hđộng 4 (3 phút ) IV- Củng cố:
 ? Khi tìm hiểu đề văn tự sự trước tiên ta phảI làm gì?
 ? E hãy tự lập ra 3 đề văn tự sự?
Hđộng 5 (5 phút ) V-HDVN:
 *Về nhà:- Học bài.
 - Lập dàn ý cho đề 1.
 - Xem tiết 2.
E-RKN.
NS:
NG: 
 Tiết 16:
 Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự (tiếp )
A-Mục tiêu ( Như tiết 15)
B-Chuẩn bị.
 *GV: SGK/ SGV/ Một số mẫu tìm hiểu đề/ 1 số đoạn văn tự sự.
 *HS: Đọc và chuẩn bị bài.
C-Phương pháp.
 -Phương pháp nghiên cứu.
 -Phương pháp hệ thống.
 -Phương pháp rèn luyện theo mẫu.
D-Tiến trình bài dạy.
 I –ổn định.
 II-Kiểm tra bài cũ
 Khi tìm hiểu đề văn tự sự cần chú ý điều gì? 
 III-Bài mới. GV hệ thống tiết 1-Vào tiết 2.
 Hđộng của GV & HS
Nội dung cần đạt
 Hđộng 2 ( 13 phút )
GV ghi lại đề mục như tiết 15.
? Theo E, với đề này kể = lời văn của ai? ( của tác giả nào? )
 -Kể = chính lời văn của mình, nghĩa là ko sao chép của người khác.
? Lập ý là gì?
GV: Cho HS chọn và trình bày cách lựa chọn cho mình.
? Nêu bố cục của bài văn tự sự? Nhiệm vụ của mỗi phần?
-3 phần.
GV: Hướng dẫn HS viết bài = chính lời văn của mình, không sao chép của người khác.
 -Nếu cần trích dẫn câu nói, câu ca dao, câu tục ngữ phải để trong ngoặc kép.
? E dự định MB Ntn?
 -HS suy nghĩ-Viết phần MB.
? E dự định viết phần TB với những ý chính nào?
 -HS viết 1 đoạn của phần TB.
? Đọc bài đã viết? 
GV và HS cùng NX, đánh giá.
HS tập nói trên lớp phần KB.
? NX, đánh giá?
? Từ các câu hỏi trên, E có thể rút ra cách làm bài văn tự sự ntn?
? Đọc ghi nhớ/48?
-Về nhà học thuộc.
 Hđộng 3 (17 phút)
*Dàn ý: 
a-MB: Giới thiệu E bé 3 tuổi nhà mình.
 -Giới thiệu E bé tên là gì?
 -Tính tình ngoan ngoãn không hay hay khóc nhè
b-TB: Kể về E bé rất ngoan:
 +Ăn hết 1 bát cơm.
 +Không quấy mẹ.
 +Không khóc nhè.
 +Biết thương bố mẹ: Bóp đầu cho mẹ khi mẹ bị sốt.
.
c-KB: Kết thúc câu chuyện.
I-Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
 1. Đề văn tự sự.
 2. Cách làm bài văn tự sự
 a. Kể lại một câu chuyện E thích bằng lời văn của E.
(1) Tìm hiểu đề: Yêu cầu kể lại một câu chuyện mà E thích.
(2) Lập ý:
-Chọn chuyện nào?
-Thích nhân vật nào? Sự việc nào? Thể hiện chủ đề gì? Diễn biến, kquả, ý nghĩa của câu chuyện.
(3) Lập dàn ý:
 a-MB: Gthiệu câu chuyện E dự định sẽ kể: nhân vật, sự việc.
 b-TB: Diễn biến câu chuyện:
 -ý 1.
 -ý 2.
 -ý n
 c-KB: Kết thúc câu chuyện
3-Ghi nhớ/48
II-Luyện tập.
1. Bài 1: Lập dàn ý cho đề bài trên.
Hđộng 4 (3 phút) IV-Củng cố:
 ? Cách làm bài văn tự sự?
 ? Dàn ý của bài văn tự sự gồm có mấy phần? ND của mỗi phần?
Hđộng 5 (5 phút) V-HDVN:
 -Học bài
 -Nắm cách làm bài văn tự sự thật kĩ để giờ sau làm bài TLV số 1.
E- RKN:
..

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 6tuan 4.doc