Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 93+94: Văn bản Đêm nay bác không ngủ - Trường THCS Phước Hưng

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 93+94: Văn bản Đêm nay bác không ngủ - Trường THCS Phước Hưng

I. YÊU CẦU : Giúp HS:

 - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ và đồng bào; thấy được tình cảm yêu quý, kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác Hồ;

 - Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu hiện cảm xúc, tâm trạng; những chi tiết giản dị, tự nhiên mà giàu sức truyền cảm; thể thơ năm chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện.

II. CHUẨN BỊ :

 - GV : Soạn giáo án, tham khảo tài liệu SGK, SGV, sách tự học.

- HS : Soạn bài ở nhà theo gợi ý SGK.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 897Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 93+94: Văn bản Đêm nay bác không ngủ - Trường THCS Phước Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 24 	Ngày soạn : 
 ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
Văn bản 
 Tiết : 93-94 	Ngày dạy : 
I. YÊU CẦU : Giúp HS:
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ và đồng bào; thấy được tình cảm yêu quý, kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác Hồ;
 - Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu hiện cảm xúc, tâm trạng; những chi tiết giản dị, tự nhiên mà giàu sức truyền cảm; thể thơ năm chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện.
II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Soạn giáo án, tham khảo tài liệu SGK, SGV, sách tự học.
- HS : Soạn bài ở nhà theo gợi ý SGK.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung hoạt động
- Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số.
Hỏi : Ý nghĩ và tâm trạng của chú bé Phrăng diễn ra như thế nào trong buổi học cuối cùng?
Hỏi : Nhân vật thầy Ha-men được miêu tả như thế nào về diện mạo, lời nói, hành động ?
- GV giới thiệu bài mới.
- Báo cáo sỉ số.
- HS trả lời cá nhân. 
- Nghe, ghi tựa bài.
+ Hoạt động 1 : Khởi động ( 5 phút)
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ.
- Giới thiệu bài mới.
Hỏi : Hãy cho biết vài nét về tác giả, tác phẩm ?
- GV ghi bảng.
- GV hướng dẫn HS đọc, chú ý nhịp điệu của lời thơ biến đổi theo cái nhìn và tâm trạng của anh đội viên (có thể GV đọc trước).
- Gv nhận xét giọng đọc của HS.
Hỏi : Truyện kể về ai ? Về việc gì ? Xảy ra trong thời gian nào, địa điểm nào ?
- GV hướng dẫn HS phân tích phần thứ nhất: Hình tượng Bác Hồ.
Hỏi: Hình tượng Bác Hồ hiện lên qua các chi tiết nào về thời gian, không gian, hình dáng, cử chỉ, lời nói, tâm tư ?
 + Em có nhận xét gì về thứ tự miêu tả, cấu tạo lời văn, sử dụng ngôn từ ?
 + Qua những chi tiết trên, cảm nhận được đức tính cao đẹp nào của Bác ?
Hỏi : Bài thơ kể lại 2 lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ, em hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên đối với Bác trong 2 lần đó ? 
Gợi ý: Trong lần thức dậy thứ nhất, tâm trạng anh được thể hiện qua những câu thơ nào ? Các câu thơ đó đã biểu hiện tình cảm nào của anh đối với Bác ?
- Hỏi Tâm trạng của anh đội viên trong lần thức dậy thứ ba được diễn tả bằng các chi tiết thơ nào?
Hỏi: Các chi tiết trên đều thể hiện tình cảm của anh đội viên đối với Bác Hồ. Đó là tình cảm gì?
Hỏi: Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết tác giả viết:
 Đêm nay Bác ngồi đó  Bác là Hồ Chí Minh.
-HS đọc chú thích.
- Đọc theo hướng dẫn..
- HS trả lời cá nhân. 
- HS trả lời cá nhân: 
- HS trả lời cá nhân. 
- HS trả lời cá nhân: Tình thương yêu bao la, sự chăm lo ân cần của Bác Hồ đối với chiến sĩ, đồng bào.
- HS trả lời cá nhân: ngạc nhiên.
-HS trả lời cá nhân. .
-HS trả lời cá nhân. 
- HS trả lời cá nhân: yêu thương, cảm phục, ngưỡng vọng.
-HS trả lời cá nhân.
+ Hoạt động 2: Tìm hiểu chung - Phân tích văn bản.(75 phút)
 - Hướng dẫn tìm hiểu chú thích, tìm hiểu văn bản.
I. Giới thiệu chung: (10 phút)
 1. Tác giả:
- Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Thái, sinh năm 1927, quê ở Nghệ An, làm thơ từ thời kháng chống Pháp. 
2. Tác phẩm :
 - Đêm nay Bác Không ngủ là bài thơ nổi tiếng nhất của ông.
II. Phân tích :
 1. Hình tượng Bác Hồ : (30 phút)
 - Hình dáng: Vẻ mặt trầm ngâm, mái tóc bạc, ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc.
- Cử chỉ: Đốt lửa, đi dém chăn cho từng người, nhón chân nhẹ nhàng.
- Lời nói: Cháu cứ việc ngủ ngon – ngày mai đi đánh giặc; Bác thức thì ...an lòng.
- Tâm tư:: Bác thương đoàn .mau mau.
=> Tình thương yêu bao la, sự chăm lo ân cần của Bác Hồ đối với chiến sĩ, đồng bào.
(Hết tiết 1)
2. Tâm trạng của anh đội viên đối với Bác Hồ : (30 phút)
 * Lần đầu tiên thức dậy:
 - Anh đội viên mơ màng .ấm hơn ngọn lửa hồng.
-> Nghệ thuật so sánh => gợi tả hình ảnh vĩ đại, gần gũi của Bác đồng thời cũng thể hiện ngưỡng mộ của anh đội viên đối với Bác.
 - Bác ơi Bác chưa ngủ?
 Bác có lạnh lắm không?
 - Anh nằm lo Bác ốm
  vì Bác vẫn thức hoài.
-> lo lắng và không yên lòng về sức khoẻ của Bác. 
 * Lần thứ ba thức dậy:
 - Anh vội vàng nằng nặc
Bác ơi mời Bác ngủ.
-> Tính cảm lo lắng chân thành cao độ của anh đội viên đối với Bác.
- Lòng vui sướng mênh mông
 Anh thức luôn cùng Bác.
-> Niềm vui của anh đội viên khi được thức cùng Bác.
=> yêu thương, cảm phục, ngưỡng vọng.
- Qua phân tích, em cảm nhận được gì về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
-> Rút ra ghi nhớ SGK
- Cho HS đọc lại ghi nhớ.
- Thảo luận nhanh tìm ý nghĩa và nghệ thuật truyện.
- Đọc ghi nhớ SGK.
+ Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hiện ghi nhớ. (7 phút)
III.Tổng kết:
Ghi nhớ SGK / 67
- Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Thể thơ ấy có thích hợp với cách kể chuyện của bài thơ không?
- Cho HS đọc lại phần ghi nhớ SGK.
 - Yêu cầu HS :
 + Học bài.
 + Chuẩn bị : Nhân hoá..
- HS trả lời cá nhân. 
- Đọc.
- Thực hiện theo yêu cầu GV
+ Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò. (8 phút) 
- Củng cố:
- Dặn dò:

Tài liệu đính kèm:

  • docb7-93-94-DEMNAYBACKHONGNGU.doc