Tập làm văn LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO
Tiết 83,84 T21 SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ.
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
-Biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miệng trước tập thể
(thức chất là rèn luyện kĩ năng nói)
-Từ những nội dung luyện nói, nắm chắc hơn kiến thức đã học về quan
sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
B/ Chuẩn bị:
-GV, HS: lập dàn ý trước các đề: “Tả một đêm trăng nơi em ở”,
“Quang cảnh một buổi sáng trên biển”, “Miêu tả hình ảnh người dũng
sĩ”.
C/ Các bước lên lớp:
I. Ổn định:
II.Bài cũ: Muốn miêu tả được, người ta phải làm gì?
Làm bài tập 3/ 29
Tập làm văn LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO Tiết 83,84 T21 SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ. Soạn: 2/2/07 A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs: -Biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miệng trước tập thể (thức chất là rèn luyện kĩ năng nói) -Từ những nội dung luyện nói, nắm chắc hơn kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. B/ Chuẩn bị: -GV, HS: lập dàn ý trước các đề: “Tả một đêm trăng nơi em ở”, “Quang cảnh một buổi sáng trên biển”, “Miêu tả hình ảnh người dũng sĩ”. C/ Các bước lên lớp: I. Ổn định: II.Bài cũ: Muốn miêu tả được, người ta phải làm gì? Làm bài tập 3/ 29 III.Bài mới: 1.Giới thiệu: 2.Tổ chức các hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng *Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu bài (10 ph) -Bước 1: Nêu vai trò, tầm quan trọng của việc luyện nói. GV có thể cho hs đứng tại chỗ trả lời ?Luyện nói để làm gì? -Bước 2: Nêu yêu cầu của giờ học Đây là việc luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. Do vậy, hs cần trình những vấn đề xoay quanh những yêu cầu trên. -Bước 3: Giao nhiệm vụ cụ thể để hs chuẩn bị thực hành +Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của hs. +Chia các bài tập theo nhóm *Hoạt động 2: Thực hành luyện nói (Bài 1,2) 1.Từ truyện “Bức tranh của em gái tôi”, hãy lập dàn ý để trình bày ý kiến của mình trước lớp: a. Theo em, Kiều Phương là người như thế nào?Hãy miêu tả Kiều Phương theo trí tưởng tượng của em? b. Anh của Kiều Phương là người thế nào?Hình ảnh người anh trong bức tranh với hình ảnh người anh thực của Kiều Phương có gì khác nhau? -GV bổ sung và ghi mẫu một dàn ý lên bảng. 2.Hãy trình bày cho các bạn nghe về anh, chị hoặc em của mình? *GV: chú ý làm nổi bật đặc điểm của người đang miêu tả = cách quan sát, so sánh, liên tưởng và nhận xét của bản thân, làm dàn ý chứ không viết thành văn, nói chứ không đọc. *Hoạt động 3: Thực hành luyện nói (làm bài 3,4,5/ 36,37) Tiết 2: -GV cho hs đọc các bài tập -GV chia nhóm, cho hs thảo luận các bài tậo. +Nhóm 1,3,6: câu3 (lập dàn ý miêu tả một đêm trăng nơi em ở) +Nhóm 2,5,7: câu 4 (lập dàn ý về quang cảnh một buổi sáng trên biển) +Nhóm 4,8: câu 5 (miêu tả người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của mình) -GV sửa chữa bổ sung, chọn nêu vài ý tiêu biểu *Bài tập 3: Đó là một đêm trăng như thế nào? VD: Đó là một đêm trăng đẹp vô cùng. Một đêm trăng kỳ diệu. Một đêm trăng mà tất cả đất trời, con người và vạn vật như được tắm gội bởi ánh trăng -Đêm trăng ấy có gì đặc sắc? (Đây là việc cụ thể hóa cách miêu tả của mình, hs cần tìm hình ảnh so sánh, liên tưởng đẹp. VD: Trăng là cái liềm vàng giữa đồng sao. Trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời (Nam Cao-Trăng sáng). “Trăng tỏa ánh sáng, rọi vào các gợn sóng lăn tăn tựa như hàng ngàn con rắn vàng bò trên mặt nước”(Phan Kế Bính-Đêm trăng chơi Hồ Tây) *Bài 4: Giống bài 3, chỉ khác là tả quang cảnh mặt trời mọc trên biển. GV gợi ý: -Mặt trời đội biển nhô lên một màu mới. -Bầu trời như tấm gương xanh được lâu sạch không chút bụi. -Mặt biển êm ả, sóng gợn lăn tăn, vỗ vào bờ cát thật êm ái. -Những con thuyền căng phồng cánh buồm nâu như những con bướm khổng lồ đang băng về phía mặt trời. GV có thể đọc cho hs nghe bài “Hừng đông mặt biển”-(Bùi Hiển) *Bài 5:Miêu tả hình ảnh người dũng sĩ theỏtí tưởng tượng của mình-dựa theo những truyện cổ đã được học VD: người dũng sĩ thường có ngoại hình to lớn, vạm vỡ, rắn chắc, ngực nở vồng lên như cánh cung lớn, những bắp thịt cuồn cuộn. thường làm những việc nghĩa, quyết tâm tiêu diệt cái ác. Lời nói: thẳng thắn, trung thực -Tập mạnh dạn nói trước lớp, rèn luyện kĩ năng nói theo một đề tài nhất định. -Nhóm 1,2,3 thảo luận câu 1a -Nhóm 4,5,6 thảo luận câu 1b -Nhóm 7,8 thảo luận câu2 -Các nhóm thảo luận, ghi kết quả thảo luận vào vở -Cử đại diện để trình bày kết quả trước lớp. -Cả lớp nghe, chú ý để nhận xét. -HS cũng lập dàn ý như các đè trên. -HS đọc các bài tập 3,4,5/36,37 -mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận (không chon những em đã trình bàyở phần trước) -cả lớp theo dõi, nhận xét. -HS theo dõi lắng nghe, có thể ghi chép vào vở nháp I. Tìm hiểu bài: II.Thực hành luyện nói: 1a.Nhân vật Kiều Phương: -Hình dáng: gầy, thanh mảnh, mặt lọ lem, mắt sáng, miệng rộng, răng khểnh -Tính cách: hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu, độ lượng, có tài năng hội họa. 1b.Nhân vật người anh: -Hình dáng: gầy, cao, đẹp trai. -Tính cách: ghen tị, nhỏ nhen, mặc cảm, tự ti, ân hận, ăn năn -Hình ảnh người anh thực và người anh trong tranh không có gì khác nhau. IV/ Củng cố: Hãy miêu tả người bạn thân nhất của em theo cách quan sát, tưởng tượng so sánh của em. V/ Dặn dò: Tập quan sát và lập dàn ý cho các bài tập đã luyện nói ở lớp Chuẩn bị “Phương pháp tả cảnh”
Tài liệu đính kèm: