Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 81 đến 96

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 81 đến 96

Tiết: 81 – 82 BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI

 (Tạ Duy Anh)

A. Mục tiêu bài học:

- Giúp học sinh đọc và tóm tắt được văn bản "Bức tranh của em gái tôi"

- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện: Tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của người em gái có tài năng đã giúp cho người anh nhận ra hạn chế ở chính mình và vượt lên lòng tự ái. Từ đó hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn, biết thắng được sự gen tị trước tài năng hay thành công của người khác.

- Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lý nhân vật trong tác phẩm.

B.Tiến trình các hoạt động dạy học:

* ổn định lớp:

* Kiểm tra bài cũ: ? Văn bản “Sông nước Cà Mau” sử dụng những phương thức biểu đại nào ? Phương thức biểu đạt nào chính? .

? Sự trù phú, độc đáo của chợ Năm Căn thể hiện qua chi tiết nào ?

* Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài:

 

doc 24 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 1016Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 81 đến 96", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ....... ngày.... tháng..... năm 2007
Tiết: 81 – 82 Bức tranh của em gái tôi
 (Tạ Duy Anh)
-----–—-----
A. Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh đọc và tóm tắt được văn bản "Bức tranh của em gái tôi"
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện: Tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của người em gái có tài năng đã giúp cho người anh nhận ra hạn chế ở chính mình và vượt lên lòng tự ái. Từ đó hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn, biết thắng được sự gen tị trước tài năng hay thành công của người khác. 
- Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lý nhân vật trong tác phẩm.
B.Tiến trình các hoạt động dạy học:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ: ? Văn bản “Sông nước Cà Mau” sử dụng những phương thức biểu đại nào ? Phương thức biểu đạt nào chính? .
? Sự trù phú, độc đáo của chợ Năm Căn thể hiện qua chi tiết nào ?
* Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài:
I. Đọc - hiểu chú thích:
Giáo viên đọc mẫu 1 đoạn gọi học sinh đọc tiếp.
Nhận xét cách đọc .
Yêu cầu học sinh tóm tắt văn bản.
GV Giúp học sinh hiểu vài nét về tác giả: Tạ Duy Anh và xuất xứ tác phẩm
1. Đọc và tóm tắt:
2. Hiểu chú thích
* Tác giả: Là nhà văn hiện đại, có nhiều tác phẩm thành công viết cho thiếu nhi. 
* Tác phẩm: Được giải nhì cuộc thi "Tương lai vẫy gọi "do báo TNTP tổ chức
II. Đọc - hiểu văn bản:
*Tìm hiểu bố cục của văn bản.
? Bố cục chia làm mấy phần ?
Học sinh thảo luận trả lời
? Văn vản được kể theo ngôi thứ mấy ?
Tác dụng của ngôi kể đó ?
? Xác định nhân vật chính, nhân vật trung tâm ?
- Ngôi kể thứ nhất (nhân vật người Anh ) > miêu tả tâm trạng nhân vật sâu, tự nhân vật tìm ra điểm yếu của mình.
- Nhân vật chính: Hai anh em Kiều Phương.
- Nhân vật trung tâm : Người anh 
* Cũng cố dặn dò: Về nhà soạn tiếp phần tiếp theo của tác phẩm để tiết sau học.
 (Hết tiết 81 chuyển tiết 82).
Bài cũ: Hãy tóm tắt ngắn ngọn văn bản : Bức tranh của em gái tôi.
II. Đọc- hiểu văn bản (tiếp):
? Em hãy phân tích diễn biến tâm trạng của người anh theo các thời điểm quan trọng sau: 
- Khi tài năng của em chưa được phát hiện .
- Khi tài năng của em được phát hiện.
- Khi tài năng của em được khẳng định ( người anh đứng trước bức tranh của em gái vẽ mình).
- Học sinh tranh luận trình bày, phân tích đưa ra dẫn chứng chi tiết.
- Giáo viên nhận xét bình ngắn gọn: Đây là biểu hiện tâm lý hay gặp ở tuổi trẻ, đặc biệt là trẻ con: Tự ái, tự ti, mặc cảm trước tài năng của người khác. 
? Dựa vào kiến thức về từ loại hãy giải nghĩa 3 từ: Ngạc nhiên, hãnh diện, xấu hổ.?
- HS trình bày.
? Theo em, câu nói: "Không phải con đâu. Đấy là..." có ý nghĩa gì. ?
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
? Đã bao giờ em có tâm trạng như người anh chưa? hãy kể cho cả lớp cùng nghe.
- Học sinh phát biểu tự do.
? Nhân vật Kiều Phương được miêu tả qua các phương diện nào ? nhân vật có điểm gì nổi bật? em thích điểm nào nhất ? vì sao ?
1. Diễn biến tâm trạng của người anh.
* Khi tài năng của em chưa được phát hiện: Anh rất yêu quý em, coi em là trẻ con không để ý đến việc em làm.
* khi tài năng của em được phát hiện: Cảm thấy buồn, thất vọng về mình, tự ti vì kém cõi, vì bị lãng quên.
Khó chịu gắt gõng với em gái. Tuy nhiên vẫn thầm cảm phục tài năng của em.
* Khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình: 
- Bất ngờ ngạc nhiên.
- Hãnh diện.
- Xấu hổ.
- Người anh nhận ra lỗi lầm của mình
2. Nhân vật Kiều Phương :
- Nhân vật được miêu tả về các phương diện: 
+ Ngoại hình.
+ Cử chỉ hành động, thái độ, quan hệ với người anh.
- Đó là một cô bé hôn nhiên, thiếu động, có tài năng, có tâm hồn trong sáng, trái tim nhân hậu.
 Rất đáng yêu , đáng mến và đáng trân trọng.
III. Tổng kết và luyện tập:
? Qua câu chuyện em rút ra bài học gì ? 
- Học sinh phát biểu tự do.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng kết bài
- Học sinh đọc ghi nhớ (sgk)
- Không nên đố kỵ ghen ghét.
- Tài nhưng phải kiêm tốn.
- Phải có lòng nhân hậu.
* Cũng cố dặn dò:
- Giáo viên đưa ra hai ý kiến: Người anh trong truyện vừa đáng thương, vừa đáng trách.
- Người anh trong truyện đánh trách. Em có ý kiến như thế nào ?
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên nhận xét và dặn học sinh về nhà học bài cũ soạn bài mới.
 Thứ....... ngày.... tháng..... năm 2007
Tiết 83 – 84 Luyện nói về quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
-----–—-----
A. Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh biết cách trình bày và diễn đạt một số vấn đề bằng miệng trước tập thể " Thực chất là rèn luyện kỹ năng nói".
- Từ những nội dung luyện nói, nắm chắc hơn kiến thức đã học về quan sát , tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
B. Tiến trình các họat động dạy học:
* ổn định lớp:
* Bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh:
* Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà.
Giáo viên chia học sinh thành 3 nhóm.
- Thảo luận trình bày ba bài tập (bài tập 1,2, 3 - sgk).
* Bài tập 1:  Từ truyện " Bức tranh của em gái tôi", hãy lập dàn ý để trình bày ý kiến của mình trước lớp theo hai câu hỏi:
? Theo em Kiều Phương là người như thế nào ? từ các chi tiết về nhân vật này trong truyện hãy miêu tả lại hình ảnh của Kiều Phương theo tưởng tượng của em ?
? Anh của Kiều Phương là người như thế nào ? 
- HS thảo luận ,trình bày.
? hình ảnh người anh trong tranh và hình ảnh người thực của Kiều Phương khác nhau như thế nào ?
Bài tập 2:
Học sinh tự lập dàn ý: Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài tập 3:
Lập dài ý cho bài văn miêu tả một đêm trăng.
- Đó là một đêm trăng như thế nào ?
- Đêm trăng có gì đặc sắc tiêu biểu?
I. Chuẩn bị ở nhà
- Nhóm 1: Bài tập 1
- Nhóm 2 : Bài tập 2
- Nhóm 3: Bài tập 3
* Lập dàn ý: 
- Kiều Phương là một cô bé tinh nghịch, hiếu động hay lục lọi.
- Có tài năng đặc biệt nhưng không thích khoe khoang, bí mất vẽ tranh.
- Tài năng được họa sỹ Tiến Lê khen ngợi.
- Bị anh quát nạt nhưng không ghét anh, vẫn tốt với anh.
- Tỏ rõ tình cảm đối với anh khi chọn anh làm nhân vật chính trong tranh.
- Người anh lúc đầu coi thường em gái. 
- Khi tài năng của em được phát hiện, tỏ ra cáu gắt, không chơi thân - ích kỷ, ghen ghét, đố kỵ.
- Lén xem tranh em - thở dài, kém cỏi.
- Khi xem tranh, ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ.
- Hình anh người anh trong tranh trái ngược với hình ảnh người anh ngoài đời.
- Anh kịp nhận ra thói xấu của mình và thấy xấu hổ, ăn năn...
- Bầu trời trong trẻo, xa vời vợi.
- Đó là đêm trăng rằm rất sáng.
- Đêm làng quê yên ả thanh bình.
- Vầng trăng mọc như chiếc gương khổng lồ tỏa ánh sáng dịu mát.
- Cây cối rung rinh trong gió và ánh trăng.
- Nhà cửa con đường làng dát đầy ánh trăng.
- Càng về đêm trăng càng lên cao ánh sáng càng lung linh huyền diệu.
2. Hướng dẫn học sinh luyện nói:
- Giáo viên cử nhóm trưởng điều hành nhóm của mình. Các thành viên lắng nghe nhận xét.
- Luyện nói trước lớp.
(giáo viên lắng nghe, nhận xét, cho điểm)
3. Tổng kết bài học:
- Giáo viên nhận xét tổng kết bài học.
II. Luyện nói:
1. Trước nhóm (10 - 15 phút)
2. Trước lớp: (20 - 25 phút)
III. Tổng kết bài học:
*Cũng cố dặn dò:
Giáo viên ra bài tập để học sinh về nhà làm:
Em có dịp đi chợ sắm tết cùng mẹ. Em hãy tả lại cảnh chợ tết ở quê em.
- Tìm ý.
- Lập dàn ý
-----------D-----------
Thứ....... ngày.... tháng..... năm 2007
Tiết 85 : Vượt thác
 (Võ Quảng)
 -----–—-----
A. Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh cảm nhận được vẽ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn và vẽ đẹp của người lao động được miêu tả trong bài.
- Nắm được nghệ thuật phối hợp miêu tả khung cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người.
B. Tiến trình các hoạt động dạy học:
* ổn định lớp.
* Kiểm tra bài cũ.
 Tóm tắt truyện bức tranh của em gái tôi ?
 Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì ?
* Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
I. Đọc - hiểu chú thích.
- Giáo viên đọc mẫu 1 đoạn gọi học sinh đọc
- Nhận xét cách đọc.
- Giáo viên giới thiệu về tác giả, đoạn trích học.
- Giáo viên kiểm tra một số từ khó
1. Đọc:
2. Hiểu chú thích:
II. Hiểu văn bản:
? Bài văn miêu tả cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian như thế nào ?
- Học sinh thảo luận nhóm trình bày.
?Dựa vào trình tự trên em hãy tìm bố cục của bài văn ?
-HS thảo luận tìm bố cục hợp lý.
? Hành trình con thuyền bắt đầu trong khung cảnh nào ? Cảm nhận đầu tiên về cuộc hành trình ?
? Người miêu tả đứng ở vị trí nào để quan sát ?
-HS: ở trên thuyền - di động theo con thuyền.
? Không gian miêu tả như thế nào ? gợi điều 
gì ?
? Theo hành trình của con thuyền, sắp đến đoạn nhiều thác ghềnh, cảnh vật có sự thay đổi như thế nào ?
- Học sinh trả lời: 
? Tác giả sử dụng biện pháp gì để miêu tả ?
? Qua việc miêu tả em thấy cảnh thiên nhiên hiện ra như thế nào ?
- Học sinh trình bày - giáo viên tiểu kết:
Miêu tả sự thay đổi như thế nhằm dụng ý: Càng xa đồng bằng càng hiểm trở dần - báo hiệu khó khăn, thử thách đang chờ đợi.
? Nhân vật nào được đề cập nhiều nhất trong cuộc vượt thác ?
- Học sinh: Dượng Hương Thư - vai trò chỉ huy
? Tư thế vượt thác ? chứng tỏ điều gì.?
- Học sinh thảo luận trả lời.
? Thác nước giữ được miêu tả như thế nào ?
- Học sinh dựa vào sgk trả lời
? Hình ảnh Dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác miêu tả qua những động tác nào ?
- Học sinh tìm chi tiết trong sgk trả lời.
? Nhận xét nghệ thuật dùng từ ngữ miêu tả ? mục đích.?
=> Miêu tả sức mạnh của con người, sức bật lớn trong cuộc vượt thác, sức mạnh của con người chiến thắng mọi cản trở chinh phục thiên nhiên.
? Miêu tả ngoại hình Dượng Hương Thư tác giả sử dụng nghệ thuật gì ?
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
? Tác giả miêu tả hình ảnh cây cổ thụ trong đoạn trích như thế nào? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả? dụng ý gì ?
-HS tìm trả lời, GV nhận xét.
? Sau cuộc vượt thác thiên nhiên được tiếp tục miêu tả như thế nào ?
- HS nêu –GV chốt ý.
? Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích ?
? Hình ảnh Dượng Hương Thư nổi bật lên những vẽ đẹp nào ?
- HS trả lời-GV nhận xét chốt ý.
* Bố cục: 
- Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và quang cảnh hai bên bờ theo hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy qua đoạn sông êm ả ở vùng đồng bằng rồi vượt đoạn sông có nhiều thác gềnh ở vùng núi, sau tới khúc sông phẳng lặng.
1. Hành trình của con thuyền trước khi vượt thác:
- Gió nồm mát mẻ, cánh buồn rẽ sóng lướt bon bon, nhẹ nhàng, khoan thai, thoải mái - hướng về đích.
- Không gian rộng, êm ả -> vùng đồng bằng cảnh vật êm đềm, hiền hòa, thơ mộng, trù phú.
- Chòm cổ thụ đứng trồng ngâm... núi đột ngột hiện ra như chắn ngang trước mặt.
- Nghệ thuật so sánh nhân hóa - độc đáo
- Hoang sơ hùng vĩ.
2. Cảnh ... - Trình bày kết quả quan sát...
*Cũng cố dặn dò:
Về nhà làm phần luyện tập.
Sọan bài: Đêm nay Bác không ngủ.
	 Giáo án: Ngữ Văn 6 Giáo viên : Nguyễn Thị Vân Anh
Thứ....... ngày.... tháng..... năm 2007
Tiết 93 - 94 Đêm Nay Bác Không Ngủ
( Minh Huệ)
A. Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh cảm nhận được vẽ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sỹ và đồng bào, thấy được tình cảm yêu quý, kính trọng của người chiến sỹ đối với Bác Hồ.
- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu hiện cảm xúc, tâm trạng; những chi tiết giản dị, tự nhiên mà giàu sức truyền cảm; thể thơ năm chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện.
B. Tiến trình các hoạt động dạy học:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ : - Phân tích tâm trạng của Phrăng trong " Buổi học cuối cùng".
- Kiểm tra đoạn viết về thầy giáo Ha - men.
* Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
I. Đọc - hiểu chú thích:
- Giáo viên đọc m,ẫu 1 lần.
- Hướng dẫn cách đọc: Tình cảm tha thiết.
- Chú ý phân biệt lời thơ kể và lời nói của nhân vật.
- Học sinh đọc lại bài thơ
-Giáo viên giới thiệu cho Học sinh rõ về tác giả ,tác phẩm.
- Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện gì ? Em hãy kể tóm tắt diễn biến câu chuyện đó ?
-Học sinh trả lời.
? Tác dụng của cách kể chuyện như vậy ?.
- Học sinh trình bày.
1. Đọc.
2. Hiểu - chú thích.
* Tác giả: Minh Huệ là nhà thơ quân đội.
* Tác phẩm: " Đêm nay Bác không ngủ" là một sáng tác thành công, xúc động về Bác Hồ.
3. Đề tài, cách kể chuyện của bài thơ.
- Đề tài: Kể về một đêm không ngủ của Bác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
- Cách kể chuyện: đây là một bài thơ trữ tình có yếu tố tự sự. Kể theo điểm nhìn, suy nghĩ, tâm trạng của anh đội viên.
 Hình tượng Bác hiện ra một cách tự nhiên, có tính khách quan trong mối quan hệ gần gũi, ấm áp với người chiến sỹ.
II. Hiểu văn bản:
? Qua điểm nhìn, suy nghĩ của anh đội viên, hình ảnh Bác hiện ra như thế nào ?
- Học sinh nêu ý kiến nhận xét qua: Hình dáng, tư thế, vẻ mặt cử chỉ hành động, lời nói...?
- Học sinh phân tích kỹ các hành động.
? Em hãy phân tích phép so sánh trong khổ thơ: 
 " Anh đội viên mơ màng
 Như nằm trong giấc mộng
 Bóng Bác cao lồng lộng
 ấm hơn ngọn lữa hồng"
- Học sinh phân tích nhận xét.
- Giáo viên có thể bình giảng một vài câu thơ hay, hình ảnh đẹp.
? Hình ảnh của Bác khiến em có những suy nghĩ cảm xúc gì ?.
- Học sinh phát biểu tự do.
- Giáo viên sơ kết tiết học.
1. Hình ảnh Bác Hồ kính yêu.
- Tư thế, hình dáng: Yên lặng, trầm ngâm được khắc họa rõ nét qua lần anh đội viên thức dậy.
- Cử chỉ hành động: Ân cần, yêu thương như người cha, người mẹ Bác thật giản dị, gần gũi mà lớn lao, cao cả. Bác yêu thương bộ đội, chiến sỹ dân công, chăm lo cho mọi người ân cần, chu đáo. 
- Nghệ thuật so sánh chính xác, gợi tả khắc họa rõ nét sự lớn lao cao cả của Bác.
- Cử chỉ hành động của Bác dành cho mọi người khiến anh đội viên cảm thấy ấm lòng hơn cả ngọn lửa hồng trong đêm khuya vắng. 
 (Hết tiết 93 chuyển tiết 94)
*Bài cũ: Hãy đọc thuộc lòng bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ"
? Em có suy nghĩ gì và cảm xúc như thế nào qua hình ảnh của Bác thể hiện trong bài thơ? 
II. Đọc- hiểu văn bản: ( tiếp)
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cảm nhận được tình cảm của anh đội viên dành cho Bác.
Học sinh theo dõi tìm những câu thơ nói về tình cảm của anh đội viên dành cho Bác.
? Chứng kiến những tình cảm của Bác dành cho mọi người, anh đội viên có tâm trạng như thế nào ?
- Học sinh suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- Giáo viên nhận xét bình giảng ngắn ngọn.
? Sự lo lắng thể hiện qua những chi tiết nào ?
? Vì sao anh có tâm trạng ấy ?
- Học sinh trả lời.
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì.
? Tại sao từ chổ rất lo lắng nóng ruột bây giờ cảm thấy lòng mình "vui sướng mênh mông" và "anh thức luôn cùng Bác"?
?Em hiểu khổ thơ cuối bài như thế nào ?
- Học sinh thảo luận, phát biểu
2. Tình cảm của anh đội viên.
- Ngạc nhiên, xúc động khi chứng kiến các cử chỉ ân cần, chu đáo, quan tâm chăm sóc của Bác dành cho mọi người. 
- Cảm nhận được tình yêu lớn lao mênh mông của Bác.
- Lo lắng cho sức khỏe của Bác, tha thiết mời Bác ngủ. 
- Anh nằm bồn chồn không yên vì lo và thương Bác 
 tình thương của con dành cho người cha, tình cảm của nhân dân dành cho lãnh tụ.
- Từ láy; nghệ thuật tăng tiến.
 cảm thấy và hiểu được sự hi sinh cho người khác là hạnh phúc. 
- Tình thương yêu của Bác có sức truyền cảm lớn khơi nguồn những cảm xúc mới mẽ trong anh bộ đội
* khổ thơ cuối; Nâng ý nghĩa của câu chuyện, sự việc lên một tầm khái quát mới, khiến người đọc thấu hiểu một chân lý đơn giản mà lớn lao: Việc Bác không ngủ là một " lẽ thường tình" vì Bác là Hồ Chí Minh - người suốt đời hy sinh vì dân vì nước.
III. Tổng kết luận tập:
? Bài thơ có nét đặc sắc gì về nghệ thuật ?
- Học sinh nêu ý kiến.
? Em có nhận xét gì về tình cảm của Bác dành cho bộ đội, dân công và anh đội viên dành cho Bác ?
- Học sinh thảo luận nhận xét.
- Giáo viên tổng kết.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm phần luyện tập
- Dùng từ so sánh, kết hợp kể chuyện với biểu hiện tình cảm.
- Tình cảm tự nhiên, gần gũi, xuất phát từ tấm lòng đó là sự đồng cảm giữa lãnh tụ và nhân dân.
* Cũng cố dặn dò:
- Gọi học sinh đọc lại phần ghi nhớ.
- Về nhà làm bài tập trong phần luyện tập.
- Chuẩn bị bài ẩn dụ.
Thứ....... ngày.... tháng..... năm 2007
Tiết 95 : ẩn dụ
A. Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh nắm được khái niệm ẩn dụ , các kiểu ẩn dụ.
- Hiểu và nhớ được tác dụng của ẩn dụ. Biết phân tích và ý nghĩa cũng như tác dụng của ẩn dụ trong thực tế sử dụng. 
- Bước đầu có kỷ năng tự tạo ra cho một số ẩn dụ.
B. Tiến trình các hoạt động dạy học:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ : ? Nhân hóa là gì ? cho ví dụ minh họa.
? Tác dụng của nhân hóa.
 * Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
I. ẩn dụ là gì ?
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm ẩn dụ
- Học sinh đọc khổ thơ sgk
? Cụm từ "Người Cha" trong khổ thơ được dùng để chỉ ai ? vì sao có thể ví như vậy?
- Học sinh nêu ý kiến.
? Cách nói này có gì giống và khác với phép so sánh.
- Học sinh trả lời:
- Khác vì nếu dùng so sánh thì phải đầy đủ hơn.
- Cụ thể: Bác Hồ " (vế A) là vị cha già dân tộc (vế B) trong ẩn dụ không có vế A không có từ so sánh " là".
Người ta gọi đó là ẩn dụ. Vậy ẩn dụ là gì ?
- ẩn dụ có tác dụng gì ?
- Học sinh nêu ý kiến giáo viên nhận xét kết luận
- Học sinh đọc ghi nhớ.
 * Xét ví dụ: 
- "Người Cha": chỉ Bác Hồ.
- Vì "Bác" với " Người Cha" có những phẩm chất giống nhau.
* ẩn dụ là gọi tên một sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.
- ẩn dụ làm cho câu văn câu thơ hàm súc, gợi hình , gợi cảm.
II. Các kiểu ẩn dụ:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các kiểu ẩn dụ. Cho học sinh đọc ví dụ 1:
? Các từ (thắp), (lửa hồng) được dùng để chỉ những hiện tượng hoặc sự vật nào ?
- Học sinh thảo luận trả lời.
? Vì sao có thể ví như vậy ?
- Cho học sinh đọc ví dụ 2: 
? Cách dùng từ " Nắng giòn tan" có gì đặc biệt so với cách nói thông thường ?
- Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi. 
- Hãy nêu thêm một số ví dụ.
- Học sinh tìm - giáo viên nhận xét.
- Giáo viên tìm, giải thích phân tích cho học sinh hiểu kỷ hơn.
- Học sinh đọc ghi nhớ sgk
* Ví dụ 1:
 Về thăm nhà Bác làng sen,
 Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
 chỉ hiện tượng những bông hoa râm bút cùng nở.
- Vì sắc hoa đỏ như ánh lửa. 
- Nở thắp: giống cách thức thực hiện
* Ví dụ 2: 
... Vui như thấy nắng giòn tan...
 từ " giòn tan" thường chỉ vị giác nhưng ở đây đã có sự chuyển đổi cảm giác.
III. Luyện tập:
- Hướng dẫn học sinh luyện tập.
- Học sinh làm bài tập trong sgk.
- Học sinh trình bày, giáo viên nhận xét cho điểm.
* Đáp án bài tập 1
- Cách 1 diễn đạt bình thường.
- Cách 2: So sánh
- Cách 3: Diễn đạt dùng phép ẩn dụ
* Đáp án bài tập 2.
a. Ăn quả, kẻ trồng cây (phẩm chất).
b. Mức, đen; đèn, sáng (phẩm chất).
c. Thuyền, bến (phẩm chất)
d. Mặt trời ( phẩm chất).
* Cũng cố dặn dò:
- Học thuộc ghi nhớ.
- Làm bài tập 3 - 4.
- Soạn bài luyện nói về văn miêu tả.
Thứ....... ngày.... tháng..... năm 2007
Tiết 96: Luyện nói về văn miêu tả
A. Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh nắm được cách trình bày miệng một đoạn, một bài văn miêu tả. Luyện tập kỹ năng trình bày miệng những điều đã quan sát và lựa chọn theo một thứ tự hợp lý.
B. Tiến trình các hoạt động dạy học:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ :? Em hãy cho biết muốn tả người, cần chú ý điều gì ?
 * Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
 - Cho học sinh đọc đoạn văn sgk.
 - Học sinh tả lại quang cảnh buổi học cuối cùng bằng miệng.
- Cả lớp nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 theo hệ thống câu hỏi:
? Thầy Ha - men trong buổi học cuối cùng là một người thầy như thế nào ?
? Trang phục có gì khác với mọi ngày lên lớp ?
-Học sinh trả lời.
? Giọng nói của thầy ra sao ?
- Học sinh nêu.
? Cử chỉ và thái độ của thầy như thế nào khi Phrăng đến muốn và không thuộc bài ?
? Nét mặt, lời nói và hành động của thầy cuối buổi học như thế nào ?
- Học sinh trả lời .
* Giáo viên ra bài tập về nhà cho học sinh lập dàn ý và viết thành bài văn.
- Đề: Nhân ngày nhà giáo viên Việt Nam 20 - 11, em theo mẹ đến chúc mừng thầy giáo củ của mẹ, nay đã nghỉ hưu. Em hãy tả lại hình ảnh thầy giáo trong phút giấy súc động gặp lại người học trò của mình sau nhiều năm xa cách. 
I. Học sinh tả lại quang cảnh buổi học cuối cùng ( bằng miệng).
II. Từ truyện "Buổi học cuối cùng " Em hãy tả lại bằng miệng cho các bạn nghe về hình ảnh thầy giáo Ha - men.
- Có vẻ trang nghiêm khác thường .
- Thầy mặc lễ phục áo Sơ đanh - gốt, màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu.
- Giọng nói dịu dàng, ẩn chứa một sự xúc động ân cần và luyến tiếc.
- Đến cuối buổi thầy nghẹn ngào không nói nên lời.
- Khi Phrăng đến muộn không thuộc bài cử chỉ thầy nhẹ nhàng, tỏ rõ tình yêu thương sâu sắc.
- Nét mặt hiền hậu nhưng suy tư, có lúc đứng lặng trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé.
- Lời nói xúc động thầy nói về tiếng Pháp với một niềm tự hào, thầy tự trách mình và trách phụ huynh học sinh, trách học sinh, chưa thật cố gắng dạy và học tốt tiếng Pháp 
 bằng những lời lẽ phát ra từ con tim thiết tha yêu quê hương xứ sở và yêu tiếng mẹ đẻ của mình.
III. Học sinh trình bày bằng miệng những nội dung trên.
Học sinh cả lớp nhận xét.
Giáo viên nhận xét tiết học.
* Dặn dò:
Về nhà lập dàn ý cho đề văn trên.
Ôn tập tốt để tiết sau kiểm tra văn 

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 6.doc