Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 14

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 14

I. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức:

 - Khái niệm truyện cười.

- Đặc điểm thể loại truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Treo biển, Lợn cưới áo mới.

- Cách kể hài hước về người hành động không suy xét, không có chủ kiến trước những chủ kiến của người khác. Chế giễu, phê phán những người có tính khoe khoang, hợm hĩnh.

- Những chi tiết miêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật lố bịch, trái với tự nhiên.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc - hiểu văn bản truyện cười.

 - Phân tích, hiểu ngụ ý gây cười của truyện.

 - Kể lại được truyện.

 3. Thái độ: - Biết tránh những thói hư tật xấu.Có lý tưởng sống tốt đẹp.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: - Giáo án + SGK

 2.Học sinh: - SGK + vỡ ghi

 

doc 16 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 888Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy
Lớp dạy
Tuần 14
Tiết 51
Bài:
TREO BIỂN
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: LỢN CƯỚI, ÁO MỚI
I. Mục tiêu cần đạt:	
 1. Kiến thức:
 - Khái niệm truyện cười.
- Đặc điểm thể loại truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Treo biển, Lợn cưới áo mới.
- Cách kể hài hước về người hành động không suy xét, không có chủ kiến trước những chủ kiến của người khác. Chế giễu, phê phán những người có tính khoe khoang, hợm hĩnh.
- Những chi tiết miêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật lố bịch, trái với tự nhiên.
 2. Kĩ năng: 
 - Đọc - hiểu văn bản truyện cười.
	- Phân tích, hiểu ngụ ý gây cười của truyện.
	- Kể lại được truyện.
 3. Thái độ: - Biết tránh những thói hư tật xấu.Có lý tưởng sống tốt đẹp.
II. Chuẩn bị:
 	1. Giáo viên: - Giáo án + SGK
 	2.Học sinh: - SGK + vỡ ghi
III. Tiến trình lên lớp:
	1.Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ 
- Hãy nêu định nghĩa truyện ngụ ngôn?
 - Kể một số truyện ngụ ngôn mà em biết.
	3.Bài mới 
	Hoạt động của thầy và trò	
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm truyện cười
- HS đọc chú thích dấu *
? Nêu những ý chính của định nghĩa truyện cười
? Em hiểu thế nào là hiện tượng đáng cười.
- HS: Trả lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
- GV: Lưu ý HS giọng đọc hài hước, dí dỏm - >GV đọc mẫu
- HS đọc
- GV cho HS tìm hiểu nghĩa của từ cá ươn, bắt bẻ.
- GV: Hãy tìm bố cục truyện theo 2 cách:
 + Chia 2 phần
 + Chia 3 phần
? Theo em truyện có những sự việc chính nào
- HS: Sự việc chính
 + Treo biển
 + ý kiến đóng góp
 + Sự tiếp thu
? Nhà hàng treo biển nhằm mục đích gì? ( Quảng cáo)
? Tấm biển có mấy nội dung, hãy nhận xét
? Theo em nội dung tấm biển đã đầy đủ cho việc quảng cáo chưa
GV chốt: Mục đích treo biển để quảng cáo. Nội dung biển rất đầy đủ.
? Em có nhận xét gì về thái độ giọng điệu của các ý kiến góp ý này
? Qua những lời góp ý em thấy họ có sự hiểu biết như thế nào
- GV giảng người góp ý đánh giá một cách phiến diện, không thấy được chức năng thông báo gián tiếp của ngôn ngữ.
? Trong 3 sự việc treo biển ý kiến góp ý, sự tiếp thu, sự việc nào gây cười.
- GV treo bảng phụ có ghi nội dung biển “ở đây có bán cá tươi” - sau đó gạch dần các chữ.
? Vì sao sự tiếp thu lại gây cười
- HS: Sự tiếp thu vội vàng 3 lần đều bỏ ngay lần cuối cùng cất nốt biển.
? Hành động “cất nốt biển” gây cười nhiều nhất , vì sao? Em đánh giá ntn về sự tiếp thu này
- HS: MĐ treo biển là để quảng cáo, giới thiệu vậy cất biển đi ý nghĩa quảng cáo không còn. Mức độ tiếp thu thụ động quá mức, sự hiểu biết kém đến mức ngớ ngẩn.
? Qua đây tác giả dân gian thể hiện thái độ gì với người tiếp thu? Em hãy nêu ý nghĩa truyện
GV chốt: sự tiếp thu vội vàng và thụ động không có chủ kiến, không có suy nghĩ.
 - HS đọc ghi nhớ ( SGK)
GV nhấn mạnh ghi nhớ
Hoạt động 3 Tìm hiểu văn bản Lợn cưới áo mới
- HS đọc truyện
?Em thấy truyện có phần kết không
?Truyện có mấy nhân vật, mấy sự việc
- HS: - Nhân vật : 2
 - Sự việc 2 : + khoe lợn cưới
 + khoe áo mới
? Truyện cười điều gì
GV giảng: Khoe - phô ra, bày ra cho người ta biết mình giàu có.
Lưu ý khoe này khác với khoe là sự chia vui với bạn bè người thân.
? Nhận xét về tình huống khoe của hai nhân vật.
- HS: Trả lời
? Bình thường người hỏi và trả lời phải nói như thế nào
- HS: Trả lời
? Thông tin nào là thừa, HĐ nào là thừa trong lời hỏi và trả lời
- GV giảng: thông tin và HĐ thừa chính là yếu tố gây cười của truyện.
? Nhân vật nào đáng cười hơn.
- HS: Anh có áo mới đáng cười hơn vì phải dồn tâm sức, thời gian vào một việc không cần thiết, hành động chìa vạt áo ấy lố bịch.
? Qua truyện tác giả dân gian thể hiện thái độ gì
? Truyện có ý nghĩa gì
- HS đọc ghi nhớ SGK
I. KHÁI NIỆM TRUYỆN CƯỜI:
- Kể về hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.
- Có ý nghĩa mua vui, hoặc phê phán
- Hiện tượng cười là những điều trái với lẽ thường, trái với lẽ tự nhiên.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN TREO BIỂN 
 1. Đọc - tìm hiểu chú thích.
 2. Bố cục
* Hai phần: + Phần 1 câu mở đầu
 + phần 2 còn lại
* Ba phần: + Mở truyện câu đầu
 + Thân truyện
 + Kết chuyện câu cuối cùng
 3. Phân tích 
 a. Nội dung
* Mục đích treo biển: để quảng cáo giới thiệu
* Nội dung biển rất đầy đủ: 4 nội dung
 - ở đây: địa điểm
 - có bán: hoạt động
 - Cá: hàng
 - Tươi: tính chất
* Nội dung góp ý của khách hàng.
- Có 4 ý kiến -> 4 ý khác nhau được lập luận chặt chẽ
* Tiếp thu của nhà hàng:
- Nghe theo răm rắp -> Bỏ đi từng từ, từng nội dung, rỡ tấm biển xuống -> Buồn cười vì sự tiếp thu không suy nghĩ, không xem xét của chủ nhà hàng.
b. Bài học: Phải biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác và phải có chủ kiến khi làm việc.
* Ghi nhớ: SGK/Tr125
III.TÌM HIỂU HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM VĂN BẢN LỢN CƯỚI ÁO MỚI
 1. Đọc - tìm hiểu chú thích
 2. Bố cục: 2 phần 
Truyện ngắn gọn có 2 phần, không có phần kết, phần kết nằm ngay trong lời đối thoại của nhân vật.
 3. Phân tích
 a. Nội dung
- Cười tính khoe của
+ Một người khoe trong lúc vội vã, tất tưởi, đi tìm lợn.
+ Một người đứng từ sáng đến tối để khoe cho bằng được cái áo mới.
- Thông tin thừa: + Cưới
 + Từ lúc tôi mặc cái áo mới này.
- Hành động thừa: chìa vạt áo ra.
 b. Ý nghĩa
- Chế giễu, phê phán tính khoe của.
* Ghi nhớ: SGK
4. Củng cố dặn dò :
	- Qua 2 câu chuyện em rút ra bài học gì
	- Học thuộc định nghĩa truyện cười.
	- Kể diễn cảm câu chuyện.
	- Soạn bài : Số từ và lượng từ.
 IV.Rút kinh nghiệm :
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy
Lớp dạy
Tuần 14
Tiết 52
Bài:
KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
I. Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức:
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự.
- Vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
 2. Kĩ năng: 
 - Kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn. 
II. Chuẩn bị : 
 	1. Giáo viên - Giáo án + SGK
 	2. Học sinh: - SGK + vỡ ghi
III. Tiến trình lên lớp: 
	1.Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số
	2.Kiểm tra bài cũ 
 - Thế nào là kể chuyện đời thường?
 - So sánh truyện “Chân, tay, mắt , miệng” với chuyện “Thằng ngố,” để thấy được kể chuyện tưởng tượng khác đời thường như thế nào?
	3.Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về văn kể chuyện tưởng tượng.
- HS: đọc truyện ngụ ngôn “Chân,Tay, Tai, Mắt,Miệng”
? Trong truyện này người ta tưởng tượng những gì
? Trong thực tế có chuyện này không 
? Chi tiết nào dựa trên cơ sở thực tế 
? Sự tưởng tượng ở đây thể hiện một ý nghĩa nào của thực tế
? Tưởng tượng trong văn tự sự có phải là tuỳ tiện hay nhằm mục đích gì
GV chốt: tưởng tượng không được tuỳ tiện mà phải dựa vào logic tự nhiên, tưởng tượng nhằm thể hiện một tư tưởng ( chủ đề) tức là khẳng định cái logic tự nhiên không thể thay đổi được.
 HS đọc truyện “Lục súc tranh công” 
? Truyện tưởng tượng ra những gì 
- HS: Trả lời
? Truyện có dựa trên cơ sở thực nào không 
- HS: trả lời
Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì
- HS: Trả lời
- HS đọc truyện “Giấc mơ trò truyện với Lang Liêu”
? Truyện tưởng tượng ra những gì 
? Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì 
- HS: Giúp hiểu sâu thêm về truyền thuyết Lang Liêu- Thời các vua Hùng
? Qua các câu chuyện trên, em có suy nghĩ gì về cách kể một câu chuyện tưởng tượng
- HS: Phải dùng trí tưởng tượng để hình dung ra những câu chuyện có sẵn trong sách vở hoặc trong cuộc sống, nhưng phải có một ý nghĩa nào đó. Phải dựa vào một phần sự thật, sự thật ấy phải có ý nghĩa.
? Yếu tố tưởng tượng có vai trò, tác dụng gì trong văn tự sự
- HS đọc ghi nhớ SGK
?Nếu tưởng tượng gà đi cày, chó kéo xe, lợn ăn cỏ... có được không.
GV chốt: muốn kể chuyện tưởng tượng phải dựa trên cơ sở thực tế, có ý nghĩa, tưởng tượng thêm phong phú.
- HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
GV hướng dẫn HS làm luyện tập
? Hình dung cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh
GV gợi ý
 HS viết đoạn văn theo gợi ý
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG.
 1.Tìm hiểu truyện:
“Chân,Tay, Tai, Mắt,Miệng”
* Tưởng tượng: các bộ phận cơ thể thành những nhân vật riêng biệt gọi bằng : bác, cô cậu... có nhà riêng.
+ Chân , tay, tai, mắt chống lại lão Miệng. Cuối cùng hiểu ra, hoà thuận lại như cũ
* Cơ sở thực tế: các bộ phận trên cơ thể có nhiệm vụ vai trò khác nhau (mắt, nhìn tai nghe, tay làm...)
Cơ thể là một thể thống nhất, miệng ăn thì các bộ phận khác mới khoẻ.
-> Trong XH ta phải nương tựa vào nhau tách rời nhau thì không tồn tại được.
 2. Tìm hiểu truyện: 
* Truyện “Sáu con gia súc so bì tranh công”
- Tưởng tượng: 6 con gia súc biết nói tiếng người, biết kể công, kể khổ.
- Sự thật: Cuộc sống, công việc, đặc điểm của từng giống vật
-> Nhằm nhắc nhở không nên so bì nhau.
* Truyện "Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu"
- Tưởng tượng ra một giấc mơ.
-> giúp hiểu sâu thêm về truyền thuyết 
 Lang Liêu
Ghi nhớ.
II. LUYỆN TẬP 
Bài 1
 + Mở bài:
- Trận lũ lụt khủng khiếp xảy ra.
- Thuỷ Tinh, Sơn Tinh lại đại chiến trên chiến trường mới.
+ Thân bài:
- Cảnh Thuỷ Tinh khiêu chiến, tấn công bằng vũ khí cũ nhưng mạnh và ác gấp bội.
- Sơn Tinh chống lũ lụt, huy động sức mạnh tổng lực: Đất, đá, xe ben, xe Ka ma, tàu hoả, trực thăng
- Các phương tiện thông tin hiện đại: Vô tuyến, di động, loagiúp ứng cứu kịp thời.
- Cảnh bộ đội, công an giúp dân chóng lũ
- Cảnh cả nước quyên góp ủng hộ nhân dân lũ
- Cảnh những chiến sỹ hết mình vì dân và hi sinh.
+ Kết bài:
Cuối cùng, Thuỷ Tinh lại một lần nữa thua trận.
 4. Củng cố dặn dò 
	- Thế nào là kể chuyện tưởng tượng? Nêu cách kể chuyện tưởng tượng.
	- Lập dàn ý cho một đề văn kể chuyện và tập viết bài văn kể chuyện tưởng tượng.
 IV.Rút kinh nghiệm :
............................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy
Lớp dạy
Tuần 14
Tiết 53
Bài:
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I.Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức: 
- Củng cố lại kiến thức đã học về tiếng Việt .Và giúp học sinh nhìn nhận được khả năng tiếp thu kiến thức đã học.
- Giúp HS nhận ra những lỗi mắc phải trong bài làm tiếng việt.
 2.Kĩ năng :
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào bài làm cụ thể.
II. Chuẩn bị :
 1.Giáo viên: SGK + giáo án
 2.Học sinhHS: SGK + bài kiểm tra
III. Tiến trình lên lớp :
 1.Ổn định : kiểm tra sĩ số
 2.Kiểm tra:
 3.Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh sữa lỗi sai trong bài kiểm tra:
GV phát bài kiểm tra cho HS
- GV đọc từng câu hỏi trong phần trắc nghiệm ở cả 2 đề 1 và 2
- HS trả lời phương án lựa chọn
- GV nhận xét sau mỗi câu trả lời và công bố đáp án từng câu.
- GV ghi lại câu hỏi 1,2,3 ở phần tự luận với cả 2 đề
- HS trả lời dựa trên kiến thức đã học.
- HS chữa lỗi trong bài viết của mình
-GV hướng dẫn cụ thể hơn với câu 3 tự luận ở cả 2 đề, giúp HS viết được một đoạn văn với đề tài cụ thể.
Hoạt động 2: GV nhận xét bài làm của học sinh:
GV nhận xét phần bài làm của học sinh về ưu và khuyết điểm
I. Sửa bài:
A-ĐỀ 1 
ĐỀ 1:
 I-Trắc nghiệm: ( 4điểm)
Mỗi đáp án đúng học sinh được 0.5đ/1 câu từ câu 1 đến câu 6
D 
C
B
A
D
D
Câu 7 ( 1 đ ) Mỗi câu học sinh điền đúng từ được 0.25đ
1.e 2.d 3.b 4.a
II- Tự luận: (6điểm)
Câu 1: (2 điểm )
Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật , tính chất , hoạt động.) mà từ biểu thị (0.5đ)
Có 2 cách giải thích nghĩa của từ:
+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị (0.5đ)
+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. (0.5đ)
 - Yếu điểm : điểm quan trọng (0.5đ)
Câu 2: ( 2 điểm)
Đặc điểm danh từ: (1 điểm)
Danh từ là những từ chỉ người , vật , hiện tượng , khái niệm. mà từ biểu thị
Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước , và chỉ từ : này , kia , ấy , nọ ở phía sau . Hoặc một số từ ngữ khác để tạo thành một cụm danh từ.
Danh từ thường làm chủ ngữ trong câu. Khi làm vị ngữ thường có từ là đứng trước.
Tìm một danh từ chỉ sự vật đúng . Đặt câu đúng cấu trúc ngữ pháp (1 điểm)
Câu 3: ( 2điểm)
Yêu cầu học sinh viết được một đoạn văn hoàn chỉnh , theo đúng chủ đề yêu cầu , có cụm danh từ , xác định được cụm danh từ trong đoạn văn . Diễn đạt mạch lạc , trôi chảy , không sai chính tả 
ĐỀ 2:
 I-Trắc nghiệm: ( 4điểm)
Mỗi đáp án đúng học sinh được 0.5đ/1 câu từ câu 1 đến câu 6
C
C
D
B
D
D
Câu 7 ( 1 đ ) Mỗi câu học sinh điền đúng từ được 0.25đ
1.b 2.a 3.c 4.d
II- Tự luận: (6điểm)
 Câu 1: ( 2 điểm)
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ , tạo ra những từ nhiều nghĩa. (1 điểm)
- Nghĩa gốc : nghĩa xuất hiện ban đầu , làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. (0.5đ)
- Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc (0.5đ)
Câu 2: ( 2 điểm)
 - Cụm danh từ là một tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc tạo thành (1 điểm)
- Tìm được đúng 1 cụm danh từ. Đặt câu có cụm danh từ đó , và đúng ngữ pháp (1 điểm)
Câu 3: ( 2 điểm)
Yêu cầu học sinh viết được một đoạn văn hoàn chỉnh , theo đúng chủ đề yêu cầu , có danh từ chung và danh từ riêng , xác định được danh từ chung , danh từ riêng trong đoạn văn . Diễn đạt mạch lạc , trôi chảy , không sai chính tả 
II- Nhận xét:
Ưu điểm: 
-Một số em làm rất tốt phần trắc nghiệm.
- Nắm được kiến thức cơ bản ở những bài đã được học.
- Một số em biết cách diễn đạt và viết khá tốt đoạn văn , theo đúng chủ đề.
2. Khuyết điểm:
- Một số bài viết chữ xấu , trình bày dơ.
- Phần trắc nghiệm vẫn còn sai tương đối nhiều.
- Một số em không học bài , không làm được gì ở phần tự luận.
- Viết đoạn văn còn lủng củng cách diển đạt , chưa có sự liên kết tốt , xác định không đúng theo yêu cầu đưa ra.
4. Củng cố , dặn dò:
- Soạn “ Chỉ từ”
IV- Rút kinh nghiệm : ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy
Lớp dạy
Tuần 14
Tiết 54
Bài:
CHỈ TỪ
I. Mục tiêu cần đạt : 
 1. Kiến thức: 
 - Khái niệm chỉ từ.
- Nghĩa khái quát của chỉ từ. 
- Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ.
 + Khả năng kết hợp của chỉ từ.
 + Chức vụ ngữ pháp của chỉ từ.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận diện được chỉ từ.
- Vận dụng chỉ từ khi nói, viết.
 3. Thái độ:
 - Yêu Tiếng Việt và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 
II. Chuẩn bị : 
 	1. Giáo viên -Giáo án + SGK
 2. Học sinh: - SGK + vỡ ghi
III. Tiến trình lên lớp: 
	1.Ổn địn lớp : kiểm tra sĩ số
	2.Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là số từ và lượng từ?
- Tìm 1 số từ và 1 lượng từ . Đặt câu với từ đó.
	3.Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm chỉ từ
- GV cho HS đọc ví dụ SGK
- HS đọc ví dụ
? Các từ in đậm trong câu văn bổ sung ý nghĩa cho từ nào.
- HS: Trả lời
? Các từ được bổ sung thuộc từ loại gì
? Những từ in đậm có tác dụng gì
GV chốt: Chỉ từ có tác dụng tách, định vị sự vật trong không gian tách biệt sự vật này với sự vật khác.
- HS: Đọc VD và nêu yêu cầu.
? So sánh ý nghĩa các cặp cụm từ :
 ông vua / ông vua nọ
 Viên quan / viên quan ấy
 Làng/ làng kia
 Nhà / nhà nọ
? So sánh cặp từ
Viên quan ấy / hồi ấy
Nhà nọ / đêm nọ
- HS: Trả lời
GV chốt: Chỉ từ giúp XD sự vật trong khôn gian, thời gian.
- HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động của chỉ từ.
- HS: Đọc lại ví dụ 1 phần I
? Chỉ từ đảm nhiệm chức vụ gì?
Tìm cụm DT trong đoạn trích
- HS: Đọc ví dụ và nêu yêu cầu ( SGK)
- HS: Trả lời
? Em thấy chỉ từ đảm nhiệm chức vụ gì trong câu
- HS: Đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập
- GV: cho HS hoạt động nhóm( 4 nhóm)
- Nhiệm vụ: Tìm chỉ từ trong những câu văn dưới xác định nhiệm vụ của chúng trong câu
- HS: + Nhóm 1: a, Nhóm 2: b
 + Nhóm 3: c, Nhóm 4: d
GV chốt: Chỉ từ làm phụ ngữ sau cho DT, cùng DT làm thành cụm danh từ, chỉ từ làm CN hoặc trạng ngữ trong câu.
Tìm chỉ từ trong câu sau? Cho biết ý nghĩa và nhiệm vụ của chỉ từ
? Thay cụm từ in đậm bằng các từ thích hợp
- HS: trả lời
- HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- HS: Trả lời
- GV: Chỉ từ này có thể chỉ ra được những sự vật, thời điểm khó gọi thành tên, giúp người đọc, người nghe định vị được sự vật thời điểm ấy, trong chuỗi sự vật hay dòng thời gian vô tận.
Qua đây ta thấy chỉ từ có vai trò rất quan trọng trong câu , nhiều khi không thay thế được.
I. CHỈ TỪ LÀ GÌ?
 1. Ví dụ 1
 * Nhận xét
Viên quan <- ấy , ông vua <- nọ
 DT	DT
làng <- kia , nhà <- nọ
DT	DT 
=> Có tác dụng định vị sự vật trong không gian nhằm tách biệt sự vật này sự vật khác
 2. Xét ví dụ 2: SGK 
 * Nhận xét
- Các cụm từ: ông vua nọ, viên quan ấy. Làng kia, nhà nọ đã được cụ thể hoá được xác định một cách rõ ràng trong không gian. 
 3. Xét ví dụ 3: SGK.
 * Nhận xét:
- Giống: - Đứng sau DT.
- Khác: + ấy: XĐ sự vật trong thời gian
 + nọ: XĐ sự vật trong không gian
* Ghi nhớ ( SGK)
II. HOẠT ĐỘNG CỦA CHỈ TỪ TRONG CÂU 
1. Xét ví dụ: ( SGK)
- Các chỉ từ: nọ, ấy, kia làm nhiệm vụ phụ ngữ cho DT, đứng sau DT cùng danh từ và phụ ngữ trước lập thành cụm danh từ.
2. Xét ví dụ 2: SGK 
* Nhận xét:
 - Chỉ từ: a. Đó: là CN
 b. đấy: làm trạng ngữ
* Ghi nhớ ( SGK)
III. LUYỆN TẬP 
Bài 1( SGK /T138)
a. Cụm DT: hai thứ bánh ấy 
 - Chỉ từ: ấy
 - Ý nghĩa: Định vị sự vật trong không gian
- Nhiệm vụ: làm phụ ngữ sau DT trong cụm DT.
b. Chỉ từ đây, đấy
- ý nghĩa: định vị sự vật trong không gian.
- Nhiệm vụ: làm chủ ngữ trong câu
c. Chỉ từ: nay
- ý nghĩa định vị sự vật trong không gian.
- Nhiệm vụ: làm trạng ngữ
d. Chỉ từ : đó
- ý nghĩa định vị sự vật trong không gian
làm trạng ngữ trong câu
Bài 2(SGK /T138)
Có thể thay đổi như sau:
a. chân núi Sóc thay bằng Đến đấy
b. bị lửa thiêu cháy thay bằng Làng ấy, làng đó, làng này.
Bài 3( 139)
- 3 từ chỉ trong các cụm từ chỉ thời gian ở trong đoạn trích ( năm ấy, chiều hôm đó đêm nay) đều có ý nghĩa phiếm chỉ vì vậy không thay bằng từ hay cụm từ nào được.
4. Củng cố dặn dò 
	- Chỉ từ là gì? nêu ý nghĩa nhiệm vụ thường gặp của chỉ từ.
	- Làm bài tập còn lại.
 - Xem lại tất cả các văn bản đã học ở thể loại truyện dân gian . Soạn “Ôn tập truyện dân gian”
IV.Rút kinh nghiệm :
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trình kí Tuần 14
Tuần 14 tết 51,52,53,54
Tổ phó
- Nội dung:
- Phương pháp:
- Hình thức:
Chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 6 Tuan 14.doc