Kế hoạch dạy thêm Văn 6

Kế hoạch dạy thêm Văn 6

TUẦN 7 TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT

I. KHÁI NIỆM

 Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật được kể

II. ÔN TẬP TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT

1. Con Rồng cháu Tiên

a) Tóm tắt văn bản:Ngày xưa, trên vùng đất Lạc Việt, có 1 vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai thần Long Nữ.Thần sống ở thuỷ cung, thỉnh thoảng thường lên cạn đi chơi. Thần đã diệt trừ Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.

 Thuở ấy, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ, thuộc dòng họ thần Nông xinh đẹp thích đi du ngoạn. Đến Lạc Việt, gặp Lạc Long Quân, hai người kết hôn với nhau, sống ở cung điện Long Trang.

 Sau đó, Âu Cơ có mang, đẻ ra 1 cái bọc có 100 trứng nở ra 100 con trai. Lạc Long Quân trở về thuỷ cung.Âu Cơ gọi Lạc Long Quân lên than thở. Họ chia con: 50 con theo mẹ lên núi, 50 con theo cha xuống biển, người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương.Từ đó, tự hào về nguồn gốc của mình, nhân dân ta thường xưng là Con Rồng cháu Tiên.

 

doc 42 trang Người đăng thu10 Lượt xem 575Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy thêm Văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch Dạy thêm văn 6
Tuần
Bài dạy
7
-Ôn tập truyện truyền thuyết
8
-Ôn tập truyện truyền thuyết (tiếp)
-Ôn tập tiếng Việt: Từ tiếng Việt, nghĩa của từ hiện tượng chuyển nghĩa của từ
9
-Ôn tập văn tự sự, luyện tập viết bài văn tự sự
10
- Ôn tập truyện cổ tích
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
11
- Ôn tập truyện cổ tích (tiếp)
- Chữa lỗi dùng từ
12
- Ôn tập tiếng Việt: Danh từ
13
- Văn tự sự: Kể chuyện đời thường
- Cụm danh từ
14
- Truyện ngụ ngôn, truyện cười
- Kể chuyện tưởng tượng
15
- Chỉ từ, động từ
- Tập viết bài kể chuyện tưởng tượng
16
- Cụm động từ
- Văn học trung đại
17
- Văn học trung đại
- Ôn tập tiếng Việt
18
- Bài học đường đời đầu tiên
- Phó từ
19
- Ôn tập văn miêu tả
- So sánh
- Sông nước Cà Mau
20
- Bức tranh của em gái tôi
- Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
21
- Vượt thác
- So sánh
- Viết bài văn tả cảnh
22
- TLV: văn tả người
- Buổi học cuối cùng
24
- Nhân hoá
- Đêm nay Bác không ngủ
25
- Ôn tập tiếng Việt: Từ loại, cụm từ
25
- Hoán dụ
- Cô Tô
26
-Viết bài TLV tả người
-Ôn tập về các thành phần chính của câu
27
-Câu trần thuật đơn
-Thi làm thơ năm chữ
28
-Ôn tập một số tác phẩm văn học hiện đại
29
-Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ
Ôn tập truyện, kí
30
Kiểm tra tổng hợp
Tuần 7	 Truyện truyền thuyết
I. Khái niệm 
 Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật được kể
II. Ôn tập truyện truyền thuyết
1. Con Rồng cháu Tiên
a) Tóm tắt văn bản:Ngày xưa, trên vùng đất Lạc Việt, có 1 vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai thần Long Nữ.Thần sống ở thuỷ cung, thỉnh thoảng thường lên cạn đi chơi. Thần đã diệt trừ Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.
 Thuở ấy, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ, thuộc dòng họ thần Nông xinh đẹp thích đi du ngoạn. Đến Lạc Việt, gặp Lạc Long Quân, hai người kết hôn với nhau, sống ở cung điện Long Trang.
 Sau đó, Âu Cơ có mang, đẻ ra 1 cái bọc có 100 trứng nở ra 100 con trai. Lạc Long Quân trở về thuỷ cung.Âu Cơ gọi Lạc Long Quân lên than thở. Họ chia con: 50 con theo mẹ lên núi, 50 con theo cha xuống biển, người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương.Từ đó, tự hào về nguồn gốc của mình, nhân dân ta thường xưng là Con Rồng cháu Tiên.
b) Những yếu tố kì diệu:-Các loài yêu quái
- Lạc Long Quân có sức khoẻ phi thường
-Âu Cơ sinh nở kì lạ, những đứa con lớn lên kì lạ
c) Giải thích hai tiếng “đồng bào”: cùng chung 1 bọc, bắt nguồn từ sự tích thiêng liêng con Rồng cháu Tiên. Nó nói lên mỗi con người VN ta đều chung 1 cội nguồn, chung 1 dòng giống, cùng 1 huyết hệ vô cùng thân thiết.Hai tiếng đồng bào biểu lộ 1 cách chân thành tình thương yêu đoàn kết dân tộc
c) ý nghĩa:Truyện nhằm giải thích, ca ngợi và khẳng định nguồn cội, dòng giống của con người VN ta là vô cùng cao quý.Truyện đã thể hiện 1 cách sâu xa niềm tự hào tự tôn dân tộc, khơi dậy tình yêu thương đoàn kết trong tâm hồn mỗi con người VN chúng ta. Nó nhắc nhở tình nghĩa đồng bào là tình cốt nhục vô cùng cao cả thiêng liêng
2. Bánh chưng bánh giầy:
a) Tóm tắt vb:
 Hùng Vương lúc về già muốn truyền ngôi cho người con nào nối được chí vua cha, bèn ra câu đố: ngày lễ Tiên Vương, hễ ai làm vừa ý vua cha sẽ được truyền ngôi.Các lang đua nhau tìm của ngon vật lạ làm cỗ để dâng vua cha. Còn Lang Liêu, là con 18 của vua Hùng, chỉ chăm lo việc đồng áng nên có nhiều khoai lúa.Được thần mách bảo, Lang Liêu đã lấy gạo nếp làm bánh, trong là nhân thịt lợn, đỗ xanh, lấy lá dong gói thành hình vuông , ninh nhừ và cũng lấy gạo nếp làm thành thứ bánh hình tròn.Hai thứ bánh được vua cha chọn trong ngày lễ Tiên Vương và thứ bánh hình vuông được đặt tên là bánh chưng, bánh hình tròn được đặt tên là bánh Giầy. Lang Liêu được truyền ngôi..Hai thứ bánh chưng bánh giày là hai thứ bánh luôn có mặt trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta từ xưa đến nay.
b) ý nghĩa:Truyện giải thích nguồn gốc và tính chất nhân văn của bánh chưng bánh giày.Truyện đã biểu lộ niềm tự hào về một nét tuyệt đẹp: hương vị của đất nước ta rất phong phú, hương vị Tết cổ truyền dân tộc rất đậm đà.Đó chính là bản sắc tốt đẹp nền văn hoá, văn hiến VN
III. Luyện tập
Hãy giải thích hai tiếng “đồng bào”, nêu ý nghĩa truyện Con Rồng cháu Tiên
Tuần 8 Ôn tập truyện truyền thuyết (tiếp)
 Ôn tập tV: Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt, nghĩa của từ
I.Ôn tập truyện truyền thuyết
1. Truyện Thánh Gióng
*Truyện Thánh Gióng tràn đầy tinh thần yêu nước
-đất nước bị nạn giặc ngoại xâm,nhà vua ra lời kêu gọi bậc hiền tài ra đánh giặc cứu nước. Mới lên ba tuổi, Gióng đã ngồi dậy ứng nghĩa, đáp lời kêu gọi của non sông. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc.
-Từ khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo mới may mặc vào đã chật. Cả làng thương Gióng, góp gạo nuôi Gióng. Chi tiết ấy nói lên Tổ quốc lâm nguy, nhân dân ta đoàn kết một lòng, đem nhân tài vật lực ra đánh giặc cứu nước.
-Khi ra trận, Gióng thúc ngựa sắt xông vào giết giặc. Ngựa sắt phun lửa, Gióng vung roi sắt đánh cho giặc Ân kinh hồn, bạt vía.
-Roi sắt gẫy, Gióng mưu trí nhổ tre làm vũ khí giết giặc. Gióng đã biến cái gộc tre bình dị làm vũ khí giết giặc
-Đánh xong giặc, Gióng bay về trời. Vua sai lập đền thờ truy phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương
* Truyện Thánh Gióng là một truyện cổ thần kì có hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp.
-Sự ra đời kì lạ của Gióng
-Sự vượn vai thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt đã thể hiện hào hùng bước đi lên của lịch sử dân tộc và sức mạnh vươn mình của đất nước ta trước hoạ xâm lăng.Gióng chiến thắng giặc ngoại xâm, cưỡi ngựa bay về trời...Những hình tượng ấy rất thần kì, tuyệt đẹp nói lên trí tương tượng kì diệu ca ngợi tinh thần quyết chiến quết thắng của nhân dân ta.
2. Sơn Tinh Thuỷ Tinh
a) Tóm tắt: Vua Hùng thứ 18 có nàng công chúa tên là Mị Nương, xinh đẹp tuyệt trần. Vua cha muốn kén được một chàng rể thật tài giỏi, thật xứng đáng
 Một hôm, có hai chàng trai cùng xuất hiện và cùng cầu hôn Mị Nương. Một người xưng là Sơn Tinh có tài dời non lấp bể, dựng núi xây đồi.Một người xưng là Thuỷ Tinh có phép lạ dâng nước, làm dông bão...Vua Hùng băn khoăn rồi phán ngày mai ai mang lễ vật đến trước sẽ gả con gái cho.
 Mờ sớm hôm sau, Sơn Tnh mang lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được Mị Nương, bèn hô mưa gọi gió dâng nước đánh Sơn Tinh.Cuộc chiến dữ dội xảy ra.Đánh mãi không thắng đước Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đành hậm hực rút quân về.
 Từ đó Thuỷ Tinh ôm mối thù khôn nguôi, năm nào cũng vậy, cứ vào tháng 7,8 âm lịch, Thuỷ Tinh lại đánh Sơn Tinh để rửa hận, gây ra cảnh mưa gió, bão lụt khắp nơi
b) ý nghĩa: 
 - Giải thích hiện tượng giông bão lũ lụt hàng năm xảy ra trên vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc nước ta
 - Thể hiện ước mơ và khát vọng của người Việt cổ xưa muốn có sức mạnh thần kì vô địch để đẩy lùi và chế ngự thiên tai , để bảo vệ và phát triển nghề trồng lúa nước lâu đời ở nước ta.
3. Sự tích Hồ Gươm
* ý nghĩa lịch sử:
-Giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm
-Ca ngợi khẳng định một địa danh , một thắng cảnh của Thăng Long ngàn xưa là vô cùng thiêng liêng, rất đáng tự hào
-Việc mượn gươm ở một nơi, trả gươm ở một nơi, thể hiện tinh thần đoàn kết, ân nghĩa thuỷ chung của con người VN.
II.Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt, nghĩa của từ
Khái niệm
Bài tập:
BT1: Em hãy tìm từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy trong đoạn thơ sau:
Mặt trời càng lên tỏ
Bông lúa chín thêm vàng
Sương treo đầu ngọn cỏ
Sương lại càng long lanh
Bay vút tận trời xanh
Chiền chiện cao tiếng hót
Tiếng chim nghe thánh thót
Văng vẳng khắp cánh đồng.
 ( Trần Hữu Thung)
BT2: Bài tập trắc nghiệm( Sách BTTN Văn 6)
BT3: Em hãy viết một đoạn văn ngắn, trong đó có sử dụng những từ ghép, từ láy là từ tượng hình, tượng thanh.
Tuần 9 Ôn tập văn tự sự
luyện tập viết bài văn tự sự
I. ôn tập văn tự sự
1. Khái niệm văn tự sự: là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc,sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa
-Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê
2. Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
a) Sự việc trong văn tự sự: được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do NV cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả...Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
b) Nhân vật trong văn tự sự thực hiện các sự việc và được thể hiện trong văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm...
3. Chủ đề bài văn tự sự
-Chủ đề là vấn đề chính mà người viết muốn đặt ra trong văn bản
-Dàn bài văn tự sự:
+MB: giới thiệu chung về nhân vật và sự việc
+TB: Kể diễn biến của sự việc
+KB: Kết cục của sự việc
Bài tập 1: Hãy đặt tên (kèm theo biệt hiệu) và nêu đặc điểm ngoại hình của các kiểu nhân vật sau:
Một cậu học sinh cá biệt.
Tên: Hùng “gồ”, “ lì”, “ sẹo”. Ngoại hình: vóc người nhỏ thó, da đen bóng vì chạy ngoài nắng gió quá nhiều, gương mặt gầy gầy, xương xương, lông mày rậm, trán dô, tóc rễ tre, có cái sẹo trên mắt là chứng tích của một lần trèo cây bị ngã, lúc nào cũng kè kè một cái nỏ cao su...
Một cô bé tinh nghịch, nhí nhảnh.
Tên: Lan Phương , biệt hiệu Phương “còi”.
Ngoại hình:vóc người nhỏ, dáng nhanh nhẹn, da trắng, mắt to, tóc xoã ngang vai....
Một em bé lang thang cơ nhỡ.
Một cụ già khó tính.
BT4: Hãy dùng lời văn tự sự để viết các đoạn văn giới thiệu từng nhân vật sau.( Tự đặt tên cho nhân vật).
Một bác thương binh vui tính.
Lũ trẻ trong xóm tôi đứa nào cũng quý bác Hưng. Bác là một thương binh thời chống Mĩ. Một cánh tay và một bàn chân của bác đã bị bom Mĩ cắt ngang. Mọi người gọi bác bằng cái tên “Hưng cụt”. Bác nhận cái tên ấy rất thoải mái.Từ ngày về làng, dù đã có chế độ đãi ngộ riêng, nhưng bác vẫn soạn một thùng đồ nghề ra đầu xóm, chỗ gốc đa, làm nghề chữa xe đạp...Bác rất vui tính, hay kể chuyện cho chúng tôi nghe, thỉnh thoảng bác còn đãi chúng tôi bưởi, roi trồng trong vườn nhà bác...
Một cô giáo trẻ tận tuỵ với học sinh.
Một cậu học sinh thông minh, nhanh nhẹn, thích vui đùa.
 Một người ông phúc hậu, yêu trẻ, thích chăm cây cảnh.
BT5: Hãy dùng lời văn tự sự để viết các đoạn văn kể từng sự việc sau :
Một em bé hờn dỗi vì một lí do nà ... n dụ cách thức
+ ẩn dụ phẩm chất
+ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
3. Bài tập:
BT1: Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây:
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng có lối ai vào hay chưa
Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn
Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
BT2: ẩn dụ sau đây thuộc kiểu ẩn dụ nào? Sử dụng ẩn dụ như vậy có tác dụng gì?
 “ Mà bên nước tôi thì đang hửng lên cái nắng bốn giờ chiều, cái nắng của mùa thu biên giới”
BT3: Trong đoạn thơ sau đây:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đạm hương và rộn tiếng chim
Tìm các phép so sánh và ẩn dụ trong đoạn thơ
Hãy viết thành văn xuôi đoạn thơ trên.
II. Lượm
Khổ đầu bài thơ nhắc lại một kỉ niệm khó quên lần gặp gỡ cuối cùng của nhà thơ với chú đội viên liên lạc. Đó là những ngày Huế đổ máu, nhà thơ gặp gỡ Lượm.
Tám câu thơ tiếp theo là những nét vẽ đầy ấn tượng về Lượm. Thân hình quá nhỏ bé, thấp bé, gầy gò “loắt choắt”. Trang phục là cái xắc xinh xinh. Chú rất nhanh nhẹn, hiếu động, đáng yêu. Đôi chân thì thoăn thắt, cái đầu ngẩng lên cúi xuống “ngênh nghênh”.
Lượm ngây thơ hồn nhiên tinh nghịch và yêu đời . Dáng điệu và cử chỉ thật đáng yêu “ca lô đội lệch, mồm huýt sáo vang , như con chim chích, nhảy trên đường vàng.
Lượm vui sướng được trở thành người chiến sĩ nhỏ cùng cha anh đánh giặc 
 “ vui lắm, thích hơn”, chú liên lạc đã trở thành người đồng chí của nhà thơ.
Người chiến sĩ nhỏ đã hi sinh trong một lần làm nhiệm vụ. T/g hình dung sự hi sinh của chú và đau đớn thốt lên “ra thế! Lượm ơi”
Giữa mặt trận đầy nguy hiểm “Đạn bay vèo vèo” chú liên lạc đã xông lên, vượt qua. Không thể do dự và chậm trễ khi đang mang trong mình bức thư “thượng khẩn”. Chú bình tĩnh băng qua mặt trận đầy khói lửa. Và không may, Lượm đã ngã xuống. Lượm đã hi sinh vì quê hương. Bàn tay chú bé vẫn nắm chặt bông lúa quê hương.
-Phần cuối bài thơ, t/g trở lại với h/ả Lượm ở đoạn đầu. Cái chết của Lượm đã trở thành bất tử.
Tuần 26: Hoán dụ
 Cô Tô
I. Hoán dụ:
1. Khái niệm: 
- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng , khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
2. Các kiểu hoán dụ:
- Lấy một bộ phận để gọi toàn thể:
- Đầu xanh có tội tình gì?
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi
( Nguyễn Du)
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng:
Cả làng quê đường phố
Cả lớn nhỏ gái trai
Đám càng đi càng dài
Càng dài càng đông mãi
(Thanh Hải)
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
(Tố Hữu)
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt
Đảng ta đây xương sắt da đồng
( Tố Hữu)
3. Bài tập:
BT1: Cho các câu sau đây:
Tay ta, tay búa, tay cày
Tay gươm, tay bút dựng xây nước mình
(Tố Hữu)
Đứng lên, thân cỏ, thân rơm
Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn
( Tố Hữu)
Đó là những kiểu hoán dụ gì?
Cách sử dụng hoán dụ như vậy có tác dụng gì?
BT2: Trong giao tiếp hàng ngày, người ta có sử dụng hoán dụ không? Nếu có, em hãy tìm năm đến bảy hoán dụ.Gọi người bằng nghề nghiệp: Chào bác sĩ...
 BT3: Tìm thêm ví dụ về hoán dụ trong các tác phẩm thơ văn đã học
II. Cô Tô (Nguyễn Tuân)
- Nguyễn Tuân là nhà văn có tài năng lớn và độc đáo, mà thể văn bộc lộ đầy đủ nhất tài năng và sở trường của ông là tuỳ bút và kí.
- Nguyễn Tuân cũng được xem là một bậc thầy về ngôn ngữ , một nghệ sĩ tinh tế và tài hoa trong việc phát hiện sáng tạo cái đẹp.
* Đoạn 1 miêu tả vẻ đẹp trong sáng , tinh khôi của đảo Cô Tô sau cơn bão. Để miêu tả vẻ đẹp này, Nguyễn Tuân đã sử dụng hàng loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng : cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lam biếc đậm đà, cát vàng giòn hơn.
- Tất cả làm hiện lên một bức tranh phong cảnh biển đảo trong sáng, phóng khoáng, lộng lẫy.
* Đoạn 2.Miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ 4 giờ sáng để đón mặt trời mọc.Chân trời ngấn bể sau trận bão sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần. Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Mặt trời rạng đông như một quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả mọt cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.
- Mặt trời mọc mỗi buổi sáng trên Cô Tô là quà tặng tạo hoá cho bà con dân đảo, vì hạnh phúc của con người. Mặt trời, nguồn sáng, nguồn sống và niềm vui “y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển đông.
* Đoạn 3: Tả cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô.
Cái giếng nước ngọt giữa đảo là nơi tập trung của bà con dân đảo sau một ngày lao động. ở đó rất đông người với nhiều hoạt động khác nhau: người tắm, người múc,người gánh nước, bao nhiêu là thùng gỗ, cong, ang gốm.Các thuyền mở nắp sạp chờ đổ nước ngọt để ra khơi đánh cá. Cảnh sinh hoạt ở nơi đây diễn ra tấp nập, đông vui, thân tình.Một cuộc sống ấm êm hạnh phúc trong sự giản dị, thanh bình và lao động.
Tuần 27 Ôn tập về các thành phần chính của câu
 Ôn tập văn miêu tả
I. Các thành phần chính của câu:
1. Ghi nhớ: 
- Các thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ.
- VN là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì? Làm sao? Như thế nào? Là gì?
 VN thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
 Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.
- CN là thành phần chính của câu nêu tên sự vật hiện tượng có hành động, đặc điểm , trạng thái,...được miêu tả ở vị ngữ. CN thường trả lời cho các câu hỏi Ai? , Con gì?, Cái gì?
 CN thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.
 Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.
2. Bài tập:
BT1: Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong đoạn trích Cô Tô (Đoạn 1). Nêu cấu tạo của CN , VN.
BT2: Viết một đoạn văn miêu tả một buổi sáng thứ hai .Chú ý sử dụng các câu có đủ hai thành phần.
II. Ôn tập văn miêu tả.
1. Lí thuyết
Tả người cần chú ý tả ngoại hình (tuổi tác, mặt mũi, áo quần, ngôn ngữ, cử chỉ...)tả hoạt động, hành động, việc làm, tả tính tình, sở thích, tả tâm lí của nhân vật.
2. Bài tập:
Đề bài: Tả một chú công nhân đang xây nhà
1. Tìm hiểu đề
- Kiểu bài: tả người
- Đối tượng miêu tả: chú công nhân đang xây nhà.
2. Lập dàn bài:
a) MB: Giới thiệu chú công nhân đang xây nhà
b) TB: Tả khái quát chú công nhân trong công việc xây dựng: quần áo, chiều cao, công việc.
-Tả chi tiết: khuôn mặt, nụ cười, cặp mắt, nước da, hàm răng,...
- Các động tác: xúc vữa, đặt gạch, xây , thái độ làm việc, cách gọi vật liệu xây dựng
- Động tác đón bắt gạch, kéo vữa...
c) KB: Cảm nghĩ của em về chú công nhân xây dựng.
Đề 2: Tả một đêm vui trung thu mà em nhớ nhất
1. Tìm hiểu đề
- Kiểu bài: tả cảnh + tả người 
- Đối tượng miêu tả: cảnh đêm trung thu và cảnh các bạn nhỏ vui trung thu.
2. Lập dàn bài:
a) MB: Giới thiệu đêm trăng trung thu để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.
b) TB: 
-Tả khái quát cảnh đêm trăng trung thu: trăng sáng ngập đường làng, các mâm cỗ trung thu đầy hấp dẫn
- Các bạn nhỏ vui thích chuẩn bị rước đèn Trung thu: lân rực rỡ, đèn sao, trống,... không khí thất tưng bựng, náo nhiệt.
- Tiếng hát cất lên- cuộc vui trung thu bắt đầu
+ Lễ múa lân: Lân dũng mãnh, mềm mại...
+ Lễ rước đèn: đèn sao lấp lánh, trống tùng tùng giục bước
+ Phá cỗ: các mâm côc đủ các thứ hoa quả, bánh kẹo được đem ra chia cho các bạn nhỏ
c) ấn tượng của em về đêm trung thu.
Tuần 28 Câu trần thuật đơn
1. Khái niệm: 
a)- Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.
b) Câu trần thuật đơn có từ là :
 Trong câu trần thuật đơn có từ là:
+ Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Ngoài ra, tổ hợp giữa từ là với động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ),...cũng có thể làm vị ngữ.
+ Khi VN biểu thị ý phủ định, nó kết hợp vớ các cụm từ không phải, chưa phải.
c) Câu trần thuật đơn không có từ là
 Trong câu trần thuật đơn không có từ là:
+ Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từtạo thành.
+ Khi VN biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa.
d) Phân loại câu thuật đơn không có từ là
 Câu tồn tại và câu miêu tả:
- Những câu dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm ,...của sự vật nêu ở chủ ngữ được gọi là câu miêu tả. Trong câu miêu tả, chủ ngữ đứng trước vị ngữ.
- Những câu dùng để thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật được gọi là câu tồn tại. Một trong những cách tạo câu tồn tại là đảo CN xuống sau CN.
2. Bài tập:
BT1: 
a) Trong các câu dưới đây, câu nào có 1 cụm C-V, câu nào có 2 cụm C-V trở lên? Vạch gianh giới CN, VN chính trong mỗi câu:
“ Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê đã trở nên lòng yêu Tổ quốc... Người ta giờ đây đã hiểu lòng yêu của mình lớn đến dường nào, yêu người thân, yêu Tổ quốc, yêu nước Nga, yêu liên bang Xô-viết”.
b) Xác định các cụm C-V chính trong mỗi câu.
BT2: Đặt 12 câu trần thuật đơn có từ là, trong đó có: ba kiểu câu định nghĩa, ba kiểu câu giới thiệu, bốn kiểu câu miêu tả và hai kiểu câu dánh giá.
BT3: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào đảo trật tự được, trường hợp nào không đảo trật tự được? Vì sao?
Trường hợp 1: - Em là HS.
 - HS là em.
Trường hợp 2: -Người mù là người tàn tật.
 - Người tàn tật là người mù.
BT4: Trong những câu sau đây, câu nào là câu miêu tả , câu nào là câu tồn tại?
 “ Mùa thu đã tới rồi. Từ trên bầu trời xuất hiện những đám mây lơ lửng. Từng đàn cò trắng nhẹ bay như trôi trên không gian tĩnh mịch. Không còn cái nắng gay gắt của mùa hạ nữa. Những chiếc lá trên cây đã bắt đầu lìa cành tìm về với cội. Trên mặt ao lăn tăn những gợn sóng. Đâu đó vẳng lại những tiếng sáo diều ngân nga, tha thiết. Khung cảnh êm đềm của mùa thu gợi cho ta bao nhiêu kỉ niệm về một thời thơ ấu.
BT5: Đặt 5 câu miêu tả sau đó đổi thành câu tồn tại.
BT6: Chuyển các câu sau đây thành câu miêu tả:
Trên bầu trời vẳng lại một tiếng kêu.
Xa xa xuất hiện những đàn cò, đàn sếu đông nghịt.
Sáng nay đã diễn ra một cuộc họp.
Dưới gốc tre tua tủa những mầm măng.

Tài liệu đính kèm:

  • docDay them van 6.doc