Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 33: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự - Đào Thị Bích Ngọc - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 33: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự - Đào Thị Bích Ngọc - Năm học 2006-2007

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức

- Nắm được đặc điểm và ý nghĩa vủa ngôi kể trong văn tự sự (Ngôi thứ nhất và thứ ba).

2.Kĩ năng:

- Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn tự sự.

3.Thái độ.

- Sơ bộ phân biệt được tính chất khác nhau của ngôi kể thứ ba và ngôi thứ nhất.

B. Chuẩn bị .

- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.

- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

*Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ.

- GV: Kiểm tra dự chuẩn bị của học sinh.

* Hoạt động 2: KHỞI ĐỘNG.

Trong văn tự sự ngoài sự việc được kể ra còn 1 yếu tố không thể thiếu được đó là ngôi kể, khi nào thì xưng tôi, khi nào thi kể theo ngôi thứ 3. Mỗi ngôi kể có ưu thế như thế nào, nó liên quan đến sắc thái biểu hiện tính chất của bài văn như thế nào?

* Hoạt động 3: BÀI MỚI.

 

doc 5 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 33: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự - Đào Thị Bích Ngọc - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :30/10/2006 Tiết 33
Ngày dạy:31/10/2006 Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức
- Nắm được đặc điểm và ý nghĩa vủa ngôi kể trong văn tự sự (Ngôi thứ nhất và thứ ba).
2.Kĩ năng:
- Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn tự sự.
3.Thái độ.
- Sơ bộ phân biệt được tính chất khác nhau của ngôi kể thứ ba và ngôi thứ nhất.
B. Chuẩn bị .
- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
*Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- GV: Kiểm tra dự chuẩn bị của học sinh.
* Hoạt động 2: Khởi động.
Trong văn tự sự ngoài sự việc được kể ra còn 1 yếu tố không thể thiếu được đó là ngôi kể, khi nào thì xưng tôi, khi nào thi kể theo ngôi thứ 3. Mỗi ngôi kể có ưu thế như thế nào, nó liên quan đến sắc thái biểu hiện tính chất của bài văn như thế nào?
* Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của H/S
Nội dung cần đạt
? Học sinh đọc 2 đoạn văn.
? Hai đoạn văn trên người kể là ai?
- GV: Khi người kể xưng tôi thì đó là kể theo ngôi thứ nhất, khi người kể giấu mình, gọi sự việc bằng tên của chúng kể như "Người ta kể" thì gọi là ngôi thứ 3.
? Theo em đoạn 1 kể theo ngôi nào.
? Người kể gọi tên các nhân vật là gì?
? Khi ấy người kể ở đâu? Dựa vào đâu mà em biết người kể dấu mình? (Không biết ai kể, nhưng người kể có mặt ở khắp mọi nơi kể như người ta kể).
? Trong đoạn văn người kể có mặt ở những nơi nào? (Lúc đầu: ở cung vua, biết được ý định của vua và đình thân, người kể có mặt ở công quán để chứng kiến cảnh 2 cha con ăn cơm thì có sứ giả vua đến và nghe em bé trả lời. Cuối cùng người kể lại có mặt ở cung vua.
? Vì người kể có mặt ở khắp mọi nơi theo em sự việc được kể sẽ như thế nào?
? Ngôi kể này thường được sử dụng trong văn bản?
? Lấy ví dụ - văn bản thuộc ngôi kể thứ 3. (Sọ Dừa, Thạch Sanh, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Cây bút thần).
- Học sinh đọc đoạn 2.
? Đoạn 2 được kể theo ngôi nào?
? Tại sao em cho là đoạn văn kể theo ngôi thứ nhất.
(Dế Mèn tự xưng tôi để kể lại quá trình của mình, qua những gì mình nghe, mình thấy, cảm tưởng, ý nghĩa của mình lời kể mang dấu ấn nhân vật khá rõ).
? Khi kể theo ngôi thứ nhất có tác dụng gì.
? Người xưng hô trong đoạn văn này có thể hiểu là nhà văn Tô Hoài được không?
- GV đưa đoạn văn: "Mặt trời lại rọi lên ngày thứ 6 trên dải Thanh Luân 1 cách quá đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư còn tối đất, cố đi mãi, trên đá đầu sư... và ngồi đó rình mặt trời lên. (Trích Cô Tô - Nguyễn Tuân).
? Em hãy cho biết đoạn văn trên người kể là ai? (Người kể tôi, tác giả).
- GV: Khi sử dụng ngôi kể thứ nhất có thể xảy ra 2 khả năng: Nhân vật "tôi" chính là tác giả thường gặp trong các tác phẩm hồi ký, tự truyện. Nhân vật tôi không nhất thiết phải là tác giả, mà hoàn toàn tác giả sáng tạo ra, khi ấy "tôi chỉ là 1 nhân vật trong truyện tự kể về mình.
? Hãy rút ra ưu điểm và nhược điểm trong 2 ngôi kể. (Ngôi kể nào có thể kể tự do, ngôi kể nào chỉ được kể những điều mình biết và trải qua).
? Từ đó em có thể rút ra kết luận gì.
? Hãy thử đổi ngôi kể trong đoạn văn 2 thành ngôi kể thứ 3, thay tôi bằng Dế Mèn. Lúc đó em sẽ có 1 đoạn văn như thế nào?
- Đọc lại đoạn văn khi đã thay
? Có thể thay đổi ngôi kể thứ 3 trong đoạn 1 thành ngôi kể thứ nhất, xưng tôi được không? Vì sao? (Nếu đổi thì phần cấu tạo lại hầu như cả đoạn văn, phá vỡ cách kể ban đầu).
- GV: Khái quát lại.
? Ngôi kể? Thế nào là kể theo ngôi thứ 3? Ngôi thứ nhất?
- Đọc ghi nhớ.
- Đọc bài tập - xác định yêu cầu của bài tập.
- Học sinh đổi ngôi kể - nhân vật.
- Đọc bài tập 3.
- Người kể xưng là "tôi" hay gọi nhân vật bằng tên gọi của nó? 
- Nếu người kể tham gia vào câu truyện như 1 nhân vật của truyện thì không khí của truyện cổ tích sẽ bị phá vỡ.
- Yêu cầu của bài tập.
-Đọc
-Phát hiện
-Nhận xét
-Phát hiện
-Nhận xét
-Nhận xét
-Giải thích
-Nhận xét
-Lấy ví dụ
-Đọc
-Phát hiên
-Lí giải
-Khái quát
-Lí giải
-Nhận xét
-Nhận xét
-Kết luận
-Thay đổi
-Lí giải
-Khái quát
-Đọc
-Nêu yêu cầu BT 
I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự
1. Ví dụ.
- Đoạn văn 1, 2 SGK.
- Đoạn 1: Người kể giấu mình.
- Đoạn 2: Người kể là tôi.
- Đoạn 1: Kể theo ngôi thư 3.
- Đoạn 1: Gọi nhân vật bằng tên của chúng: Vua, đình thần, hai cha con, sứ giả.
- Người kể dấu mình.
- Kể linh họa, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
- Đoạn 2: Kể theo ngôi thứ nhất
- Người kể xưng tôi.
- Kể trực tiếp những điều mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình.
- Ngôi thứ 3: Người kể tự do, không bị hạn chế những điều xảy ra với nhân vật.
- Ngôi thứ nhất: Người kể, kể lại được những gì mình biết, mình trải qua.
- Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp.
* Thay ngôi kể.
- Đoạn 2: Thay "Tôi" bằng "Dế Mèn".
- Đoạn văn kể theo ngôi thứ 3 - người kể dấu mình để kể lại 1 cách khái quát những gì mình quan sát được, sự đổi thay nhanh chóng của Dế Mèn.
- Đoạn 1: Kể theo ngôi thứ 3 là hợp lí.
2. Ghi nhớ SGK..
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1.
- Đoạn văn kể theo ngôi thứ nhất. Người kể xưng "tôi".
- Thay đổi ngôi kể theo ngôi thứ 3. Chuyển tôi thành tên gọi nhân vật - Dế Mèn.
- Người kể dấu mình, có thể kể 1 cách khách quan linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật
- Tuy nhiên sắc thái biểu cảm của truyện, sự hồn nhiên của nhân vật giảm đi đáng kể.
2. Bài tập 2.
- Xác định ngôi kể: "Cây bút thần".
- Kể theo ngôi thứ 3.
3. Bài tập 5.
- Sử dụng ngôi kể trong viết thư.
- Buộc phải sử dụng ngôi kể thứ nhất.
*Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà.
- Thế nào là ngôi thứ nhất, kể theo ngôi thứ 3.
- Học ghi nhớ, bài tập 2, 4, 6 SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTap lam van 6 - Tiet 32.doc