Đề kiểm tra Ngữ văn 6 - Học kỳ I hệ cơ bản - Trường THCS Chuyên Văn Hòa

Đề kiểm tra Ngữ văn 6 - Học kỳ I hệ cơ bản - Trường THCS Chuyên Văn Hòa

Đọc kỹ và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất.

Câu 1: Trường hợp nào sau đây ứng với thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng”:

A. Cậy mình giỏi giang nên kiêu căng, không giúp đỡ những người xung quanh.

B. Tưởng mình là giỏi giang nên huênh hoang, tự phụ, xem thường người khác.

C. Luôn tự tin, không để ý đến lời khen chê của người khác.

D. Luôn phê phán người khác trong khi chính mình cũng không hơn gì.

Câu 2: Mục đích chính của truyện ngụ ngôn là:

A. Phản ánh hiện thực. B. Cải tạo xã hội. C. Giáo dục con người. D. Thể hiện ước mơ.

 

doc 2 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 932Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Ngữ văn 6 - Học kỳ I hệ cơ bản - Trường THCS Chuyên Văn Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS CHUYÊN VĂN HÒA
LỚP ĐÀO TẠO HỌC SINH GIỎI
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I HỆ CƠ BẢN
Môn: VĂN 6
Thời gian làm bài: 70 phút
Đề thi không cần giải thích thêm!
Đề: 09ATN
 I. Trắc Nghiệm ( 3 điểm )
Đọc kỹ và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất.
Câu 1: Trường hợp nào sau đây ứng với thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng”:
A. Cậy mình giỏi giang nên kiêu căng, không giúp đỡ những người xung quanh.
B. Tưởng mình là giỏi giang nên huênh hoang, tự phụ, xem thường người khác.
C. Luôn tự tin, không để ý đến lời khen chê của người khác.
D. Luôn phê phán người khác trong khi chính mình cũng không hơn gì.
Câu 2: Mục đích chính của truyện ngụ ngôn là:
A. Phản ánh hiện thực.	B. Cải tạo xã hội.	C. Giáo dục con người.	D. Thể hiện ước mơ.
Câu 3: Truyện nào sau đây không phải là truyện ngụ ngôn?
A. Chân, tay, tai, mắt, miệng.	B. Đeo nhạc cho mèo.
C. Ông lão đánh cá và con cá vàng.	D. Thầy bói xem voi.
Câu4: Trong câu: “Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi, có những phép lạ” có mấy cụm danh từ?
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 5: Trong các đề văn sau, đề nào thuộc bài kể chuyện đời thường?
A. Kể bằng lời văn của em truyện “Bánh chưng, bánh giầy”.
B. Kể về một chuyến tham quan bổ ích của em.
C. Kể về một cuộc gặp gỡ với một nhân vật mà em yêu thích trong truyện cổ tích.
D. Hãy đóng vai nhân vật lão Miệng kể lại truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”.
Câu 6: Nội dung truyện “Mẹ hiền dạy con” gợi đến câu tục ngữ nào?
A. Có công mài sắt, có ngày nên kim.	B. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
C. Ăn kỹ no lâu, cầy sâu tốt lúa.	D. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
Câu 7: Chữ “mẫu” nào trong các kết hợp sau không có nghĩa là mẹ?
A. Mẫu thân.	B. Phụ mẫu	C. Người mẫu.	D. Mẫu quốc.
Câu 8: Trong các tính từ sau đây, từ nào không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ (vất, hơi, quá, lắm)?.
A. Cao lớn.	B. Oai phong.	C. Chót vót.	D. Tươi tắn.
__________________________________________________________________________________________________________________________________________
THCS Chuyên Văn Hòa – Văn Hòa – Hữu Bằng – Kiến Thụy – Hải Phòng Trang 01
Câu 9: Phẩm chất cao cả nhất của vị Thái y lệnh bộc lộ qua những hành động của ông là gì?
A. Sẵn sàng phục vụ những người nghèo khổ.	B. Đem cả tính mạng của mình để thực hiện y đức.
C. Luôn dành cho những người bệnh loại thuốc tốt nhất. D. Coi thường những bậc quyền cao chức trọng.
Câu 10: Từ nào sau đây viết sai chính tả? 
A. Câu chuyện	 	B. Kể chuyện	 	C. Nói chuyện	 	D. Chuyện ngắn.
Câu 11 : Văn bản “ Con chim Te Te” được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
A. Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Miêu tả
Câu 12 : Câu chủ đề có vai trò như thế nào trong đoạn văn tự sự ?
A. Dẫn đến ý chính 	B. Làm nổi bật ý chính
C. Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong tác phẩm	D.Giải thích cho ý chính
II. Tự Luận ( 7 điểm )
Câu 1. Chọn phần 1a hoặc 1b. (1 điểm)
 1.a Cho câu văn sau: Mẹ em nói rằng: “ Nếu em muốn học giỏi thì em phải là một con người hiều thảo và ngoan ngoãn” 
a/ Xác định cụm danh từ trong câu văn trên.
b/ Phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó. ( HD: đâu là phần đầu, phần trung tâm và phần sau )
 1.b Kể tên những thể loại truyện dân gian em đã được học trong chương trình Ngữ văn 6? Cho 2 ví dụ!
Câu 2. Chọn phần 2a hoặc 2b. (6 điểm)
 2a. Em hãy kể lại truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.
 2b. Em hãy miêu tả bầu trời đêm vào ngày hôm rằm.
III. Điểm Thưởng ( 2 điểm )
Câu 1 : T×m vµ g¹ch ch©n c¸c Èn dô trong ®o¹n t¶ Thuý V©n cña NguyÔn Du:
V©n xem trang träng kh¸c vêi
Khu«n tr¨ng ®Çy ®Æn, nÐt ngµi në nang
Hoa cêi, ngäc thèt, ®oan trang
M©y thua níc tãc, tuyÕt nhêng mµu da.
Câu 2 : Em h·y miªu t¶ c¶nh chiÒu hÌ n¾ng ®Ñp ë mét miÒn quª mµ em yªu thÝch.
( miêu tả ngắn gọn không quá 300 chữ )
________________ Hết________________
Họ tên học sinh:. Số báo danh:.
Giáo viên coi thi:... Ký tên(1).....(2).
__________________________________________________________________________________________________________________________________________
THCS Chuyên Văn Hòa – Văn Hòa – Hữu Bằng – Kiến Thụy – Hải Phòng Trang 02.. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe Van HKI 09.doc