Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2011-2013 - Cầm Thanh Tùng

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2011-2013 - Cầm Thanh Tùng

1. Mục tiêu cần đạt:

a. Kiến thức:

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết

- Cốt lõi lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kỳ Hùng Vương.

- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hoá của người Việt,

b. Kỹ năng:

- Đọc hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết.

- Nhận ra những sự việc chính trong truyện.

- Rèn kĩ năng sống : Tự nhận thức được truyền thống, tục lệ của nhân dân ta trong ngày tết cổ truyền của dân tộc.

c. Thái độ:

 - Giáo dục học sinh tình yêu lao động, sự tôn kính với tổ tiên.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

a. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Đọc văn bản, tham khảo SGK, SGV; sưu tầm tranh vẽ về việc dân gian gói bánh chưng, bánh giầy

b. Chuẩn bị của học sinh:

 - Đọc văn bản, soạn bài theo câu hỏi SGK.

3. Tiến trình bài dạy:

a. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

1. Câu hỏi: Em hãy kể diễn cảm truyện “Con Rồng, cháu Tiên” và nêu ý nghĩa của truyện?

2. Yc Trả lời:

 Học sinh kể lại đúng nội dung cốt truyện, đủ các chi tiết cơ bản, kể diễn cảm. (4 điểm)

Ý nghĩa: Truyện nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.(6 điểm)

*Giới thiệu bài: (1 phút) Hằng năm, mỗi khi tết đến xuân về, nhân dân khắp nơi trên đất nước lại nô nức hồ hởi rửa lá , xay đỗ, giã gạo, gói bánh. Việc làm đó đã trở thành một phong tục đẹp của dân tộc Việt Nam. Vậy phong tục ấy có từ đâu, bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.

(Giáo viên ghi đầu bài lên bảng)

 

doc 250 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 407Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2011-2013 - Cầm Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 - BÀI 1
Ngày soạn: 12/08/2011
Ngày dạy :
6A: 15/08/2011
TIẾT 1 VĂN BẢN:
CON RỒNG CHÁU TIÊN
(Truyền thuyết)
1. Mục tiêu cần đạt: 
a. Kiến thức:
- Khái niệm thể loại truyền thuyết.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
- Bóng dáng lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kỳ dựng nước.
b. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết
- Nhận ra những sự việc chính của truyện.
- Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kỳ ảo tiêu biểu trong truyện.
- Rèn kĩ năng sống: Nhận thức được nguồn gốc của dân tộc.
c. Thái độ: 
	- Bồi dưỡng lòng yêu nước, và tinh thần tự hào dân tộc cho học sinh.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a. Chuẩn bị của của giáo viên: 
	- Đọc văn bản, hướng dẫn SGK, SGV; sưu tầm tranh vẽ về Đền Hùng.
b. Chuẩn bị của học sinh: 
	- Đọc văn bản, trả lời câu hỏi SGK.
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ:(2 phút)
	- Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị SGK, vở ghi và sự chuẩn bị bài của học sinh.
	- Đánh giá và nhắc nhở những quy định chung của môn học.
*Giới thiệu bài:(1 phút) Truyện “Con Rồng, cháu Tiên” là một truyện truyền thuyết tiêu biểu, mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng cũng như truyền thuyết nói chung. Vậy nội dung câu chuyện kể về vấn đề gì? Ý nghĩa của câu chuyện ra sao? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về vấn đề đó. 
(Giáo viên ghi đầu bài lên bảng)
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Học sinh ghi
HS
?Tb
GV
GV
?Tb
?K
?Tb
?Tb
?K
?G
?Tb
?K
?Tb
?Tb
?K
?Tb
?Tb
?K
?Y
HS
?K
?G
?Tb
?K
G
?Tb
HS
?K
?K
Đọc chú thích sao (SGK Tr7)
Em hiểu thế nào là Truyền thuyết?
Truyện “Con Rồng, cháu Tiên” là một trong những truyện truyền thuyết về thời đại Hùng Vương, thời đại mở đầu của lịch sử Việt Nam.
Yêu cầu đọc rõ ràng, thong thả, mạch lạc, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả sự kỳ lạ, phi thường của Lạc Long Quân và Âu Cơ, đoạn cuối đọc nghiêm trang.
Đọc 1 đoạn, HS đọc tiếp đến hết.
Nhận xét, sửa lỗi đọc cho HS.
Đọc chú thích (SGK) - lưu ý chú thích 2,3,5.
Văn bản có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung của từng đoạn?
Văn bản chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến Long trang - Phần mở đầu câu chuyện: Giới thiệu nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Đoạn 2: Tiếp  lên đường - Phần diễn biến câu chuyện: Việc sinh con và chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Đoạn 3: Còn lại - Phần kết thúc câu chuyện: Sự trưởng thành của các con Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Đọc thầm đoạn 1; và nêu nội dung chính của của đoạn vừa đọc?
Em hãy tìm những chi tiết miêu tả Lạc Long Quân và Âu Cơ?
Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt() có một vị thần thuộc nòi Rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân, thần mình Rồng, thường ở dưới nước() sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ tinh, mộc tinh () Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và ăn ở.
() ở vùng núi cao phương Bắc có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ thần Nông xinh đẹp tuyệt trần.
Nêu nhận xét của em về cách giới thiệu nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ của tác giả dân gian?
Hai nhân vật được giới thiệu với nhiều nét kỳ lạ lớn lao, đẹp đẽ khác thường.
Cảm nhận của em về hai nhân vật này?
Lạc Long Quân là một vị thần có nguồn gốc cao quý, tài đức vẹn toàn, có công mở nước. Đó là việc thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh những loài yêu quái bấy lâu nay đã hại dân lành. Một mình thần đã giúp dân diệt trừ ba loài yêu quái, đó là một kỳ tích của tài năng phi thường và một tấm lòng thương dân sâu sắc, không chỉ có thế, thần còn dạy dân ăn ở
Âu Cơ dòng dõi cao sang, sắc đẹp tuyệt trần, yêu thiên nhiên, cây cỏ.
Tiếp theo, câu chuyện kể về chi tiết nào?
Âu Cơ và Lạc Long Quân đem lòng yêu thương nhau, rồi trở thành vợ chồng chung sống ở cung điện Long Trang.
Em hãy nêu ý nghĩa của chi tiết này?
Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ là sự kết hợp vẻ đẹp cao quý của thần tiên - người xưa gợi cho ta thấy dân tộc ta có nòi giống cao quý, thiêng liêng.
Đọc tiếp đoạn 2, nhắc lại nội dung chính của đoạn?
Việc Âu Cơ sinh con có gì kỳ lạ?
()Âu Cơ có mang () nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường.
Em hiểu ý nghĩa của chi tiết này như thế nào?
Chi tiết có ý nghĩa sâu xa: toàn thể dân tộc ta cùng sinh ra từ cái bọc trăm trứng, cùng chung nòi giống Con Rồng cháu Tiên.
Cuộc sống đang hạnh phúc, thì điều gì sảy ra với gia đình Lạc Long Quân và Âu Cơ? Lạc Long Quân đã giải quyết như thế nào?
Lạc Long Quân vốn quen ở nước, nên đành từ biệt Âu Cơ và đàn con trở về thuỷ cung. Âu Cơ một mình nuôi con, buồn tủi, than thở. Lạc Long Quân trở về và chia con.
Lạc Long Quân chia con như thế nào? Chia con để làm gì?
Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
Sự việc trên được người xưa kể nhằm thể hiện điều gì?
Đó là ý nguyện phát triển dân tộc làm ăn, mở rộng và giữ vững đất đai. Đó là ý nguyện đoàn kết thống nhất dân tộc. Mọi người ở mọi vùng đất nước đều có chung nguồn gốc, ý chí và sức mạnh.
Chia con để cai quản các phương, thực hiện sự nghiệp mở nước vĩ đại.
Vậy , từ việc tìm hiểu trên em hiểu người Việt Nam là con cháu của ai?
Đọc phần cuối câu chuyện
Phần kết thúc câu chuyện có gì đáng chú ý?
Người con trưởng () lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương() đặt tên nước là Văn Lang.
Câu chuyện nhấn mạnh sự thật nào trong lịch sử?
Các con cháu Tiên, Rồng lập nước Văn Lang dựng thời đại Vua Hùng.
Nhà nước đầu tiên là Văn Lang vua Hùng Vương lập kinh đô ở Phong Châu.
Bên cạnh đó chuyện có nhiều chi tiết kỳ ảo, tưởng tượng. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo? Hãy nói rõ vai trò của chi tiết này trong truyện?
Trong truyện cổ dân gian, các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo có nhiều ý nghĩa nhưng ở đây được hiểu là những chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định - về vấn đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu thấu đáo hơn ở bài tập làm văn kể chuyện tưởng tượng.
Trong truyện “con Rồng, cháu Tiên”, các chi tiết kỳ ảo, hoang đường có ý nghĩa tô đậm tính chất kỳ lạ lớn lao đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện thần kỳ hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi dân tộc, để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên dân tộc mình, làm tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.
Qua tìm hiểu, em hãy nêu ý nghĩa của truyện?
Truyện giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý của cộng đồng người Việt, tin vào vào tính chất xác thực của những điều “truyền thuyết” và sự tích tổ tiên, tự hào về nguồn gốc dòng giống Tiên, Rổng rất đẹp và rất cao quý linh thiêng của mình.
Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý chí, ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước. Người Việt Nam dù ờ ở mọi miền đất nước đều chung cội nguồn, là con của mẹ Âu Cơ. Vì vậy phải luôn yêu thương, đoàn kết.
Sau khi học xong văn bản này chúng ta lại bồi hồi nhớ lại Bác Hồ - người cha già của dân tộc luôn đề cao truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc anh em và Bác luôn nhắc nhở chúng ta phải luôn tự hào vì nguồn gốc của chúng ta là con rồng cháu tiên. Bác từng nói :
 " Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
 Thành công, thành công, đại thành công."
Chân lý đó ngày nay vẫn luôn đúng.
Em hãy nêu tóm tắt nghệ thuật, nội dung cơ bản của truyện?
Truyện có nhiều chi tiết kỳ ảo, tưởng tượng( như hình tượng của các nhân vật thần nhiều phép lạ và hiện tượng bọc trăm trứng) nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc nòi giống và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.
Đọc ghi nhớ (SGK)
Em hãy kể một câu chuyện khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc của dân tộc tương tự như truyện “ Con Rồng, cháu Tiên”? Sự giống nhau đó khẳng định điều gì?
Truyện “Quả bầu mẹ” (dân tộc khơ Mú)
Sự giống nhau đó khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc người trên đất nước ta.
Truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên” gợi cho em suy nghĩ gì?
Lòng tự hào dân tộc, yêu quý truyền thống của dân tộc; đoàn kết thân ái với mọi người.
Hãy kể lại diễn cảm câu chuyện này?
I. Đọc và tìm hiểu chung 
(8 phút)
1. Khái niệm truyền thuyết
 Truyền thuyết là là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tuợng kỳ ảo. 
Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân với các sự kiện, nhân vật lịch sử được kể.
2. Đọc và kể chuyện
II.Phân tích văn bản
1.Mở đầu câu chuyện: 
Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ. (6 phút)
- Lạc Long Quân tài đức vẹn toàn, làm nên kỳ tích, được mọi người yêu quý.
- Âu Cơ là cô gái xinh đẹp và yêu thiên nhiên.
Hai nhân vật kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ, có nguồn gốc cao quý, cùng sự nghiệp mở nước.
2.Diễn biến câu chuyện: việc Âu Cơ sinh con và chia con. (10 phút)
- Âu Cơ sinh nở kỳ lạ, hoang đường, giàu ý nghĩa.
- Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con để cai quản các phương, thực hiện sự nghiệp mở nước vĩ đại.
 Người Việt Nam là con cháu của cha Rồng, mẹ Tiên, là anh em một nhà.
3.Kết thúc câu chuyện (6 phút)
 Truyện giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý của cộng đồng người Việt và biểu hiện ý chí, ý nguyện đoàn kết, thống nhất của dân tộc.
III. Tổng kết (6 phút)
- Truyện có nhiều chi tiết kỳ ảo, hoang đường. 
- Qua đó truyện nhằm giải thích nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất của người Việt cổ.
*Ghi nhớ:SGK- Tr8)
IV.Luyện tập(4 phút)
c. Củng cố, luyện tập: (2 phút)
	- Giáo viên yêu cầu Học sinh nắm chắc cốt truyện, kể lại nội dung câu chuyện này.
d. Hướng dẫn HS học ở nhà:
 - Học thuộc lòng phần ghi nhớ (SGK)
 - Soạn bài “ Bánh chưng, bánh giầy”
------------------------------------------
Ngày soạn: 12/08/2011
Ngày dạy :
6A: 15/08/2011
TIẾT 2 VĂN BẢN:
BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY ( HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM )
 (Truyền thuyết)
1. Mục tiêu cần đạt:
a. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết
- Cốt lõi lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kỳ Hùng Vương.
- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hoá của người Việt,
b. Kỹ năng:
- Đọc hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết.
- Nhận ra những sự việc chính trong truyện.
- Rèn kĩ năng sống : Tự nhận thức được truyền thống, tục lệ của nhân dân ta trong ngày tết cổ truyền của dân tộc.
c. Thái độ:
	- Giáo dục học sinh tình yêu lao động, sự tôn kính với tổ tiên.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a. Chuẩn bị của giáo viên: 
	- Đọc văn bản, tham khảo SGK, SGV; s ...  tạo nên sự phát triển và sức hấp dẫn của câu chuyện, gây sự tò mò, lúng túng khi theo dõi của người đọc, người nghe. Đây cũng chính là cách xây dựng tình huống, một yếu tố không thể thiếu được trong văn tự sự. Điều này các em đã được học và vận dụng thành thạo trong quá trình tạo lập văn bản tự sự.
* So sánh việc trả ơn của hai con hổ có gì khác nhau? Qua đó, em có nhận xét gì về cái nghĩa của con hổ thứ hai?
- Con hổ thứ nhất với bà đỡ: Đền ơn một lần là xong.
- Con hổ thứ hai với bác tiều: Đền ơn suốt đời, lúc sống cũng như lúc chết => Ân nghĩa, thuỷ chung sâu nặng.
- Khái quát và chốt nội dung.
* Qua truyện “Con hổ có nghĩa” em hiểu gì về nghệ thuật viết truyện thời trung đại?
- Dùng biện pháp nghệ thuật nhân hoá và ẩn dụ.
- Mượn chuyện vật để dạy cách làm người.
- Giảng bổ sung: Các truyện thời trung đại thường mang tính giáo huấn, truyền dạy người ta về đạo đức làm người. Truyện còn đơn giản cả về cốt truyện, nhân vật và lời kể. Tuy nhiên, cách viết truyện bằng hư cấu, tưởng tượng đã bắt đầu được vận dụng.
* Truyện Con hổ có nghĩa là loại truyện hư cấu. Nhưng các nhân vật: bà đỡ và bác tiều lại mang địa chỉ cụ thể (người ở huyện Đông Triều, người ở huyện Lạng Giang). Điều đó có ý nghĩa gì?
- Truyện viết như vậy, làm cho câu chuyện thêm tính chân thực, có sức thuyết phục hơn. 
- Giảng bổ sung: Đó là tình trạng văn, sử bất phân trong văn học trung đại. Truyện hư cấu vẫn có thể mang dấu vết ghi chép lịch sử.
* Theo em, qua câu chuyện Con hổ có nghĩa, tác giả muốn truyền tới người đọc những bài học đạo đức nào?
- Trình bày.
- Nhận xét, khái quát và chốt nghệ thuật, nội dung.
* Em hãy kể về một con chó có nghĩa với chủ?
- Gợi ý:
 - Nhà có nuôi và chăm sóc một con chó.
 - Tình cảm của cả nhà dành cho con chó đó như thế nào?
 - Con chó có nghĩa với chủ như thế nào: (trông nhà ngày cũng như đêm,...)
- Suy nghĩ và kể lại (có nhận xét bổ sung).
I. Đọc và tìm hiểu chung. (7 phút)
 1. Truyện trung đại:
 - Truyện trung đại tồn tại và phát triển trong môi trường văn học trung đại (TK X - TK XIX), cốt truyện thường đơn giản, hay sử dụng chi tiết li kì hoang đường, mang tính giáo huấn. 
2. Tác giả, tác phẩm:
- Vũ Trinh (1759 - 1828), quê ở Xuân Lan, huyện Lang Tài, Trấn Kinh Bắc (nay thuộc Tỉnh Bắc Ninh). Đỗ Hương Cống năm 17 tuổi, làm quan thời Lê, Nguyễn.
- Truyện “Con hổ có nghĩa” được tuyển chọn từ tập “Lan trì kiến văn lục” viết bằng chữ Hán vào khoảng (1780 - 1802).
 3. Đọc văn bản:
II. Phân tích văn bản.
(20 phút)
 1. Cái nghĩa của con hổ thứ nhất:
Con hổ sống có tình nghĩa: Yêu thương người thân và biết ơn người đã cứu giúp mình.
 2. Cái nghĩa của con hổ thứ hai:
 Con hổ với bác tiều: ân nghĩa, thuỷ chung sâu sắc .
III. Tổng kết - ghi nhớ.
(3 phút)
- Truyện Con hổ có nghĩa là loại truyện hư cấu, tưởng tượng, sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ (mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người.
- Truyện đề cao ân nghĩa, trong đạo làm người.
IV. Luyện tập.
(5 phút)
c. Củng cố: GV khái quát nội dung bài học.
d. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút)
Học bài, nắm chắc nội dung ghi nhớ.
 Đọc thêm “Bia con vá”.
Đọc và chuẩn bị bài “Động từ” theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
Ngày soạn: /11/2010 Ngày giảng 6A: /11/2010
 Tiết 60. Tiếng Việt:
ĐỘNG TỪ
 1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
	a. KT: - Nắm được đặc điểm của động từ và một số loại động từ quan trọng.
	- Biết sử dụng đúng động từ khi nói và khi viết.
	b. KN: - Luyện kĩ năng nhận biết, phân loại động từ, sử dụng đúng động từ và cụm động từ trong khi nói và khi viết.
	- Rèn kĩ năng sống: Ra quyết định, nhận ra và lựa chọn cách sử dụng từ tiếng Việt đúng nghĩa, đúng từ loại.
	c. TĐ: Ý thức học tập bộ môn.
 2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a- Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV - soạn giáo án. 
 b- Học sinh: Đọc kĩ bài, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên (trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa).
3. Tiến trình bài dạy:
 a. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)(Miệng)
* Câu hỏi: 
	? Chỉ từ là gì? Nêu hoạt động của chỉ từ trong câu? Lấy ví dụ có sử dụng chỉ từ?
	* Đáp án - biểu điểm:
	- Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. (3,5 điểm)
	- Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra, chỉ từ còn làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu. (3,5 điểm)
	- Ví dụ: (3 điểm)
	Đêm hôm ấy trăng rất sáng.
 * Giới thiệu bài: (1 phút).
	Ở tiểu học các em đã được làm quen với động từ. Vậy động từ có những đặc điểm gì? Có những loại động từ nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay...
b. Dạy nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
? K
 GV
 HS
? Tb
? K
 HS
? K
 HS
? Tb
? K
 HS
 GV
? K
 HS
 GV
 HS
? K
 HS
 GV
 GV
? K
 HS
? Tb
 HS
? K
 HS
 GV
 HS 
 GV
 HS
?
 HS
HS
? 
 GV
* Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học, em hãy nhắc lại thế nào là động từ?
- Từ chỉ hoạt động hay trạng thái của người hay sự vật gọi là động từ.
- Treo bảng phụ có ghi ví dụ trong sách giáo khoa (T.128):
Ví dụ: 
a) Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
(Em bé thông minh)
b) Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. [...] Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.
(Bánh chưng, bánh giầy)
c) Biển vừa treo lên, có người qua đường, xem cười bảo:
- Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là “cá tươi”?
 (Treo biển)
- Đọc ví dụ: 
* Tìm động từ trong các ví dụ trên?
- Động từ trong các ví dụ:
a) đi, đến, ra, hỏi.
b) lấy, làm, lễ.
c) treo, có, cười, bảo, bán, phải, đề.
* Ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được là gì?
- Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật:
+ Chỉ hoạt động: đi, đến, ra, hỏi, lấy, làm, lễ, treo, cười, bảo, bán, đề.
+ Trạng thái: có (ĐT chỉ trạng thái tồn tại hoặc sở hữu của người hoặc vật được nêu ở chủ ngữ).
+ Động từ tình thái: phải (ở trong điều kiện bắt buộc không thể không làm, nhất thiết không thể khác hoặc nhất thiết cần có).
* Phân tích cấu trúc ngữ pháp ở ví dụ (a)?
- Phân tích.
- Gạch chân các thành phần câu theo kết quả phân tích của HS.
*Em thấy động từ giữ vai trò làm thành phân gì trong câu? Thường kết hợp với những từ ngữ nào ở phía trước?
- Quan sát các ví dụ, ta thấy động từ thường làm vị ngữ trong câu; 
- Động từ thường kết hợp được với: đã, sẽ, đang, hãy, đừng, chớ, cũng...để tạo thành cụm động từ.
* Hãy so sánh sự khác biệt giữa động từ và danh từ?
- Trình bày.
- Khái quát lên bảng so sánh:
Động từ
Danh từ
- Kết hợp được với: vẫn, sẽ, đang, hãy, đừng, chớ,...(Ví dụ: hãy học, vẫn làm, sẽ đi, đang đến,...).
- Thường là vị ngữ trong câu.
- Khi làm chủ ngữ (ít khi), mất khả năng kết hợp với vẫn, sẽ. đang, hãy, đừng, chớ,...(Ví dụ: Học tập là nghĩa vụ quan trọng hàng đầu của học sinh. Trong câu này động từ học tập làm chủ ngữ. Bởi vậy không thể thêm các từ đã, sẽ, đang,... kết hợp với từ học tập).
- Không thể kết hợp với số từ, lượng từ.
- Không kết hợp với vẫn, sẽ, đang, hãy, đừng, chớ,...
- Thường làm chủ ngữ trong câu.
- Khi làm vị ngữ phải có “là” đứng trước.
- Kết hợp với số từ. lượng từ, (Ví dụ: ba khóm hoa hồng, ba con trâu,...).
* Qua phân tích, em thấy động từ có những đặc điểm gì?
- Trình bày.
- nhận xét, chốt nội dung bài học Š
- Đọc ghi nhớ (SGK,T.146)
* Hãy đặt một câu có sử dụng động từ? Chỉ rõ động từ trong câu?
 Ví dụ:
 - Lao động /là nghĩa vụ của mỗi công dân.
- Sống, chiến đấu, lao động và học tập /theo gương Bác Hồ vĩ đại.
Chuyển: Như vậy, các em đã nắm được đặc điểm của động từ. Vậy trong tiếng Việt có những loại động từ nào Š 
- Dùng bảng phân loại động từ.
* Xếp các động từ sau vào bảng phân loại bên dưới: buồn, chạy, cười, dám, đau, đi, định, đọc đứng, gãy, ghét, hỏi, ngồi, nhức, nứt, toan, vui, yêu. 
- Lên bảng, xếp theo yêu cầu (có nhận xét, bổ sung):
Thường đòi hỏi ĐT khác đi kèm phía sau
Không đòi hỏi ĐT khác đi kèm phía sau
Trả lời câu hỏi
Làm gì
chạy, cười, đi, đọc, đứng, hỏi, ngồi.
Trả lời các câu hỏi: làm sao?, thế nào?
Dám, toan, định.
Gãy, nhức, nứt, đau, buồn, yêu, ghét, vui.
* Tìm thêm những từ có đặc điểm tương tự động từ thuộc mỗi nhóm trên?
- Động từ thường đòi hỏi động từ khác đi kém phía sau (đ/t tình thái): cần, nên, phải, có thể, không thể,...
- Động từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau: 
+ Đ/t chỉ hành động: đánh, nhảy, suy nghĩ,..
+ Đ/t chỉ trạng thái: vỡ.bể, mòn, đau, ốm, nhức nhối, bị, được, muốn, sợ,...
* Qua tìm hiểu các ví dụ, em thấy trong tiếng Việt có những động từ chính nào?
- Trình bày.
- Nhận xét, khái quát nội dung bài học Š 
- Đọc Ghi nhớ: (SGK, T.146). 
- Chuyển: Để giúp các em nắm chắc nội dung bài học, chúng ta cùng luyện tập trong phần tiếp theo Š 
- Đọc yêu cầu bài tập 1 (SGK,T.147).
* Tìm động từ trong truyện Lợn cưới áo mới. cho biết những động từ ấy thuộc loại nào?
- Suy nghĩ, làm việc cá nhân (3 phút)Š Trình bày kết quả (có nhận xét, bổ sung).
- Đọc yêu cầu bài tập 3 (SGK,T.129).
* Chính tả (nghe - viết): Con hổ có nghĩa (từ Hổ đực mừng rỡ Š làm ra vẻ tiễn biệt).
- Đọc cho HS viết chính tả theo yêu cầu. Lưu ý viết đúng: l,đ; th,t.
- Có thể thu một số bài, nhận xét, chữa lỗi, cho điểm.
I. Đặc điểm của động từ. (13 phút) 
 1. Ví dụ:
 2. Bài học:
 - Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
 - Động từ thường kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,...để tạo thành cụm danh từ.
 - Chức vụ điển hình trong câu của cụm động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,...
* Ghi nhớ (SGK,T.146)
II. Các loại động từ chính. (10 phút)
 1. Ví dụ:
 2. Bài học:
- Trong tiếng Việt có hai loại động từ đáng chú ý là:
+ Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm).
+ Động từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm).
 - Động từ chỉ hành động, trạng thái gồm hai loại nhỏ:
 + Động từ chỉ hành động (trả lời cho câu hỏi Làm gì)
+ Động từ chỉ trạng thái (trả lời cho câu hỏi Làm sao?, Thế nào?). 
 * Ghi nhớ:
 (SGK,T.146)
III. Luyện tập. 
 (15 phút)
 1. Bài tập 1: 
 (SGK,T.147)
 Động từ:
- khoe, may, đem, mặc, hóng, đợi, khen, thấy, chạy, đứng, đi, hỏi, giờ, bảo. (động từ chỉ hành động)
- tức, tức tôi, tức tưởi (động từ trạng thái). 
 2. Bài tập 3: 
 (SGK,T.147)
c. Củng cố: GV khái quát nội dung bài học 
d. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1 phút).
	- Học thuộc nội dung ghi nhớ (SGK, T.129,130).
	- Làm lại bài tập 2 (SGK,T.147)
	- Đọc và chuẩn bị bài tiếng Việt: Cụm động từ (trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa).
	-----------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docvan tuan 1 gui tuong.doc