TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
Tiết 3 T1 A/Mục đích yêu cầu:
Soạn 4/9/06 -Giúp HS hiểu thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo của từ Tiếng
Việt cụ thể là:
+Khái niệm về từ
+Đơn vị cấu tạo từ (tiếng)
+Các kiểu cấu tạo từ (từ đơn, từ phức: từ ghép, từ láy)
B/Chuẩn bị:
-GV: Bảng phụ,ghi các câu 1(I),1(II)/13
-HS: Tìm hiểu trước bài học
C/ Các bước lên lớp:
I. Ổn định:
II. Bài cũ:
III. Bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Tổ chức các hoạt động:
Tiếng Việt TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT Tiết 3 T1 A/Mục đích yêu cầu: Soạn 4/9/06 -Giúp HS hiểu thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo của từ Tiếng Việt cụ thể là: +Khái niệm về từ +Đơn vị cấu tạo từ (tiếng) +Các kiểu cấu tạo từ (từ đơn, từ phức: từ ghép, từ láy) B/Chuẩn bị: -GV: Bảng phụ,ghi các câu 1(I),1(II)/13 -HS: Tìm hiểu trước bài học C/ Các bước lên lớp: I. Ổn định: II. Bài cũ: III. Bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Tổ chức các hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng *Hoạt động 1: Lập danh sách từ và tiếng trong câu -Sử dụng bảng phụ: GV giúp HS tách các từ trong câu văn sau bằng dấu gạch chéo (không nhìn sách): “Thần /dạy/dân/cách/trồng trọt/chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở/ .” ?Câu văn trên có nội dung gì? Ý nghĩa gì? *Hoạt động 2:Phân tích đặc điểm cấu tạo của từ ?Em hãy dùng dấu (/)để tách các tiêng trong các từ “trồng/ trọt, chăn / nuôi, ăn/ ở “ ?Có nhận xét gì giữa các tiếng vừa tách ra? *GV:Tiéng cấu tạo thành từ, từ dùng để tạo câu. Khi một tiếng dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ. -GV cho HS rút khái niệm về từ và ghi bảng ?Theo em khi nào tiếng trở thành từ? *Hoạt động 3:Phân loại từ -Dùng bảng phụ:GV cho HS tìm từ 1 tiếng và từ 2 tiếng trong câu: “Từ/ đấy/, nước/ ta/ chăm/ nghề,/ trồng trọt/, chăn nuôi/ và/ có/ tục/ ngày/ tết/ làm/ bánh chưng,/ bánh giầy.” ? Nhìn vào số lượng tiếng trong từở ví dụ trên, em hãy cho biết từ có mấy loại? Đó là lọai nào? *Hoạt động 4: Phân tích đặc điểm của từng loại từ. -GV cho HS tim các từ đơn có trong câu trên Tiếp tục cho HS tìm các từ phức (2 tiếng) -GV ghi những từ HS vừa tìm được vào bảng phân lọai theo cột(sgk/13) ?Căn cứ vào bảng phân loại em hãy cho biết : từ đơn là gì? từ phức là gì? ?Trong các từ phức nói trên, em thấy về số lượng và cấu tạo từ có gì giống và khác? -GV kết luận như (*3) ghi nhớ sgk/14 *Hoạt động 5: Hệ thống hóa kiến thức. -GV chốt lại những kiến thức của tiết học bằng những nội dung đã nêu trong ghi nhớ. *Hoạt động 6: Luyện tập -1 HS lên bảng gạch chéo để tách từng từ -HS khác nhận xét bổ sung. -HS mở SGK đối chiếu (có 9 từ tạo nên câu trên) -ND:Giúp dân cách trồng trọt, ăn ở.- Ý nghĩa:Sự nghiệp mở nước. -Có tiếng có nghĩa, có tiếng không có nghĩa -Khi tiếng ấy có nghĩa và dùng để tạo câu. - 1 HS lên bảng dùng dâu (/)để tách các từ - HS khác theo dõi nhận xét. -Từ có 2 loại : Từ đơn , từ phức. -1 HS đứng tại chỗ nêu các từ đơn : từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, tết, làm. HS khác nhận xét. -HS đứng tại chỗ nêu cá tư phức: trồng trọt, chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy. -Giống: đều có 2 tiếng tạo thành. – Khác: Từ “trồng trọt” có âm “tr” lặp lại, còn các từ khác không có. -1-2 HS đọc ghi nhớ I/ Từ là gì: 1, Khái niệm: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. 2, Đặc điểm của từ: Dùng để tạo câu. II/ Từ đơn, từ phức: -Từ có 1 tiếng là từ đơn, từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng là từ phức. -Từ phức có: +Từ ghép +Từ láy III/ Ghi nhớ: sgk/14 -Baì 1:a, Các từ: nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu từ ghép. b, nguồn gốc gần nghĩa với cội nguồn, gốc gác c, Cậu mợ, cô dì, chú cháu, anh em -Bài 2:-Theo giới tính (nam, nữ): ông bà, cha mẹ, anh chị, cậu mợ -Theo bậc (trên, dưới) : bác cháu, chị em, dì cháu -Bài 3:-Cách chế biến: Bánh (rán, nướng, hấp, nhúng) -Chất liệu làm bánh:Bánh (nếp, tẻ, khoai, tôm, ngô) -Tính chất bánh: Bánh (dẻo, nướng phồng) -Hình dạng của bánh: Bánh (gối, quấn, thừng, khúc) -Bài 4: “Thút thít”:miêu tả tiếng khóc của người -Những từ láy khác: nứt nở, sụt sùi, rưng rứt -Bài 5:Các từ láy: -Tả tiếngcười : Khúc khích, sằng sặc, hô hố, ha hả -Tả tiếng nói: khàn khàn, lè nhè, thỏ thẻ, léo nhéo, lầu bầu -Tả dáng điệu: lừ đừ, lả lướt, nghênh ngang, ngông nghênh IV/Củng cố: Thông qua hệ thống bài tập củng cố kiến thức bài 1,2,3 thuộc kiểu từ ghép, bài4,5 thuộc kiểu từ láy. V/ Dặn dò:- Học thuộc ghi nhớ -Làm các bài tập còn lại -Chuẩn bị “Từ mượn”.
Tài liệu đính kèm: