Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ I - Vũ Thị Thanh Vân

Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ I - Vũ Thị Thanh Vân

A/ Mục tiêu: Giúp HS.

- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.

- Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện:con rồng cháu tiên.

- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện.

- Kể được truyện.

B/ Chuẩn bị :

* GV: Giáo án, SGK

- Phim trong, bảng phụ

- Tranh ảnh về đền Hùng hoặc vùng đất Phong Châu.

* HS: Soạn bài, vở ghi, SGK.

C/ Tiến trình day học:

1. Kiểm tra bài cũ : giáo viên kiểm tra tập chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.

2. Giới thiệu bài mới :

Truyện con Rồng, cháu Tiên là một truyện truyền thuyết tiêu biểu,mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về các vua Hùng.Nội dung, ý nghĩa của truyện là gì ?. Truyện dùng những hình thức nghệ thuật độc đáo nào ?. Vì sao nhân dân ta rất tự hào và yêu thích câu chuyện này.Tiết học hôm nay sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi ấy.

 

doc 139 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 742Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ I - Vũ Thị Thanh Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 	Ngày soạn:
Tiết 1- : Văn bản 	Ngày dạy:
CON RỒNG CHÁU TIÊN
(Truyền thuyết)
A/ Mục tiêu: Giúp HS.
- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
- Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện:con rồng cháu tiên.
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện.
- Kể được truyện.
B/ Chuẩn bị :
* GV: Giáo án, SGK
- Phim trong, bảng phụ
- Tranh ảnh về đền Hùng hoặc vùng đất Phong Châu.
* HS: Soạn bài, vở ghi, SGK.
C/ Tiến trình day học:
1. Kiểm tra bài cũ : giáo viên kiểm tra tập chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
2. Giới thiệu bài mới : 
Truyện con Rồng, cháu Tiên là một truyện truyền thuyết tiêu biểu,mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về các vua Hùng.Nội dung, ý nghĩa của truyện là gì ?. Truyện dùng những hình thức nghệ thuật độc đáo nào ?. Vì sao nhân dân ta rất tự hào và yêu thích câu chuyện này.Tiết học hôm nay sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi ấy.
3. Trình tự các hoạt động dạy và học : 
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung
* Hoạt động 1: Khởi động.
- Gọi học sinh đọc phần chú thích trong SGK.
? Truyện “con Rồng, cháu Tiên” thuộc thể loại truyện truyền thuyết.Vậy truyền thuyết là gì?
- HS phát biểu chủ yếu ở 2 ý:
Cần nhấn mạnh tính chất của truyền thuyết:
* Yếu tố kỳ ảo.
* Các yếu tố lịch sử.
* Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản.
GV đọc mẫu một đoạn - Mời HS đọc tiếp.
- Giáo viên hướng dẫn đọc, giáo viên đọc 1 đoạn - gọi học sinh đọc.
- GV nhận xét, sửa sai trong cách đọc của HS.
- HS kể lại truyện.
? Truyện chia làm mấy đoạn, ý nghĩa mỗi đoạn?. 
( 3 Đoạn)
- Truyện có những nhân vật nào?
? Nhân vật chính gồm những ai?
? Hình ảnh Âu Cơ và Lạc Long Quân được giới thiệu như thế nào?.
 ? Hãy tìm những chi tiết thể hiện tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dáng của hai người.
- Hai người đều là thần.
- LLQ có sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ, còn Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.
* HS thảo luận.
? Em có nhận xét gì chung cho cả hai hình ảnh trên.
Lạc Long Quân: đẹp hùng dũng của một người đàn ông, tài, tâm.
Âu Cơ: vẻ đẹp nữ tính, dịu dàng tâm hồn nhân ái.
? Hãy tìm những chi tiết kỳ ảo khác có ở trong truyện.
- Từ chuyện Âu Cơ sinh con, GV tích hợp chi tiết "bọc trong trứng" từ đồng bào à đến đồng hương, đồng chí. 
? Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ có gì lạ ?.
? Tìm những chi tiết kì lạ nói về sự sinh nở của Âu Cơ và sự trưởng thành của đàn con ?.
? Vì sao Lạc Long Quân và Âu Cơ phải chia tay ?.
? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào? Và để làm gì.
 ? Sự hình thành của nhà nước Văn Lang?
? Theo truyện này người Việt là con cháu của ai?
? Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
(Đó là những chi tiết không có thật.)
? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết kỳ ảo ở trong truyện có ý nghĩa gì?
? Truyện con rồng cháu tiên dựa vào yếu tố lịch sử nào ?.
- Học sinh thảo luận: ý nghĩa của truyện “con Rồng ,cháu Tiên” ?.
* Hoạt động 3: Tổng kết. 
? Người xưa đã sáng tác ra truyện “con Rồng, cháu Tiên nhằm mục đích gì ?
? Em hãy nêu ý nghĩa của truyện.
- Giải thích suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của người Việt.
- Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước.
- Các ý nghĩa ấy góp phần quan trọng vào việc xây dựng bồi đắp những sức mạnh tinh thần của dân tộc.
? Hãy tìm những dẫn chứng chứng tỏ người Việt là một khối thống nhất, luôn thực hiện đúng lời ước hẹn của tổ tiên.
 * Hoạt động 4:
Bài tập 1: Bài tập dành cho HS khá giỏi.
- GV gợi một số ví dụ 
² Dân tộc Mường: có quả trứng to nở ra con người.
² Khơmú: quả bầu mẹ.
GV: sự giống nhau ấy khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hóa giữa các tộc người trên đất nước ta.
 Bài tập 2
- GV Nêu yêu cầu bài tập gọi học sinh trả lời.
- Gọi học sinh trả lời,nếu chưa đủ cho học sinh về nhà tìm.
“Con người có cố, có ông (có tổ, có tông)
 Như cây có cội, như sông có nguồn”
Bài tập bổ sung:
Bài tập 1: Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng cái bọc trăm trứng là gì?
Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam.
Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang.
Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc.
Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà.*
 Bài tập 2: Tổ tiên của người Việt Nam là:
 A. Lạc Long Quân
 B. Âu Cơ
 C. Lạc Long Quân và Âu Cơ
 D. Con Rồng
I. Giới thiệu Truyền thuyết:
- Truyện kể về nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo.
- Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân vật đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử được kể.
II. Đọc, hiểu văn bản:
1. Đọc.
2. Chú thích.
III. Phân tích:
1. Lạc Long Quân và Âu Cơ.
a/ Lạc Long Quân:
- Nòi rồng.
- Tài năng xuất chúng.
- Thương dân.
 b/ Âu Cơ:
- Dòng họ thần nơng.
- Đẹp tuyệt trần.
- Yêu cảnh đẹp.
* Cả hai có nguồn gốc cao quý, kỳ lạ lớn lao.
2/ Diễn biến: 
- Lạc Long Quân và Âu Cơ kết duyên.
- Âu Cơ sinh nở kì lạ: đẻ một bọc trăm trứng-nở trăm con-đàn con không cần bú mớm lớn nhanh như thổi
- Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con và chia tay: 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi
3/ Kết thúc:
- Dựng nước Văn Lang.
- Nguồn gốc dân tộc Việt Nam.
4/ Nghệ thuật:
- Tưỏng tượng kì ảo - yếu tố hoang đường.
- Lịch sử có thật.
5. Ý nghĩa các chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo:
- Tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của các nhân vật sự kiện.
- Thần kỳ hóa nguồn gốc giống nòi để ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính dân tộc, tổ tiên.
- Làm tăng sức hấp dẫn của truyện.
IV. Tổng kết:
- Truyện Con Rồng Cháu Tiên có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo (như hình tượng các nhân vật thần có nhiều phép lạ và hình tượng bọc trăm trứng) nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng động của người Việt.
V. Luyện tập: 
Bài tập 1: 
Em biết những truyện nào của các dân tộc khác cũng giải thích về nguồn gốc dân tộc.
Bài tập 2:
Hãy kể diễn cảm truyện.
- Đúng cốt truyện, chi tiết cơ bản.
- Cố gắng dùng lời văn nói của cá nhân để kể.
	4. Củng cố luyện tập:
? Xây dựng hình ảnh của Lạc Long Quân và Âu Cơ kỳ vĩ như vậy, tác giả dân gian nhằm mục đích gì? ( Ca ngợi. Mở đầu cho các điều kỳ lạ tiếp theo.)
- Đọc các bài đọc thêm.
- Kể tóm tắt đoạn trích.
5. Hứơng dẫn dặn dò:
 Học thuộc ghi nhớ.
 Nắm được diễn biến câu chuyện.
 Chuẩn bị bài “bánh chưng,bánh giày”.
D/ Rt kinh nghiệm:
Tuần 1 	Ngày soạn:
Tiết 2- : Văn bản 	Ngày dạy:
Hướng dẫn đọc thêm: BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
(Truyền thuyết)
A/ Mục tiêu: Giúp HS.
- Nắm được nội dung và ý nghĩa truyện.
- Rèn luyện kĩ năng đọc, kể truyện.
- Thấy được câu chuyện nhằm giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền của dân tộc, từ đó đề cao nghề nông và thờ kính Trời Đất, tổ tiên của dân tộc Việt Nam.
B/ Chuẩn bị :
* GV: Giáo án, SGK
- Phim trong, bảng phụ.
- Tranh ảnh.
* HS: Soạn bài, vở ghi, SGK.
C/ Tiến trình day học:
1. Kiểm tra bài cũ : 
 ? Truyền thuyết là gì ?.
 - Truyện kể về nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo.
- Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân vật đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử được kể.
? Kể diễn cảm truyện “ Con Rồng, cháu Tiên”? Nêu ý nghĩa truyện.
- Truyện Con Rồng Cháu Tiên có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo (như hình tượng các nhân vật thần có nhiều phép lạ và hình tượng bọc trăm trứng) nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng động của người Việt.
2. Giới thiệu bài mới : 
Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, tết đến, nhân dân ta từ miền xuôi đến miền ngược, từ trên rừng cũng như dưới biển lại nô nức hớn hở chở lá dong, xay đỗ, giã gạo, gaĩ bánh. Quang cảnh ấy như làm sống lại truyền thuyết đặc sắc của tổ tiên ta - truyền thuyết Bánh Chưng, Bánh Giầy. Để hiểu sâu hơn ý nghĩa của câu chuyện chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong phần bài học.
3. Trình tự các hoạt động dạy và học : 
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung
Hoạt động 1: Đọc, hiểu văn bản.
GV cho HS đọc truyện, mỗi em một đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu à Chứng giám"
- Đoạn 2: Tiếp à hình tròn"
- Đoạn 3: Còn lại.
- GV nhận xét, góp ý cách đọc.
- HS tìm hiểu chú thích 1, 2, 3, 4, 7, 8, 12, 13 
- Học sinh kể tóm tắt truyện.
? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, ý định ra sao ? 
? Bằng hình thức gì ? 
? Em có suy nghĩ gì về ý định đó ?
- Hoàn cảnh: giặc ngoài đã yên, đất nước thái bình.
- Ý của vua: người của vua phải nối được chí vua, không nhất thiết là con trưởng
- Hình thức: làm vừa ý vua
- HS đọc đoạn “ Các langlễ Tiên Vương”.
? Trong đoạn này chi tiết nào em thường gặp trong các truyện cổ tích?
Thảo luận:
? Thật ra, điều Vua định hỏi có tính chất như thế nào.
- Đó là câu đố có tính chất đặc biệt.
- Giải đố là một trong những thử thách khó khăn đối với các nhân vật.
? Vì sao trong các con Vua chỉ có Lang Liêu được Thần giúp đỡ ?
? Lang Liêu thực hiện lời dạy của Thần ra sao?
? Qua việc làm bánh ta thấy Lang Liêu là người ntn?
- Người thiệt thòi nhất - Người, hiền lành.
- Chăm lo đồng áng, gần gũi dân thường.
? Theo em vì sao 2 loại bánh của Lang Liêu được vua Hùng chọn để làm lễ tế Trời, Đất, Tiên Vương.
? Vì sao Lang Liêu được nối ngôi ? 
? Theo em Lang Liêu có xứng đáng được truyền ngôi không.
- Xứng đáng vì chàng thông minh, sáng tạo.
? Lời thần khi báo mộng có ý nghĩa gì?
? Thần đại diện cho ai? 
(Cho nhân dân)
- Học sinh thảo luận :
? Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua chọn làm vật lễ trời đất?
- Ý nghĩa sâu xa: l tượng trời, tượng đất, tượng muôn loài
- Ý nghĩa thực tế: quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo
* Hoạt động 2: Tổng kết.
? Hãy nêu ý nghĩa của truyện.
? Việc gói bánh chưng, bánh giầy. Theo em, có ý nghĩa gì
- Trong trời đất không có gì quý bằng hạt gạo.
- Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc.
- Là đề cao lao động, đề cao nghề nông, bênh vực kẻ yếu.
- Cho HS tự bộc lộ.
- GV nhận xét - Rút lại ý nghĩa.
-HS đọc yêu cầu từng bài tập.
- GV gọi học sinh trả lời. 
Bi tập 2: 
Cho HS tự phát biểu ý kiến của mình.
? Tìm thêm một số truyện cũng ngụ ý giải thích sự vật như truyện trên.
- Sự tích trầu cau, sự tích dưa hấu.
I. Đọc – hiểu văn bản:
II. Phân tích:
1. Nhân vật.
_ Vua Hùng Vương có 20 người con.
_ Lang Liêu: con trai thứ 18, mồ côi mẹ, gắn bó với công việc đồng áng.
2. Diễn biến.
+ Vua Hùng muốn chọn người tài giỏi lên nối ngơi.
_ Điều kiện sẽ truyền ngôi cho người con nào làm vừa ý.
 + Lang Liêu thi tài:
* Được Thần báo mộng giúp đỡ làm hai loại bánh
_ Bánh hình tròn : tượng trưng cho Trời.(bánh giày).
_ Bánh hình vuông : tượng  ... a HS, GV đưa nhận xét và sửa chữa
Đề: Kể chuyện về một người thân của em
I. Yêu cầu:
- Thể loại: Kể chuyện đời thường
- Nội dung: Kể một người thân của em
II. Nhận xét: GV nhận xét ưu, khuyết của lớp qua bài làm
 1. Ưu điểm:
 - Học sinh hiểu đề, nắm vững cách làm bài tự sự đời thường
 - Ngôi kể, cách kể tốt.
 2. Khuyết điểm:
- Một số bài viết yếu tố kể sơ sài, miêu tả nhiều..
- Bố cục của bài: Một số bài trình bày lộn xộn, ý không thống nhất trong đoạn văn
 - Lỗi chính tả đã hạn chế nhưng chữ viết một số còn cẩu thả.
III. Dàn ý:
 1. Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần kể.
 2. Thân bài: 
 - Kể về hình dáng
 - Kể về tính tình, sở thích, quan hệ với mọi người qua các việc làm cụ thể.
 - Trong quan hệ của em và đối tượng? tình cảm như thế nào?
 3. Kết bài: Thể hiện tình cảm, ước mong ...
4. Củng cố
HS đọc bài, đoạn văn hay, có sáng tạo riêng.
5. Dặn dò:
 Học bài
 Soạn bài: "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng"
D/ Rút kinh nghiệm:
Tuần 17 	Ngày soạn:
Tiết 65 	Ngày dạy:
THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Giúp HS	
- Hiểu và cảm nhận phẩm chất vô cùng cao cả của một bậc lương y chân chính.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Soạn giáo án + ĐDDH
- HS: Soạn bài 
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ : 
1. Kể lại truyện “Mẹ hiền dạy con” với ngôi kể bà mẹ.
2. Theo em, truyện này viết với mục đích gì ?
2. Giới thiệu bài mới : 
“Lương y như từ mẫu” 
3. Trình tự các hoạt động dạy và học : 
Hoạt động Thầy -Trò
Nội dung bài học
Hđ1: Giới thiệu
? Truyện thuộc thể loại nào?
 Hđ2 : Đọc, hiểu văn bản.
Gọi HS đọc diễn cảm văn bản và phát biểu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề, bố cục.
HS trả lời.
- Tác giả và hoàn cảnh sáng tác: Sgk 163.
- Chủ đề .
Nêu cao gương sáng của bậc lương y chân chính.
- Bố cục: 3 phần (Xác định rõ giới hạn của từng đoạn, nêu ý chính)
GV nhận xét, bổ sung.
GV hướng dẫn đọc, giải thích từ khó.
Hđ3: Phân tích
? Đoạn 1 kể về việc gì?
Công đức của thái y họ Phạm:
? Công đức của thái y họ Phạm thể hiện qua những điểm nào?
? Ông được giới thiệu qua những nét tiểu sử đáng chú ý nào?
? Vì sao ông được người đương thời trong vọng?
- Có địa vị XH
- Là thầy thuốc giỏi, thương người nghèo.
? Giải thích từ trọng vọng?
- Kính trọng, đặt niềm tin lớn.
? Trong các hành động của ông, em cảm phục nhất là hành động nào?
? Những việc như thế đã nói lên phẩm chất gì của vị thái y họ Phạm?
? Tình huống nào bộc lộ rõ hơn công đức của ông?
? Thái độ và lời đe doạ của viên sứ giả đã đặt ông trước một sự lựa chọn như thế nào?
? Thái y lệnh đã quyết định ra sao? Vì sao ông quyết định như thế?
? Câu trả lời của lương y Phạm Bân nói lên phẩm chất gì của ông?
? Phân tích thái độ của người thầy thuốc khi đến gặp vua?
? Thái độ của Trần Anh Vương thay đổi như thế nào trước việc làm và lời giải bày của thái y lệnh?
? Theo em đây là vị vua như thế nào?
? Thái y lệnh thuyết phục được nhà vua nhờ vào đâu. Đó là thắng lợi của điều gì?
? Vì sao gia đình Thái y lệnh được vinh hiển?
? Truyện này hấp dẫn người đọc như thế nào.? Y đức này có cần cho người thầy thuốc hiện nay không?
? Truyện cho em hiểu gì về người thầy thuốc chân chính?
- Truyện có tình huống gây cấn để tính cách nhân vật bộc lộ rõ nét.
- Truyện ca ngợi y đức của Thái y lệnh Phạm Bân.
I. Giơí thiệu:
Truyện trung đại với cách viết gần với kí, sử; mang tính giáo huấn cao.
II. Đọc - Hiểu văn bản:
III. Phân tích:
1. Công đức của thái y họ Phạm:
 Có nghề y gia truyền, có tài trị bệnh, có đức thương người, không vụ lợi.
 ® Thái y lệnh có lòng thương người sâu sắc. 
2. Lương tâm thầy thuốc:
Cứu người nguy hiểm trước
 ® Làm theo y đức. Quyền lực, bạc tiền không thắng được y đức của Ngài.
III. Tổng kết:
- Truyện có tình huống gây cấn để tính cách nhân vật bộc lộ rõ nét.
- Truyện ca ngợi y đức của Thái y lệnh Phạm Bân.
V. Luyện tập.
4. Củng cố
 ? Nêu ý nghĩa giáo dục trong truyện?
5. Dặn dò:
 Học bài
 Chuẩn bị bài: Ôn tập tiếng việt.
D/ Rút kinh nghiệm:
Tuần 17 	Ngày soạn:
Tiết 66 	Ngày dạy:
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Giúp HS	
- Củng cố những kiến thức đã học trong học kì I phần tiếng Việt.
- Thực hành các dạng bài tập, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. 
II. CHUẨN BỊ
- GV: Soạn giáo án + ĐDDH
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ : 
? Kể diễn cảm truyện “ Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”?
2. Giới thiệu bài mới : 
Nhằm củng cố kiến thức về tiếng Việt và chuẩn bị cho kì thi học kỳ I sắp tới, hôm nay chúng ta cùng nhau đi vào tiết ôn tập.
3. Trình tự các hoạt động dạy và học : 
Hoạt động Thầy -Trò
Nội dung bài học
GV gọi HS trả lời từng đơn vị kiến thức, kết hợp các bảng tổng hợp ở SGK, giúp HS ôn tập.
Gv cho bài tập, HS thảo luận nhóm hoặc làm cá nhân ( tuỳ bài ) 
GV nhận xét, sửa chữa.
I. Nội dung ôn tập:
1.
CẤU TẠO TỪ
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
2.
NGHĨA CỦA TỪ
Nghĩa gốc
Nghĩa chuyển
3. 
PHÂN LOẠI TỪ THEO NGUỒN GỐC
Từ thuần việt
Từ mượn
Từ mượn tiếng Hán
Từ mượn các ngôn ngữ khác
Từ gốc Hán
Từ Hán Việt
4. 
LỖI DÙNG TỪ
Lặp từ
Lẫn lộn các từ gần âm
Dùng từ không đúng nghĩa
5.
TỪ LOẠI VÀ CỤM TỪ
Danh
từ
Động
từ
Tính
từ
Số từ
Lượng từ
Chỉ từ
Cụm danh từ
Cụm động từ
Cụm tính từ
II. Bài tập:
Bài 1: Phân biệt từ ghép và từ láy:
Sấm sét, đủng đỉnh, thỉnh thoảng, mây mưc.
Bài 2: Chữa lỗi dùng từ:
 Lan hăng say nhận công tác sao đỏ mà cô giáo phân công.
Bài 3: Tìm cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong đoạn sau:
 Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu...
4. Củng cố
 - Làm bài tập
5. Dặn dò:
 - Học bài
 - Chuẩn bị thi học kì I
D/ Rút kinh nghiệm:
Tuần 17 	Ngày soạn:
Tiết 67,68 	Ngày dạy:
THI HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 - Kiểm tra kiến thức tổng hợp của HS. Đánh giá việc tiếp thu kiến thức trên mặt bằng chung.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Soạn giáo án 
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ : 
2. Giới thiệu bài mới : 
3. Trình tự các hoạt động dạy và học : 
GV phát đề cho HS
HS làm bài.
4. Củng cố
5. Dặn dò:
D/ Rút kinh nghiệm:
Tuần 18	Ngày soạn:
Tiết 69,70 	Ngày dạy:
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN
ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Giúp HS	
- Sửa lỗi chính tả mang tính địa phương. 
- Có ý thức nói, viết đúng.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Soạn giáo án + ĐDDH
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ : 
2. Giới thiệu bài mới : 
3. Trình tự các hoạt động dạy và học : 
Hoạt động Thầy -Trò
Nội dung bài học
GV cho HS đọc phần nội dung trong SGK.
GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS, chấm 3 cuốn vở bài tập bất kì, gọi 5 HS lên bảng làm bài tập, nhận xét.
* Hoạt động 1:
GV hướng dẫn HS đọc và viết đúng các phụ âm đầu mà HS các tỉnh miền Bắc thường mắc phải.
- tr / ch.	- - s / x
- r / d / gi.	- - l / n.
GV đọc, HS viết vào bảng con à sửa.
* Hoạt động 2:
- GV hướng dẫn HS đọc và viết đúng các phụ âm đầu mà HS các tỉnh miền Nam thường mắc phải.
- h - qu. v - d - gi.
- Các vần HS miền Nam, miền Trung chưa phát âm đúng:
- ac - at - ang - n.	- ước - ướt - ươn - ương.
- Các thanh: hỏi / ngã.
GV kết hợp các nội dung trên. GV đọc à HS viết.
* Hoạt động 3:
HS làm bài tập.
Lựa chọn từ điền vào chỗ trống.
* Hđ1: Nêu mục đích, yêu cầu, nội dung và ý nghĩa của bài học.
* Hđ2: Hướng dẫn học sinh trao đổi ở nhóm. GV nêu yêu cầu, chia nhóm trao đổi theo các vần đề đã nêu trong phần chuẩn bị ở nhà của SGK.
* Hđ3: Yêu cầu học sinh đại diện cho nhóm trình bày kết quả trao đổi. Chú ý lựa chọn cả ba hình thức đã nêu trong SGK.
* Hđ4: Tổng kết và đánh giá kết quả giờ học. Rút ra bài học chung khi học tập chương trình địa phương
I. Nội dung thực hiện:
Rèn luyện chính tả.
II. Phương pháp thực hiện:
1. Phần tiếng việt:
Bài tập 1,5:
Điền âm: tr/ch, r/gi/d, s/x, l/n
- trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trôi chảy, ...
- Sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, xung kích, ...
- Rũ rượi, rắc rối, giảm giá, dao kéo, ...
- lạc hậu, gian nan, nết na, lén lút, bếp núc,...
Bài tập 2,6: Lựa chọn từ để điền vào chỗ trống:
a. vây, dây, giây:
 vây cá, sợi dây, dây điện, giây phút, bao vây, dây dưa, vây cánh.
b. viết, diết, giết:
 giết giặc, da diết, chữ viết, giết chết.
c. vẻ, dẻ, giẻ:
 hạt dẻ, vẻ vang, giẻ rách, ...
Bài tập 3:
 Xám xịt, sát, sấm, sáng, xé, sung, sổ, xơ xác, sầm sập, xoảng.
Bài tập 4:
 Thắt lưng buộc bụng, buột miệng nói ra, cùng một ruộc, con bạch tuộc, thẳng đuồn đuột, quả dưa chuột, bị chuột rút, trắng muốt, chẫu chuộc.
2. Phần văn - tập làm văn:
4. Củng cố
 Biểu diễn hoặc giới thiệu một trò chơi dân gian.
5. Dặn dò:
 Sưu tầm truyện dân gian mang tính địa phương.
 Chuẩn bị thi kể chuyện.
D/ Rút kinh nghiệm:
Tuần 18	Ngày soạn:
Tiết 71 	Ngày dạy:
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN:
THI KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Lôi cuốn HS tham gia các hoạt động về ngữ văn. Tập thói quen yêu văn, yêu tiếng việt, thích Làm văn, kể chuyện.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Soạn giáo án 
- HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định
2. Bài mới:
3. Trình tự các hoạt động dạy và học : 
Hoạt dộng 1: GV nêu yêu cầu của tiết học:
- Tất cả HS đều tham gia.
- Kể miệng: rõ ràng, diễn cảm.
Hoạt động 2: Đối với HS:
- Kể trong thời gian quy định.
- Tư thế tự tin, điệu bộ tự nhiên.
- Nội dung hay, hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý.
Hoạt động 3:
 Gv chấm điểm, nhận xét tiết kể chuyện.
Hoạt động 4: 
 Dành 10 phút cho HS diễn một vở kịch ( có thể dựa theo truyện đã học )
4. Củng cố
 Diễn kịch
5. Dặn dò:
 Đọc lại các truyện đã học.
Tuần 18 	Ngày soạn:
Tiết 72 	Ngày dạy:
TRẢ BÀI THI HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Củng cố kiến thức cho HS và tạo cơ hội cho HS sửa lỗi của mình.
II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Kiểm tra bài cũ : 
2. Giới thiệu bài mới : 
3. Trình tự các hoạt động dạy và học : 
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung
 Đây là đề thi tổng hợp kiến thức đã học ở học kỳ I với 2 phần: trắc nghiệm và tự luận.
I. Tìm hiểu đề:
II. Đáp án:
 Đính kèm
III. Nhận xét:
 1. Ưu điểm: 
 - Một số HS nắm vững kiến thức đã học, có sáng tạo , trí tưởng tượng phong phú. 
 - Có nhiều bài đạt điểm khá, giỏi.
 2. Nhược điểm:
 - Một số HS chưa nắm vững cách làm bài tự sự tưởng tượng, hoặc tưởng tượng hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thể loại.
 - Một số bôi xoá tuỳ tiện, trình bày cẩu thả.
 - Một số bài sơ sài, thiếu ý, kể chuyện dài dòng.
 - Lỗi diễn đạt nhiều
5. Dặn dò:
 Về nhà sửa bài thi vào vở BT
 Soạn bài: Bài học đường đời đầu tiên.
D/ Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6- HKI - van.doc