Lời văn, đoạn văn tự sự
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :
- Nắm đựoc hình thức, lời văn kể ngưồi, kể việc, chủ đề và liên kết trong đoạn văn.
- Xây dựng được đoạn văn giới thiều và kể chuyện sinh hoạt hằng ngày.
- Nhận ra các hình thức, các kiểu câu thường dùng trong giới thiệu nhân vật và sự việc; nhận ra mqh giữa các câu trong đoạn văn và vận dụng để xây dựng đoạn văn giới thiệu nhân vật,sự việc.
B. Tài liệu và phương tiện dạy học
- Sách giáo khoa, sách tham khảo Ngữ văn 6
- Bảng phụ.
C.Hoạt động dạy-học:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài củ
H.Cách làm bài văn tự sự gồm mấy bước?
H.Nêu nội dung của từng bước?
3.Bài mới : GVgiới thiệu bài mới:Nhân vật dũng sĩ
Tiết 19 Ngày 05/10/2007 Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS nắm được: -Khái niệm từ nhiều nghĩa -Hiện tượng chuyển nghĩa của từ -Nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa -Rèn luyện kỹ năng sử dụng từ nhiều nghĩa trong giao tiếp B.Tài liệu và phương tiện dạy học -SGK ,SGV ,Sách nâng cao Ngữ văn 6 -Bảng phụ C.Hoạt động dạy-học: 1.ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài củ: H.Nghĩa của từ là gì? H.Có mấy cách giải thích nghĩa của từ? 3.Bài mới: GVgiới thiệu bài. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Hoạt động 1 : Từ nhiều nghĩa -HS đọc bài thơ ở sgk H.Trong bài thơ,từ "chân"được sử dụng để chỉ những sự vật gì? H.Tra từ điển để biết các nghĩa của từ "chân" H.Tìm thêm một số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ chân H.Tìm một số từ chỉ có một nghĩa? H.Qua tìm hiểu ví dụ, em có nhận xét gì về nghĩa của từ? Hoạt động 2:Hiện tượng chuyển nghĩa của từ H. Trong các nghĩa của từ chân ở VD trên có điểm gì giống nhau? Xác định nghĩa gốc? H.Trong 1 câu cụ thể,1 từ thường được dùng với mấy nghĩa H.Từ "chân"trong bài thơ trên được dùng với nghĩa nào? GV:Hiện tượng có nhiều nghĩa trong từ chính là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa của từ. H.Vậy em hiểu thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? H.Trong từ nhiều nghĩa có những nghĩa nào? -HS đọc ghi nhớ sgk -GVchốt nội dung bài học Bài tập bổ trợ: H.Xác định nghĩa của từ "xuân" Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân I. Từ nhiều nghĩa 1.Tìm hiểu ví dụ: - Chân: Chân gậy, chân com pa, chân kiềng, chân bàn -Các nghĩa của từ chân +Bộ phận dưới của người hoặc động vật dùng để đi ,đứng +Bộ phận dưới của 1 số đồ vật có tác dụng đỡ các bộ phận khác(chân bàn) +Bộ phận dưới của 1 số sự vật tiếp giáp và bám vào mặt nền(chân núi ,chân tường...) VD thêm: *Từ mũi, chín -Vd: mũi người ,mũi hổ... - Mũi dao, mũi súng, mũi kim... *Com pa: chỉ 1 loại đồ dùng học tập *Toán học: chỉ 1 môn học cụ thể *Hoa nhài: chỉ 1 loại hoa cụ thể 2.Bài học:Từ có thể có1 nghĩa hay nhiều nghĩa II.Hiện tượng chuyển nghĩa của từ. - Bộ phận bên dưới của người hoặc vật dùng để hoạt động - >nghĩa gốc -Một nghĩa - Nghĩa a, nghĩa b * Ghi nhớ sgk -Xuân(1): chỉ mùa xuân:một nghĩa -Xuân(2):chỉ sự tươi đẹp trẻ trung:nhiều nghĩa III. luyện tập : Bài 1 : đau đầu, nhức đầu... -Đầu đầu sông, đầu đường , đầu mối... Miệng chén -Miệng miệng ăn , miệng lưỡi thế gian Cánh tay ,đau tay - Tay tay súng, tay lái Bài 2:-Lá-->lá phổi ,lá lách -Qủa-->quả tim ,quả thận D. Hướng dẫn học bài ở nhà : -Nắm vững nội dung bài học -Làm hết bài tập trong sgk -Soạn bài mới:Lời văn, đoạn văn tự sự -GVhướng dẫn soạn cụ thể : + Đọc kĩ nội dung bài , trả lời câu hỏi sau mỗi mục + Nắm nội dung bài qua phần ghi nhớ Tiết 20 Ngày 05/10/2007 Lời văn, đoạn văn tự sự A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : - Nắm đựoc hình thức, lời văn kể ngưồi, kể việc, chủ đề và liên kết trong đoạn văn. - Xây dựng được đoạn văn giới thiều và kể chuyện sinh hoạt hằng ngày. - Nhận ra các hình thức, các kiểu câu thường dùng trong giới thiệu nhân vật và sự việc; nhận ra mqh giữa các câu trong đoạn văn và vận dụng để xây dựng đoạn văn giới thiệu nhân vật,sự việc. B. Tài liệu và phương tiện dạy học - Sách giáo khoa, sách tham khảo Ngữ văn 6 - Bảng phụ. C.Hoạt động dạy-học: 1.ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài củ H.Cách làm bài văn tự sự gồm mấy bước? H.Nêu nội dung của từng bước? 3.Bài mới : GVgiới thiệu bài mới:Nhân vật dũng sĩ Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Kiến thức cần đạt Hoạt động1: Hướng dẫn tìm hiểu lời văn, đoạn văn tự sự. - Học sinh đọc VD ở SGK. H. VD a có mấy câu? Giới thiệu với chúng ta những nhân vật nào? H. Các nhân vật ấy được giới thiệu thông qua những yếu tố nào? Mục đích giới thiệu để làm gì? H. VD b giới thiệu những nhân vật nào? H. Các nhân vật ấy được giới thiệu thông qua những yếu tố nào? H. Các câu văn giới thiệu đó thường dùng những từ hoặc cụm từ gì để giới thiệu nhân vật ? H. Trong văn tự sự nhân vật được giới thiệu như thế nào? - Học sinh quan sát VD ở SGK H. Đoạn văn trên đã dùng những từ gì để kể những hành động của nhân vật? H. Các hành động của nhân vật được kể theo thứ tự nào? H. Kết quả của các hành động ấy? H. Cách kể: Nước ngập...nước ngập...gây ấn tượng gì cho người đọc? H. Em có nhận xét gì về lời văn kể sự việc? -GVchốt nội dung2 H. Các VD a, b, c biểu đạt những ý chính nào? Tìm câu thể hiện ý chính đó? GV: Các câu thể hiện ý chính gọi là câu chủ đề H. Vậy các câu khác đóng vai trò như thế nào? HĐ 2: Hưóng dẫn làm bài tập - Chia nhóm: nhóm 1- câu a nhóm 2 – câu b nhóm 3 – câu c - Thảo luận nhóm, trình bày miệng. I. Lời văn, đoạn văn tự sự 1.Lời văn giới thiệu nhân vật : a.Tìm hiểu VD: - VD a: Giới thiệu Vua Hùng và Mị Nương - Giới thiệu thông qua: tên, tính tình, lai lịch,quan hệ--> để đề cao và khẳng định nhân vật - VD b: Giới thiệu Sơn Tinh và Thuỷ Tinh -Giới thiệu thông qua: tên, lai lịch, tài năng. - Thường sử dụng từ “là”, từ “có” b. Ghi nhớ: Nhân vật được giới thiệu thông qua những yếu tố: tên, lai lịch, tính tình, tài năng ... 2.Lời văn kể sự việc: a. VD c: -Đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi, hô mưa, gọi gió,... - Kể theo thứ tự thời gian để thấy rõ sự thay đổi của các hoạt động trên. b.Ghi nhớ: Thường kể thông qua các yếu tố: hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do các hành động ấy đem lại. 3. Đoạn văn: - VD a: Vua Hùng kén rể (câu2) - VD b : Giới thiệu Sơn Tinh và Thuỷ Tinh đến cầu hôn đều có tài như nhau (câu6) - VD c : Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh(câu1) * Ghi nhớ: Mỗi đoạn thường có một ý chính, diễn đạt thành một câu.Các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính hoặc giải thích làm cho ý chính nổi bật. II. Luyện tập: 1. Bài 1: a. Câu 2 b. Câu 2 (ý 2) c. Câu 2 2. Bài 2: Câu a sai với logic thời gian Câu b đúng vì đúng mạch lạc lo gíc D. Hướng dẫn học bài ở nhà: -Nắm vững nội dung bài học - Làm bài tập 3 - Soạn bài mới: Thạch Sanh -GVhướng dẫn soạn cụ thể *Đọc kĩ nội dung văn bản trả lời các câu hỏi đọc hiểu văn bản *Nắm nội dung bài qua phần ghi nhớ Tiết: 21 Ngày 6 / 10 /2007 Thạch Sanh (Truyện cổ tích) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : - Đọc diễn cảm văn bản,phân biệt các giọng kể và giọng nhân vật - Giọng đọc gợi không khí cổ tích,chậm rải sâu lắng. - Kể được những tình tiết chính bằng lời kể của học sinh. - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Thạch Sanh và 1 số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật dũng sĩ - Rèn luyện kỹ năng đọc truyện cổ tích B. Tài liệu và phương tiện dạy học -Sách giáo khoa, sách tham khảo. -Tranh minh hoạ. C.Hoạt động dạy-học: 1.ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài củ H.Truyện truyền thuyết là gì? H.Nêu ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm ? 3.Bài mới : GVgiới thiệu bài mới:Nhân vật dũng sĩ. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Kiến thức cần đạt HĐ 1: Hướng dẫn đọc, kể tóm tắt và tìm hiểu chú thích. - Gv hướng dẫn đọc -GVđọc mẫu. - Học sinh đọc. - Gv nhận xét, sửa chữa. H. Em hãy tóm tắt nội dung chính của truyện? H.Dựa vào chú thích*sgk hãy nêu đặc điểm của truyện cổ tích H.Tìm hiểu một số chú thích khó: 3, 5,11 H.Văn bản này có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính mỗi phần ? A. 1 phần B. 2 phần C. 3 phần D. 4 phần HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của văn bản. H. Nhân vật chính thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích? H. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì bình thường và khác thường? H. Kể về sự ra đời như vậy nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? - Gv tiểu kết hết tiết1 I. Đọc , hiểu chú thích: 1. Đọc: -Chậm rải,sâu lắng phân biệt giọng kể và giọng nhân vật Tóm tắt: - Yêu cầu: ngắn gọn - Bằng ngôn ngữ kể. * Chú thích: Truyện cổ tích có 3 đặc điểm: -Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của 1 số kiểu nhân vật -Thường có yếu tố hoang đường -Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về cái thiện thắng cái ác, sự công bằng XH 2.Bố cục: 3 phần - Phần 1: Từ đầu đến phép thần thông - Phần 2: Tiếp theo đến “phong cho làm Quận công”. - Phần 3: Phần còn lại. II.Đọc,hiểu văn bản 1.Nhân vật Thạch Sanh: a.Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh - Sự bình thường: + Con 1gđ nông dân tốt bụng + Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi - Sự khác thường: +Thái tử đầu thai làm con ông bà + M ẹ mang thai trong nhiều năm mới được sinh ra. + Được thần dạy phép thần thông và các môn võ nghệ. - Nhân dân ta muốn quan tâm đến những người bình thường, gần gũi với nhân dân, đồng thời muốn tô đậm tích chất kỳ lạ cho nhân vật, mong muốn họ có những phẩm chất khác thường để lập nên những chiến công lớn. D. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Kể diễn cảm truyện. - Trả lời câu hỏi đọc , hiểu văn bản - Đọc bài đọc thêm T37 -Nắm kĩ nội dung bài học tiết sau học tiếp ******************************** Tiết 22 Ngày 8 / 10 /2007 Thạch Sanh (Tiếp) (Truyện cổ tích) A. . Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Thạch Sanh và 1 số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật dũng sĩ. - Kể được những tình tiết chính bằng tranh. - Cảm nhận được những chi tiết tiêu biểu trong văn bản. B. Tài liệu và phương tiện dạy học -Sách giáo khoa, sách tham khảo. -Tranh minh hoạ. C. Hoạt động dạy-học: 1.ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài củ: H1 : Em hãy tóm tắt nội dung truyện Thạch Sanh? H2 : Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì bình thường và khác thường ? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu nội dung tiết 1. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Kiến thức cần đạt HĐ 2 : Hướng dẫn tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của văn bản. - Yêu cầu học sinh tóm tắt phần 2, 3. H. Thử thách và chiến công đầu tiên TS phải trải qua là gì? H. Sự việc gì đã xảy ra trong đêm TS canh miếu thờ? Kết quả? H. Thạch Sanh cứu công chúa như thế nào? Khó khăn và thử thách tiếp đó là gì? H. Thạch Sanh đã làm gì để giải oan và kể tội mẹ con Lý Thông? H. Thạch Sanh đánh quân 18 nước chư hầu như thế nào? H Nhận xét của emvề những thử thách Thach Sanh đã trải qua? - GV bình, mở rộng. H. Qua những thử thách và chiến công ấy TS đã bộc lộ những phẩm chất gì? H. Em hãy tìm nhân vật đối lập với Thạch Sanh về tính cách và hành động? Chỉ rõ sự đối lập ấy? GV bình: sự đối lập giữa nhân vật cũng là sự đối lập giữa thiện - ác. H. Truyện kết thúc như thế nào? Cách kết thúc ấy xứng đáng với nhân vật chưa? H. Truyện có nhiều chi tiết thần kì. Em hãy tìm và nêu ý nghĩa của các chi tiết ấy. H. Qua truyện nhân dân ta muốn gửi gắm điều gì ? - Gv ... c điểm tương tự động từ thuộc mỗi nhóm trên ? Bảng phân loại ĐT đòi hỏi có ĐT khác đi kèm phía sau ĐT không đòi hỏi ĐT khác đi kèm phía sau Trả lời câu hỏi :làm gì? đi , chạy , cười , đọc , hỏi , ngồi , đứng (học, nhảy) Trả lời câu hỏi : Làm sao ? Thế nào ? Dám , toan , định (phải) Buồn , gãy , ghét, đau , nhức , nứt ,vui , yên (ốm) * Ghi nhớ : (sgk) III. Luyện tập : Bài 1: * Động từ tình thái : hay (khoe) ; chả (thấy) ; chợt (thấy) ,có (thấy) , liền (giơ) * Động từ chỉ hành động : Khoe , may , đem ,mặc, đứng , hóng , khen , thấy, hỏi , tất tưởi , chạy , thấy chạy , giơ , ra , bảo , mặc , (may) được , tức , tức tối Bài 2: - Buồn cười ở chổ thà chết chứ không chịu đưa cho ai cái gì . Nếu nói cầm mới chịu cho người ta cứu - Sự đối lập về nghĩa giữa 2 động từ đưa và cầm -> Sự tham lam , keo kiệt của anh nhà giàu D. Hướng dẫn học bài ở nhà : - Nắm kĩ nội dung bài - Làm hết bài tập - Soạn bài : Cụm động từ - GV hướng dẫn soạn cụ thể Tiết 61 Ngày 8/11/2007 Cụm động từ A. Mục tiêu bài dạy: Giúp HS : - Hiểu thế nào là cụm động từ và cấu tạo của cụm động từ - Nhận biết được cụm động từ trong câu B. Tài liệu và thiết bị dạy học: - SGK , SGV , sách bài tập Ngữ văn 6 - Giáo án + bảng phụ C. Hoạt động dạy và học 1. ổn định lớp : 2. Bài cũ : H1 : Động từ là gì ? Đặc điểm của động từ ? H2 : Xếp các động từ sau vào bảng phân loại : Phải , chạy , dám , đau , nấu ? 3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài : Hoạt động 1: Cụm động từ là gì ? Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Kiến thức cần đạt - Hướng dẫn HS tìm hiểu về cụm động từ H. Em hãy cho biết các từ ngữ in đậm bổ sung cho từ naò ? H. HS lược bỏ từ in đậm . So sánh ý nghĩa (viên quan ấy đi đến đâu quan ra) H. Vậy em hiểu thế nào là cụm động từ ? - HS đọc cụm động từ . Đặt câu với cụm động từ H. Em có nhận xét gì về hoạt động trong câu của cụm động từ ? - GV sử dụng bảng phụ cho HS tìm một số cụm động từ trong đoạn trích - Các từ cụm từ in đậm bổ sung cho động từ : đi , ra đã đi nhiều nơi Cũng ra những câu đố oái oăm - Nghĩa chưa đầy đủ - 2 cụm từ trên là cụm động từ * Ghi nhớ 1 (sgk) VD : đi chơi ở công viên Em / đi chơi ở công viên C V * Ghi nhớ 2 (sgk) Hoạt động 2: Cấu tạo của cụm động từ - Hướng dẫn tìm hiểu cấu tạo của cụm động từ H. Em có nhận xét gì về cấu tạo của cụm động từ ? H. Dựa vào vị trí các bộ phận trong cụm động từ em hãy vẽ mô hình của các cụm động từ ở phần I ? - GV chốt lại nội dung chính của bài học - Thường có 3 phần + Phần đầu + Phần trung tâm + Phần sau Phần trước Phần trung tâm Phần sau đã đi nhiều nơi cũng ra những câu đố phụ từ + bổ ngữ cách thức Động từ Bổ ngữ và phụ từ Hoạt động 3: Luyện tập - GV hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập Bài 1: Cụm động từ a, còn đang đùa nghịch ở sau nhà b, - yêu thương Mị Nương hết mực - Muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng c, Đành tìm cách giữ sứ thần (ở công quán) để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ. Bài 2: Chép vào mô hình Phần trước Còn đang Phần trung tâm đùa nghịch Phần sau ở sau nhà yêu thương MN hết mực muốn kén cho con.. đáng đành tìm cách giữ sứnọ có thì giờnọ đi hỏi ý kiếnnọ Bài 3: Hai phụ ngữ chưa và không đều có ý nghĩa phủ định - Chưa : Phủ định tương đối - Không phải : Phủ định tuyệt đối Bài 4: - Truyện “Treo biển” đã phê phán nhẹ nhàng những người thiếu lập trường khi làm việc - đã : Phần trước - Phê phán : Phần trọng tâm - nhẹ nhàng những người thiếu lập trường : Phần sau D. Hướng dẫn học bài ở nhà : - Nắm vững nội dung bài , làm hoàn chỉnh bài tập - Soạn bài : Mẹ hiền dạy con Tiết 63 Ngày 10/11/2007 Mẹ hiền dạy con (Trích Liệt nữ truyện) A. Mục tiêu bài dạy: Giúp HS : - Hiểu thái độ tính cách và phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân của bà mẹ thầy Mạnh Tử - Hiểu cách viết truyện gần với cách viết kí ,viết sử ở thời trung đại B. Tài liệu và thiết bị dạy học: - SGK , SGV , sách bài tập Ngữ văn 6 - Giáo án + bảng phụ + phiếu học tập C. Hoạt động dạy và học 1. ổn định lớp : 2. Bài cũ : H1 : Nêu ý nghĩa của truyện “con Hổ có nghĩa”? H2 : Tác giả đã gửi gắm ý nghĩa đó qua BPNT gì ? 3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài : Hoạt động 1: Đọc – hiểu chú thích Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Kiến thức cần đạt - Hướng dẫn HS đọc tìm hiểu chú thích - GV hướng dẫn đọc - Đọc mẫu – gọi HS đọc văn bản - Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả văn bản - Hướng dẫn HS kiểm tra một số chú thích khó 1. Đọc : 2. Chú thích: - Liệt nữ truyện (truyện về các bậc liệt nữ) tập truyện viết về những người đàn bà có tiết nghĩa hoặc có khí phách anh hùng của TQ xưa - Mẹ hiền dạy con là truyện trích trong sách Liệt nữ truyện - Mạnh Tử (372 ? – 289 ? TCN) tên Mạnh Kha Sơn Đông, TQ – là vị thánh tiêu biểu của đạo nho sau Khổng Tử : Tượng của ông được thờ ở Văn Miếu (HN) Hoạt động 2: Hiểu văn bản H. Hãy tóm tắt năm sự việc đã diễn ra giữa mẹ con Mạnh Tử thửa nhỏ ? H. Theo em , ý nghĩa của việc dạy con ở 3 sự việc đầu là gì ? H. Tìm một số câu tục ngữ VN có nội dung tương ứng ? H. Lần thứ 4 mẹ đã có việc làm ntn ? Bà nghĩ về việc làm của mình và sửa chữa bằng cách gì ? H. ý nghĩa giáo dục con ở sự việc này là thế nào ? - GV kể chuyện cho HS nghe H. Em có suy nghĩ gì về chữ tín ? H. ở sự việc thứ 5 lời nói , hành động của bà mẹ thể hiện động cơ , thái độ , tính cách gì khi dạy con ? H. Em có nhận xét gì về nghệ thuật viết truyện ? - GV gọi HS đọc câu cuối truyện - Lời kể bày có thêm tính chất gì ? - GV tổng kết nội dung bài học - HS đọc ghi nhớ (sgk) 1. Tóm tắt năm sự việc đã diễn ra giữa mẹ con thầy Mạnh Tử thửa nhỏ T2 Sự việc Con Mẹ 1 Nhà gần nghĩa địa Bắt chước đào,chôn,lăn ,khóc Dọn nhà ra gần chợ 2 Nhà gần chợ Bắt chước buôn bán điên đảo Dọn nhà đến gần trường học 3 Nhà gần trường Bắt chước học tập ,lễ phép cắp sách vở Vui lòng với chỗ ở mới 4 Nhà hàng xóm giết lợn Thắc mặc hỏi giết lợn Nói đùa – hối hận mua thịt cho con ăn 5 Mạnh Tử đi học Bỏ học về nhà chơi Cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung 2. ý nghĩa giáo dục : - Ba sự việc đầu -> chọn môi trường sống trong sạch- có lợi nhất cho việc hình thành nhân cách của trẻ thơ , của con cái VD : “Gần mực thì đen ,gần đèn thì sáng” “ở bầu thì tròn , ở ống thì dài”.. - Sự việc thứ 4 : Mẹ lỡ nói dối -> sữa chữa bằng cách biến nó thành hiện thực. -> Dạy con không được nói dối , phải giữ chữ tín, đức tính thành thật - Sự việc thứ 5: + Động cơ: Vì thương con , muốn con nên người + Thái độ : Kiên quyết , dứt khoát không một chút nương nhẹ + Tính cách : Quyết liệt-> hướng con vào việc học tập chuyên cần để về sau trở nên bậc “đại hiền “. 3. Nghệ thuật : - Nhân vật thường được kể qua ngôn ngữ người kể chuyện (lời kể) - Lời bình của người kể * Ghi nhớ (sgk) III. Luyện tập : Bài 3: Tử chết : Tử trận , bất tử , cảm tử Con : Công tử , hoàng tử , đệ tử D. Hướng dẫn học bài ở nhà : - Nắm vững nội dung bài - Làm hoàn chỉnh bài tập - Soạn bài : Tính từ và cụm tính từ - GV hướng dẫn soạn cụ thể Tiết 64 Ngày 12/11/2007 tính từ và cụm tính từ A. Mục tiêu bài dạy: Giúp HS : - Nắm được đặc điểm của tính từ và một số loại tính từ cơ bản - Nắm được cấu tạo của cụm tính từ B. Tài liệu và thiết bị dạy học: - SGK , SGV , sách bài tập Ngữ văn 6 - Bảng phụ C. Hoạt động dạy và học 1. ổn định lớp : 2. Bài cũ : H1 : Cụm động từ là gì ? H2 : Em có nhận xét gì về hoạt động trong câu của cụm động từ ? 3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài : Hoạt động 1: Đặc điểm của tính từ Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Kiến thức cần đạt - HS đọc VD ở sgk H. Tìm tính từ trong các câu trên ? H. Tìm thêm một số tính từ mà em biết ? H. So sánh động từ với tính từ : - Về khả năng kết hợp - Về khả năng làm chủ ngữ , vị ngữ -> GV cho HS so sánh các tổ hợp từ chứa động từ và tính từ (1) Em bé ngã (2) Em bé thông minh Tổ từ (1) đã thành câu (2) mới là cụm từ chưa thành câu -> thêm sau từ em bé chỉ một từ ấy hoặc thêm trước (sau) tính từ thông minh 1 phụ từ : rất , (lắm) - GV hướng dẫn HS rút ra bài học ở phần ghi nhớ 1. Các tính từ : a, bé , oai b, vàng hoe , vàng lịm , vàng ối , vàng tươi 2. Các tính từ : Chỉ màu sắc , mùi vị , hình dáng - Xanh , đỏ , trắng , vàng , đen , tím , đỏ au , xanh lè , xám , lục - Chua , cay ,mặn , ngọt , chát , bùi - Liêu xiêu , xiêu vẹo , gày gò , thoăn thoắt , lệch, nghiêng , ngay , thẳng 3. So sánh tính từ với động từ : - Về khả năng kết hợp với đã , sẻ , đang cũng vẫn : Tính từ và động từ có khả năng giống nhau - Về khả năng kết hợp với ,hãy ,chớ , đừng: Tính từ bị hạn chế , còn động từ có khả năng kết hợp mạnh - Khả năng làm CN giống nhau - Khả năng làm VN : Khả năng của tính từ hạn chế hơn động từ * Ghi nhớ 1 (sgk) Hoạt động 2: Phân loại tính từ H. Tính từ được chia làm mấy loại ? H. Trong các tính từ tìm được phần I .Những từ nào có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ và những từ nào không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ - Tính từ tương đối ( có thể kết hợp với từ chỉ mức độ rất , hơi , khá ) - Tính từ tuyệt đối ( không kết hợp với từ chỉ mức độ) 1. Các tính từ tuyệt đối là : Vàng hoe , vàng lịm , vàng ối , vàng tươi 2. Các tính từ tương đối là : Bé , oai * Ghi nhớ 2: (sgk) Hoạt động 3: Cụm tính từ H. Tìm tính từ trong bộ phận từ ngữ được in đậm trong 2 câu trên ? H. Những từ ngữ nào đứng trước và sau tính từ làm rõ nghĩa cho tính từ vừa tìm được ? 1. Tính từ : Yên tĩnh , nhỏ , sáng - Vốn , đã , rất ; lại ; vằng vặc ở trên không -> phụ ngữ của tính từ cùng với tính từ tạo thành cụm tính từ 2. Mô hình cụm tính từ : Phần trước Phần trung tâm Phần sau Vốn/đã/rất Yên tĩnh nhỏ sáng lại vằng vặc/ ở trên không Hoạt động 4: Luyện tập H. Tìm cụm tính từ trong các câu sau (sgk) H. Việc dùng các tính từ và phụ ngữ so sánh có tác dụng phê bình và gây cười ntn? H. So sánh cách dùng động từ và tính từ trong 5 câu tả biển , cho biết sự khác biệt? * Bài 1: Các tính từ a, Sun sun như con đĩa b, Chần chần như cái đòn càn c, Bè bè như cái quạt thóc d, Sừng sững như cái cột đình e, Tùn tủn như cái chổ sề * Bài 2: - Các tính từ đều là từ láy -> Sự vật tầm thường ->nhận Thức hạn hẹp chủ quan * Bài 3: Động từ và tính từ được dùng trong những lần sau mang tính chất mạnh mẽ dữ dội hơn lần trước ,thể hiện sự thay đổi thái độ của con cá vàng trước những đòi hỏi mỗi lúc một quá quắt của vợ ông lão D. Hướng dẫn học bài ở nhà : - Nắm vững nội dung bài học - Làm dàn ý cho đề bài TLV số 3
Tài liệu đính kèm: