Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết học 36: Thứ tự kể trong văn tự sự

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết học 36: Thứ tự kể trong văn tự sự

Tiết 36– Tập làm văn

 THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp học sinh

- Thấy trong tự sự có thể kể “xuôi”, có thể kể “ngược”, tuỳ theo nhu cầu thể hiện.

- Tự nhận thấy sự khác biệt của cách kể “xuôi” kể “ngược” biết được muốn kể ngược phải có điều kiện.

2. Kĩ năng: - Luyện tập kể theo hình thức nhớ lại.

3. Thái độ: - Ý thức lựa chọn thứ tự kể trong văn tự sự.

B. Chuẩn bị

GV: SGK, TLTK, bảng phụ

HS: Đọc và trả lời câu hỏi SGK.

C. Phương pháp: Đàm thoại, quy nạp thực hành.

D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.

I. Ổn định(1)

II. KTBC(5): ? Có mấy ngôi kể trong văn tự sự? Ưu điểm, tác dụng của từng ngôi kể?

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 763Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết học 36: Thứ tự kể trong văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 17/10/08
NG: 20/10/08
Tiết 36 – Tập làm văn
 Thứ tự kể trong văn tự sự	 Thứ tự kể trong văn tự sự
A. Mục tiêu : 
1. Kiến thức: Giúp học sinh 
- Thấy trong tự sự có thể kể “xuôi”, có thể kể “ngược”, tuỳ theo nhu cầu thể hiện.
- Tự nhận thấy sự khác biệt của cách kể “xuôi” kể “ngược” biết được muốn kể ngược phải có điều kiện.
2. Kĩ năng: - Luyện tập kể theo hình thức nhớ lại.
3. Thái độ: - ý thức lựa chọn thứ tự kể trong văn tự sự.
B. Chuẩn bị
GV: SGK, TLTK, bảng phụ
HS: Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
C. Phương pháp: Đàm thoại, quy nạp thực hành. 
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
I. ổn định(1’)
II. KTBC(5’): ? Có mấy ngôi kể trong văn tự sự? Ưu điểm, tác dụng của từng ngôi kể?
III. Bài mới
Hoạt động của GV và học sinh
Ghi bảng 
Hoạt động 1(15’) : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự.
? Học sinh đọc yêu cầu (1) ở SGK ?
? Hãy tóm tắt sự việc chính của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.
HS : Tóm tắt :
- Ông lão đi ra biển, bắt được cá vàngđthả cá vàng khi nó cầu cứu và hứa trả ơn.
- Ông lão về nhà kể cho mụ vợ ngheđmụ bắt ông đòi máng lợnđông đi cầu cứu cá vàng.
- Khi ông lão trở về nhà, mụ vợ lại đòi 1 ngôi nhà đẹpđông lão lại đi ra biển cầu cứu.
- Mụ vợ lại đòi làm nhất phẩm phu nhânđông lão lại đi ra biển cầu xin cá vàng.
- Không thỏa lòng, mụ vợ đòi làm nữ hoàngđông lão tiếp tục ra biển làm theo y/c của mụ.
- Cuối cùng mụ đòi làm Long Vương ngự trên mặt biểnđông vẫn làm theođmọi thứ trở lại như xưa.
? Cho biết các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự nào?
HS: Kể theo thứ tự truyện : Sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau, cho đến hết. 
- Đó là đặc điểm của truyện cổ dân gian, chỉ có một cốt truyện, sự việc đơn giản, nối tiếp nhau, hành động lặp lại và tăng tiến.
Cụ thể:
- Ông lão bắt được con cá vàng, cá vàng hứa trả ơn.
- Năm lần ra biển gặp cá vàng và kết quả mỗi lần.
? Tác dụng của cách kể ấy ?
HS : Tác dụng : cho thấy sự gia tăng của lòng tham vô độ của mụ vợ. Ông lão đánh cá, và cuối cùng bị trả giá à tố cáo, phê phán.
? Nếu không tuân theo trình tự ấy thì có thể làm cho ý nghĩa của truyện nổi bật được không ? 
HS : Không.
? Học sinh đọc văn bản Thằng Ngỗ.
? Truyện có được kể theo thứ tự kể tự nhiên không ?
HS : Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn:
- Ngỗ bỏ học lêu lổng
- Ngỗ trêu chọc đánh lừa mọi người, làm họ mất lòng tin.
- Ngỗ bị chó dại cắn thật, kêu cứu thì không ai đến cứu.
- Ngỗ bị chó dại cắn thật, kêu cứu thì không ai đến cứu.
- Ngỗ bị chó cắn phải băng bó, tiêm thuốc trừ bệnh dại.
à Thứ tự kể : Bắt đầu từ hậu quả xấu rồi ngược lên kể nguyên nhân.
? Tác dụng của cách kể ấy ?
HS : Tác dụng : Tạo bất ngờ, gây chú ý cho người đọc, nổi bật ý nghĩa truyện.
? Vậy được kể theo thứ tự kể gì ?
HS : Trong văn tự sự ta thường gặp thứ tự kể tự nhiên và thứ tự kể theo thực tế của sự việc.
Trong đó thứ tự kể tự nhiên có tầm quan trọng là : Ngay trong hồi tưởng người ta vẫn kể theo thứ tự tự nhiên.
? Cách kể đó có ý nghĩa gì ?
HS : - Tác dụng : tạo nên sự hấp dẫn, tăng cường kịch tính.
? Vậy trong văn kể chuyện ta thường gặp thứ tự kể nào ?
? Thứ tự kể tự nhiên có tầm quan trọng như thế nào ?
GV sau khi chốt lại kiến thức .
? HS đọc ghi nhớ?
Hoạt động 2(20’) : Hướng dẫn học sinh luyện tập
? Câu chuyện được kể theo thứ tự nào ?
? Truyện được kể theo ngôi nào ?
? Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò gì ?
HS : Làm việc cá nhân.
? Đọc đề văn?
? Tìm hiểu đề và lập dàn ý? 
HS : Làm.
GV : Đánh giá.
A. Lý thuyết: Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự.
1. Ngữ liệu
a) Truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.
b) Truyện “Thằng Ngỗ”.
2. Phân tích
a) Truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.
* Kể theo thứ tự truyện : Sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau, cho đến hết. 
à Tác dụng : cho thấy sự gia tăng của lòng tham vô độ của mụ vợ. Ông lão đánh cá, và cuối cùng bị trả giá à tố cáo, phê phán.
 b) Truyện “Thằng Ngỗ”.
- Thứ tự kể : Bắt đầu từ hậu quả xấu rồi ngược lên kể nguyên nhân.
à Tạo bất ngờ, gây chú ý cho người đọc, nổi bật ý nghĩa truyện.
* Ghi nhớ/SGK/98.
B. Luyện tập
Bài 1 : Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 bằng câu chuyện được kể theo thứ tự tự nhiên.
- Kể theo ngôi thứ nhất.
- yếu tố hồi tưởng đóng vai trò :
+ là chất keo dính, xâu chuỗi các sự việc quá khứ, hiện tại thống nhất với nhau.
+ Hoàn tất một câu chuyện đã biết, đã xảy ra.
+ Giải thích vì sao hiện nay “Tôi và Liên vui buồn có nhau".
Bài 2: Đề bài “ Kể câu chuyện lần đầu tiên em đi chơi xa”
* MB: Giới thiệu n/v và sự việc.
- Lần đầu em đi chơi xa trong trường hợp nào? Ai đưa em đi? Nơi ấy ở đâu?
* TB: Em thấy những gì trong chuyến đi ấy?
- Điều gì làm em thích thú và nhớ mãi?
* KB: Cảm nghĩ của em về chuyến đi và ao ước sẽ có nhiều chuyến đi như vậy nữa.
IV. Củng cố(2’): ? Thứ tự kể là gì? Nên lựa chọn thứ tự kể như thế nào?
V. HDVN(1’): - Học thuộc ghi nhớ.
 - Hoàn thành các BT.
 - Chuẩn bị viết bài văn số 2.
E. Rút kinh nghiệm giờ dạy.
------------------------------------------**&**------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 36.doc