Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 17+18: Sọ Dừa

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 17+18: Sọ Dừa

I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh :

 -Hiểu sơ lược khái niệm truyện cổ tích.

 -Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện sọ Dừa và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật mang lốt xấu xí.

 -Kể lại được truyện.

 II. Chuẩn bị :

 Giáo viên : Nghiên cứu tài liệu,SGK, SGV, soạn tốt giáo án, tranh, bảng phụ.

 Học sinh : Nắm bài cũ, chuẩn bị bài mới, tranh tự vẽ.

 III. Các họat động trên lớp :

 1.Kiểm tra bài cũ : (5)

 ?.Khi tìm hiểu đề văn tự sự cần phải làm gì ?

 A.Đọc kĩ văn bản.

 B.Gạch dưới những tử ngữ quan trọng cần nắm.

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 884Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 17+18: Sọ Dừa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Tên bài dạy : 	SỌ DỪA
	Tiết chương trình : Tiết : 17, 18. Tuần : 05.
	Ngày dạy :
	I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh :
	-Hiểu sơ lược khái niệm truyện cổ tích.
	-Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện sọ Dừa và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật mang lốt xấu xí.
	-Kể lại được truyện.
	II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : Nghiên cứu tài liệu,SGK, SGV, soạn tốt giáo án, tranh, bảng phụ.
	Học sinh : Nắm bài cũ, chuẩn bị bài mới, tranh tự vẽ.
	III. Các họat động trên lớp :
	1.Kiểm tra bài cũ : (5’)
	?.Khi tìm hiểu đề văn tự sự cần phải làm gì ?
	A.Đọc kĩ văn bản.
	B.Gạch dưới những tử ngữ quan trọng cần nắm.
	C.Nắm yêu cầu của đề bài.
	D.Tất cả A, B, C.
	?.Những cách nào sau đây là cách làm bài văn tự sự ?
	A.Tìm hiểu kĩ đề bài.
	B.Lập ý cho đề bài.
	C.Lập dàn ý ba phần của đề bài.
	D.Thux75 hiện các bước A, B, C.
	2. Giảng bài mới :
	a. Giới thiệu bài mới : (2’)
	Trong văn học dân gian, truyện cổ tích là thể loại rất tiêu biểu, được mọi người ưa thích. Không một truyện cổ tích nào có tuổi đời trẻ hơn tuổi ông chúng ta, nhưng cũng rất kì lạ, không có truyện cổ tích nào già nua trong đôi mắt, tâm hồn của thế hệ trẻ. Hoạt động Trong số các truệyn cổ tích phải nói truệyn “Sọ Dừa”, một nhân vật trong truyện “Sọ Dừa” đội lớp xấu xí, dị dạng. Truyện thể hiện ước mơ về công lý xã hội, sự đổi đời của nhân dân. 
	b.Tiến trình hoạt động dạy và học :kk
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
10’
20’
20’
10’
20’
10’
5’
I. Đọc tìm hiểu chú thích :
* Truyện cổ tích :
II. Đọc và tìm hiểu văn bản :
1. Đọc văn bản :
2. Bố cục : Có ba phần 
+ P1 : Từ ngày xưa đến Sọ Dừa : Giới thiệu về sự ra đời của Sọ Dừa.
+ P2 : Từ lớn lên đến hoang vắng : Cho biết tài năng của Sọ Dừa và âm mưu của hai cô chị.
+ P3 : Phần còn lại : Đoàn tụ với gia đình Sọ Dừa và sự thất bại của hai cô chị.
III. Phân tích văn bản :
1. Sự ra đời của Sọ Dừa :
-Sự mang thai kì lạ : uống nước trong Dọ Dừa.
-Hình dáng kì lạ : không tay, không chân.
idị dạng, xấu xí.
2. Tài năng của Sọ Dừa :
-Chăn bò giỏi.
-Có phép lạ, lo được sính lễ quí.
-Thông minh, học giỏi, đỗ trạng.
-Đón trước được sự việc.
-Thổi sáo hay, biến thành chàng trai đẹp.
IV.Tổng kết : (ghi nhớ – SGK trang 54).
 Hoạt động 1 : GV gọi hs đọc phần chú thích về truyện cổ tích. Sau đó GV khái quát vài nét cơ bản về truyện cổ tích – cho hs ghi phần này vào tập.
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs cách đọc truyện hoặc kể lại – nhận xét cách đọc và kể của hs.
?. Tìm bố cục truyện cổ tích này, nội dung của từng phần (HS trả lời, GV kết luận).
 Hoạt động 3 : Cho hs quan sát phần 1 của văn bản – GV nêu câu hỏi :
?. Cho biết sự kì lạ trong việc mang thai của mẹ Sọ Dừa ? (HS trả lời, GV kết luận).
?. Hình dáng Sọ Dừa kì lạ như thế nào ? (HS trả lời, GV kết luận).
?. Em có nhận xét gì về hình sáng của Sọ Dừa ? (HS trả lời, GV kết luận).
-GV chuyển ý sang phần 2.
Hoạt động 4 : Cho hs quan sát đoạn 2 của truyện, chú ý trả lời câu hỏi :
?. Sọ Dừa có những tài năng gì khi ở nhà phú nông, lúc cưới vợ, sau khi thành một chàng trai và về sau này ? (HS trả lời, GV kết luận).
-GV khái quát lại bài, cho hs đọc phần ghi nhớ. Qua đó hiểu được ước mơ của nhân dân ta qua câu chuyện. 
-Chú ý lắng nghe để nắm về thể loại truyện cổ tích, ghi phần này vào tập.
-HS chú ý lắng nghe để đọc hay, kể câu chuyện được tốt.
-Ba phần : P1 : Ngày xưa đến Sọ Dừa : Sự ra đời của Sọ Dừa; P2 : Từ lớn lên đến hoang vắng;
-HS quan sát để trả lời tốt các câu hỏi.
-Uống nước trong Sọ Dừa.
-Không tay, không chân, là một cục thịt như Sọ Dừa.
-Hình dáng dị dạng, xấu xí.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS quan sát đọc Thầm để trả lời tốt các câu hỏi.
-Sọ Dừa chăn bò giỏi, có phép lạ lo được sính lễ quí, thông minh đỗ trạng, đón trước được sự việc.
-HS chú ý đọc to phần ghi nhớ để nắm nội dung bài học, và ghi vào tập.
	3. Củng cố kiến thức : (7’)
	?.Nhân vật trong truyện cổ tích thuộc kiểu nhân vật sau đây :
	A.Nhân vật bất hạnh : mồ côi, con riêng, dị dạng, xấu xí.
	B.Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ.
	C.Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch.
	D.Nhân vật là động vật (con vật biết nói, có hành động, tính cách như con người)
	?.Truyện thể hiện ước mơ gì của ông cha ta ?
	A.Cuộc sống no ấm, thanh bình.
	B.Vụ mùa bội thu.
	C.Công lí và công bằng giữa người với người.
	D.Cả A, B và C.
	4. Dặn dò : (1’)
	-Về nhà đọc lại truyện, xem bài tập, tập vẽ tranh.
	-Chuẩn bị : Đọc nội dung bài và trả lời các câu hỏi ở bài : “Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ ” (SGK trang 55). 	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 17, 18.doc