Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 118: Câu trần thuật đơn không có từ là - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 118: Câu trần thuật đơn không có từ là - Năm học 2011-2012

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nắm được khái niệm loại câu trần thuật đơn không có từ là

- Biết sử dụng hiệu quả câu trần thuật đơn không có từ là trong nói và viết.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

 1. Kiến thức

- Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là.

- Các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là

 2. Kỹ năng:

- Nhận diện và phân tích đúng cấu tạo của kiểu câu trần thuật đơn không có từ là

¬- Đặt được các kiểu câu câu trần thuật đơn không có từ là.

III. CHUẨN BỊ :

 - Học sinh : Soạn bài

 - Giáo viên: Bài soạn

IV. LÊN LỚP:

 1. Ổn định : - Kiểm tra sĩ số .

 2. Bài cũ :

 ? Thế nào là Câu trần thuật đơn có từ là ? Cho ví dụ ?

 ? Nêu các kiểu câu trần thuật đơn có từ “ là”. Đặt câu và chỉ rõ câu đó thuộc kiểu nào

 3. Bài mới :

 HĐ1. Giới thiệu bài: Để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm của sự vật nêu ở chủ ngữ hoặc để thông báo về sự xuất hiện tồn tại, tiêu biến của sự vật thì dùng kiểu câu trần thuật đơn không có từ “ là” . Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu kiểu câu đó .

 

doc 3 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 811Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 118: Câu trần thuật đơn không có từ là - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 118 Ngày soạn: 4/4/2012
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ LÀ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm loại câu trần thuật đơn không có từ là
- Biết sử dụng hiệu quả câu trần thuật đơn không có từ là trong nói và viết.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
 1. Kiến thức
- Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là.
- Các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là
 2. Kỹ năng:
- Nhận diện và phân tích đúng cấu tạo của kiểu câu trần thuật đơn không có từ là 
- Đặt được các kiểu câu câu trần thuật đơn không có từ là.
III. CHUẨN BỊ : 
 - Học sinh : Soạn bài 
 - Giáo viên: Bài soạn
IV. LÊN LỚP: 
 1. Ổn định : - Kiểm tra sĩ số . 
 2. Bài cũ : 
 ? Thế nào là Câu trần thuật đơn có từ là ? Cho ví dụ ? 
 ? Nêu các kiểu câu trần thuật đơn có từ “ là”. Đặt câu và chỉ rõ câu đó thuộc kiểu nào 
 3. Bài mới : 
 HĐ1. Giới thiệu bài: Để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm của sự vật nêu ở chủ ngữ hoặc để thông báo về sự xuất hiện tồn tại, tiêu biến của sự vật thì dùng kiểu câu trần thuật đơn không có từ “ là” . Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu kiểu câu đó .
 HĐ2
* Học sinh đọc ví dụ trên bảng phụ. 
? Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ ở từng câu. 
* HS phân tích VD.
? CN do những từ, cụm từ nào nào đảm nhận?
? Vị ngữ của các câu trên do những từ hoặc cụm từ nào tạo thành ? 
? Chọn cụm từ thích hợp: không, không phải, chưa, chưa phải, điền vào trướcVN?
? Khi đó, VN biểu thị ý gì?
? Câu TT đơn không có từ là có đặc điểm gì?
? Khi VN biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với những từ mang ý gì?
* HS đọc ghi nhớ
 HĐ3
* Cho h/s đọc VD trên bảng phụ.
? Hãy xác định chủ ngữ và vị ngữ trong từng câu ?
? Hãy cho biết câu nào là câu miêu tả? 
- Câu miêu tả là câu dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểmcủa sự vật nêu ở chủ ngữ (sự vật gồm: người, con vật, vật vô tri)
? Hãy nhận xét, vị trí của CN- VN trong câu miêu tả?
? Câu nào là câu tồn tại ?( Câu tồn tại là câu dùng để thông báo về sự xuất hiện hay tiêu biến của sự vật). 
? Nhận xét vị trí của CN- VN trong câu tồn tại (b) so với câu miêu tả (a)?
? Muốn có câu tồn tại, ta làm thế nào?
- Một trong những cách tạo câu tồn tại là đảo CN xuống sau VN.
? Chọn một trong hai câu a, b điền vào chỗ trống trong đoạn văn và giải thích tại sao em chọn câu đó?
? Thế nào là câu miêu tả và câu tồn tại, đặc điểm ngữ pháp của 2 loại câu này?
 * Học sinh đọc mục ghi nhớ 
 I. Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là
 1. Ví dụ : 
 * Xác định CN-VN
 a.- Phú ông / mừng lắm 
 C(DT) V(CTT) 
 - Đôi càng tôi/ mẫm bóng 
 C(DT) V (TT)
 b.- Chúng tôi / tụ hội ở góc sân 
 C(DT) V (CĐT)
 - Mẹ tôi / cầm gáo từ từ dội 
 C (DT) V (ĐT) 
-> VN là ĐT-CĐT; TT-CTT; CN là DT-CDT. 
 * Điền cụm từ thích hợp.
 a. Phú ông/ không mừng lắm.
 b. Chúng tôi/ không tụ hội ở góc sân.
2. Nhận xét:
-> CN thường do DT đảm nhận, VN thường do TT(CTT), ĐT(CĐT) đảm nhận
-> VN biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa. 
 * Ghi nhớ : SGK/t119 . 
II. Câu miêu tả và câu tồn tại . 
 1. Ví dụ : 
 a. Đằng cuối bãi, hai cậu bé con / tiến lại 
 TN CN VN
-> câu miêu tả . 
( Trong câu miêu tả, CN đứng trước VN).
- Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn 
 CN VN
nhau để hút mật ở hoa
b. Đằng cuối bãi, tiến lại / hai cậu bé con . 
 TN VN CN
-> câu tồn tại. 
( Trong câu tồn tại, CN đứng sau VN)
- Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính VN
 CN
( Chọn câu ( b) điền vào chỗ trống. Vì Hai cậu bé con lần đầu tiên xuất hiện trong đoạn trích. Nếu đưa hai cậu bé con lên đầu câu, có nghĩa là những nhân vật đó đã được biết từ trước.)
 2. Nhận xét.
- Câu miêu tả: câu dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm của sự vật
- Câu miêu tả: CN đứng trước VN.
- Câu tồn tại: dùng để thông báo sự xuất hiện, tiêu biến của sự vật.
- Câu tồn tại: VN đứng trước CN
* Ghi nhớ : SGK/t119 
.
 HĐ4: III. Luyện tập
 Bài 1: 
 * Cho hs đọc yêu cầu của bài.
 - Xác định CN-VN trong câu.
 - Xác định câu nào là câu miêu tả, câu nào là câu tồn tại
 Câu a. * C1: Bóng tre/ trùm lên âu yếm làng bản, xóm thôn.
 CN VN 
-> ĐT trùm lên có tác dụng miêu tả trạng thái của sự vật nêu ở CN bóng tre.
-> CN đứng trước CNà Đây là câu miêu tả.
 * Câu 2: 
 - Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng /mái đình, mái chùa cổ kính. 
 VN CN
-> ĐT thấp thoáng có tác dụng thông báo về sự tồn tại của sự vật nêu ở CN mái đình, mái chùa.
-> VN đứng trước CN-> Đây là câu tồn tại.
 * Câu 3;
 - Dưới bóng tre xanh, ta / giữ gìn một nền văn hoá lâu đời
 CN VN
-> ĐT giữ gìn có tác dụng miêu tả hành động của sự vật nêu ở CN ta
-> CN đứng trước VNà Đây là câu miêu tả.
 Câu b.
 * C1: Bên hàng xóm tôi /có cái hang của Dế Choắt.
 TN VN
 Đây là câu có cấu tạo đặc biệt. 
-> ĐT có có tác dụng thông báo về sự tồn tại của sự vật (cái hang của Dế Choắt)à Đây là câu tồn tại.
 * C2: Dế Choắt /là tên tôi đặt cho nóà Câu miêu tả
 CN VN
 Câu c.
 * C1: Dưới gốc tre, tua tủa/ những mầm măng
 VN CN
-> TT tua tủa có tác dụng thông báo về sự tồn tại của sự vật nêu ở CN những mầm măng
-> VN đứng trước CN à Câu tồn tại.
 * C2: Măng / trồi lên nhọn hoắt..
 CN VN
-> ĐT trồi có tác dụng miêu tả hành động của sự vật nêu ở CN măng.
-> CN đứng trước VNà Câu miêu tả
Bài 2: Viết đoạn văn: Mẫu một số câu tồn tại: 
Trên cột cờ, tung bay phấp phới lá cờ Tổ quốc.
Trong sân trường, rực rỡ đỏ tươi những chùm phượng vĩ.
Trên tường trắng, chạy dài nổi bật dòng chữ đỏ “ Thi đua dạy tốt, học tôt”

Tài liệu đính kèm:

  • docT118 Cau TT don k co tu la.doc