Văn mẫu 6 - Hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc mai vào dịp tết đến xuân về

Văn mẫu 6 - Hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc mai vào dịp tết đến xuân về

Bài làm 1

Mùa xuân có thật nhiều loài hoa tươi. Trước hết là hoa đào. Cứ mơn

mởn, mơn mởn trong gió rét. Muốn có hoa đào chơi tết, tháng mười một,

cây đào đã phải chịu đớn đau, bị bứt đi hết lá, để nhựa cây tích tụ vào thân,

vào nụ. Tùy theo thời tiết nóng nhiều hay rét nhiều mà người trồng đào phải

thúc hay hãm. Thúc là bón cho cây đào mọc nhanh hơn, hãm là khía vào

vòng quanh thân cho nó mọc chậm lại.

Hoa đào là thứ hoa chơi thì có màu sắc đẹp, cánh kép nhiều tầng, nhụy

vàng lấp lánh. Đào bích hoa thẫm, đào phai hoa phơn phớt. Còn đào ta là

đào quả, hoa đơn năm cánh, màu từa tựa đào phai.

Tết Nguyên Đán ở miền Bắc Việt Nam không thể thiếu hoa đào, nhất là

hoa đào:

Một cành đào ứa nhựa

Nặng bàn tay anh cầm,

Nghe hương thầm lặng tỏa,

Qua màn sương thời gian

(Chế Lan Viên)

Miền Nam thì có hoa mai vàng. Đó là loài cây hoang mọc trên rừng

Trường Sơn được đánh về, chăm sóc, thuần hóa, cho thứ hoa vàng cực đẹp.

Nhưng đó không phải là chi mai trắng trồng trong chậu, cũng không phải

hoa mai cho quả mơ vào tháng ba ở Chùa Hương

pdf 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Văn mẫu 6 - Hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc mai vào dịp tết đến xuân về", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm 1 
Mùa xuân có thật nhiều loài hoa tươi. Trước hết là hoa đào. Cứ mơn 
mởn, mơn mởn trong gió rét. Muốn có hoa đào chơi tết, tháng mười một, 
cây đào đã phải chịu đớn đau, bị bứt đi hết lá, để nhựa cây tích tụ vào thân, 
vào nụ. Tùy theo thời tiết nóng nhiều hay rét nhiều mà người trồng đào phải 
thúc hay hãm. Thúc là bón cho cây đào mọc nhanh hơn, hãm là khía vào 
vòng quanh thân cho nó mọc chậm lại. 
Hoa đào là thứ hoa chơi thì có màu sắc đẹp, cánh kép nhiều tầng, nhụy 
vàng lấp lánh. Đào bích hoa thẫm, đào phai hoa phơn phớt. Còn đào ta là 
đào quả, hoa đơn năm cánh, màu từa tựa đào phai. 
Tết Nguyên Đán ở miền Bắc Việt Nam không thể thiếu hoa đào, nhất là 
hoa đào: 
 Một cành đào ứa nhựa 
 Nặng bàn tay anh cầm, 
 Nghe hương thầm lặng tỏa, 
 Qua màn sương thời gian 
(Chế Lan Viên) 
Miền Nam thì có hoa mai vàng. Đó là loài cây hoang mọc trên rừng 
Trường Sơn được đánh về, chăm sóc, thuần hóa, cho thứ hoa vàng cực đẹp. 
Nhưng đó không phải là chi mai trắng trồng trong chậu, cũng không phải 
hoa mai cho quả mơ vào tháng ba ở Chùa Hương. 
Mùa xuân thật kì lạ. Nó mang sức sống mới cho vũ trụ, cho con người, 
mà dễ nhận ra nhất là trên môi, trên má mỗi người, trên đầu cành các loài 
cây có hoa rực màu, có hoa thơm mát, thơm nồng 
Mùa nào cũng có một loài hoa của riêng mình. Nhưng mùa xuân mới có 
nhiều hoa đẹp: hoa hải đường màu cánh sen, hoa hồng đủ sắc, trắng, vàng, 
đỏ thược dược to bằng cái đĩa, cúc đại đóa, cúc chi, cúc tím Ai thích 
hoa gì tha hồ mà chọn 
Chúng ta hơn hẳn một số nước ở miền cực Bắc, suốt sáu tháng trời băng 
tuyết, không có một màu xnah, sắc đỏ nào. Tết Nguyên đán của ta vào đầu 
mùa xuân cũng là dịp đặc biệt tràn ngập màu hoa. Vui quá! Các bạn ơi! 
(Theo Băng Sơn) 
Bài làm 2: Nhớ sắc mai vàng 
Tôi yêu những cánh mai mịn màng như đôi má thiếu nữ, yêu sắc hoa 
ngưng tụ những giọt nắng tươi nhất của mùa xuân và yêu cả những chiếc lá 
non mền, xanh trong như ngọc, pha thêm chút màu tía như ai nghịch ngợm 
điểm một vệt son trên lá. 
“Sổ điểm Mai hoa Thiên địa xuân” (Hoa mai điểm nở đất trời vào xuân), 
mai gọi xuân về, xuân về cho mai khoe sắc. Chẳng biết tự bao giờ, loài hoa 
bình dị mà quý phái, rực rỡ mà cao khiết ấy đã trở thành một nốt chuyển êm 
ái của trời đất lúc giao mùa. Khi khu vườn nhỏ sau nhà, sau một đêm thức 
dậy bỗng ngập chìm trong màu nắng, màu mai, ta mới chợt giật mình thảng 
thốt: Ô hay, xuân đã về! 
Trong những loại cây được xếp vào hàng “tứ quân tử”: Tùng, Cúc, Trúc, 
Mai – cũng là tượng trưng cho bốn mùa trong năm, thì mai là biểu tượng của 
sự kiết tường kiết hạnh. Người xưa tin rằng, năm cánh mang ngũ phúc đầy 
đặn, và màu vàng rực rỡ như ánh dương sẽ mang đến niềm vui, sự bình an 
cho gia đình trong năm mới. Mai không chỉ đẹp ở hoa, mà từ thế cây, dáng 
gốc, cũng toát ra vẻ thuần khiết, thanh tao. Nội tôi, một người rất đỗi yêu hoa 
mai, cứ vào mỗi ngày rằm tháng Chạp, ông lại vừa cẩn thận lảy từng chiếc lá 
già còn sót lại, vừa ngân nga hai câu thơ của Chu thần Cao Bá Quát: 
 Thập tải luân giao cầu cổ kiếm 
 Nhất sinh đê thủ bái mai hoa 
 (Mười năm chu du tìm kiếm cổ, 
 Cả đời chỉ biết cúi lạy hoa mai) 
Cây mai của nội là một gốc đại thụ, xù xì những vệt rong rêu mà nội 
thường tự hào chỉ vào đó khoe độ tuổi của cây đã lên đến hàng “Lão mai”. 
Nội bảo, một cây mai đẹp phải có đủ cành Văn (cành ngang), cành Vũ (cành 
dọc), phải có thế thượng hạ tả hữu, phải có năm loại hoa, ba loại lá, nào là 
hoa rơi cánh xếp đài, hoa thịnh khai, hoa hàm tiếu; nào là lá non, lá nụ 
Chăm cho mai nở đúng ba ngày tết cũng là một việc kỳ công, hễ trời 
nóng thì mai nở sớm, tiết se lạnh một chút lại nở muộn, người trồng mai 
phải biết cách nhìn nụ to, nụ nhỏ mà giữ, sao cho nụ bung vỏ lụa vào 
khoảng 23 ông Táo về trời thì mai sẽ nở đúng dịp tết. Nhà nào, hễ từ đêm 
Giao thừa đến hết mùng 1, mà cây mai nở hết, không còn một búp nụ nào, 
thì năm đó sẽ phát tài phát lộc, may mắn bình an Cứ thế, nội có thể ngồi 
cả buổi chiều để bàn chuyện mai, giá có thêm tách trà thơm, thì cuộc đời 
xem như đã mười phần viên mãn 
Còn tôi, thằng cháu đích tôn của nội, tuy mớ kiến thức về cây kiểng gom 
lại chưa đủ một nhúm trà pha vừa ấm, nhưng sự yêu thích hoa mai thì hình 
như đã nằm trong tôi từ ngày bé, khi mỗi dịp tết, ba tôi lại mang về một 
cành mai lộc xanh biếc thấp thoáng cánh vàng, cắm lên bàn thờ. 
Chẳng phải tự nhiên mà người đời lại ca ngợi “dã mai cốt cách nguyên 
phi tục” – cốt cách loài mai rừng vốn chẳng thể nào thô tục, dù chỉ là một 
nhành mai cúng, một chậu mai cảnh trước sân, hay những cây mai cao quá 
đầu người vẫn trưng bày ở chợ hoa, được lai ghép thành hàng trăm cánh, 
chen chúc quanh cái đài hoa bé xíu mỏng manh Dù ở đâu, thì loài hoa ấy 
vẫn đẹp như thể bao nhiêu tinh túy của đất trời vào xuân đọng cả lại trên 
dáng cây gầy guộc. 
Có người bảo tôi rằng, hoa mai cũng giống như hoa trà, là một loài “hữu 
sắc vô hương”. Đây rõ ràng là một sự hiểu lầm đáng tiếc, hay nói đúng hơn, 
cách thưởng hoa của người ấy có phần nông nổi. Mai có hương đấy! Hương 
mai không ngạt ngào mà vô cùng phảng phất, hòa vào làn gió mơn man, nhẹ 
đến mức chỉ đủ làm cho những cánh hoa khẽ lay động. Giữa muôn hồng 
nghìn tía, có người tri kỷ nào gạt hết chuyện công danh thế sự cho tâm hồn 
thư thái, để ngoạn thưởng trọn vẹn cảnh “ánh hương phù động, ảnh hoành 
tà” (Chập chờn hương thoảng, bóng cành xiên ngang) – một vẻ đẹp từ ngàn 
xưa đã làm mê đắm lòng người... 
Tôi lên máy bay đi du học vào một ngày cuối năm, khi cây mai vàng của 
nội, đang chúm chím nụ, bỗng nở xòe một bông hoa bốn cánh. Nội mừng 
lắm, dắt tôi ra sau vườn mà nước mắt rưng rưng: “Mai nhà ta năm nay nở 
hoa bốn cánh, điềm lành đấy con ạ! Bà nội tụi bây phù hộ cho con cháu học 
hành hanh thông đỗ đạt. Nhớ, đi đâu, làm gì, cũng không được quên quê cha 
đất tổ nghen bây”. Bàn tay nội gầy guộc, bấu tay tôi không chặt. Nội đã 
yếu lắm rồi Nhưng, trên cây mai già, những chồi nụ bụ bẫm vẫn vươn 
mình đón nắng: 
 Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận 
 Đình tiền tạc dạ nhất chi mai 
 (Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết. 
 Đêm qua, sân trước một cành mai) 
 Và tôi mơ đến một ngày về 
Theo Trần Thanh Danh 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfTA CAY DAO CAY MAI NGAY TET.pdf