A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Qua bài học GV giúp HS:
- Hiểu được kn sơ lược về truyền thuyết.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết con Rồng cháu Tiên và ý nghĩa những chi tiết tưởng tượng của truyện.
- Tích hợp với phần TV ở khái niệm: từ đơn, từ phức, cấu tạo từ ; với phần TLV ở khái niệm : văn bản và các phương thức biểu đạt.
- Bước đầu rèn luyện kĩ năng: đọc, kể, tóm tắt, phân tích một văn bản nghệ thuật.
- GD tình yêu nòi giống, đất nước, tổ tiên.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh cảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng trăm con chia tay.
Tranh, ảnh về đền Hùng, đất Phong Châu.
- HS : Soạn bài, chuẩn bị tài liệu cần thiết cho học tập.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
I. ổn định tổ chức (1)
II. Kiểm tra bài cũ ( 3)
GV kiểm tra sự chuẩn bị sách,vở của HS.
III. Bài mới ( 36)
ã GV giới thiệu tranh,ảnh về đền Hùng và đất Phong Châu để vào bài.
Tuần 1 Ngày soạn 09 tháng 8 năm 2009 Tiết 1 Văn bản : con rồng cháu tiên - Truyền thuyết - A. Mục tiêu bài học: Qua bài học GV giúp HS: - Hiểu được kn sơ lược về truyền thuyết. - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết con Rồng cháu Tiên và ý nghĩa những chi tiết tưởng tượng của truyện. - Tích hợp với phần TV ở khái niệm: từ đơn, từ phức, cấu tạo từ ; với phần TLV ở khái niệm : văn bản và các phương thức biểu đạt. - Bước đầu rèn luyện kĩ năng: đọc, kể, tóm tắt, phân tích một văn bản nghệ thuật. - GD tình yêu nòi giống, đất nước, tổ tiên. B. Chuẩn bị: - GV: Tranh cảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng trăm con chia tay. Tranh, ảnh về đền Hùng, đất Phong Châu. - HS : Soạn bài, chuẩn bị tài liệu cần thiết cho học tập. C. các hoạt động dạy – học: I. ổn định tổ chức (1’) II. Kiểm tra bài cũ ( 3’) GV kiểm tra sự chuẩn bị sách,vở của HS. III. Bài mới ( 36’) GV giới thiệu tranh,ảnh về đền Hùng và đất Phong Châu để vào bài. HĐ của GV HĐ của HS *GV yêu cầu HS theo dõi SGK. HS : Đọc. GV : Nhận xét cách đọc của HS. ? Truyện Con Rồng cháu Tiên thuộc thể loại nào ? Do ai sáng tác ? HS :Trả lời. ? Em hiểu truyền thuyết là gì ? Có những đặc điểm nào ? ? Em hiểu gì về yếu tố kì ảo HS trả lời. GV: Kì ảo còn gọi là thần kì, phi thường, hoang đường ( không có thật) GV : Nêu yêu cầu đọc -> đọc mẫu. GV : Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích trong SGK. HS : Giải thích chú thích. ? Theo em, văn bản này có thể chia làm mấy đoạn ? Nêu sự việc chính được kể trong mỗi đoạn HS nêu. GV: Nêu yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự,hướng dẫn HS cách tóm tắt 1 văn bản tự sự. HS : Tìm nhân vật chính,sự việc chính,sắp xếp các chi tiết theo trình tự. HS : Tóm tắt.GV nhận xét cách tóm tắt. HS đọc đoạn 1. ? Đoạn 1 giới thiệu về ai HS trả lời. ? Nhân vật Lạc Long Quân được giới thiệu ở khía cạnh nào ? ? Em hãy tìm chi tiết giới thiệu về nguồn gốc, tài năng, kì tích của Lạc Long Quân HS phát hiện -> trả lời. ? Em hiểu “ vô địch” là gì ? Tìm từ Hán Việt có yếu tố “ vô” ? HS giải nghĩa, tìm từ. ? Những việc làm của Lạc Long Quân nhằm mục đích gì ? HS suy đoán -> trả lời. ? Theo em, ý nghĩa việc làm đó là gì ? HS thảo luận -> trả lời. ? Bên cạnh Lạc Long Quân là nhân vật nào ? ? Tác giả dân gian đã giới thiệu những gì về Âu Cơ ? Tìm chi tiết ? HS trả lời. ? Qua các chi tiết tác giả dân gian đã thể hiện điều gì về họ ? Mục đích của tác giả dân gian khi giới thiệu vẻ đẹp của họ ? HS thảo luận -> trả lời. HS đọc đoạn 2. ? Sự việc chính trong đoạn là gì ? Việc Âu Cơ sinh nở xảy ra như thế nào HS tìm chi tiết. ? Em có nhận xét gì về chi tiết này ? Khi giới thiệu về những người con tác giả dân gian dùng kiểu từ gì GV tích hợp từ láy, ghép ( sẽ học) ? Theo em, ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng cái bọc trăm trứng là gì HS thảo luận -> trả lời. GV treo tranh minh họa cảnh Lạc Long Quân , Âu Cơ cùng trăm con chia tay ? Nhìn tranh em thấy cảnh gì làm em xúc động ? Hãy miêu tả tranh HS quan sát, miêu tả. ? Vì sao cha mẹ chia con làm hai hướng HS suy luận trả lời. ? Qua việc Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con lên rừng, xuống biển người xưa muốn phản ánh điều gì ? Thể hiện ý nguyện gì HS thảo luận -> trả lời. ? Theo truyện này thì người VN là con cháu của ai ? Em có suy nghĩ gì về nòi giống dân tộc VN ta HS trả lời. ? Phần cuối truyện giúp em hiểu thêm điều gì về xã hội người Việt cổ HS trả lời. - Tên nước đầu tiên: Văn Lang - Vua : Hùng Vương - Thủ đô Văn Lang: Phong Châu GV giải thích: + “ Văn” : đất nước tươi đẹp, sáng ngời, có văn hóa. + “ Lang” : đất nước của những người đàn ông, chàng trai khỏe mạnh, giàu có. ? Em có nhận xét gì về tính chất của những chi tiết được xây dựng trong truyện ? các chi tiết kì ảo đóng vai trò gì trong văn bản Con Rồng cháu Tiên ? Theo em, câu chuyện có ý nghĩa gì HS nêu. GV gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK. GV yêu cầu HS đọc 1 vài câu thơ, ca dao nói về nguốn gốc dân tộc VN. HS nhớ và đọc lại. ? Em hiểu như thế nào về hai tiếng “ đồng bào” HS nêu ý hiểu. ? Em biết truyện nào của các dân tộc khác ở VN cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự truyện Con Rồng cháu Tiên HS kể. ? Sự giống nhau đó khẳng định điều gì HS trả lời. I. Đọc và tìm hiểu khái quát. 1. Đọc 2. Kn truyền thuyết - Truyền thuyết thời vua Hùng. - Nhân dân sáng tác. - Là loại truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. - Thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. - Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. 3. Chú thích 4. Bố cục + Từ đầu -> “ Long Trang”: việc kết hôn của Lạc Long Quân và Âu Cơ. + Tiếp -> “ lên đường” : Việc sinh nở và chia con. + Còn lại: Sự trưởng thành của các con LLQ. 5. Tóm tắt – kể II. Đọc – hiểu văn bản 1. Nhân vật Lạc Long Quân - Dòng dõi, nguồn gốc: Nòi Rồng, con trai thần Long Nữ. - Tài năng: Sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. - Kì tích: Diệt các loài yêu quái - Việc làm: Giúp dân trồng trọt, chăn nuôi, biết cách ăn ở. => Khai phá, bảo vệ, hình thành nếp sống văn hóa. => Sự nghiệp mở nước vĩ đại. 2. Âu Cơ - Nguồn gốc: dòng tiên, họ Thần Nông. - Sắc: xinh đẹp tuyệt trần. - Tính tình: phóng khoáng, tâm hồn thơ mộng => Tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ kết tinh vẻ đẹp của dân tộc VN. 2. Cuộc tình duyên giữa Âu Cơ và Lạc Long Quân. - Lạc Long Quân và Âu Cơ kết duyên - Sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con trai khỏe đẹp + Kì lạ, hoang đường. => Mọi người đều chung một cội nguồn, chung một dòng giống,đều là anh em ruột thịt,cùng một cha mẹ sinh ra. - 50 con theo cha xuống biển - 50 con theo mẹ lên núi. => Cai quản các miền ( vùng,phương) => ý nguyện: phát triển dân tộc, làm ăn, mở rộng, gìn giữ đất đai, đoàn kết, thống nhất đất nước. => Người VN là con cháu của Lạc Long Quân và Âu Cơ. => Nòi giống cao quí, thiêng liêng. III.. Ghi nhớ 1. Nghệ thuật - Chi tiết tưởng tượng, kì ảo. - Tô đậm tính chất đẹp đẽ, lớn lao của các nhân vật, sự kiện. - Thiêng liêng hóa nguồn gốc giống nòi - Làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện. 2. ý nghĩa - Giải thích nguồn gốc dân tộc - Tôn vinh nguồn gốc giống nòi. - ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng. IV. Luyện tập - Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng. ( Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm) - Cùng chung 1 bọc => mỗi người VN đều chung một cội nguồn, dòng giống, huyết hệ, biểu lộ tình yêu thương, đoàn kết dân tộc. - Quả bầu mẹ ( Khơ Mú); Kinh và Ba Na là hai anh em ;Truyện trăm con ( Tày);sử thi Đẻ đất , đẻ nước ( Ê đê) => Khẳng định: cội nguồn dân tộc VN là thống nhất. IV. Củng cố ( 3’) HS đọc phần đọc thêm trong SGK và nêu ý nghĩa. V. Hướng dẫn về nhà ( 2’) - Tập kể diễn cảm truyện “ Con Rồng cháu Tiên”. - Học kĩ bài :Phân tích, nêu ý nghĩa. - Soạn: Bánh chưng, bánh giầy theo câu hỏi trong SGK. --------------------------******************-------------------------------
Tài liệu đính kèm: