Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 14, Tiết 52: Số từ và lượng từ - Hồ Thúy An

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 14, Tiết 52: Số từ và lượng từ - Hồ Thúy An

A . MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: HS nắm được khái niệm số từ và lượng từ: nghĩa khái quát và đặc điểm ngữ pháp và các loại số từ và lượng từ.

2. Kĩ năng: Nhận diện được số từ và lượng từ; phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị; vận dụng số từ và lượng từ khi nói, viết.

3. Thái độ: Yêu tiếng Việt; có ý thức nói đúng, viết đúng tiếng Việt.

B. PHƯƠNG TIỆN: SGK, SGV, .

* Chuẩn bị của thầy và trò:

- Thầy: soạn bài, chuẩn bị bảng phụ.

- Trò: xem bài trước ở nhà, trả lời câu hỏi SGK.

 

doc 2 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 429Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 14, Tiết 52: Số từ và lượng từ - Hồ Thúy An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14, Bài 14, Tiết 52: 
SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
A . MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: HS nắm được khái niệm số từ và lượng từ: nghĩa khái quát và đặc điểm ngữ pháp và các loại số từ và lượng từ.
2. Kĩ năng: Nhận diện được số từ và lượng từ; phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị; vận dụng số từ và lượng từ khi nói, viết.
3. Thái độ: Yêu tiếng Việt; có ý thức nói đúng, viết đúng tiếng Việt.
B. PHƯƠNG TIỆN: SGK, SGV, .
* Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: soạn bài, chuẩn bị bảng phụ.
- Trò: xem bài trước ở nhà, trả lời câu hỏi SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
3’
HĐ 1: ỔN ĐỊNH:
 KIỂM TRA:
- Ổn định trật tự, kiểm diện.
- Kiểm tra chuẩn bị của HS.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- HS trình bày bài soạn.
2’
HĐ 2: GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
Trong tiếng Việt, những từ dùng để chỉ số lượng của sự vật gọi là số từ và lượng từ. Đặc điểm và công dụng của hai loại từ này là gì? Ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.
- HS nghe.
HĐ 3: TÌM HIỂU SỐ TỪ
I – SỐ TỪ:
* Khái niệm : Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
 * Phân loại : có hai loại:
 + Đứng trước Danh từ :
 -> Biểu thị số lượng sự vật. 
 + Đứng sau Danh từ :
 -> Biểu thị thứ tự. 
VD: Chị hai >< hai chị.
Chú ý: Cần phân biệt số từ với những danh từ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng. 
 Ví dụ: Hai chục cam.
 Một đôi trâu. 
- Gọi HS đọc ví dụ a, b.
(?) Các từ in đậm trong những câu trên bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong câu ?
(?) Các từ in đậm trong những câu trên bổ sung ý nghĩa gì cho danh từ ? Những từ in đậm là số từ, vậy số từ là gì ?
 (?) Số từ đứng ở vị trí nào so với danh từ trong cụm từ trên ? Chúng bổ sung cho danh từ ý nghĩa gì ?
 (?)Từ “đôi” có phải là số từ không? Cho Ví dụ tương tự.
-> Mẹo nhỏ: để phân biệt số từ và danh từ chỉ đơn vị, ta có thể thêm vào trước nó một số từ khác; nếu ý nghĩa và từ loại của từ đó không đổi, đó chính là danh từ chỉ đơn vị và ngược lại.
- HS đọc.
- Bổ sung cho từ: chàng, ván cơn nếp, nệp bánh chưng, ngà, cựa, hồng mao, đôi, Hùng Vương -> DT 
- bổ sung về số lượng và số thứ tự.
-> Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
- Trước và sau danh từ.
 + Đứng trước Danh từ :chỉ số lượng sự vật. Đứng sau Danh từ :chỉ thứ tự. 
- chục, đôi: Danh từ chỉ đơn vị).
HĐ 4: TÌM HIỂU LƯỢNG TỪ
II - LƯỢNG TỪ:
Khái niệm: 
 Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
 Phân loại: Chia hai nhóm.
 + Chỉ ý nghĩa toàn thể: Cả, tất cả, cả thảy, tất thảy.
 + Chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: những, các , mọi, mỗi, từng
- Gọi HS đọc VD: “Các hoàng tử cầm đũa”
(?) Nghĩa của các từ in đậm có gì khác với nghĩa của số từ?
(?) Vậy lượng từ là gì?
-> Không biết rõ con số cụ thể.
 (?) Hãy xếp các lượng từ trên vào mô hình? 
(?) Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, em thấy lượng từ chia làm mấy nhóm? Cho thêm VD của từng nhóm lượng từ trên?
- Đọc ví dụ.
- Giống: đứng trước danh từ.
- Khác: chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
- Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
- HS THẢO LUẬN: điền vào mô hình cụm danh từ.
- Chia hai nhóm: Chỉ ý nghĩa toàn thể: Cả, tất cả, cả thảy, tất thảy. Chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: những, các , mọi, mỗi, từng
HĐ 5: LUYỆN TẬP:
III - LUYỆN TẬP:
1. Bài tập 1: Số từ:
 - Một (canh), hai (canh), ba (canh) => Chỉ số lượng.
 - (canh) bốn, (canh) năm. => Chỉ số thứ tự.
2. Bài tập 2: Các từ : Trăm, ngàn, muôn dùng để trỏ số lượng nhiều, rất nhiều.
3. Bài tập 3: “mỗi, từng”
 - Giống : Tách ra từng sự vật, từng cá thể.
 - Khác : 
 + “Từng” mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự, hết cá thể này đến cá thể khác.
 + “Mỗi” mang ý nhấn mạnh, tách riêng từng cá thể, không mang ý nghĩa lần lượt.
CỦNG CỐ:
DẶN DÒ:
Gọi HS đọc bài tập 1.
GV gợi ý làm bài tập.
-> GV nhận xét.
- Gọi HS đọc và nắm yêu cầu bài tập 2.
-> Nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 3.
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện.
-> GV nhận xét.
(?) Số từ là gì? Lượng từ là gì? Cho VD.
- Học bài + làm bài tập.
- Soạn: Kể chuyện tưởng tượng.
- Đọc yêu cầu BT1 và thực hành cá nhân.
- Đọc, nắm yêu cầu bài tập 2.
- Đọc + nắm yêu cầu bài tập 3.
- 2 HS lên bảng -> lớp nhận xét.
- HS trả lời theo kiến thức đã học.
- HS nghe, ghi chú, về nhà thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docsố từ v¢ lượng từ.doc