A. MỤC TIÊU :
- Hiểu định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của hai truyền thuyết : Con rồng, cháu tiên và Bánh chưng, bánh giầy.
- Hiểu ra và hiểu được những ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo của hai truyện.
- Kể được hai truyện.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:
- Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ,
- Học sinh: Soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài Mới :
VĂN BẢN: CON RỒNG, CHÁU TIÊN
Tiết 1 : Con Rồng, cháu Tiên Ngày soạn : Ngày dạy : Mục tiêu : - Hiểu định nghĩa sơ lược về truyền thuyết. Hiểu nội dung, ý nghĩa của hai truyền thuyết : Con rồng, cháu tiên và Bánh chưng, bánh giầy. Hiểu ra và hiểu được những ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo của hai truyện. Kể được hai truyện. B. Chuẩn bị của GV- HS: Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ, Học sinh: Soạn bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài Mới : Văn bản: Con Rồng, Cháu Tiên Hoạt động của GV- HS Nội dung Gv kiểm tra bài soạn của học sinh, giới thiệu bài mới. Nội dung, ý nghĩa của truyện con Rồng cháu Tiên là gì? Vì sao dân gian ta qua bao đời, rất tự hào và yêu thích câu chuyện này? Hoạt động 1: GV đọc diễn cảm một đoạn của văn bản. Có thể tạm phân truyện thành 3 đoạn, yêu cầu 3 học sinh đọc. Học sinh đọc GV nhận xét gắn gọn và góp ý. Mỗi đoạn nên chọn một chỗ để sửa cách đọc cho học sinh. Phần chú thích có thể tách riêng hoặc tiến hành khi học sinh đọc từng đoạn GV hướng dẫn học sinh nắm được mấy ý quan trọng trong định nghĩa. Học sinh nghe. Hoạt động 2: GV tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kỳ lạ lớn lao, phi thường về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. GV : Những chi tiết nào thể hiện hành động của Lạc Long Quân phi thường? GV : Từ việc tìm những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo, em hiểu thế nào là những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo? Hãy nói rõ vai trò của chúng trong truyện ? GV : Việc kết duyên của Long Quân và Âu Cơ và việc Âu Cơ sinh nở có gì lạ? Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai? Học sinh thảo luận ở lớp : Truyện Con Rồng, Cháu Tiên có ý nghĩa gì? Nhằm giải thích điều gì? Chi tiết cái bọc trăm trứng khẳng định điều gì? Học sinh đọc lại lời hẹn của Long Quân, thể hiện ý nguyện gì của người xưa? Đến đây có thể giải thích từ .Đồng Bào. GV hướng dẫn đọc: Đọc thêm để hiểu đầy đủ ý nghĩa của truyện. Hoạt động 3 Học sinh đọc phần ghi nhớ Học sinh học thuộc lòng phần ghi nhớ. GV : Sự giống nhau ấy khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hoá giữa các tộc người trên đất nước ta. * Giới thiệu bài: Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: .Những truyền thuyết dân gian thường có cái cốt lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân ta, qua nhiều thế hệ, đã lý tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình, cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của trí tưởng tượng dân gian, làm nên những tác phẩm văn hoá mà đời đời con người còn ưa thích.. I. Đọc : Đọc văn bản: Đoạn 1: Từ đầu đến . Long Trang. Đoạn 2: Tiếp theo đến . lên đường. Đoạn 3: Phần còn lại. Tìm hiểu chú thích: Định nghĩa truyền thuyết. Truyền thuyết là loại truyện dân gian truyền miệng, kể về các nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Thường có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. II. Tìm hiểu văn bản : 1. Những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo về Lạc Long Quân và Âu Cơ: + Về nguồn gốc và hình dạng : Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là . Thần.. Long Quân là thần nòi rồng, Âu Cơ thuộc dòng tiên. Long Quân sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ., Âu Cơ . xinh đẹp tuyệt trần.. + Về sự nghiệp mở nước : Long Quân giúp dân diệt trừ những loài yêu quái để ổn định cuộc sống, dạy dân cách trồng trọt chăn nuôi, ăn ở. + Về chuyện sinh nở : cái bọc trăm trứng. + Những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo : được hiểu là những chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định. + Vai trò của những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo trong truyện : Tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện. Thần kỳ hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình. Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm. + Học sinh thảo luận, trả lời: Chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo thể hiện ở chuyện Âu Cơ sinh nở cái bọc trăm trứng. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con để cai quản và gây dựng đất nước Người Việt là Con Rồng, Cháu Tiên. 2. ý nghĩa của truyện Con Rồng, Cháu Tiên: + Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Từ bao đời người Việt tin vào tính xác thực của những điều .truyền thuyết. về sự tích tổ tiên và tự hào về nguồn gốc, giòng giống tiên Rồng rất cao quý, linh thiêng của mình. + Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ở mọi miền đất nước. Người Việt Nam, dù miền xuôi hay miền ngược, dù ở đồng bằng, miền núi hay ven biển, trong nước hay nước ngoài đều có chung cội nguồn, đều là con mẹ Âu Cơ ( đồng bào – cùng một bọc ) , vì vậy phải thương yêu, đoàn kết. Các ý nghĩa ấy góp phần quan trọng vào việc xây dựng, bồi đắp những sức mạnh tinh thần dân tộc. III. Ghi nhớ : - SGK trang 8 IV. Luyện tập : Học sinh trả lời câu hỏi phần luyện tập. Câu 1: Truyện .Quả trứng nở ra trăm con người. – Dân tộc Mường, Truyện . Quả bầu mẹ. – Dân tộc Khơmú Câu 2: Học sinh kể lại chuyện Con Rồng, Cháu Tiên với những yêu cầu sau: + Đúng cốt truyện, chi tiết cơ bản. + Cố gắng dùng lời văn ( nói) của mình để kể. + Kể diễn cảm. *Củng cố, đánh giá. Hỏi: Em hãy nêu lại những chi tiêt kì lạ trong truyện. ................................. ................................. *Dặn dò - Học bài nắm trắc thể loại truyền thuyết, nội dung ý Nihau truyện, kể lại truyện bằng lời văn của em. - Đọc và chuẩn be câu hỏi bài . Bánh trưng bánh giầy. theo câu hỏi sách giáo khoa. Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết2: Văn bản: Bánh chưng, bánh giầy ( Hướng dẫn đọc thêm ) 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới : Hoạt động của GV - HS Nội dung HĐ 1 Giáo viên cho học sinh đọc lại truyện, mỗi học sinh đọc một đoạn. GV nhận xét ngắn gọn, sửa cách đọc cho học sinh. HĐ 2 Gv hướng dẫn học sinh thảo luận theo câu hỏi phần . Đọc hiểu văn bản.. + Câu hỏi 1 : Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoà cảnh nào? với ý định ra sao và bằng hình thức gì? + Câu hỏi 2 : Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ? + Câu hỏi 3 : Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được Vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua? + Câu hỏi 4 : ý nghĩa của truyền thuyết . Bánh chưng, bánh giầy. GV hướng dẫn học sinh đọc Yêu cầu học sinh học thuộc 1.Trao đổi ý kiến ở lớp: ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy. 2. Đọc truyện này, em thích chi tiết nào? Vì sao? GV gợi ý. Học sinh chỉ ra và phân tích một chi tiết mà học sinh cảm thấy thích nhất. Giới thiệu bài: I . Đọc: Đọc văn bản: Đoạn 1 : Từ đầu đến . chứng giám. Đoạn 2 : Tiếp theo đến . hình tròn. Đoạn 3 : Phần còn lại. Đọc chú thích II . Tìm hiểu văn bản : Hoàn cảnh: Giặc ngoài đã yên, Vua có thể tập trung lo cho dân được no ấm. Vua già, muốn truyền ngôi. ý của vua: Người nối ngôi phải nối tiếp chí hướng vua, không nhất thiết phải con trưởng. Hình thức: Điều vua đòi hỏi mang tính chất một câu đố đặc biệt để thử tài. Trong truyện cổ dân gian, giải đố là một trong những thử thách đối với nhân vật. Trong các Lang, Lang Liêu là người thiệt thòi nhất. Tuy là Lang nhưng chàng sớm làm việc đồng áng, gần gũi với dân thường. Chàng là người duy nhất hiểu được ý thần, và thực hiện được ý thần. Thần ở đây là nhân dân. Ai có thể suy nghĩ về lúa gạo sâu sắc, trân trọng lúa gạo của trời đất và cũng là kết quả của mồ hôi, công sức con người như nhân dân. Nhân dân rất quý trọng cái nuôi sống mình, cái mình làm ra được. Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế ( quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra) Hai thứ bánh có ý nghĩa sâu xa: tượng trời, tượng đất, tượng muôn loài. Hai thứ bánh hợp ý Vua, chứng tỏ được tài đức con người có thể nối chí Vua. Đem cái quý nhất trong trời đất, của đồng ruộng, do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên vương, dâng lên cha thì đúng là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình. Truyện nhằm giải thích nguồn gốc sự vật: Hai thứ bánh - bánh Chưng, bánh Giầy. Nguồn gốc này gắn liền với ý nghĩa sâu xa của hai loại bánh: Bánh Giầy tượng trưng cho bầutrời, Bánh Chưng tượng trưng cho mặt đất. Đề cao lao động, đề cao nghề nông. Lang Liêu – nhân vật chính, hiện lên như một người anh hùng văn hoá. Bánh chưng, bánh giầy càng có ý nghĩa bao nhiêu thì càng nói lên tài năng, phẩm chất của Lang Liêu bấy nhiêu. III . Ghi nhớ : SGK ( Trang 12 ) IV . Luyện tập: ý nghĩa phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy là đề cao nghề nông, đề cao sự thờ cúng Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta. Cha ông đã xây dựng phong tục tập quán của mình từ những điều giản dị nhưng rất thiêng liêng, giàu ý nghĩa. Quang cảnh ngày Tết nhân dân ta gói hai thứ bánh này còn có ý nghĩa giữ gìn truyền thống văn hoá, đậm đà bản sắc dân tộc và làm sống lại câu chuyện . Bánh chưng, bánh giầy. trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Gợi ý hai chi tiết đặc sắc và giàu ý nghĩa: + Lang Liêu nằm mộng thấy thần đến khuyên bảo . .... . Đây là chi tiết thần kỳ làm tăng sức hấp hẫn cho truyện. Chi tiết này còn nêu bật giá trị của hạt gạo ở một đất nước mà cư dân sống bằng nghề nông và gạo là lương thực chính, được ưa thích của nhân dân. Đồng thời chi tiết này còn nêu bật giá trị của hạt gạo một cách sâu sắc, đáng quý, đáng trân trọng của sản phẩm do con người tự làm. + Lời Vua nói với mọi người về hai loại bánh. Đây là cách . đoc., cách thưởng thức, nhận xét về văn hoá. Những cái bình thường, giản dị song lại chứa đựng rất nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nhận xét của Vua về bánh chưng, bánh giầy cũng chính là ý nghĩa, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về hai loại bánh nói riêng và về phong tục làm hai loại bánh vào ngày Tết. *Củng cố, đánh giá. Hỏi: Hãy nêu những phong tục tập quán của dân tộc ta? ................................. ................................. * Dặn dò (1 phút) Chuẩn bị: .từ và cấu tạo từ Tiếng Việt. Ôn lại: từ đơn, từ láy, từ ghép ở tiểu học Tiết 3: Ngày soạn: Ngày dạy: Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt A. Mục tiêu cần đạt được Gv giúp h/s: - Phân biệt được giữa từ và tiếng - Nắm bắt được cấu tạo của từ gồm: Từ đơn, từ phức Từ phức gồm từ láy và từ ghép - Rèn kỹ năng dùng từ để đặt câu, tạo văn bản - Cung cấp từ làm phong phú vốn từ cho các em. Chuẩn bị Gv: Viết các ví dụ vào bảng phụ Đọc tài liệu,..soạn giáo án Hs: ôn lại kiến thức: Tiếng, từ: Từ đơn, từ phúc, từ ghép, từ láy đã học ở bậc tiểu ... ng đại, hiện đại có điểm gì giống nhau về phương thức biểu đạt? - Đều có phương thức tự sự, có cốt truyện, nhân vật, chi tiết, lời kể, tả. Những văn bản nào thể hiện truyền thống yêu nước và tinh thần nhân ái? - Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm, Lượm, Tre VN, Lòng yêu nước... - CRCT, BCBG, SD, TS, CBT, con hổ có nghĩa, mẹ hiền dạy con, thầy thuốc giỏi,..., đêm nay Bác không ngủ, Dế Mèn, Bức tranh của em gái tôi. * Củng cố, dặn dò, đánh giá: Hoàn chỉnh các bài phần luyện tấp ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Tiết 134: Ngày soạn: 2/5/09 Ngày dạy:./5/09 Tổng kết phần tập làm văn A. Mục tiêu cần đạt: GV giúp HS - Củng cố những kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học. - Nắm vững các yêu cầu cơ bản về nội dung, hình thức và mục đích giao tiếp. - Bố cục cơ bản của bài văn gồm 3 phần với nội dung, hình thức và mục đích giao tiếp. - Tích hợp với phần văn học, tiếng Việt. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: hệ thống lại kiến thức cho HS. 2. Học sinh: trả lời các câu hỏi trong SGK. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học. * ổn định tổ chức. * Kiểm tra kết hợp trong giờ. * Bài mới. I. Những phương thức biểu đạt trong các loại văn bản đã học. Phương thức biểu đạt: thể hiện qua các văn bản. 1. Tự sự (tất cả các văn bản là văn học dân gian, truyện trung đại đã học ở kỳ I): Bài học....đầu tiên, Bức tranh, Buổi...cùng, Lượm, Đêm nay....ngủ. 2. Miêu tả: SNCM, vượt thác, mưa, Cô tô, lao xao, cây tre VN, ĐPN. 3. Biểu cảm: Lượm, ĐNBKN, Mưa, Cô tô, lao xao, CTVN, CLB. 4. Nghị luận: lòng yêu nước, bức thư..... đỏ. 5. Thuyết minh, giới thiệu (nhật dụng): Cầu LB chứng nhân lịch sử, Bức thư...đỏ - Động Phong Nha. 6. Hành chính công vụ: Đơn từ: theo mẫu, không theo mẫu. Xác định phương thức biểu đạt trong các văn bản? - Thạch Sanh - Tự sự. - Lượm - Tự sự, biểu cảm. - Mưa - Miêu tả, biểu cảm. - MHĐĐĐT - Tự sự. - Cây tre VN - Miêu tả, biểu cảm, giới thiệu, thuyết minh. II. Đặc điểm và cách làm các loại bài. Đã học các loại văn bản nào trong chương trình TLV. - Tự sự - Miêu tả- Đơn từ. Cho biết nội dung và hình thức trình bày + mục đích của từng loại văn bản: HS trả lời. Mỗi bài văn tự tự có 3 phần hãy nêu nội dung và những lưu ý trong cách thể hiện của từng phần? Trong văn tự sự sự việc, nhân vật, chủ đề có mối quan hệ ntn? - Có quan hệ gắn bó chặt ché... Nhân vật trong tự sự thường được kể tả qua những yếu tố nào? - Ngoại hình. - Ngôn ngữ. - Cử chỉ, hành động. - Lời nói. Thứ tự kể và ngôi kể có tác dụng ntn? - Theo trình tự thời gian: lam cho câu chuyện mạch lạc, rõ ràng, dễ theo dõi. - Trình tự không gian: làm cho cảnh vật hiện lên có thứ tự, dễ xem, dễ chiêm ngưỡng. Theo thứ tự thời gian, không gian.. - Ngôi kể tả - Ngôi thứ 3. - Ngôi thứ nhất số ít. Vì sao miêu tả đòi hỏi phải quan sát sự vật, sự việc, hiện tượng và con người? - Để tả cho thật, cho đúng, cho sâu sắc. - Để tránh tả chung chung, hời hợt bên ngoài. III. Bài tập. 1. Bài tập 1: hình thức trình bày miệng. Yêu cầu: Thể loại: Tự sự: kể chuyện theo văn bản - nhập vai. Nội dung: kể chuyện theo văn bản: ĐN Bác không ngủ. Phân vai: Văn bản .ĐN Bác không ngủ.. Gọi HS kể? - Kể bằng lời của mình. - Không sáng tạo thêm bớt quá nhiều GV nhận xét và bổ sung. * Củng cố, dặn dò, đánh giá: Ôn tập toàn bộ phần lý thuyết đã học. ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Tiết 135: Ngày soạn: 2/5/09 Ngày dạy:/5/09 Tổng kết phần tiếng việ A. Mục tiêu cần đạt: GV giúp HS - Củng cố và hệ thống hoá kiến thức tiếng Việt. - Vận dụng kiến thức tích hợp văn - TV - TLV để làm bài kiểm tra. - Rèn kỹ năng so sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: đọc tài liệu 2. Học sinh: ôn tập theo hướng dẫn. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học. * ổn định tổ chức. * Kiểm tra kết hợp trong giờ. * Bài mới. Phương pháp: GV đưa ra hệ thống câu hỏi + bảng tổng hợp đã kẻ sẵn, HS vừa trả lời vừa hệ thống vào bảng tổng hợp. 1. Cấu tạo từ. - Từ đơn: chỉ gồm 1 tiếng: đi, đứng... - Từ phức: + Từ ghép: những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. VD: + Từ láy: những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng VD: đo đỏ, xanh xanh... 2. Từ loại và cụm từ. - Danh từ: là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm. VD: nhà, học sinh... - Cụm DT: là loại tổ hợp từ do DT với 1 số từ ngữ khác phụ thuộc vào nó tạo thành. VD: Tất cả những cái bàn xanh ấy PT DT PS - Động từ: là những từ chỉ hành động, trạng thái của vạt. VD:....... - Cụm động từ: là loại tổ hợp từ... - Tính từ: là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái... VD: tốt, xấu, to, nhỏ.... - Cụm TT: là loại tổ hợp từ do TT... - Số từ: là những từ chỉ lượng và số thứ tự. VD: ba con trâu, Hùng Vương thứ 18. - Lượng từ: là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. VD: Tất cả, mỗi, từng. - Chỉ định từ: là những từ để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. - Phó từ: là những từ chuyên đi kèm với ĐT, TT, để bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT. VD: Nó sẽ đi. 3. Nghĩa của từ. - Nghĩa gốc: nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở hình thành các nghĩa khác. VD: chân: chân người, chân núi. 4. Phân loại từ theo nguồn gốc. - Từ thuần Việt. - Từ mượn. 5. Các phép tu từ. a/ So sánh: là đối chiếu sự việc, sự việc này với sự việc khác giữa chúng có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm. VD: trẻ em như búp trên cành + So sánh ngang bằng: như, bằng, tựa... + So sánh không ngang bằng: chưa bằng, chẳng bằng.... b/ Nhân hoá: là gọi hoặc tả cây cối, con vật, đồ vật... bằng những từ vốn được dùng để gọi hoặc miêu tả con người, làm cho loài vật, cây cối, đồ vật... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người. VD: tre xung phong..... - Các kiểu nhân hoá: + Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. + Dùng những từ chỉ hành động, tình cảm của con người để chỉ hành động, tính chất của vật. + Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. c/ ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. VD: người cha mái tóc bạc. - Các kiểu ẩn dụ: + ẩn dụ hình thức. + ẩn dụ cách thức. + ẩn dụ phẩm chất. + ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. d/ Hoán dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Các kiểu hoán dụ: + Lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể. + Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. + Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. + Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. 6. Câu trần thuật đơn: là loại câu do 1 cụm C - V tạo thành dùng để giới thiệu, hoặc tả về một sự vật, sự việc hay để nêu 1 ý kiến. a/ Câu trần thuật đơn có từ .là.: + VN = .là. + DT (CDT) hoặc ĐT (CĐT) hoặc TT (CTT) tạo thành. Khi biểu thị ý phủ định nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải. - Một số kiểu câu TTĐ có từ .là: + Câu định nghĩa. + Câu giới thiệu. + Câu miêu tả. + Câu đánh giá. b/ Câu TTĐ không có từ .là.: VN = Đ (CĐT) , TT (CTT) tạo thành. Khi biểu thị ý phủ định nó kết hợp với không, chưa. - Câu miêu tả. - Câu tồn tại. 7. Các thành phần chính của câu: CN - VN * Củng cố, dặn dò, đánh giá: Ôn lại toàn bộ để chuẩn bị ôn tập tổng hợp. ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Ngày soạn: 2/5/09 Ngày dạy:./5/09 Tiết 136: ôn tập tổng hợp A. Mục tiêu: - Nhằm tập trung đánh giá một cách toàn diện những kiến thức và kỹ năng của môn ngữ văn theo tinh thần tích hợp. - Đánh giá năng lực vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: nghiên cứu, soạn giáo án. 2. Học sinh: ôn lại các bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học. * ổn định tổ chức. * Kiểm tra kết hợp trong giờ. 1. Phần văn bản. Cho biết các thể loại văn bản đã học? kể tên các văn bản? - Truyền thuyết. - Cổ tích. - Ngụ ngôn. - Truyện cười. - Truyện Trung đại. - Truyện ngắn. - Ký. - Văn bản nhật dụng. Nêu nội dung, ý nghĩa của 1 văn bản mà em thích nhất? Nó thuộc thể loại nào? 2. Phần tiếng Việt. Cho biết các thành phần chính của câu? CN - VN. Thế nào là câu trần thuật đơn? Do 1 cụm C - V tạo thành dùng để... Các kiểu câu TT đơn? - Câu TTĐ có từ .là.. - Câu TTĐ không có từ .là.. Khi viết câu ta thường mắc lỗi gì? Nguyên nhân? Cách sửa? - Thiếu CN: không hiểu thêm CN - Thiếu VN: không hiểu thêm VN - Thiếu CN - VN: hiểu lầm trạng ngữ là không chuyển C - V thêm C - V. * Các phép tu từ đã học. Kể tên các phép tu từ? Lấy VD minh hoạ? - So sánh. - Nhân hoá. - ẩn dụ. - Hoán dụ. 3. Phần tập làm văn. Chúng ta đã được học phương thức biểu đạt nào? - Tự tự. - Miêu tả. - Hành chính công vụ. Dàn bài của bài văn tự sự gồm mấy phần, nêu nhiệm vụ cụ thể của từng phần? 3 phần. - Mở bài: giới thiệu sự việc, nhân vật. - Thân bài: diễn biến sự việc. - Kết bài: kết quả. Khi viết văn tự sự ta thường kể ở những ngôi nào? - Thứ nhất số ít: tôi - Thứ ba số ít. Thứ tự kể trong văn tự sự? - Kể theo trình tự thời gian. - Kể theo trình tự không gian. Thế nào là văn miêu tả? HS trả lời. Các thao tác cơ bản của bài văn miêu tả? - Quan sát. - Chọn hình ảnh tiêu biểu: so sánh, liên tưởng, tưởng tượng. - Trình bày theo 1 trật tự. Cho biết cách viết đơn từ? - Tiêu ngữ (quốc hiệu). - Tên đơn. - Thời gian. - Gửi ai, ai gửi. - Lý do, nguyện vọng. - Cảm ơn. - Ký tên. * Củng cố, dặn dò, đánh giá: Ôn lại các bài chuẩn bị giờ sau kiểm tra tổng hợp 2 tiết. ............................................................................................................................... .............................................................................................................................. Tiết 137 + 138: Bài kiểm tra tổng hợp cuối năm (Soan ở giáo án chấm - trả) Tiết 139 + 140 Chương trình ngữ văn địa phương
Tài liệu đính kèm: