Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ II - Năm học 2009-2010

Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ II - Năm học 2009-2010

A. Mục tiêu:

 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa Bài học đường đời đầu tiên, thấy được nét đặc sắc của ngòi bút Tô Hoài trong cả hai phương thức miêu tả và kể chuyện.

 - Rèn kĩ năng đọc truyện đồng thoại, đọc lời đối thoại phù hợp với tính cách các n/vật, tả vật.

 - Tích hợp với Tiếng Việt về khái niệm: nhân hóa so sánh cấu tạo và tác dụng của câu luận, câu tả, câu kể; với tập làm văn về kĩ năng chọn ngôi kể thứ nhất.

 B. Chuẩn bị GV: Soạn+ TLTK

 HS: Đọc + Soạn bài

 C. Tiến trình dạy học

 I. Ổn định tổ chức

 II. Kiểm tra bài cũ: KT vở BT.

 III. Các hoạt động

 Trên thế giới và nước ta có những nhà văn nổi tiếng gắn bó cả cuộc đời viết của mình cho đề tài trẻ em - một trong những đề tài khó khăn và thú vị bậc nhất. Tô Hoài là một trong những tác giả như thế. Truyện đồng thoại đầu tay của Tô Hoài: Dế Mèn phiêu lưu kí (1941) đã và đang được hàng triệu triệu người đọc ở các lứa tuổi yêu thích, đến mức các bạn nhỏ gọi Tô Hoài là ông Dế Mèn. Nhưng Dế Mèn là ai? Chân dung và tính nết nhân vật này như thế nào, bài học cuộc đời đầu tiên mà anh ta nếm trải ra sao?

 

doc 124 trang Người đăng vanady Lượt xem 1311Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ II - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 4, 5 / 1 / 2010 
Tiết 73, 74	Văn bản	 Bài học đường đời đầu tiên
	- Tô Hoài.
A. Mục tiêu: 
 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa Bài học đường đời đầu tiên, thấy được nét đặc sắc của ngòi bút Tô Hoài trong cả hai phương thức miêu tả và kể chuyện.
 - Rèn kĩ năng đọc truyện đồng thoại, đọc lời đối thoại phù hợp với tính cách các n/vật, tả vật.
 - Tích hợp với Tiếng Việt về khái niệm: nhân hóa so sánh cấu tạo và tác dụng của câu luận, câu tả, câu kể; với tập làm văn về kĩ năng chọn ngôi kể thứ nhất.
 B. Chuẩn bị	GV: Soạn+ TLTK
	HS: Đọc + Soạn bài
 C. Tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: KT vở BT.
 III. Các hoạt động 
	Trên thế giới và nước ta có những nhà văn nổi tiếng gắn bó cả cuộc đời viết của mình cho đề tài trẻ em - một trong những đề tài khó khăn và thú vị bậc nhất. Tô Hoài là một trong những tác giả như thế. Truyện đồng thoại đầu tay của Tô Hoài: Dế Mèn phiêu lưu kí (1941) đã và đang được hàng triệu triệu người đọc ở các lứa tuổi yêu thích, đến mức các bạn nhỏ gọi Tô Hoài là ông Dế Mèn. Nhưng Dế Mèn là ai? Chân dung và tính nết nhân vật này như thế nào, bài học cuộc đời đầu tiên mà anh ta nếm trải ra sao?
I. Đọc và tìm hiểu chung:
HS đọc * nêu những nét cơ bản về TG?
1. Tác giả: (SGK- 8)
+ Tên thật; Nguyễn Sen.
+ Bút danh khác: Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Vũ Đột Kích, Hồng Hoa.
+ Năm 1943: Tham gia CM trong Hội Văn hoá cứu quốc, viết báo, truyện, vẽ tranh.
+ Những năm KCCP, ông làm báo ở Việt Bắc.
+ Từ 1955, ông sống tại HN và nhiều năm tham gia lãnh đạo Hội Nhà văn VN, Hội Văn nghệ HN. Tô Hoài viết khoẻ, in nhiều. Đến nay, ông có hơn 100 tập truyện ngắn, dài, kí, kịch bản phim, kịch nói, múa rối, tiểu luận,. Truyện cho thiếu nhi đạt số lượng vào bậc nhất trong làng văn nước ta.
+ Tác phẩm: Vợ chồng A Phủ (kịch bản phim- 1960), Kim Đồng, Con mèo lười, Đàn chim gáy.
+ Những sáng tác của ông dù được viết ra dưới dạng nào cũng đậm đà chất phong tục, thế sự.
2. Tác phẩm
- Những hiểu biết của em về tác phẩm này?
- Dế Mèn phiêu lưu kí 
+ Là t/p nổi tiếng đầu tiên của Tô Hoài
+ Dựa vào những kỉ niệm tuổi thơ ở vùng Bưởi quê hương. Tên thể loại tác phẩm là kí nhưng thực chất đây vẫn là 1 truyện, 1 tiểu thuyết đồng thoại, 1 sáng tác với 2 biện pháp NT chủ đạo: tưởng tượng và nhân hoá.
+ được in lại nhiều lần nhất, chuyển thể thành phim hoạt hình, múa rối
+ Được khán giả, độc giả các lứa tuổi trong và ngoài nước hết sức hâm mộ.
- Vị trí của VB được học?
- VB: trích chương I.
* Giọng: 
+ Đoạn: Dế Mèn tự tả chân dung mình đọc với giọng hào hứng, kiêu hãnh, to, vang, chú nhấn giọng ở các TT, ĐT miêu tả.
Đoạn trêu chị Cốc: 
+ Giọng Dế Mèn trịch thượng khó chịu.
+ Giọng Dế choắt yếu ớt, rên rẩm.
+ Giọng chị Cốc đáo để, tức giận.
- Đoạn Dế Mèn hối hận đọc giọng chậm, buồn, sâu lắng và có phần bị thương
- VB chia mấy đoạn? ND từng đoạn.
- Bố cục: 2 đoạn
+ Từ đầu.thiên hạ rồi: MT hình dáng, tính cách của DM.
+ Còn lại: bài học đường đời đầu tiên của DM.
+ “ Chao ôikhông thể làm lại được”, có chức năng liên kết đoạn.
- Đoạn 2 có những sự việc chính nào?
+ DM coi thường Dế Choắt
+ DM trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt.
+ Sự ân hận của DM.
- Trong các sự việc trên, sự việc nào nghiêm trọng nhất dẫn đến bài học?
- Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào? T/d?
- Dế Mèn tự kể- Ngôi thứ nhất
+ Tạo nên sự thân mật, gần gũi giữa người kể với bạn đọc, dễ biểu hiện tâm trạng, ý nghĩ, thái độ của nhân vật đối với những gì xảy ra ở xung quanh và đối với chính mình.
II. Đọc- Hiểu VB
HS kể TT Đ1
1. Hình ảnh Dế Mèn
- Khi xuất hiện ở đầu câu chuyện, DM đã là "một chàng Dế thanh niên cường tráng". Chàng Dế ấy đã hiện lên qua những nét cụ thể nào về hình dáng?
- Ngoại hình:
+ Càng: mẫm bóng
+ Vuốt: cứng, nhọn hoắt
+ Cánh: dài chấm đuôi
+ Đầu: to, nổi từng tảng
+ Răng: đen nhánh
+ Râu: dài, uốn cong 
+ Cả người là 1 màu nâu bóng mỡ 
 - DM lấy làm "hãnh diện với bà con” về vẻ đẹp của mình. Theo em DM có quyền hãnh diện như thế không?
+ Vẻ đẹp ấy còn được thể hiện ở sức mạnh trong từng điệu bộ, động tác của DM.
- Tìm những từ MT hành động của DM trong ĐV?
- Điệu bộ, động tác:
+ Co cẳng lên, đạp phanh phách
+ Vũ: phành phạch
+ Đi bộ: cả người rung rinh
+ Nhai: ngoàm ngoạp
+ Chốc chốc lại trịnh trọng. Khoan thai đưa cả 2 chân lên vuốt râu
- làm điệu nhún chân, rung râu
- Cách MT ấy gợi cho em hình ảnh DM ntn?
=> Vẻ đẹp cường tráng: khoẻ mạnh, đầy sức sống, tự tin, yêu đời, đẹp trai.
- NX về trình tự và cách MT trong ĐV?
+ Cách MT của tác giả vừa MT hình dáng chung vừa làm nổi bật các chi tiết quan trọng của đối tượng, vừa MT ngoại hình vừa diễn tả cử chỉ, hành động để bộc lộ vẻ đẹp ấy rất sống động, cường tráng.
- Vậy, tính cách của DM còn được MT qua những chi tiết nào về hành động, ý nghĩ?
- Tính cách:
+ Oai vệ, 
+ Cà khịa với tất cả hàng xóm
+ Quát mấy chị Cào Cào
+ Đá ghẹo mấy anh Gọng Vó
+ Tưởng mình là ghê gớm, sắp đứng đầu thiên hạ
- Em có NX gì về tính cách đó của DM?
=> Quá kiêu căng, hợm hĩnh, không tự biết mình.
* HSTL: Em thử thay thế các từ gần, đồng nghĩa với các từ sau:
+ Cường tráng: khoẻ mạnh, to lớn, mạnh mẽ,
+ Ngoàm ngoạp: liên liến, rào rào,
+ Hủn hoẳn: cũn cỡn, hun hủn,
+ Cà khịa: gây sự, tranh cãi, gây lộn,
+ Ho he: không làm gì, im thin thít,
- Em có NX gì về cách dùng từ của tác giả? 
=> Từ ngữ: chính xác, có chọn lọc
- Em hãy NX về những nét đẹp và chưa đẹp trong hình dáng và tính tình của DM?
=> Đây là ĐV đặc sắc, độc đáo về nghệ thuật MT vật. Bằng cách nhân hoá cao độ, dùng nhiều TT, ĐT, từ láy, so sánh rất chọn lọc và chính xác, Tô Hoài đã để cho DM tự tạo bức chân dung của mình vô cùng sống động không phải là một con DM mà là một chàng Dế cụ thể đến từng bộ phận cơ thể, từng cử chỉ, hành động, tính cách. Tất cả rất phù hợp với thực tế, hình dáng, tập tính của loài dế cũng như của 1 số thanh thiếu niên đương thời và nhiều thời. DM là khoẻ mạnh, cường tráng, đầy sức sống, thanh niên; về tính nết: yêu đời, tự tin. Bên cạnh đó, ta cũng thấy nét chưa đẹp, chưa hoàn thiện trong tính nết, hành động của 1 chàng Dế thanh niên ở tuổi mới lớn: Kiêu căng, tự phụ, hợm hĩnh, thích ra oai..Tất cả được thể hiện rõ trong từng động tác, hành vi được kể và tả lại ở phần cuối Đ1 “Tôi đi đứng oai vệ.....thiên hạ rồi”.
=> NT: MT, Nhân hoá, TT, ĐT, từ láy, so sánh.
- Em hãy thuật lại tóm tắt câu chuyện theo các sự việc đã tìm hiểu ở tiết trước?
HS tóm tắt Đ2 và nêu ND
2. Bài học đường đời đầu tiên
- Mang tính kiêu căng vào đời, DM đã gây ra chuyện gì phải ân hận suốt đời?
- Coi thường DC:
- Tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh của DC?
+ Như gã nghiện thuốc phiện;
+ Cánh ngắn củn, râu một mẩu, mặt mủi ngẩn ngơ;
+ Hôi như cú mèo;
+ Có lớn mà không có khôn;
- Thái độ của DM đối với DC (Biểu hiện qua lời nói, cách xưng hô, giọng điệu)?
+ Xưng hô: gọi DC là chú mày.
+ Lời lẽ: trịnh thượng
+ Dưới con mắt của DM, DC rất yếu ớt, xấu xí, lười nhác, đáng khinh. Muốn ra oai với DC, muốn chứng tỏ mình sắp đứng đầu thiên hạ.
- Thái độ đó đã tô đậm thêm tính cách gì của DM?
+ Kiêu căng, tự phụ
- Hết coi thường DC, DM lại gây sự với chị Cốc. Vì sao DM lại gây sự với chị Cốc to lớn hơn mình?
- Gây sự với chị Cốc
+ Muốn ra oai với Choắt. 
+ Chứng tỏ mình sắp đứng đầu thiên hạ.
- DM gây sự với chị Cốc bằng cách nào?
- Em hãy NX cách DM gây sự với chị Cốc bằng câu hát: "Vặt lông ... tao ăn"?
+ Bằng câu hát " xấc xược
+ DM xấc xược, ác ý, chỉ nói cho sướng miệng, không nghĩ đến hậu quả.
- Việc DM dám chêu chị Cốc lớn khoẻ hơn mình có phải là hành động dũng cảm không? Vì sao?
+ Là 1 hành động ngông cuồng vì nó gây ra hậu quả nghiêm trọng cho DC.
- Hậu quả: DC chết
- Nêu diễn biến tâm trạng của DM trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của DC?
* Diễn biến tâm trạng của DM:
- Hả hê vì trò trò đùa tai quái của mình
+ “ Tôi chui tọt ngay vào hang, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị: mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không nổi vào tổ tao đâu!”.
- Sợ hãi khi nghe Cốc mổ DC
+ “Núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thin thít”.
- Bàng hoàng, ngớ ngẩn vì hậu quả không lường hết được.
- Hốt hoảng lo sợ, bất ngờ vì cái chết và lời khuyên của DC
- Ân hận, xám hối chân thành ...nghĩ về bài học đường đời đầu tiên phải trả giá.
- Kẻ phải chịu hậu quả của trò đùa này là DC. Nhưng DM có chịu hậu quả nào không?
+ Mất người bạn láng giềng và bị DC dạy cho bài học nhớ đời. Suốt đời phải ân hận vì lỗi lầm của mình.
- Thái độ của DM đã thay đổi: Hối hận và xót thương. Qua đó, em có NX gì về tính cách của DM?
+ DM còn có tình cảm đồng loại, biết ăn năn hối lỗi.
* HSTL: Sự ăn năn, hối lỗi của DM có cần thiết không? Có thể tha thứ cho DM được không?
+ Cần, vì kẻ biết lỗi sẽ tránh được lỗi lầm.Có thể tha thứ vì tình cảm của DM rất chân thành.
+ Hoặc: cần, nhưng không thể tha thứ vì hối lỗi cũng không cứu được mạng người đã chết.
- Hình ảnh cuối truyện cho ta biết điều gì về tâm trạng của DM?
" Cay đắng vì lỗi lầm của mình.
 Xót thương DC, mong DC sống lại
 Nghĩ đến việc thay đổi cách sống
- Theo em, có đặc điểm nào của con người được gán cho các con vật ở truyện này?
+ DM: kiêu căng nhưng biết hối lỗi.
+ DC: Yếu đuối nhưng biết tha thứ
+ Chị Cốc: tự ái, nóng nảy.
- Em có biết tác phẩm nào cũng có cách viết tương tự?
+ Tác phẩm: Đeo nhạc cho mèo.
- Sau tất cả các sự việc xảy ra, đặc biệt sau cái chết của DC thì Dm đã tự rút ra cho mình bài học đường đời dầu tiên. Bài học ấy là gì?
=> Bài học:
+ Thói kiêu căng
+ Kẻ kiêu căng có thể làm hại người khác khiến phải ân hận suốt đời.
+ Tình thân ái.
+ Nên biết sống đoàn kết với mọi người.
=> Đây là 2 bài học về cách sống để trở thành người tốt từ câu chuyện của DM.
- Em học tập được gì từ NT MT và cách kể chuyện của nhà văn trong VB này?
2. NT:
- Cách MT loài vật sinh động.
- Ngôn ngữ MT chính xác, có chọn lọc.
+ Truyện được viết theo lối đồng thoại. N/ vật chính là những con vật bé nhỏ, bình thường và rất gần gũi với trẻ em. Loài vật ở đây cũng biết nói năng, có tình cảm, suy nghĩ và các quan hệ như con người. Nhưng chúng không bị biến thành những biểu tượng thuần tuý nhằm nêu lên những bài học về luân lý, đạo đức như truyện ngụ ngôn mà vẫn là những hình tượng sinh động, đúng với hình ảnh loài vật trong TG tự nhiên.
+ Ngôn ngữ MT sắc nét, từ ngữ có chọn lọc khiến người đọc có thể hình dung được nhân vật DC, DM
* Ghi nhớ (SGK- 11)
* Luyện tập
 IV. Củng cố: Đọc thêm
 V. HDHB:	 Tóm tắt VB, Học ghi nhớ và xem bài mới.
Ngày 5, 8 / 1  ... rất có ý nghĩa vì đó là sự đánh giá khách quan của người nước ngoài, của những chuyên gia và tổ chức khoa học có uy tín khoa học cao trên thế giới. Bởi vậy Phong Nha không chỉ là danh lam thắng cảnh đẹp trên đất nước ta mà còn vào loại nhất thế giới. Việt Nam chúng ta vô cùng tự hào về điều đó.
- Vậy tương lai của Phong Nha như thế nào?
- Phong Nha đang trở thành một điểm du lịch.
- Phong Nha có một tương lai đầy hứa hẹn về nhiều mặt: Khoa học, kinh tế, văn hoá.
- Cảnh đẹp của động Phong Nha gợi cho em cảm nghĩ gì về quê hương đất nước?
+ Đất nước ta có nhiều cảnh đẹp
+ Yêu mến, tự hào
+ Gìn giữ, BV.
HS đọc
* Ghi nhớ (tr.148)
* Luyện tập (tr.149)
 IV. Củng cố
 V. HDHB: Học bài, xem bài mới.
 Ngày tháng năm
 Tiết 130	 Ôn tập về dấu câu 
 (Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)
 A. Mục tiêu: 
 - Nắm được công dụng và ý nghĩa ngữ pháp của các loại dấu câu: chấm, chấm hỏi, chấm than... và dấu phẩy.
 - Tích hợp văn bản nhật dụng: Động Phong Nha và bài miêu tả sáng tạo.
 - Có ý thức sử dụng dấu câu khi viết văn bản, phát hiện và sử chữa các lỗi về dấu câu.
 B. Chuẩn bị
 C. Tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS
 III. Các hoạt động 
I. Công dụng
HS làm việc theo nhóm
1. Tìm hiểu ví dụ:
Bài tập 1. Điền dấu câu vào chỗ thích hợp:
a. Câu cảm thán (!)
b. Câu nghi vấn (?) 
c. Câu cầu khiến (!)
d. Câu trần thuật (.)
HS đọc
- Tại sao người viết lại đặt dấu các dấu chấm than và chấm hỏi sau câu ấy?
Bài tập 2: Tìm hiểu cách dùng dấu câu trong trường hợp đặc biệt:
a. Câu 2 và câu 4 đều là câu cầu khiến.
- Đây là cách dùng dấu câu đặc biệt.
b. Câu trần thuật. đây là cách dùng dấu câu đặc biệt để tỏ ý nghi ngờ hoặc mỉa mai.
HS đọc
* Ghi nhớ (tr. 150)
II. Chữa một số lỗi thường gặp
. So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu:
a. 1. Dùng dấu câu sau từ Quảng Bình là hợp lí.
2. Dùng dấu phẩy sau từ Quảng Bình là không hợp lí vì:
- Biến câu a2 thành câu ghép có hai vế nhưng ý nghĩa của hai vế này lại rời rạc, không liên quan chặt chẽ với nhau.
- Câu dài không cần thiết.
b. b1. Dùng dấu chấm sau từ bí hiểm là không hợp lí vì:
- Tách VN2 khỏi CN.
- Cắt đôi cặp quan hệ từ vừa...vừa...
b2. dùng dấu chấm phẩylà ghợp lí.
2. Chữa lỗi dùng dấu câu:
a. Dùng dấu chấm vì đây là câu trần thuật chứ không phải là câu nghi vấn.
b. dùng dấu chấm.
III. luyện tập
1. Dùng dấu chấm vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn:
- ....sông Lương.
- ...đen xám.
- ...đã đến.
- ...toả khói.
- ...trắng xoá.
2. Nhận xét về cách dùng dấu chấm hỏi:
- Bạn đã đến động Phong Nha chưa? (Đúng)
- Chưa? (Sai) 
Thế còn bạn đã đến chưa? (Đ)
- Mình đến rồi.....đến thăm động như vậy? (S)
3. Hãy đặt dấu chấm than vào cuối câu thích hợp: 
- Động Phong Nha thật đúng là "Đẹ nhất kì quan" của nước ta!
- Chúng tôi xin mời các bạn hãy đến thăm động Phong Nha quê tôi!
- Động Phong Nha còn cất giữ bao điều huyền bí, thú vị, hấo dẫn mà con người vẫn chưa biết hết.
4. Dùng dấu câu thích hợp:
- Mày nói gì?
- Lạy chị, em có nói gì đâu!
- Chối hả? Chối này! Chối này!
- Mỗi câu "Chối này" chị Cốc lại giáng một mỏ xuống.
 IV. Củng cố
 V. HDHB: Học bài, xem bài mới.
 Ngày tháng năm
 Tiết 131 	 Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)
A. Mục tiêu: 
 - Nắm được nội dung ý nghĩa ngữ pháp của các loại dấu câu: chấm, chấm hỏi, chấm than... và dấu phẩy.
 - Tích hợp phần văn ở vă bản nhật dụng: Động Phong Nha, với phần tập làm văn ở trả bài miêu tả sáng tạo.
 - Có ý thức sử dụng dấu câu khi viết văn bản. Phát hiện và sửa chữa các lỗi về dấu câu.
 B. Chuẩn bị
 C. Tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: 1. Em hãy đặt hai câu: một câu dùng dấu chấm hỏi, một câu dùng dấu chấm than
 III. Các hoạt động 
I. Công dung
HS đọc
1. Tìm hiểu ví dụ
- Em hãy xác định CN và VN?
- Em hãy điền dấu câu thích hợp?
a. Vừa lúc đó, sứ giả // đem ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy vươn vai một cái bỗmg biến thành một tráng sĩ.
 (Theo Thánh Gióng)
b. Suốt một đời, người từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay, tre với mình // sống chết có nhau chung thuỷ.
 (Theo Thép Mới)
c. Nước //bị cản văng bọt tứ tung, thuyền //vùng vằng cứ chực tuột xuống.
 (Theo Võ Quảng)
* Nhận xét:
- Dấu phẩy ở câu a:
+ Ngăn cách TN với cụm chủ vị.
+ Ngăn cách các từ ngữ cùng giữ chức vụ bổ ngữ.
+ Ngăn cách các từ bgừ cùng giữ chức vụ VN
- Câu b: dấu phẩy
 Ngăn cách thành phần chú thích.
- Câu c: dấu phẩy ngăn cách các vế của câu ghép.
- Hãy cho biết dấu phẩy có những công dụng gì?
* Ghi nhớ (158)
II. Chữa một số lỗi thường gặp
HS làm việc theo nhóm
* Em hãy điền dấu phẩy cho đúng chỗ.
a. Chào mào, sáo sậu, sáo đen....bay đi bay về, lượn lên, lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn ào mà vui không thể tưởng tượng được.
- Câu 1: dùng dấu phẩy ngăn cách các từ ngữ cùng giữ chức vụ CN
- Câu 2: dấu phẩy ngăn cách các từ ngữ cùng giữ chức vụ VN.
b. Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng...mùa đông, chúng ... vát vẻo, mềm mại...
- Câu 1: dấu phẩy ngăn cách TN với nòng cốt câu.
- Câu 2: dấu phẩy ngăn cách cá vế của một câu ghép.
III. Luyện tập
 1. Đặt dấu phẩy thích hợp:
a. Từ xưa đến nay, Thánh Gióng...yêu nước, sức mạnh....
- Dấu phẩy thứ nhất ngăn cách TN với nòng cốt câu.
- Dấu phẩy thứ 2 ngăn cách hai VN.
b. Buổi sáng, sương muối... cây, bãi cỏ. Núi đồi, thung lũng, làng...
- Dấu phẩy thứ nhất ngăn cách Tn với C - V.
- Dấu phẩy thứ hai ngăn cách 2 BN.
- Dấu phẩy thứ 3 ngăn cách 3 CN.
2. Điền CN thích hợp
3. Điền VN thích hợp
 IV. Củng cố
 V. HDHB: Học bài, làm BT và xem bài mới.
Tiết 132 	Trả bài tập làm văn miêu tả sáng tạo - kiểm tra Tiếng Việt
Tiết 133, 134	 Tổng kết phần văn và tập làm văn
A. Mục tiêu: 
 - Nắm được hệ thống văn bản với những nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại của các văn bản trong chương trình.
 - Hiểu và cảm thụ được vẻ đẹp của một số hình tượng nhân vật văn học tiêu biểu, tư tưởng yêu nước và truyền thống nhân ái trong các văn bản dã học.
 - Ôn lại các loại văn cơ bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, chính luận, nhật dụng. Nêu các phương thức biểu đạt của các văn bản.
 - Biết vận dụng các phương thức biểu đạt phù hợp trong việc xây dựng một văn bản hoàn chỉnh nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
 - Rèn luyện kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, tổng hợp và phân tích.
 B. Chuẩn bị
 C. Tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 III. Các hoạt động 
I. phần văn
1. Lập bảng thống kê các văn bản đã học.
- Yêu cầu: Nhớ chính xác theo các cụm bài, các kiểu văn bản đã học theo thứ tự.
a. Tự sự:
- Tự sự dân gian: các truyện cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn, cười.
- Tự sự trung đại
- Tự sự hiện đại: thơ tự sự, trữ tình,
b. Văn bản miêu tả:
c. Văn bản biểu cảm
d. Văn bản nhật dụng.
2. Nêu khái niệm
3. Lập bảng thống kê về các nhân vật chính.
4. Nêu nhân vật mà mình thích? Vì sao?
5. Phương thức biểu đạt: Tự sự
6. Những văn bản thể hiện:
a. Truyền thống yêu nước: Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm,
b. Tinh thần nhân ái: Côn rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy...
7. HS về nhà làm.
B. Tập làm văn
1. Các loại văn bản và phương thức biểu đạt
2,3. Xác định phương thức biểu đạt:
4. phần II mục 1,2
5. Mối quan hệ giữa sự việc nhân vật, chủ đề:
- Sự việc phải do nhân vật làm ra. Nếu không có nhân vật thì sự việc trở nên vụn nát ngược lại nếu không có sự vệc thì nhân vật trở nên nhạt nhẽo.
- Sự việc và nhân vật phải cùng tập trung để thể hiện chủ đề.
6. Nhân vật trong tự sự thường được kể và miêu tả qua những yếu tố:
- Chân dungvà ngoại hình
- Ngôn ngữ
- Cử chỉ hành động, suy nghĩ
- Lời nhận xét của các nhân vật khác
7. Thứ tự và ngôi kể:
a. Thứ tự kể:
- Theo trình tự thời gian: Làm cho câu chuyện mạch lạc rõ ràng.
- Theo trình tự không gian: Làm cho cảnh vật trở nên có thứ tự.
- Kết hợp: tạo sự bất ngờ lí thú.
b. Ngôi kể:
- Ngôi thứ nhất: làm cho câu chuyện như thật.
- Ngôi thứ ba: làm cho câu chuyện mang tính khách quan.
 IV. Củng cố
 V. HDHB: Học bài, xem bài mới. 
Tiết 135 	 Tổng kết phần tiếng Việt
A. Mục tiêu: 
 - Củng cố và hệ thống hoá kiến thức Tiếng Việt học ở lớp 6.
 - Vận dụng kiến thức đã học để làm bài.
 - Luyện kĩ năng: so sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá.
 B. Chuẩn bị
 C. Tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 III. Các hoạt động 
I. Từ và cấu trạo từ
- Từ là gì? Cho VD?
- Thế nào là từ đơn? Từ phức? Cho VD?
- Từ ghép khác từ láy ở điểm nào? VD?
- Từ là đơn vị tạo nên câu (Ăn/ uống/ ở)
- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng.
- Từ phức là từ gồm hai tiếng trở lên.
Từ phức và từ láy: đều thuộc loại từ phức, nghĩa là chúng đều gồm ít nhất hai tiếng trở lên.
+ Từ phức được tạo ra bằng cách kết hợp các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau thì được gọi là từ ghép.
+ Từ phức được tạo ra bằng cách kết hợp các tiếng có quan hệ lặp âm với nhau thì được gọi là từ láy.
II. Từ loại và cụm từ
- HS nhắc lại các từ loại đã học và cho VD?
1. Từ loại: DT, ĐT, TT, ST, LT, chỉ từ, phó từ.
2. Cụm từ: Cụm DT, cụm Đt, cụm TT
III. Nghĩa của từ
- Nghĩa của từ có mấy loại? Đó là những loại nào?
Nghĩa gốc và nghĩa chuyển tạo nên hiện tượng nhiều nghã của từ.
VD: Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Xuân1: mùa xuân, mùa đầu của 1 năm.
Xuân2: chỉ sự tươi đẹp, trẻ trung.
 - Trong tiếng Việt, ngoài từ thuần Việt ta còn vay mượn ngôn ngữ của nước nào?
IV. Nguồn gốc của từ
- mượn tiếng Hán và ngôn ngữ ấn âu
V. Lỗi dùng từ
- Lặp từ
- lẫn lộn từ gần âm
- Dùng từ không đúng nghĩa,
VI. Các phép tư từ: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
VII. Câu:
- Câu trần thuật đơn có từ là
- Câu trần thuật đơn không có từ là.
- Các thành phần chính của câu: CN-VN.
 IV. Củng cố
 V. HDHB: Học bài, làm BT và xem bài mới.
Tiết 136 	 Ôn tập tổng hợp cuối năm
A. Mục tiêu: 
 - Củng cố lại toàn bộ kiến thức ngữ văn đã học.
 - Nắm vững các yêu cầu cần đạt của ba phần:
 + Đọc - hiểu văn bản.
 + Phần Tiếng Việt.
 + Phần tập làm văn.
 - Luyện kĩ năng khái quát hoá, hệ thống hoá, ghi nhớ.
 B. Chuẩn bị
 C. Tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 III. Các hoạt động 
I. Phần đọc hiểu văn bản
- Học kì I:
+ Truyện dân gian
+ Truyện trung đại
- Học kì II:
+ Truyện - kí - thơ tự sự - trữ tình hiện đại.
+ Văn bản nhật dụng.
II. Phần Tiếng Viêt
- Từ, cụm từ, câu, các biện pháp tu từ.
III. Tập làm văn
- Tự sự
- Miêu tả 
- Đơn từ
 IV. Củng cố
 V. HDHB: 
Tiết 137, 138	 Kiểm tra tổng hợp
Tiết 139, 140 Chương trình địa phương
(phần văn và tập làm văn)

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Van 6- Ki II- 2010.doc