Đề 6. Kể về một việc tốt mà em đã làm.
1. Mở bài: - Giới thiệu nhân vật và tình huống câu chuyện. Kể ở ngôi 1
- Giới thiệu việc làm tốt (Ví dụ: nhặt được của rơi trả người đánh mất, đưa giúp cụ già qua đường, đưa em bé lạc đường về nhà, mang hộ đồ đạc cho người đi đường bị mệt , giúp bạn học tốt, làm trực nhật thay bạn vì bạn đến lớp chậm, giúp đỡ gia đình .)
2. Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện.
- Lí do – tình huống để làm việc tốt (ví dụ: đang đi trên đường đến trường, đến lớp, đang đi học về muộn, trời nắng to, mưa to ).
- Kể kết hợp miêu tả tâm trạng khi bản thân đang suy nghĩ để làm việc tốt đó (vui, buồn )
- Kể kết hợp miêu tả tâm trạng khi bản thân làm xong việc tốt đó (vui, buồn )
3. Kết bài: - Cảm xúc chung của bản thân.
- Thấy mình xứng đáng với danh hiệu người học sinh.
Đề 7. Kể về một lần em mắc lỗi.
1. Mở bài: - Giới thiệu nhân vật, tình huống truyện.
- Cảm xúc chung của em.
2. Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện.
- Nguyên nhân em mắc lỗi.
- Đó là lỗi gì? Đối với ai? Có nghiêm trọng hay không? Hậu quả ra sao?
- Cảm xúc của em , của mọi người khi em bị mắc lỗi?
3. Kết bài: - Cảm nghĩ chung.
- Lời hứa hẹn.
Đề 8. Kể về một thầy giáo hay cô giáo mà em quý mến.
1. Mở bài: - Giới thiệu nhân vật, tình huống truyện.
- Cảm xúc chung của em.
2. Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện.
- Kể về thầy giáo hoặc cô giáo, dạy học ở cấp nào? Hồi ấy em học lớp mấy?
- Kể về việc làm, lời nói, cử chỉ, hành động của thầy, cô đã để lại dấu ấn sâu đậm trong em.
- Em đã làm gì để đền đáp công ơn đó.
3. Kết bài: - Cảm nghĩ chung.
Bài 1 Ôn tập về từ vựng Tiếng Việt (Từ và cấu tạo từ tiếng Việt) A. Mục tiêu bài học: _ Củng cố và mở rộng cho HS những kiến thức về từ và cấu tạo từ tiếng Việt. _ Luyện giải một số bài tập về từ và cấu tạo từ tiếng Việt. B . CHUẨN BI - GV:Phương pháp giảng dạy , SGK,tài liệu tham khảo: - HS : SGK , đồ dùng học tập C . TIẾN TRèNH LấN LỚP _ Từ là gì? * GV nhấn mạnh: Định nghĩa trên nêu lên 2 đặc điểm của từ: + Đặc điểm về chức năng: Từ là đơn vị dùng để đặt câu. + Đặc điểm về cấu trúc: Từ là đơn vị nhỏ nhất. - Đơn vị cấu tạo từ là gì? - Vẽ mô hình cấu tạo từ tiếng Việt? - Phân biệt từ đơn với từ phức? Cho VD minh hoạ? _ Dựa vào đâu để phân loại như vậy? _ Phân biệt từ ghép với từ láy? Cho VD minh hoạ? 1. Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt là gì? A. Tiếng B. Từ C. Ngữ D. Câu 2. Từ phức gồm có bao nhiêu tiếng? A. Một B. Hai C. Nhiều hơn hai D. Hai hoặc nhiều hơn hai. 3. Trong bốn cách chia loại từ phức sau đây, cách nào đúng? A. Từ ghép và từ láy. B. Từ phức và từ ghép. C. Từ phức và từ láy. D. Từ phức và từ đơn. 4. Trong các từ sau, từ nào là từ đơn? A. ăn B. nhà cửa C. ông bà D. đi đứng 5. Từ nào dưới đây là từ ghép? A. tươi tắn B. lấp lánh C. chim chích D. xinh xắn 6. Từ nào dưới đây không phải là từ ghép phân loại? A. ăn cơm B. ăn uống C. ăn quýt D. ăn cam Bài tập 1: Hãy xác định số lượng tiếng của mỗi từ và số lượng từ trong câu sau: Em đi xem vô tuyến truyền hình tại câu lạc bộ nhà máy giấy. * GV hướng dẫn HS: _ Xác định số lượng từ trước. _ Sau đó mới xác định số lượng tiếng của mỗi từ. Bài tập 2: Gạch chân dưới những từ láy trong các câu sau: a. Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc Đứng bên này sông sao nhớ tiếc Sao xót xa như rụng bàn tay ( Hoàng Cầm) b. Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà ( Bà Huyện Thanh Quan) c. Bay vút tận trời xanh Chiền chiện cao tiếng hót Tiếng chim nghe thánh thót Văng vẳng khắp cánh đồng ( Trần Hữu Thung) Bài tập 3: Từ láy được in đậm trong câu sau miêu tả cái gì? Nghĩ tủi thân, công chúa út ngồi khóc thút thít. ( Nàng út làm bánh ót) Hãy tìm những từ láy có cùng tác dụng ấy. Bài tập 4: Thi tìm nhanh từ láy: a. Tả tiếng cười. b. Tả tiếng nói. c. Tả dáng điệu. Bài tập 5: Cho các từ sau: Thông minh, nhanh nhẹn, chăm chỉ, cần cù, chăm học, kiên nhẫn, sáng láng, gương mẫu. a. Hãy chỉ ra những từ nào là từ ghép, những từ nào là từ láy? b. Những từ ghép và từ láy đó nói lên điều gì ở người học sinh? Bài tập 6: Hãy kể ra: - 2 từ láy ba tả tính chất của sự vật. - 2 từ láy tư tả thấi độ, hành động của người. - 2 từ láy tư tả cảnh thiên nhiên. Bài tập 7: Điền thêm các tiếng vào chỗ trống trong đoạn văn sau để tạo các từ phức, làm cho câu văn được rõ nghĩa: Trên cây cao, kiến suốt ngày cặm (1) làm tổ, tha mồi. Kiến kiếm mồi ăn hằng ngày, lại lo cất giữ phòng khi mùa đông tháng giá không tìm được thức (2). Còn (3) sầu thấy kiến (4) chỉ, (5) vả như vậy thì tỏ vẻ (6) hại và coi thường giống kiến chẳng biết đến thú vui ở đời. Ve sầu cứ nhởn (7), ca hát véo (8) suốt cả mùa hè. Bài tập 8: Khách đến nhà, hỏi em bé: _ Anh em có ở nhà không? (với nghĩa là anh của em). Em bé trả lời: _ Anh em đi vắng rồi ạ. “Anh em” trong 2 câu này là hai từ đơn hay là một từ phức? Trong câu “Chúng tôi coi nhau như anh em” thì “anh em” là hai từ đơn hay là một từ phức? I. Lý thuyết: _ Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. - Đơn vị cấu tạo từ là tiếng. -Mô hình: ( HS tự vẽ). - Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng. Ví dụ: ông , bà, hoa, bút, sách, -Từ phức là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng. Ví dụ: + ông bà ( 2 tiếng) + hợp tác xã ( 3 tiếng) + khấp kha khấp khểnh ( 4 tiếng) - Dựa vào số lượng các tiếng trong từ. - Từ ghép : Là kiểu từ phức trong đó giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Ví dụ: hoa hồng, ông nội, hợp tác xã, - Từ láy: Là kiểu từ phức trong đó giữa các tiếng có quan hệ với nhau về âm. Ví dụ: đo đỏ, sạch sành sanh, khấp kha khấp khểnh, II. Bài tập: Phần BT trắc nghiệm: 1. A 2. D 3. A 4. A 5. C 6. B. Phần BT tự luận: Bài tập 1: Câu trên gồm 8 từ, trong đó: _ Từ chỉ có 1 tiếng: Em, đi, xem, tại, giấy. _ Từ gồm 2 tiếng: Nhà máy. _ Từ gồm 3 tiếng: Câu lạc bộ. _ Từ gồm 4 tiếng : Vô tuyến truyền hình. Bài tập 2: Gạch chân các từ láy: a. Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc Đứng bên này sông sao nhớ tiếc Sao xót xa như rụng bàn tay ( Hoàng Cầm) b. Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà ( Bà Huyện Thanh Quan) c. Bay vút tận trời xanh Chiền chiện cao tiếng hót Tiếng chim nghe thánh thót Văng vẳng khắp cánh đồng ( Trần Hữu Thung) Bài tập 3: _ Từ láy được in đậm trong câu sau miêu tả tiếng khóc. _ Những từ láy có cùng tác dụng ấy là: nức nở, nghẹn ngào, ti tỉ, rưng rức, tức tưởi, nỉ non, não nùng, Bài tập 4: Các từ láy: a. Tả tiếng cười: Ha hả, khanh khách, hi hí, hô hô, nhăn nhở, toe toét, khúc khích, sằng sặc, b. Tả tiếng nói: Khàn khàn, ông ổng, lè nhè, léo nhéo, oang oang, sang sảng, trong trẻo, thỏ thẻ, trầm trầm, c. Tả dáng điệu: Lừ đừ, lả lướt, nghêng ngang, khệnh khạng, ngật ngưỡng, đủng đỉnh, vênh váo, Bài tập 5: a. - Những từ láy là: nhanh nhẹn , chăm chỉ, cần cù, sáng láng. - Những từ ghép là: thông minh, chăm học, kiên nhẫn, gương mẫu. b. Những từ đó nói lên sự chăm học và chịu khó của người học sinh. Bài tập 6: - 2 từ láy ba tả tính chất của sự vật: xốp xồm xộp, sạch sành sanh. - 2 từ láy tư tả thấi độ, hành động của người: hớt ha hớt hải, khấp kha khấp khểnh. - 2 từ láy tư tả cảnh thiên nhiên: vi va vi vu, trùng trùng điệp điệp. Bài tập 7: Lần lượt điền các từ sau: cụi ăn ve chăm vất thương nhơ von Bài tập 8: _ “Anh em” với nghĩa là “anh của em” trong 2 câu đầu không phải là từ phức mà là một tổ hợp từ gồm có 2 từ đơn. _ “ Anh em” trong câu “Chúng tôi coi nhau như anh em” là từ phức. Bài tập về nhà: a- Viết một đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn, trong đú cú sử dụng từ ghộp, từ lỏy. b- Chỉ ra từ đơn và từ phức trong đoạn văn bài tập a. Bài 2- Tuần 3,4 ễN TẬP về thể loại truyền thuyết A. Mục tiêu bài học: - Ôn tập lại khái niệm về truyền thuyết và ý nghĩa của các truyền thuyết đã học. -Tìm hiểu cơ sở lịch sử và những yếu tố tưởng tượng, kì ảo trong các truyền thuyết đã học. B . Chuẩn bị * - GV:Phương pháp giảng dạy , SGK,tài liệu tham khảo: - HS : SGK , đồ dùng học tập C . Tiến trỡnh lờn lớp I. Định nghĩa. GV giúp HS nắm được 3 ý cơ bản: - Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật, sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ. - Chứa yếu tố hoang đường, kì ảo. - Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử đó. II. Đặc điểm của truyền thuyết. Chức năng của truyền thuyết: Thể hiện nhận thức, đánh giá, phản ánh và lí giải lịch sử của nhân dân ta. Nhân vật: Thường là anh hùng lịch sử, có khi có thật và mang vẻ đẹp khác thường. Yếu tố hoang đường: Thể hiện thái độ tôn kính, niềm tự hào, tôn vinh. Thời gian và địa điểm: Có thật. VD: Phong Châu, núi Sóc Sơn, vua Hùng thứ 18, Thánh Gióng... -> Tạo niềm tin đó là câu chuyện có thật, câu chuyện lịch sử. III. Các loại truyền thuyết trong chương trình Ngữ văn 6. Truyền thuyết về họ Hồng Bàng và thời kì thành lập nước Văn Lang. Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh. -> Những văn bản này gắn với nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước và chống thiên nhiên thời vua Hùng. Ngoài cốt lõi lịch sử, nó mang đậm chất thần thoại. Truyền thuyết thời phong kiến tự chủ (Bắc thuộc): Sự tích Hồ Gươm. -> Có phần theo sát lịch sử hơn và bớt dần chất hoang đường, thần thoại. IV. Các văn bản truyền thuyết đã học. Bài 1: Con Rồng, cháu Tiên. *Túm tắt: Những sự việc chính: + LLQ thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ... + Âu Cơ con Thần Nông xinh đẹp .... + LLQ và Âu Cơ gặp nhau, lấy nhau.... + Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng... + LLQ và AC chia con lên rừng xuống biển... + Con trưởng theo AC lên làm vua....giải thích nguồn gốc của người Việt nam. * Nghệ thuật: Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo đặc sắc thể hiện trí tưởng tượng phong phú của cha ông ta: - Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện; - Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc; - Làm cho truyện trở nên hấp dẫn, huyền ảo, lung linh. * Nội dung ý nghĩa: - Truyện tôn vinh nguồn gốc đẹp đẽ của dân tộc, nguồn gốc cao quí, thiêng liêng con Rồng, cháu Tiên. - Thể hiện nguyện ước đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt. a. Cốt lõi lịch sử (những sự kiện và con người có thực): Hình ảnh của tổ tiên ta trong những ngày đầu khai thiên lập địa mang vẻ đẹp phi phàm, dũng cảm, tài năng. b. Yếu tố hoang đường, kì lạ. - Cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử chỉ là cái nền, cái “phông” cho tác phẩm. Lịch sử ở đây đã được nhào nặn lại, đã được kì ảo hóa để khái quát hóa, lí tưởng hóa nhân vật và sự kiện, làm tăng “chất thơ” cho câu chuyện. - Hình ảnh LLQ và AC: Hội tụ vẻ đẹp tinh túy nhất, cao sang nhất - vẻ đẹp của khí thiêng sông núi đất trời. + AC: thuộc họ thần Nông xinh đẹp, tâm hồn lãng mạn đầy cảm xúc, trái tim nhân ái với cuộc sống. + LLQ: nòi Rồng, dũng mãnh. -> Dòng dõi cao sang, đẹp. Tài năng, nhân hậu. Dân tộc VN được sinh ra từ những con người đẹp đẽ như vậy -> Tự hào, tự tôn nguồn gốc của chính mình. c. Chi tiết có ý nghĩa. - “Bọc trăm trứng nở...người con khỏe mạnh”. + Yếu tố đậm chất thần thoại hoang đường: DT VN có dáng dấp Rồng Tiên nên khỏe mạnh, đẹp. + ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng. + Sức mạnh nội tàng, tiềm ẩn: bền bỉ, kiên gan trong cuộc sống đời thường. Bài tập: Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng. (Nguyễn Khoa Điềm - Mặt đường khát vọng) Từ những vần thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 câu) bày tỏ suy nghĩ tình cảm của em đối với nguồn gốc nòi giống của mình. * Yêu cầu: Cần làm nổi bật những nội dung: + Nơi chốn: Chim - Rồng: thần tiên, đẹp đẽ -> thanh cao. + LLQ - AC: vị thần tiên tài hoa, lịch lãm. + Nhân duyên: bọc trăm trứng -> ý nghĩa nguyện đoàn kết. => Cảm của mình: - Niềm tự hào về dòng dõi. - Tôn kính đối với các bậc tổ tiên. - Tâm trạng, ý nghuyện của mình trước lời nhắn nhủ. ? Hãy nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật? ? Trong lịch sử, vua Hùng thường truyền ngôi cho con trưởng. Tại sao trong truyện Bánh chưng bánh giầy, vua lại truyền ngôi báu cho ngư ... át (ví dụ: thấy sức mạnh ghê gớm của dòng sông, hoặc dòng sông như rộng thêm ra, cao hơn lên, lao nhanh về phía biển). 2. Thân bài: a. Lòng sông: - Nước sông đục ngầu, đỏ nặng phù sa (hoặc xám đen màu bùn đất). - Nước sông dâng lên cao làm lòng sông rộng hẳn ra (dâng cao lưng bờ đê, ngập bãi hoa màu ven sông, nước mấp mé mặt đê). - Nước sông chảy xiết (cuồn cuộn ở giữa sông, vật vã, xoáy xiết khi va vào kè đá bên bờ), những đám bèo tây, những cành khô, cây chuối, những đám bọt đỏ ngầu xuôi theo dòng chảy. - Những chiếc ca nô của đội phòng chống lụt bão chạy ngược chạy xuôi trên sông để quan sát mực nước sông cảnh báo mọi nhà. - Âm thanh: tiếng nước réo, tiếng nước vỗ bờ, tiếng gió rít b. Bầu trời: - Bầu trời đây mây, thấp và nặng. - Một vài con chim liệng thấp xuống mặt nước tìm mồi. c. Hai bên bờ sông: - Bãi sông sát bờ ngập nước, những bụi tre trộng ven sông để chắn nước nửa thân dầm mình trong nước, nghiêng ngả theo dòng nước chảy. - Trên bờ sông, nhiều người đi lại xem nước lũ, chỉ có vài người đợi đò sang sông với nét mặt lo lắng. 3. Kết bài: - Cảnh tiến triển: mưa bắt đầu rơi, gió thổi mạnh, dòng sông càng như chảy mạnh hơn, rộng thêm ra. - Cảm tưởng: thấy được sức mạnh của dòng nước, lo lắng cho mùa màng, mơ ước chiến thắng thiên tai. Đề 3. Tả cảnh biển vào một ngày đẹp trời và một ngày dông bão. - Lựa chọn để tả cảnh biển vào một ngày đẹp trời hoặc một ngày dông bão tuỳ theo sự quan sát và trí tưởng tượng của mình. - Nếu tả cảnh biển vào một ngày đẹp trời, cần bám sát vào các chi tiết hình ảnh như: + Bầu trời cao, xanh, mây trắng xốp trôi bồng bềnh, phản chiếu và in bóng xuống mặt nước biển; + Những cánh buồm đủ màu sắc; + Hình ảnh những hòn đảo; + Hình ảnh những con thuyền, những người dân chài da rám nắng; + Gió thổi mạnh mát dịu mang hơi mặn mòi của biển cả, sóng bạc đầu; + Âm thanh ngân vang, dạt dào, dịu nhẹ của sóng biển. - Nếu tả cảnh biển vào một ngày dông bão, cần bám sát vào các chi tiết hình ảnh thiên nhiên dữ dộinhư: + Gió thổi mạnh, sấm chớp và mưa tuôn xối xả. + Sóng biển dâng cao, nghiêng ngả, chao đảo, ồ ạt xô bờ đá, tung bọt trắng xoá. + Âm thanh của gió, của sóng ầm ào không ngớt. + Đất trời như ngả nghiêng. + Thuyền neo bên bờ ngả nghiêng theo nhịp sóng. - Biển mang lại ấn tượng gì cho em, nêu cảm xúc và suy nghĩ của mình. Đề 4. Tả cảnh hoàng hôn trên quê em. - Tả được cảnh hoàng hôn ở quê hương với những nét đặc sắc riêng tuỳ theo cảnh vật cụ thể. - Rèn luyện năng lực quan sát cảnh vật nhanh nhạy theo diễn biến thời gian. - Cảnh hoàng hôn thường diễn ra rất nhanh. Cần tập trung quan sát để thấy rõ được sự thay đổi về ánh sáng, đường nét, màu sắc của cảnh cũng như diễn biến cảm xúc của con người trước cảnh. - Lựa chọn vị trí, góc độ để tả: cảnh hoàng hôn trên con sông quê, trên bãi biển, trên cánh đồng lúa chín, trên nương rẫy, trên xóm thôn Dù ở vị trí nào cũng cần lưu ý về trình tự thời gian để thấy rõ diễn biến của cảnh và cảm xúc của bản thân. 1. Mở bài: - Giới thiệu cảnh hoàng hôn trên quê hương khiến mình nhớ mãi. Nêu rõ hoàn cảnh được chứng kiến cảnh hoàng hôn (tan học buổi chiều, lớp tổ chức quan sát cảnh hoàng hôn để có tư liệu viết bài văn) - Nêu ấn tượng sâu sắc nhất: say sưa, ngây ngất 2. Thân bài: a. Khi mặt trời sắp lặn: - Mặt trời gác núi phía tây, ráng chiều rực rỡ, ánh sáng hình rẻ quạt chiếu hắt lên bầu trời, chiếu xiên ngang mặt đất Từng đàn chim trên trời bay về tổ sau một ngày kiếm ăn mệt nhọc - Trên cánh đồng, người làm đồng (chăm bón hoa màu, chăm sóc lúa, ngô) gọi nhau í ới, thu xếp dụng cụ rủ nhau ra về, trên đường làng, từng tốp người kéo nhau ra về chuyện trò râm ran. Tiếng cười nói, tiếng nghé con gọi mẹ - Trong thôn bản: Nắng nhuộm vàng cây cổ thụ,hàng cau, nhà cao tầng, mái ngói, làng bản như rực lêntiếng chim ríu rít trên cây trong vườn, tiếng chào hỏi vang lên b. Khi mặt trời lặn: - Mặt trời lặn xuống núi, ánh sáng còn le lói phía tây, chân trời đùn lên những đám mây nhiều hình nhiều vẻ, bóng tối lan dần trên bầu trời, mặt đất chim hổi hả bay nhanh về tổ vài ngôi sao mọc sớm. - Cảnh vật mờ dần khi màn đêm buông chiếc rèm mỏng, đôi chỗ sương trắng đã chập chờn. Ngoài đường người vắng hẳn, chỉ còn lác đác vài người trên cánh đồng, trên đường về nhà. - Trong thôn đèn bật sáng, bếp đỏ lửa tiếng trẻ vui đùa, tiếng hát của ai đó cất lên véo von 3. Kết bài: - Cảm nhận về cảnh hoàng hôn ở quê hương: đẹp rực rỡ trong ráng chiều, đẹp mờ ảo trong sương chiều và màn đêm. - Nhớ mãi cảnh đẹp đó. Đề 5. Tả một cảnh đẹp hoặc một di tích lịch sử: - Cảnh đẹp thiên nhiên và di tích lịch sử thường có nét giống nhau. Nếu không khéo quan sát và chọn lọc những chi tiết cụ thể, nổi bật nhất để vẽ lại cảnh với những đặc điểm riêng của nó thì cảnh sẽ trở nên chung chung, mờ nhạt. - Trong tâm của bài là cảnh vật thiên nhiên và nhân tạo. Khi tả, cần khéo léo bộc lộ thái độ, tình cảm của mình đối với cảnh vật. - Thời gian, trình tự cần hợp lí, kết hợp chặt chẽ giữa thực tại thời gian và thứ tự không gian của từng khu vực cảnh. * Chọn cảnh 1 di tích lịch sử: một ngôi chùa cổ. 1. Mở bài: - Nêu lí do tham quan di tích lịch sử. - Tả bao quát chung toàn cảnh (nhìn từ xa): Vị trí ở đâu? Các chiều không gian của cảnh? Cảnh đó có đặc điểm gì? 2. Thân bài: a. Cảnh ngoài sân chùa: - Những hàng cây: cau, mẫu đơn, hải đường đại, (màu sắc, đường nét, hình khối từng loại cây). - Tường bao quanh, các bệ đá chạm khắc, gạch lát sân và mái hiên chùa. - Những hàng cột ngoài hiên (đá hoặc lim), mái chùa uốn cong, trên nóc có hình 2 con rồng chầu mặt trăng. b. Cảnh trong chùa: - Những bức đại tự, hoành phi, câu đối (vị trí, màu sắc, đường nét). - Những thanh xà ngang, xà dọc chạm trổ tinh vi (tả kĩ đường nét hoa văn: hình chạm các loại cây và thú vật) - Những bức tượng: tả thức tự từ ngoài vào trong (tượng hai ông Hộ Pháp (thiện, ác), tượng Phật các cỡ, chú ý tả kĩ một vài pho tượng tiêu biểu tạo nên di tích lịch sử. - Những đồ thờ cổ: những bát hương bằng đồng, bằng sứ, những bình hương, bình hoa những chiếc khánh đòng, chuông đồng trên các bàn thờ (chú ý tả màu sắc, đường nét của một vài thứ cổ kính nhất) 3. Kết bài: - Nêu ấn tượng chung: say sưa nhìn ngắm, trí tướng tượng bay bổng theo cảnh trí trong chùa. - Cảm nghĩ: tự hào về cảnh quê hương ngàn năm văn hiến tươi đẹp. Mong muốn giữ gìn, bảo vệ di tích đó. Đề 6. Em đã chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc em đã thấy cảnh đó trên truyền hình, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó. Dàn bài: 1. Mở bài: - Giới thiệu sự việc định tả. - Nêu cảm xúc khái quát. 2. Thân bài: * Thời gian miêu tả: chiều -> đêm. * Trước cơn mưa: - Bầu trời: + Đầu tiên là những đám mây hình đuôi mèo xuất hiện. Sau đó, rất nhanh, mây đen vần vũ kéo đến che kín cả bầu trời. + Trời tối sầm lại. - Gió: đầu tiên là làn gió làm ớn lạnh, sau đó gió lớn nổi lên, thổi ào ào, làm cây cối ngả nghiêng, chao đảo, bụi bay mù mịt, cánh cửa sổ đập ầm ầm khi chưa kịp đóng, mọi người, mọi vật (kiến, mối, gà con, gà mẹ, mèo, chó, trâu bò) cùng chạy mưa. - Sấm chớp rạch ngang trời. * Trong cơn mưa: - Mưa rất to, kéo đến rất nhanh: Tả cụ thể: + Âm thanh: tiếng mưa lộp độp khi đập vào mái tôn, phên nứa, tiếng rào rào khi hạt mưa dày hơn. Sấm chớp ầm ầm. + Đất bốc mùi ngai ngái. + Nước mưa rơi xiên xuống vào mặt ran rát, mưa rơi chéo mặt sân sủi bọt. + Tiếng nước chảy ồ ồ từ ống nước trên mái cao dội xuống. + Nước chảy đỏ ngầu, dồn xuống các cống rãnh đầy ứ. - Người người lo lắng lũ lụt. * Mưa: - Kéo dài, càng ngày càng nặng hạt. Gió lớn thổi làm tốc mái nhà, đồ đạc ướt sũng. - Mọi người cuống quýt thu dọn, che chắn lại đồ đạc. - Nước từ thượng nguồn đổ về nhanh chóng, nước sông dềnh lên, tràn bờ, tiếng trông hộ đê giục giã, tiếng loa cảnh báo mọi người vang lên liên hồi, tiếng còi báo động hú vang. Lực lượng hộ đê được huy động. - Có nhiều đoạn đê vỡ. Mọi người nhốn nháo chuyển đồ đạc nhưng không kịp, nhiều nhà bị thiệt hại về tài sản. Có cả người chết. 3. Kết bài: - Cảm nghĩ: + Bão lụt gây thiệt hại ghê gớm (minh hoạ bằng số liệu). + Mặc dù gia đình mình không thiệt hại gì nhiều, nhưng nhìn cảnh làng xóm, khu phố chìm ngập trong lũ lụt mà lòng đau nhói. + Ước mong của bản thân. Văn miêu tả : Phương pháp tả người A.Mục tiờu cần đạt: -Giỳp HS nắm được phương phỏp tả người bố cục,hỡnh thức của 1 đoạn văn, bài văn tả người. -Luyện kĩ năng quan sỏt và lựa chọn,trỡnh bày những điều quan sỏt, lựa chon theo 1 thứ tự nhất định. B. Hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy-trò Nội dung cần đạt ? Khi tả người cần chỳ ý những điều gỡ? -Khụng lớ tưởng húa tuyệt đối cỏc nhõn vật như vậy sẽ thiếu tớnh chõn thực, vụ tỡnh sẽ biến họ thành những cụ văn cụng trờn sõn khấu. -Chọn hỡnh ảnh tả cho phự hợp. VD: người phụ nữ làm nghề dạy học sẽ cú trang phục, diện mạo, cử chỉ khỏc hẳn người phụ nữ là cụng nhõn làm đường. -Xỏc định rừ yờu cầu từng đề: Tả người núi chung thỡ phải làm nổi bật đặc điểm ngoại hỡnh, tớnh cỏch; tả người trong hoạt động thỡ phải tập trung vào cử chỉ, động tỏc -Chỳ ý ngụn ngữ tượng hỡnh, tượng thanh, nghệ thuật so sỏnh, bộc lộ tỡnh cảm đối với người được tả ngay trong quỏ trỡnh làm văn( trực tiếp qua những cõu bỡnh phẩm, nhận xột, cõu cảm thỏn; giỏn tiếp qua việc lựa chọn hỡnh ảnh, từ ngữ và sắp xếp trật tự miờu tả). * GV hướng dẫn HS làm cỏc bài tập: VD đoạn văn: GV đoc Mẹ kớnh yờu của tụi sống rất giản dị; suốt đời mẹ chỉ lo cho bố con tụi. Hụm nay 8-3 là ngày đỏng ghi nhớ- ngày quốc tế phụ nữ. Mẹ tụi bỗng rực rỡ trong chiếc ỏo dài màu xanh mà bố mua tặng mẹ. Trụng mẹ trẻ hơn mọi ngày rất nhiều. Mẹ lờn xe để đến cơ quan làm việc, tà ỏo dài bay tha thướt phớa sau. Ngoài phố, ai ai cũng nhỡn theo. Tụi rất tự hào về mẹ. Giỏ ngày nào mẹ cũng đẹp và thanh thản như thế. Cú 1 nhà văn đó núi rất hay về cỏc mẹ, đại ý là: Khụng cú người mẹ, khụng cú thế gian và anh hựng. Tụi thấy núi như thế thỡ hay nhưng chưa gần gũi lắm. Tụi chỉ thớch mẹ tụi đẹp mói trong tà ỏo dài truyền thống, mỗi ngày một màu, thật đẹp I.Nội dung kiến thức cần nhớ: *Muốn tả người cần: -Xỏc định được đối tượng cần tả( tả chõn dung hay tả người trong tư thế làm việc). -Quan sỏt, lựa chọn cỏc chi tiết miờu tả. -Trỡnh bày kết quả quan sỏt theo 1 thứ tự. *Bố cục: -MB: Giới thiệu người được tả. -TB : Miờu tả chi tiết( ngoại hỡnh, cử chỉ, hành động, lời núi) -KB : thường nhận xột hoặc nờu cảm nghĩ của người viết về người được tả. II- Bài tập: * Bài tập1: Viết 1 đoạn văn miờu tả người mẹ kớnh yờu của em rực rỡ trong tà ỏo dài truyền thống nhõn ngày kỉ niệm Quốc tế phụ nữ 8-3.
Tài liệu đính kèm: