Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 7: Em bé thông minh (Truyện cổ tích)

Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 7: Em bé thông minh (Truyện cổ tích)

1. Mục tiêu: Giúp HS

 1.1. Kiến thức:

- HS biết đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm “Em bé thông minh”.

 -HS hiểu được cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đ vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt. Hiểu và cảm nhận được tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.

 1.2. Kĩ năng:

- Đọc hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.

- Trình by những suy nghĩ, tình cảm về một nhn vật thơng minh.

- Kể lại một cu chuyện cổ tích.

 1.3. Thái độ:

Giáo dục HS tính ham hiểu biết, lòng ham muốn phát triển tài năng, trí tuệ.

2. Trọng tâm: Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện cổ tích sinh hoạt “Em b thơng minh”.

3. Chuẩn bị:

 3.1. Giáo viên: Bảng phụ ghi bố cục văn bản, câu hỏi thảo luận

 3.2. Học sinh: Soạn bài trước ở nhà

 

doc 6 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 995Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 7: Em bé thông minh (Truyện cổ tích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
EM BÉ THÔNG MINH
 ( Truyện cổ tích )
Bài 7 Tiết: 25, 26	
Tuần dạy: 7 
Ngày dạy: 
1. Mục tiêu: Giúp HS 
 1.1. Kiến thức:
- HS biết đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm “Em bé thơng minh”.
	-HS hiểu được cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt. Hiểu và cảm nhận được tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng khơng kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự cơng bằng của nhân dân lao động.
 1.2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thơng minh.
- Kể lại một câu chuyện cổ tích.
 1.3. Thái độ: 
Giáo dục HS tính ham hiểu biết, lòng ham muốn phát triển tài năng, trí tuệ.
2. Trọng tâm: Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện cổ tích sinh hoạt “Em bé thơng minh”.
3. Chuẩn bị:
 3.1. Giáo viên: Bảng phụ ghi bố cục văn bản, câu hỏi thảo luận
 3.2. Học sinh: Soạn bài trước ở nhà
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện HS: 
Lớp 6A5: 
4.2. Kiểm tra miệng: 
Câu 1: Nêu phẩm chất Thạch Sanh trong truyện cổ tích cùng tên? Nêu ý nghĩa truyện cổ tích Thạch Sanh? (8đ)
Đáp án: 
- Phẩm chất Thạch Sanh: Thật thà, dũng cảm, mưu trí, tài năng, không tham lam, nhân đạo, yêu hoà bình. (4đ)
- Ý nghĩa: Thể hiện ước mơ, niềm tin vào đạo đức, công lí và lí tưởng nhân đạo, yêu chuộng hòa bình của nhân dân về sự chiến thắng của con người chính nghĩa, lương thiện. (4đ)
Câu 2: Truyện “Em bé thơng minh” là truyện gì?(2đ)
Đáp án: Truyện “Em bé thơng minh” là truyện cổ tích
 4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
	Hoạt động 1: Vào bài:
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam cịn có một loại truyện rất lý thú về các nhân vật tài giỏi thông minh. Qua đĩ ta thấy trí khơn dân gian vơ cùng sâu sắc, hĩm hỉnh mà “Em bé thông minh” là một trong những điển hình.
Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản:
- GV hướng dẫn đọc: Giọng vui, hóm hỉnh, rõ ràng, mạch lạc. Cần diễn cảm lời đối thoại của nhân vật, chú ý những câu hỏi và trả lời của em bé với vua, quan
GV đọc mẫu, gọi HS đọc - nhận xét 
- Giáo viên nhận xét chung, sửa sai 
- GV hướng dẫn HS kể, gọi HS kể.
- HS nhận xét cách kể
? Em bé thơng minh là câu truyện kể về nhân vật nào?
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số từ ngữ khó SGK/73	
	 Hoạt động 3: Phân tích văn bản	
? Truyện Em bé thơng minh được chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
-GV treo bảng phụ: 
* Bố cục: 3 phần
-Phần 1: Từ đầu -> “thật lỗi lạc”: vua tìm người tài
-Phần 2: Tiếp -> “láng giềng”: Các cuộc thách đố và sự mưu trí của em bé
-Phần 3: cịn lại: Kết quả sự việc
? Sự thơng minh của em bé được thể hiện qua mấy lần?
4 lần
GV chia lớp 4 nhĩm, thảo luận 4 phút
GV treo bảng phụ ghi nội dung thảo luận:
Nhĩm 1,2: Các câu đố qua 4 lần, đĩ là những câu đố nào? Do ai ra? Em cĩ nhận xét gì về mức độ của các câu đố?
Nhĩm 3: Em bé đã dùng cách gì để giải đố?
Nhóm 4:Theo em cách giải đố của em bé cĩ gì lí thú?
Đại diện nhĩm trình bày, nhĩm khác nhận xét, bổ sung – GV chốt:
Nhĩm 1,2: 
Lần 1: Trâu cày 1 ngày được mấy đường? (viên quan ra, so sánh với cha cậu bé)
Lần 2: Nuơi 3 trâu đực trong 1 năm đẻ chín con (vua ra, so sánh với dân làng)
Lần 3: Từ một con chim sẻ làm 3 mâm cỗ thức ăn (vua ra, thách đố với chính câu bé)
Lần 4: Sâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài (sứ thần, so sánh với cả một vương triều)
Nhĩm 3: 
Lần 1,3: em đố lại:
- “Ngựa của ơng đi một ngày mấy bước?”
- Đưa một cây kim địi rèn 3 cây kim để xẻ thịt chim
Lần 2: Dùng kế “gậy ơng đập lưng ơng”: em bé đã tạo ra tình huống để tự vua nĩi ra sự vơ lí, phi lí trong câu đố của mình.
Lần 4: Lấy con kiến càng cột chỉ lại để ở một đầu, cịn đầu kia bơi mỡ -> kiến sẽ bị sang-> xâu được chỉ 
(Kinh nghiệm đời sống dân gian:
“Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ”)
Nhóm 4: Cách giải đố của em bé lí thú ở chỗ:
? Qua đĩ ta thấy trí thơng minh của cậu bé như thế nào?
GV mở rộng: 
Cách giải đố của em bé cũng là cách rất phổ biến trong truyện cổ tích. Trong đĩ câu đố đĩng vai trị quan trọng trong việc thử tài, tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất.
 Hết tiết 1 chuyển sang tiết 2
? Trong truyện em thấy cĩ chi tiết nào tưởng tượng hoang đường khơng? Em bé tự giải đố hay cĩ ai giúp đỡ hướng dẫn?
- Trong truyện khơng sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo. Em bé đã vận dụng trí thơng minh của mình để tự giải đố. (Đặc điểm của truyện cổ tích sinh hoạt: thường ít hoặc không có yếu tố kì ảo, cốt truyện gần với đời sống thực)
?Sự thơng minh ấy bắt nguồn từ đâu?
-Từ kinh nghiệm của đời sống thực
?Vậy em cĩ nhận xét gì về đặc điểm nghệ thuật của truyện?
HS thảo luận bàn (3 phút)
Đại diện trình bày - nhận xét
GV chốt:
?Em hãy nêu ý nghĩa của truyện?
HS thảo luận bàn 3 phút
Đại diện trả lời – nhận xét
GV sửa chữa, bổ sung
? Cuộc đấu trí của em bé thông minh xoay quanh những vấn đề gì?
- Xoay quanh chuyện đường cày, bước chân ngựa, con trâu, con chim sẻ, con ốc, con kiến vàng 
-> Truyện tiêu biểu cho trí khôn và sự thông minh được đúc kết từ đời sống và luôn được vận dụng trong thực tế.
Từ câu đố của viên quan, vua, sứ giả đến những lời đối đáp của em bé đều tạo ra những tình huống bất ngờ, thú vị. Nội dung yêu cầu của phần đố và đáp đem lại tiếng cười vui vẻ. Em bé thông minh tài trí hơn người nhưng hồn nhiên, ngây thơ trong sự đối đáp.
? Em hãy tổng kết lại nội dung, nghệ thuật của truyện?
Hoạt động 4:Luyện tập
?Em hãy kể một câu chuyện nói về em bé thông minh?
HS kể như truyện Lương Thế Vinh, Trạng Quỳnh
I. Đọc - hiểu văn bản:
 1. Đọc:
 2. Kể:
 3. Chú thích:
Em bé thơng minh là truyện cổ tích kể về nhân vật thơng minh. 
II. Phân tích văn bản:
1. Sự thơng minh của em bé: 
- Mức độ của những câu đố mỗi lúc một khĩ khăn hơn, ối oăm hơn.
- Em bé đã giải đố một cách rất thơng minh, mưu trí:
 + Đẩy thế bí của mình về người ra câu đố
 + Tạo tình huống để người ra câu đố tự thấy điều phi lí trong câu đố của mình
 + Dùng kinh nghiệm trong đời sống thực tế để giải đố.
-> Chứng tỏ trí thơng minh hơn người của cậu bé.
2. Nghệ thuật:
- Dùng câu đố - tạo ra tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất
- Cách giải đố của em bé tạo nên tiếng cười hài hước
- Câu chuyện hấp dẫn, lí thú
3. Ý nghĩa văn bản:
- Truyện đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian.
- Tạo ra tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong cuộc sống.
 Ghi nhớ sgk/72
III. Luyện tập:
 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu1: Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần ? Tại sao nói cách giải đố của em bé là thông minh, lí thú?
Đáp án câu 1: 4 lần. Cách giải đố của em bé lí thú ở chỗ:
+ Đẩy thế bí của mình về người ra câu đố
 	 + Tạo tình huống để người ra câu đố tự thấy điều phi lí trong câu đố của mình
 + Dùng kinh nghiệm trong đời sống thực tế để giải đố.
-> Chứng tỏ trí thơng minh hơn người của cậu bé.
Câu 2: Qua truyện Em bé thông minh, em học hỏi được những điều gì?
Đáp án câu 2: Em học tập được việc hình thành và phát triển trí thông minh của mình: dựa vào kinh nghiệm đời sống, học tập lẫn nhau.Học nên tư duy, phát biểu ý kiến 
(GV giáo dục HS)
	 4.5. Hướng dẫn HS tự học:
*Đối với bài học ở tiết học này:
- Đọc và kể ngắn gọn câu chuyện Em bé thông minh
- Học nội dung phân tích
- Học thuộc ghi nhờ ( SGK/72 )
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Soạn bài Chữa lỗi dùng từ (tt): 
- Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
- Tác hại của lỗi này và cách chữa
- Làm phần luyện tập vào vở bài tập 
Rút kinh nghiệm:
- Nội dung: 	
- Phương pháp: 	
-Sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docem be thong minh.doc