Giáo án Ngữ văn - Bài 19: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn - Bài 19: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả - Năm học 2011-2012

1. Mục tiêu: Giúp HS

1.1. Kiến thức:

- Mối quan hệ trực tiếp của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

- Vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

1.2. Kĩ năng:

- Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi miêu tả.

- Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản : quan sát , tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong đọc và viết văn miêu tả.

1.3. Thái độ:

- GD HS lòng yêu thích văn chương( văn miêu tả).

2. Trọng tâm:

- Vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

3. Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ.

- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 809Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn - Bài 19: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 19 - tiết: 79,80	 
Tuần dạy: 21
Ngày dạy: 12/01/2012
QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT
 TRONG VĂN MIÊU TẢ
1. Mục tiêu: Giúp HS
1.1. Kiến thức:
- Mối quan hệ trực tiếp của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
1.2. Kĩ năng:
- Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi miêu tả.
- Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản : quan sát , tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong đọc và viết văn miêu tả.
1.3. Thái độ:
- GD HS lòng yêu thích văn chương( văn miêu tả).
2. Trọng tâm:
- Vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
3. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
4. Tiến trình:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
6A3: 	
4.2. Kiểm tra miệng:
* Câu hỏi:
1. Thế nào là miêu tả? (8đ).
2. Khi viết văn miêu tả ta cần thực hiện những thao tác nào? (2đ) ( bài mới)
* Trả lời:
1. Miêu tả là loại văn bản giúp người đọc, người nghe hình dung được những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh, làm cho cái đó như hiện lên trước mặt người đọc, người nghe. Trong văn miêu tả năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất.
2. Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét.
4.3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài:
Hoạt động của GV Và HS
Nội dung
* Hoạt động:1
- GV: Treo bảng phụ ghi đoạn văn 1.
- Đoạn văn trên tả cái gì?
- Dế Choắt.
- Dế Choắt được miêu tả với đặc điểm gì nổi bật? Thể hiện qua các hình ảnh nào?
- Oám yếu, gầy gò đáng thương. Hình ảnh Dế Choắt hiện lên: gầy gò, cao lêu nghêu, bè bè, ngẩn ngẩn ngơ ngơ,
- Qua đoạn văn trên tác giả cho ta biết được điếu gì về Dế Choắt?
- GV: Yêu cầu HS đọc đoạn văn 2 SGK/ 27.
- Đoạn văn trên tả gì?
- Đặc điểm nổi bật của cảnh được tả ở đây là gì? 
- Sông nước Cà Mau đẹp, hoang sơ, hùng vĩ.
-Đặc điểm đó được thể hiện qua những từ ngữ , hình ảnh nào?
- Sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít, nước xanh, rừng xanh, rì rào bất tận, mênh mông, ầm ầm như thác,..
- GV: Yêu cầu HS đọc đoạn văn 3 SGK/ 27,28
- Đoạn văn trên tả gì?
- Cảnh mua xuân.
- Cảnh mùa xuân được tả qua những chi tiết nào?
- Chim ríu rít, cây gạo rừng rững như táp đèn khổng lồ, bông hoa, búp nõn,
- Qua các chi tiết ấy em thấy mùa xuân có đặc điểm gì nổi bật?
- GV: Cho HS thảo luận nhóm.(5 phút).
- Để miêu tả người viết cần phải có những năng lực nào?
- Tìm những câu văn có sự liên tưởng và so sánh trong mỗi đoạn? Sự liên tưởng ấy có gì độc đáo?
-So sánh chàng Dế Choắt “gầy gò và dài lêu nghêu như gã nghiện thuốc phiện”.
- Gợi lên cho người đọc hình ảnh chú dế đứng xiêu vẹo, lờ đớ, trong rất tệ.
- So sánh đôi cánh như người cởi trần mặt áo gile
-> Gợi lên hình ảnh đôi cánh xấu và rất buồn cười.
- Gọi HS đọc BT3.
- Những từ bị lược bỏ có tác dụng gì? Việc lược bỏ ấy dẫn đến hậu quả gì?
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
* Hoạt động 2:
Gọi HS đọc và xác định yêu cầu BT 1.2.
Gọi HS làm BT1,2
I. Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
* Đoạn 1: Tái hiện hình ảnh ốm yếu tội nghiệp của Dế Choắt.
* Đoạn 2: Tả cảnh sông nước Cà Mau với vẽ đẹp hoang sơ và hùng vĩ.
* Đoạn 3: Cảnh mùa xuân đẹp, náo núc nhu ngày hội.
-> Năng lực quan sát, tưởng tương , so sánh và nhận xét.
II. Luyện tập:
BT1
H/s đọc đoạn văn :
? Đoạn văn tả cảnh gì ? (cảnh Hồ Gươm)
? Vì sao biết ? (Hình ảnh, chi tiết tiêu biểu : Cầu son bắc từ bờ ra đền, tháp giữa hồ)
? Tìm 5 từ ngữ thích hợp điỊn vào chổ dấu  trong đoạn văn 
	1, Gương bầu dục 
	2, Uốn, cong cong
	3, Cổ kính
	4, Xám xịt
	5, Xanh um
 Bài tập 2 : H/s nêu yêu cầu của bài tập 2 
	Gợi ý : + Rung rinh, bãng mỡ
	 + Đầu to, nổi từng tảng, rÊt s­íng.....
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố :
 * Câu hỏi:
 - Khi miêu tả người nói, viết cần có những năng lực nào?
4.5. Hướng dẫn HS tự học:
a. Đối với bài học ở tiết học này:
- Học ghi nhớ.
- Xem lại các ví dụ, bài tập đã làm.
b. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị bài: Bức tranh của em gái tôi.
5. Rút kinh nghiệm:
 1. Nội dung
....................................................................................................................................................................
2.Phương pháp
 3.Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học

Tài liệu đính kèm:

  • docQUAN SAT TUONG TUONG SO SANH.doc