Giáo án môn Vật lí lớp 6 - Tiết 2: Đo độ dài

Giáo án môn Vật lí lớp 6 - Tiết 2: Đo độ dài

1-Kiến thức:

-Biết đo độ dài trong một số tình huống thông thường theo qui tắc đo.

-Xác định GHĐ và ĐCNN.

2-Kỹ năng:

 -Ước lượng chiều dài - Chọn thước đo thích hợp - Đặt thước đo đúng qui định - Đặt mắt nhìn và đọc kết quả đúng.

 -Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.

 3-Thái độ:

 -Rèn tính trung thực thông qua kết quả đo.

 II-CHUẨN BỊ:

1-Giáo viên: Vẽ phóng to hình 2.1; 2.2 SGK - Vẽ to minh hoạ 3 trường hợp đầu cuối của vật không trùng với vạch chia.

 2-Học sinh: Chia nhóm ( 2 bàn ) gần nhau làm một nhóm – Nhóm trưởng, nhóm phó nhóm tự bầu.

III-TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP:

 1-Ổn định tổ chức lớp (2’)

 2-Bài cũ: (6’)

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1424Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí lớp 6 - Tiết 2: Đo độ dài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 2: ĐO ĐỘ DÀI (tt).
I-MỤC TIÊU
1-Kiến thức:
-Biết đo độ dài trong một số tình huống thông thường theo qui tắc đo.
-Xác định GHĐ và ĐCNN.
2-Kỹ năng: 
	-Ước lượng chiều dài - Chọn thước đo thích hợp - Đặt thước đo đúng qui định - Đặt mắt nhìn và đọc kết quả đúng.
	-Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.
	3-Thái độ:
	-Rèn tính trung thực thông qua kết quả đo.
 II-CHUẨN BỊ:
1-Giáo viên: Vẽ phóng to hình 2.1; 2.2 SGK - Vẽ to minh hoạ 3 trường hợp đầu cuối của vật không trùng với vạch chia.
	2-Học sinh: 	Chia nhóm ( 2 bàn ) gần nhau làm một nhóm – Nhóm trưởng, nhóm phó nhóm tự bầu. 
III-TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP:
	1-Ổn định tổ chức lớp (2’)
	2-Bài cũ: (6’)	
1) Kiểm tra vở học và vở soạn của HS
	2) Hãy kể tên những thước đo độ dài mà em biết?Tại sao người ta phải sản xuất nhiều loai thước khác nhau như vậy?	
T/G
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
14’
10’
10’
Hoạt động 1: Thảo luận cách đo độ dài.
-Y/c HS nhớ bài thực hành: ĐO ĐỘ DÀI tiết trước để thảo luận theo nhóm trả lời từ C1 đến C5
+C1: Gọi 3 nhóm trả lời ước lượng độ dài với từng vật (sai ssố vài % thì coi như ước lượng tốt )
+C2GV khắc sâu “trên cơ sở ước lượng gần đúng độ dài cần đo để chọn dụng cụ đo thích hợp
Hỏi thêm: Tại sao em không chọn ngược lại?
+C3: Xảy ra tình huống :
*Đặt thước không trùng vạch 0 khi đó lấy hiệu của 2 giá trị tương ứng 2 đầu chiều dài.
-Thông báo thêm: Cách này chỉ sử dụng khi một đầu thước bị gãy hay bị mờ vạch 0
-GV thống nhất lại:
*Tình huống đặt thước lệch.
*Không dọc theo độ dài cần đo.
C4:Tình huống đặt mắt lệch. GV khẳng định: “cần đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
+C5: Sử dụng hình vẽ minh hoạ 3 trường hợp đầu cuối vật không trùng vạch chia (gấn sau vạch, giữa hai vạch, gần trước vạch chia tiếp theo)
*Thống nhất:”Cách đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS rút ra kết luận
-Y/c HS làm việc cá nhân C6 ghi vào vở theo hướng dẫn chung
-Hướng dẫn HS thảo luận toàn lớp để thống nhất phần kết luận.
Hoạt động 3: Vận dụmg:
-Cho HS làm : C6 đến C10 (sách học)
 C1-2.7 đến 1-2.9 (SBT)
* Hướng dẫn HS thảo luận.
-Thảo luận theo nhóm để trả lời
-Đại diện nhóm trình bày câu trả lời theo sự điều khiển của GV.
-Từng HS trả lời C6 vào vở
-Tham gia thảo luận theo hướng dẫn của GV
C6 đến C10 làm cá nhân
1-27 đến 1-29 làm theo nhóm.
Tiết 2: ĐO ĐỘ DÀI.
I-Cách đo độ dài
*Rút ra kết luận:
 C6: (1) - độ dài
 (2) - giới hạn đo
 (3) - độ chia nhỏ nhất
 (4) - dọc theo
 (5) - ngang bằng với
 (6) – vuông góc
 (70 - gần nhất
*Kết luận:
*Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
*Đặt thước và mắt nhìn đúng cách.
*Đọc ghi kết quả đo đúng qui định.
II-Vận dụng:
-Về nhà: Làm vào vở bài tập câu: 1-2.10 và 1-2.11 vào vở bài tập.
IV-HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC: (3’) 
-Về nhà học thuộc phần kết luận – Làm bài tập 1-2.10 ; 1-2.11 Học sinh khá giỏi 1-2.12 và 1-2.13
-Soạn bài 3: Làm C1 đến C9 - Một nhóm mang một bình chia độ , chai, 2 bình - Kẻ sẵn bảng ghi kết quả đo thể tích 3.1 vào vở ((theo mẫu ).
V-RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG:
................

Tài liệu đính kèm:

  • docT2.doc