Giáo án môn Vật lí lớp 6 - Tiết 13: Thực hành và kiểm tra thực hành xác định khối lượng riêng của sỏi

Giáo án môn Vật lí lớp 6 - Tiết 13: Thực hành và kiểm tra thực hành xác định khối lượng riêng của sỏi

1. Kiến thức:

 - HS nhớ lại được công thức tính trọng lượng riêng của vật.

2. Kỹ năng:

- Biết cách xác định khối lượng riêng của vật rắn

 - Biết cách tiến hành một bài thực hành vật lý .

 3. Thái độ:

 - Nghiêm túc, tích cực trong hoạt động nhóm.

II. Chuẩn bị của thầy và trò :

 1. GV: - SGK.

 2. HS: - Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh :

 - Một cái cân có ĐCNN 10g hoặc 20g

 - Một bình chia độ có GHĐ 100ml và ĐCNN 1ml .

 - Một cốc nước .

 - 15 hòn sỏi cùng một loại .

 

doc 5 trang Người đăng levilevi Lượt xem 975Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí lớp 6 - Tiết 13: Thực hành và kiểm tra thực hành xác định khối lượng riêng của sỏi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:............. .....................
Tiết 13: THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA THỰC HÀNH
XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA SỎI
I. Mục tiêu của bài :
 	1. Kiến thức:
	- HS nhớ lại được công thức tính trọng lượng riêng của vật.
2. Kỹ năng:
- Biết cách xác định khối lượng riêng của vật rắn 
 	- Biết cách tiến hành một bài thực hành vật lý .
	3. Thái độ:
	- Nghiêm túc, tích cực trong hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị của thầy và trò : 
	1. GV: - SGK.
	2. HS: - Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh :
 - Một cái cân có ĐCNN 10g hoặc 20g 
 - Một bình chia độ có GHĐ 100ml và ĐCNN 1ml .
 - Một cốc nước .
 - 15 hòn sỏi cùng một loại .
 - Giấy lau , khăn lau .
 - Một đôi đũa ( Dùng để đưa nhẹ hòn sỏi vào thành bình )
III. Các hoạt động dạy học : 
*Kiểm tra sĩ số:
Lớp 6A.............	Lớp 6B..............
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
1. Kiểm tra bài cũ: (5')
1) Khối lương riêng của vật là gì ? Công thức tính khối lượng riêng ? bài tập 10.2
2) trọng lượng riêng là gì ? công thức trọng lượng riêng ? bài tập 10.4 ?
2. Bài mới.
Hoạt động 1: (2')
Chuẩn bị
GV: y/c các nhóm trưởng báo cáo chuẩn bị sỏi , nước , cân , khăn lau, đũa , bản báo cáo thực hành của nhóm mình . Giáo viên phát BCĐ cho các nhóm .
Hoạt động 2: (30')
Thực hành :
GV: y/c HS đọc các bước thực hành TN theo hướng dẫn của SGK sau đó thảo luận trong nhóm để xây dựng các bước tiến hành TN sao ch khoa học .
HS : Xây dựng các bước thực hành đo 
 - Bước 1: Chia 15 hòn sỏi ra 3 phần , rồi dùng cân để xác định khối lượnh của phần sỏi . 
 - Bước 2: Dùng bình chia độ đo thể tích của sỏi 
 - Bước 3: Tính khối lượng riêng theo công thức D = m/V
 - Bước 4: Hoàn thành kết quả vào báo cáo .
Hoạt động 3: (5')
Thảo luận kết quả thực hành :
GV: y/c HS các nhóm báo cáo kết quả , sau đó điền vào bảng kết quả được kẻ sẵn . (Treo bảng phụ )
GV: Dựa vào bảng ghi kết quả GV điều khiển HS thảo luận nhận xét của nhóm làm đúng , sai , phân tích tại sao có kết quả sai , sau đó đánh giá điểm theo thang điẻm qui định .
3. Củng cố : (2')
 - GV Nêu lại các bước tiến hành một bài thực hành vật lí .
- Nhận xét giờ thực hành 
I. Chuẩn bị :
- Một cái cân có ĐCNN 10g 
- Một bình chia độ có GHĐ 100ml và ĐCNN 1ml .
- Một cốc nước .
- 15 hòn sỏi cùng một loại .
- Giấy lau , khăn lau .
- Một đôi đũa ( Dùng để đưa nhẹ hòn sỏi vào thành bình )
II. Thực hành :
1) Đo khối lương của sỏi tính ra g và kg 
2) Đo thể tích của sỏi 
 Tính ra cm3 và m3 
3) Tính khối lượng riêng của sỏi :
 Dụa vào công thức : 
 Kết quả TN :
lần m V D
 đo g kg cm3 m3  kg/m3
 1
 2
 3
Giá trị trung bình của khối lượng riêng của sỏi là :
 Dtb=
4. Hướng dãn học sinh học ở nhà: (1').
 Những nhóm kết quả chưa chính xác về viết lại báo cáo TN vào vở .
* Chuẩn bị giờ sau:
- 2 lực kể có GHĐ từ 2 đến 5N 
 	 - 1 quả nặng 2N
Ngày giảng:............. .................
 Tiết 14: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN 
I. Mục tiêu bài dạy :
1. Kiến thức:
	- Kể tên được một số máy cơ đơn giản thường dùng .
2. Kỹ năng:
 	- Biết làm thí nghiệm để so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp theo phương thẳng đứng.
	3. Thái độ:
	- Ngiêm túc, yêu thích môn học tích cực trong hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị của thầy và trò :
	1. GV: - Tranh vẽ tohình 13.1 , 13.2 , 13.5 , 13.6 ( SGK ) 
2. HS: Chuẩn bị của mỗi nhóm HS:
 	 - 2 lực kể có GHĐ từ 2 đến 5N, 1 quả nặng 2N 
III. Các hoạt động dạy học : 
* Kiểm tra sĩ số:
Lớp 6A.............	Lớp 6B..............
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Kiểm tra bài cũ:
 Không kiểm tra.
2. Bài mới.
Hoạt động 1: (2')
TC tình huống học tập
GV: giới thiệu tình huống học tập như SGK , sau đó t/c cho HS tìm các phương án để giải quyết tình huống nừa nêu?
Hoạt động 2: (18')
Nghiên cứu cách kéo vật lên theo phương thẳng đứng.
GV: Cho HS quan sát H 13.2 sau đó yêu cầu dự đoán . Nếu chỉ dùng dây , liệu có thể kéo vật lên theo phương thẳng đứng với 1 lực nhỏ hơn trọng lượng của vật không ?
HS : - Không được 
 - Lực bằng trọng lượng của vật 
 - lực lớn hơn trọng lượng của vật 
GV: T/c cho HS kiểm tra dự đoán 
GV: giới thiệu dụng cụ TN , y/c HS quan sát H 13. 3, 13.4 sau đó tiến hành TN và ghi kết quả TN 
GV: điều khiển các nhóm thảo luận kết quả TN , sau đó đưa ra nhận xét .
HS: Trả lời C1 .
 lực
cường độ
P của vật 
..........N
Tỏng hợp F kéo vật
..........N
GV: thống nhất kết quả từ đó y/c HS HS làm việc cá nhân và đưa ra kết luận,
thực hiện câu hỏi C2 
HS : Trả lời C2 
GV: Cho HS thảo luận câu hỏi C3 
HS : Trả lời C3 
GV: Từ nhận xét của HS GV đưa ra cách khắc phục khó khăn trên bằng 1 loại phương tiện đó là máy cơ đơn giản.
Hoạt động 3: (10')
T/C cho HS bước đầu tìm hiểu về máy cơ đơn giản .
GV: Trong thực tế hãy cho biết người ta thường làm thế nào để khắc phục khó khăn được nêu ở trên ? GV cho HS quan sát hình 13.4 , 13.5 , 13.6 GVgiới thiệu về các máy cơ đơn giản . Qua đó y/c HS nhận dạng các loại máy cơ trong thực tế , lấy ví dụ . Sau đó trả lời C4
HS : Trả lời C4.
 Hoạt động4: (10')
Vận dụng
GV: y/c HS trả lời C5, C6 ?
HS : Trả lời C5.
HS : Trả lời C6 .
3. Củng cố: (4')
GV: Yêu cầu HS kể tên những máy cơ đơn giản thường gặp 
I. Kéo vật lên theo phương thẳng đứng :
 1. Đặt vấn đề :
 ( SGK ) 
 2. Thí nghiệm :
 a. Chuẩn bị :
 b. Tiến hành đo :
 - đo trọng lượng của vật
 - kéo vật lên từ từ 
* Kết quả TN :
C1 . F = P
C2. Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng một lực ít nhất bằng trọng lượng của vật .
C3 - Rất rễ ngã
 - Rễ đứt dây 
 - Tốn nhiều sức 
II. Các máy cơ đơn giản :
 - Mặt phẳng nghiêng 
 - Đòn bẩy 
 - Ròng rọc 
C4. a. Máy cơ đơn giản là những dụng cụ giúp thực hiện côngviệc dễ dàng 
 b. Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc là những máy cơ đơn giản
III. Vận dụng:
C5. m = 200kg thì 
 P = 2000N 
 Bốn người kéo lực 
 F = 400. 4 = 1600N 
 F < P 
Vậy bốn người không thể kéo vật lên được 
4. Hướng dẫn HS học ở nhà: (1')
- Học thuộc ghi nhớ
- Làm bài tập 13 
* Chuẩn bị giờ sau:
 - Khối trụ kim loại có trục quay ở giữa , nặng 2N 
 - Một mặt phẳng nghiêng có đánh dấu sẵn độ cao 

Tài liệu đính kèm:

  • docLi 6 tiet 13+14.doc