Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Bài 10: Lực kế - Phép đo lực trọng lượng và khối lượng

Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Bài 10: Lực kế - Phép đo lực trọng lượng và khối lượng

MỤC TIÊU:

 * Về kiến thức:

 - Nhận biết được cấu tạo của 1 lực kế, GHĐ và ĐCNN của 1 lực kế.

 - Biết sử dụng công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật để tính trọng lượng của vật khi biết khối lượng của nó và ngược lại.

 - Sử dụng được lực kế để đo lực.

 * Về kĩ năng:

 - Biết tìm tòi cấu tạo của dụng cụ đo.

 - Biết cách sử dụng lực kế khi đo lực.

 * Về thái độ:

 - Rèn luyện tính sáng tạo, cẩn thận, yêu tích môn học.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2089Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Bài 10: Lực kế - Phép đo lực trọng lượng và khối lượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	
Ngày dạy:	
Tuần:	
Tiết PPCT:	
Bài 10: LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC
TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG
I. MỤC TIÊU:
 * Về kiến thức:
 - Nhận biết được cấu tạo của 1 lực kế, GHĐ và ĐCNN của 1 lực kế.
 - Biết sử dụng công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật để tính trọng lượng của vật khi biết khối lượng của nó và ngược lại.
 - Sử dụng được lực kế để đo lực.
 * Về kĩ năng:
 - Biết tìm tòi cấu tạo của dụng cụ đo.
 - Biết cách sử dụng lực kế khi đo lực. 
 * Về thái độ:
 - Rèn luyện tính sáng tạo, cẩn thận, yêu tích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
Mỗi nhóm HS: - Một lực kế lò xo.
 - Ba quả nặng 50g có móc treo, một quả 200g.
 - Một sợi dây mảnh, nhẹ có thể buộc vài cuốn sách giáo khoa. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Thế nào là vật có tính chất đàn hồi?Lấy ví dụ?
 - Thế nào là lực đàn hồi?Nêu đặc điểm của lực đàn hồi?
 3. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
Trong bài trước ta đã biết đo trọng lực bằng đơn vị niutơn(N).Làm thế nào để biết cái cặp của em nặng bao nhiêu Niutơn ? 
Vậy tay người kéo dây cung bằng một lực bao nhiêu Niutơn? Hay hai đội kéo co kéo nhau bằng một lực bao nhiêu Niutơn?
 Ta phải dùng một dụng cụ đặc biệt để đo lực, gọi là lực kế.
Vậy lực kế có cấu tạo và cách sử dụng như thế nào ta cùng nghiêm cứu bài 10: Lực Kế - Phép Đo Lực. Trọng Lượng Và Khối Lượng
- Cân khối lượng rồi tính ra trọng lượng.
 - HS chưa biết cách làm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu lực kế.
- Lực kế dùng để đo gì?
GV: Có nhiều loại lực kế nhưng hôm nay chúng ta tìm hiểu lực kế thường dùng là lực kế lò xo. Lực kế dùng để đo các lực.
- GV: vậy lực kế lò xo có cấu tạo như thế nào?
 GV yêu cầu các nhóm cằm lực kế lên.GV cũng cầm một lực kế, vừa chỉ vào các bộ phận của lực kế vừa nêu tên.
 - Yêu cầu HS trả lời câu C1.
- Yêu cầu HS quan sát bảng chia độ của lực kế của nhóm mình, cho biết GHĐ và ĐCNN của lực kế?
- GHĐ cho ta biết điều gì?
- Lực kế của các em có thể phân biệt được lực nhỏ nhất là bao nhiêu?
- lực kế dùng để đo lực.
HS quan sát GV giới thiệu, đối chiếu với lực kế của mình.
- HS trả lời C1,HS khác nhận xét.
- HS đọc GHĐ và ĐCNN trên lực kế của mình.HS khác nhận xét.
- GHĐ cho ta biết giá trị lớn nhất ghi trên thước.
- HS trả lời theo lực kế của mình.
I. Tìm hiểu lực kế:
 1. Lực kế là gì?: 
Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.
Lực kế thường dùng là lực kế lò xo.
 2. Mô tả một lực kế lò xo đơn giản?: 
Lực kế lò xo đơn giản gồm 3 phần chính:
lò xo.
Kim chỉ thi
Bảng chia độ
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách đo lực bằng lực kế.
 GV vừa nói vừa làm mẫu cho HS quan sát: Muốn đo một lực, ví dụ như lực kéo của tay, ta cho lực đó tác dụng vào đầu tự do của lò xo, cằm vỏ của của lực kế sao cho lò xo hướng theo phương của lực, lò xo dãn ra, kim chỉ thị di chuyển rồi dừng lại. Lúc đó kim của lực kế chỉ cường độ lực cần đo.
- Yêu cầu HS dùng lực kế của mình đo trọng lượng của quả cân 200g.
 Các lực kế trên điều tốt, vậy mà kết quả đo lại khác nhau.Nguyên nhân vì đâu? Có thể ta sử dụng lực kế chưa đúng quy cách.
- Yêu cầu HS để lực kế thẳng đứng, đầu tự do hướng xuống dưới, khi chưa có lực tác dụng, kim lực kế chỉ bao nhiêu?
- Vậy việc đầu tiên ta phải điều chỉnh kim chỉ thị như thế nào?
 GV hướng dẫn HS điều chỉnh kim chỉ thị.
- Ngoài nguyên nhân trên còn nguyên nhân nào làm kim chỉ thị sai nữa không?
 Thử đặt lực kế nghiêng rồi treo quả nặng vào xem kết quả có khác với khi để thẳng đứng không?
- Vì sao khi để lực kế nghiêng kết quả đo lại nhỏ hơn?
- Vậy muốn kim chỉ đúng thì phải đặt lực kế như thế nào?
- Yêu cầu HS trả lời C3
Tóm lại muốn đo lực được chính xác phải lần lượt thực hiện các động tác sau:
+ Điều chỉnh số 0 của lực kế.
+ Cho lực cần đo tác dụng vào đầu tự do của lực kế.
+ Cầm vỏ lực kế quay sao cho phương của lò xo trùng với phương của lực.
+ Khi kim dừng lại, đứng im, đọc số chỉ.
- Yêu cầu HS đo trọng lượng của quyển SGK vật lý 6 (C4)?
HS lắng nghe và quan sát.
- HS tiến hành đo. Kết quả có thể không giống nhau. 
- Một số HS phát hiện kim lực kế chỉ số khác 0.
- Ta phải điều chỉnh kim chỉ thị ngay vạch số 0.
 HS lam theo hướng dẫn của GV.
HS suy nghĩ.
HS làm và báo cáo kết quả.
- vì lò xo bị chạm vào vỏ lực kế.
- Phải đặt lực kế sao cho lò xo song song với phương của lực
- HS tiến hành đo và so sánh kết quả.
II. Đo một lực bằng lực kế.
1. Cách đo lực:
 Cách đo lực gồm 3 bước cơ bản:
- Phải điều chỉnh sao cho khi chưa đo lực, kim chỉ thị nằm đúng vạch 0..
- Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo của lực kế.
- Khi kim dừng lại, đứng im, đọc và ghi giá trị đo.
2. Thực hành đo lực:
Hoạt động 4: Xây dựng công thức giữa P và m.
* GV yêu cầu HS làm câu C6:
- m = 100g = 0,1kg ] Trọng lượng = ?
- Trọng lượng = 2 N ] 
m = ?
- m = 1kg ] Trọng
 lượng = ?
] Vậy P lớn gấp mấy lần m?
* GV thông báo: Giữa m và P của cùng một vật có hệ thức: P=10m. 
Trong đó: 
P: trọng lượng của vật (N).
M: khối lượng của vật ( kg ).
ô HS làm câu C6:
- m = 100g = 0,1kg ]Trọng
lượng = 1N
- Trọng lượng = 2 N 
] m = 200g = 0,2kg
- m = 1kg ]Trọng lượng = 10N
- HS: P lớn gấp 10 lần m
- HS nghe thông báo của GV.
III. Công thức liên hệ giữa trọng lượn và khối lượng:
* Công thức liện hệ giữa trọng lượn và khối lượng của cùng một vật:
P = 10.m
P: Trọng lượng của vật (N)
m: Khối lượng của vật (kg)
Hoạt động 5: Vận dụng. Củng cố. Dặn dò.
ô Hướng dẫn HS làm câu C7:
- Tại sao cân đồng hồ không ghi đơn vị là Niutơn mà lại ghi là kilôgam?
- Thực chất “Cân bỏ túi” là dụng cụ gì?
ô Hướng dẫn HS làm câu C9:
- m = 3tấn = ? kg?
- P = 10m. Vậy tính được P không?
* Củng cố:
- Lực kế là gì? Cách đo lực?
- Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng?
- Cho HS đọc “ Có thể em chưa biết”
* Dặn HS về nhà học bài và làm bài tập10.1,10.2,10.3 trong SBT. 
- HS hoàn thành câu C7, C9 theo hướng dẫn của GV.
IV. Vận dụng.
C7: Vì P và m luôn tỉ lệ với nhau nên trên bảng chia độ của lực kế người ta không ghi trọng lượng mà ghi khối lượng. Thực chất cân bỏ túi là 1 lực kế lò xo.
C9: Trọng lượng của xe tải:
 m = 3,2 tấn = 3.200kg
 P = 3.200 x 10 = 32000N.
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 10 vat ly 6.doc