Giáo án Môn Vật lí 6 - Tiết 1, 2 đến tiết 70

Giáo án Môn Vật lí 6 - Tiết 1, 2 đến tiết 70

.Mục tiêu bài học:

Qua bài này học sinh phải.

- Trình bày được vị trí nghề làm vườn.

- Đặc điểm nghề làm vườn

- Phân tích những yêu cầu đối với nghề làm vườn.

- Tình hình nghề làm vườn ở nước ta và phương hướng phát triển.

- Từ đó giáo dục lòng yêu nghề cho học sinh biết quý trọng người làm đồng .

B. Trọng tâm bài học.

- Yêu cầu đối với nghề làm vườn

- Phương pháp phát triển nghề ở nước ta.

 

doc 88 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1036Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Môn Vật lí 6 - Tiết 1, 2 đến tiết 70", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 1,2: Bài mở đầu: Giới thiệu nghề làm vườn
A.Mục tiêu bài học: 
Qua bài này học sinh phải. 
- Trình bày được vị trí nghề làm vườn.
- Đặc điểm nghề làm vườn 
- Phân tích những yêu cầu đối với nghề làm vườn.
- Tình hình nghề làm vườn ở nước ta và phương hướng phát triển.
- Từ đó giáo dục lòng yêu nghề cho học sinh biết quý trọng người làm đồng .
B. Trọng tâm bài học.
- Yêu cầu đối với nghề làm vườn 
- Phương pháp phát triển nghề ở nước ta.
C. Chuẩn bị: 
Chuẩn bị của giáo viên: 
- Giáo án, sách giáo khoa và các ví dụ điển hình ( các tranh ảnh về vườn nghề phát triển) 
Học sinh: Bút, vở, sách giáo khoa.
D.Các hoạt động dạy học 
Kế hoạch bài dạy
STT
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
Nội dung
T/g
HĐ của thầy
HĐ của trò
D1. ổn định tổ chức 
D2. Kiểm tra bài cũ 
D3. Bài mới 
I. Vị trí nghề làm vườn - Tầm quan trọng nghề làm vườn.
 1. Vị trí.
- Có từ rất lâu đời.
- Tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu -> truyền qua các thế hệ.
- Điệu kiện tự nhiên thuận lợi ( địa hình, khí hậu...) làm cho cây trồng phát triển.
2. Tầm quan trọng của nghề làm vườn
- Nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho con người.
- Cung cấp hoa quả cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người. 
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm: nước giải khát, đồ hộp...
- Cung cầp nguyên liệu cho dược phẩm.
- Là nguồn hàng suất khẩu quan trọng 
- Tạo cảnh quan cho gia đình và nơi công cộng. 
* Tóm lại: Nghề làm vừơn đã tận dụng đất đai, khoảng không, sức lao động, điều kiện tự nhiên để tạo ra của cải vật chất tăng thu nhập. 
II. Đặc điểm của nghề làm vườn.
1. Đối tượng lao động.
- Là các loại cây trồng có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao.
VD: Rau, quả, hoa, cây cảnh, dược liệu, gỗ...
2. Mục đích lao động. 
Làm vườn tận dụng: Đất đai, điều kiện tự nhiên, lao động để sản suất ra những nông sản có giá trị cung cấp cho ngưới tiêu dùng, góp phần tăng thêm thu nhập 
3. Nội dung lao động.
Bao gồm những công việc như: 
+ Nhân giống: 
 . Bằng phương pháp hữu tính: Gieo hạt
 . Bằng phương pháp vô tính: Chiết, ghép, giâm
+ Làm đất: Cầy, bừa, lên luống.
+ Gieo trồng: Xử lí hạt giống, Gieo, Trồng cây con => Phù hợp với từng loại giống.
+ Chăm sóc: Làm cỏ, vun xới, tưới nước, bón phân, tỉa cành. 
+ Thu hoạch bằng phương thức: nhổ, cắt, hái.
+ Chế biến. 
+ Bảo quản. 
4. Công cụ lao động ( dụng cụ lao động )
Cầy, bừa, quốc, xẻng, dao, kéo....
5. Điều kiện lao động.
- Ngoài trời (Khí hậu nóng, lạnh, nắng, mưa, gió..)
- Tiếp xúc (Hoá chất: phân bón, thuốc trừ sâu..)
- Tư thế làm việc luông thay đổi theo công việc.
6. Sản phẩm của của nghề làm vườn: Các loại rau, củ, quả, cây...
III. Những yêu cầu đối với nghề làm vườn.
- Phải có tri thức về khoa học sinh học, hoá học, kỹ thuật nông nghiệp, am hiểu thực tiễn sản xuất. Có những kỹ năng cơ bản về nghề làm vườn.
- Phải yêu nghề, yêu thiên nhiên, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, năng động sáng tạo. Có khả năng quan sát, theo dõi khả năng sinh trưởng phát triển của cây
- Phải có sức khoẻ tốt, dẻo dai, thích nghi với hoạt động ngoài trời. Có đôi mắt tinh tường, bàn tay khéo léo.
IV. Tình hình và phương hướng phát triển nghề làm vườn ở nước ta.
1. Tình hình nghề làm vườn.
a. ưu điểm 
- Là nghề truyền thống có từ lâu đời của nhân dân ta.
- Đã có tích luỹ giống kinh nghiệm.
- Năm 1979 phong trào vườn quả “ ao cá Bác Hồ” đã khích lệ phát triển mô hìnhVAC phát triển từ gia đình đến tập thể.
- Sau Đại Hội Đảng lần thứ 6 kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển => mở rộng khắp mọi nơi trên cả nước, có nhiều điển hình tốt.
b. Nhược điểm.
- Nhìn chung quy trình phát triển kinh tế vườn chưa mạnh.
- Số lượng vườn tạp còn nhiều.
- Diện tích đất hẹp.
- Chưa chú ý đầu tư cơ sở vật chất.
- Còn sử dụng giống xấu.
- Kỹ thuật nuôi trồng kém
=> Hiệu quả kinh tế thấp.
* Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
- Người làm vườn chưa có ý thức đầu tư.
- Thiếu vốn.
- Thiếu giống tốt.
- Không mạnh dạn cải tạo vườn tạp.
- Thiếu hiểu biết về nghề làm vườn.
- Chưa nhạy bén với kinh tế thị trường. 
- Chưa có khuyến khích phù hợp.
2. Triển vọng của nghề làm vườn.
- Khuyến khích phát triển nghề làm vườn cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước
=> Sản xuất hàng hoá phục vụ người tiêu dùng, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
* Phải làm tốt các công việc sau:
- Tiếp tục đẩy mạnh cải tạo vườn tạp xây dựng các mô hình phù hợp với từng địa phương.
- Khuyến khích phát triển vườn, đồi rừng trang trại ở vùng trung du ,miền núi -> đẩy mạnh phát triển phủ xanh đất trống đồi trọc, xây dựng mở mang các vùng kinh tế mới.
- áp dụng tiến bộ kĩ thuật: giống tốt, phương pháp nhân giống nhanh, phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp sinh học, sử dụng các chất kích thích sinh trưởng -> nâng cao năng xuất , phẩm chất sản phẩm của vườn.
- Mở rộng mạng lưới hội làm vườn -> hướng dẫn trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao kĩ thuật và công nghệ làm vườn cho nông dân đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình ở nông thôn.
- Xây dựng các chính sách về đất đai, tài chính, tín dụng phù hợp -> khuyến khích phát triển nghề làm vườn.
D4. Củng cố.
? Trình bày tầm quan trọng của nghề làm vườn
? Nêu ưu nhược điểm về làm vườn trong những năm qua ? Nguyên nhân dẫn đến tình trạnh trên ? 
? Muốn phát triển nghề làm vườn chúng ta cần phải làm gì?
D5. Dặn dò và bài tập về nhà:
- Học kỹ bài: Tìm hiểu những mô hình VAC phát triển ở địa phương.
3 
T1
10’
10’
10’
12’
T2
20’
20’
4’
1’
? Nêu hoàn cảnh xuất hiện của nghề làm vườn?
? NLV có tầm quan trọng như thế nào?
? Lấy VD?
GV phân tích.
? LV nhằm mục đích gì?
? LV bao gồm những khâu nào?
? Gia đình em làm đất như thế nào?
? Chăm sóc nhằm MĐ gì? 
? Công việc LĐ cần có những dụng cụ gì?
? Người LV cần phải có tri thức kĩ năng như thế nào?
? Người LV cần phải có sức khoẻ như thế nào?
? NLV cần có ưu điểm gì?
?LV có nhược điểm gì?
? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên?
? Muốn phát NLV chúng ta cần phải lamg gì?
GV gọi HS trả lời.
GV dặn dò HS
HS thảo luận và trả lời.
HS thảo luận và trả lời.
HS lấy VD
HS chú ý lắng nghe
HS thảo luận và trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS thảo luận và trả lời.
HS trả lời.
HS suy nghĩ và trả lời.
HS thảo luận và trả lời.
HS trả lời
HS thảo luận và trả lời.
HS thảo luận và trả lời
HS suy nghĩ và trả lời.
HS trả lời
HS lắng nghe
Phụ trách chuyên môn duyệt:
Người soạn
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
 Tiết 3, 4, 5:	 
Nguyên tắc Thiết kế
và quy hoạch vườn.
A. Mục đích bài học:
	Học sinh hiểu được khái niệm thiết kế quy hoạch vườn, hiểu được một số mô hình vườn ở các vùng sinh thái. Cách cải tạo và tu bổ vườn tạp.
	Học sinh hiểu được các kỹ năng cải tạo và tu bổ vườn tạp.
	Giúp các em có hứng thú và say mê lao động, nhiệt tình, sáng tạo, đạt hiệu quả cao.
B. Trọng tâm bài học:
	Nguyên tắc thiết kế và quy hoạch vườn tạp.
C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 - Giáo viên: Giáo án, tài liệu, tranh mô hình VAC.
 - Học sinh: Kiến thức thực tiễn.
D. Các hoạt động dạy học:	
Kế hoạch lên lớp.
TT
Ngày dạy
Lớp dạy
Sỹ số
Ghi chú
1
2
Nội dung
T/g
HĐ của thầy
HĐ của trò
D1- ổn định tổ chức
D2- Ktra bài cũ.
Câu hỏi
1, Đặc điểm của NLV ?
2, Nêu những yêu cầu của NLV
3, Tình hình và phương hướng phát triển của nghề làm vườn ?
Đáp án và thang điểm.
1) Đặc điểm: - Đối tượng LĐ.
 - Mục đích LĐ.
 - Nội dung LĐ.
 - Công cụ LĐ
2) Yêu cầu của NLV:
 - Tri thức kĩ năng.
 - Tâm sinh lý.
3) Tình hình và phương hướng phát triển.
 - Ưu, nhược điểm.
 - Phương hướng phát triển.
D3- Nội dung bài mới:
I/ Khái niệm về thiết kế và quy hoạch vườn:
1. ý nghĩa: Muốn đạt hiệu quả kinh tế cao trên mảnh vườn cần phải tiến hành thiết kế, quy hoạch bố trí vườn, ao chuồng, khoa học, hợp lý, chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp, có năng suất cao, phẩm chất tốt.
2. Khái niệm về hệ sinh thái VAC:
- VAC là chữ viết tắt của vườn, ao, chuồng, là 1 hệ sinh thái trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động làm vườn, nuôi cá và chăn nuôi, có mối liên hệ qua lại chăt chẽ.
- VAC có cơ sở khoa học vững chắc dựa trên “ chiến lược tái sinh".
- VAC cung cấp thực phẩm cho bữa ăn hàn ngày như rau quả, thịt cá, trứng sữa, các loại vitamin, chất khoáng, vi lượng.
- Cung cấp hàng hoá cho XH, thực phẩm nguyên liệu, dược liệu.
- VAC có tác dụng bảo vệ đất, chống sói mòn và cải tạo môi trường.
- VAC mang lại hiệu quả kinh tế lớn, năng suất cao, mô hình đa dạng và phong phú. – Do đó phải dựa vào đ/k tự nhiên và tập quán s/xuất mà XD hệ sinh thái VAC cho phù hợp ( VA; VC; AC ).
3. Những căn cứ để thiết kế:
- Căn cứ vào điều kiện đất đai và nguồn nước, mặt nước, khí hậu, địa phương, giống cây phù hợp (VD: Măng cụt, Sầu riêng đem trồng ở miền bắc sẽ không ra hoa hoặc ra hoa nhưng kết quả kém ). 
- Căn cứ vào mục đích sản xuất và tiêu thụ của sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng ( VD: Táo chua không được ưa chuộng bằng các giống táo ngon như H12, má hồng) 
- Căn cứ vào khả năng lao động, vật tư, tiền vốn và trình độ người làm vườn mà thiết ké vườn to hay nhỏ, sử dụng các thiết bị tiên tiến hoặc các giống cây , vật nuôi quý, đắt tiền, đòi hỏi kỹ thuật cao.
D4. Củng cố - luyện tập:
- Khái niệm về hệ sinh thái VAC.
D5. Hướng dẫn về nhà:
- Đọc tài liệu về hệ sinh thái VAC.
- Vẽ mô hình VAC của nhà em ( giờ sau nộp bài ). 
2’
15’
50’
50’
10’
10’
Gọi học sinh trả lời.
- Nhận xét và cho điểm.
- G/thích ý nghĩa, t/dụng của việc thiét kế và quy hoạch vườn.
- Nêu khái niệm: g/thích “ chiến lược tái sinh”.
VAC cung cấp gì ?
Bổ xung và yêu cầu h/s tự ghi.
Nêu những căn cứ để thiết kế ?
- Chú ý để nhận thức
- Nhận xét và giao nhiệm vụ về nhà.
- Trả lời bài cũ.
- Chú ý để nhận thức.
- chú ý nghe và ghi nhớ.
-Thực phẩm.
- Hàng hoá.
- Nghe và ghi nhớ.
+ đất đai.
+ nguồn nước.
+ khí hậu.
+ vốn.
- chú ý và làm theo hướng dẫn của giáo viên.
Phụ trách chuyên môn duyệt:
 Người soạn
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
 Tiết 6, 7, 8:	 Giáo án số 3.
Nguyên tắc thiết kế 
và quy hoạch vườn
A. Mục tiêu bài học:
Học sinh hiểu được khái niệm về thiết kế và quy hoạch vườn, hiểu được một số mô hình vườn ở các vùng sinh thái.
Học sinh hiểu được các kỹ năng cải tạo và tu bổ vườn tạp.
Hứng thú và say mê lao động, nhiệt tình sáng tạo, đạt hiệu quả kinh tế cao.
B. Trọng tâm của bài:
Nguyên tắc, thiết kê, quy hoạch vườn.
C. Chuẩn bị giáo viên và học sinh.
- Giáo viên: giáo án, tài liệu tham khảo.
- Học sinh: sách vở, kiến thức thực tiễn
D. Các hoạt động dạy học.
Kế hoạch lên lớp.
TT
Ngày dạy
Lớp dạy
Sỹ số
Ghi chú
1
 ... yêu cầu kỹ thuật.
II. Hướng dẫn thường xuyên.
1. Quy trình
a. Ươm cây đúng kỹ thuật.
Các nhóm ươm cây đúng yêu cầu kỹ thuật.
 - Ươm cây tưới nước phủ rơm.
b. Chăm sóc đúng kỹ thuật.
Tưới nước đúng kỹ thuật.
2. Làm đất đúng yêu cầu, kỹ thuật.
Làm đất.
Lên luống, bón phân.
Ươm cây.
3. HS làm thực hành
III. Hướng dẫn kết thúc.
1. Kiểm tra đánh giá nhận xét giờ thực hành.
 - Kiểm tra và nghiệm thu kết quả thực hành.
 - Tuyên dương những học sinh, nhóm làm tốt đúng kỹ thuật.
 - Nhắc nhở một số học sinh ý thức chưa tốt.
2. Thu dọn vệ sinh.
Yêu cầu học sinh thu dọn dụng cụ và vệ sinh sạch sẽ.
D4. Củng cố - luyện n tập .
- Những nội dung chính cần ghi nhớ – Nhận thức .
D5- Hướng dẫn và giao nhiệm vụ về nhà .
Chuẩn bị cho giờ thực hành sau 
5'
10'
10'
15'
125'
10’
3'
2'
Thông báo nội dung thực hành và những yêu cầu phải thực hiện.
Nêu kỹ thuật làm đất, lên luống
Nêu kỹ thuật bón phân.
Trình bày kỹ thuật ươm cây đậu đỗ, bắp cải? Cách chăm sóc
Nêu kỹ thuật trồng, chăm sóc cây hoa cúc, lay ơn
Kiểm tra dụng cụ và giao định mức công việc
Quan sát hướng dẫn và uốn nắn sửa sai những sai phạm nếu có.
Nhận xét và đánh giá giờ thực hành.
- Yêu cầu thu dọn dụng cụ và vệ sinh. 
Kỹ thuật làm đất và giao nhiệm vụ về nhà
Chú ý để nhận thức và chuẩn bị thực hành.
Xới lẫn đất.
HS nhắc lại.
Trình bày các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình trồng và chăm sóc cây đậu đỗ, bắp cải
Học sinh trình bày kỹ thuật trồng, chăm sóc cây hoa cúc, lay ơn
Kiểm tra lại dụng cụ và nhận định mức.
Thực hành theo hướng dẫn cẩn thận và an toàn lao động.
Chú ý để nhận thức 
Thu dọn dụng cụ và vệ sinh
Chú ý để ghi nhớ và làm theo hướng dẫn.
Phụ trách chuyên môn duyệt. Người soạn.
Ngày soạn: 	 Giáo án số 25
Ngày giảng:
Tiết 63; 64; 65: Thực hành: 
 trồng cây rau, hoa. 
A. Mục tiêu:
 Qua bài thực hành học sinh biết được kỹ thuật trồng cây rau, cây hoa và áp dụng vào thực tiễn có hiệu quả.
 Kỹ năng, phương pháp trồng cây rau, cây hoa đúng kỹ thuật đạt hiệu quả.
 Thái độ làm việc cẩn thận, khoa học và an toàn lao động.
 B. Trọng tâm của bài:
Kỹ thuật trồng cây rau, cây hoa cúc.
C. Chuẩn bị giáo viên và học sinh.
- Của thầy: giáo án, tài liệu 
 - Của trò: Dụng cụ, vật tư thực hành
D. Tiến trình bài dạy
Kế hoạch lên lớp
TT
Ngày dạy
Lớp dạy
Sỹ số
Ghi chú
Nội dung
T/g
HĐ của thầy
HĐ của trò
 D1. ổn định tổ chức
 D2. Kiểm tra dụng cụ.
 D3. Nội dung thực hành.
 I. Hướng dẫn ban đầu.
1.Thông báo nội dung thực hành
- Làm đất trong vườn ươm.
- Lên luống, bón lót phân.
- Trồng cây # Khoảng cách: 50 x 60 cm là khoảng cách để cây phát triển mạnh 
 - Khoảng cách 20 x 30cm để cây phát triển vừa.
 - Tưới nước, giữ ẩm.
 - Làm giàn che.
2. Những dụng cụ cần thiết.
 - Cuốc, xén, thùng tưới, phân bón, cây hoa cúc.
3. Yêu cầu định mức.
 - Hoàn thành xong 1 luống đúng yêu cầu kỹ thuật.
 - Định mức: 4 nhóm = 4 luống.
 II. Hướng dẫn thường xuyên.
1 Quy trình.
a. Làm đất.
 - Lên luống, bón lót phân đúng kỹ thuật.
b. Trồng cây con.
 - Trồng cây con. 
 - Trồng cây con, tưới nước, che tạm thời, đúng kỹ thuật.
 - Hướng dẫn cụ thể, chi tiết.
 - Yêu cầu học sinh lao động cẩn thận, an toàn.
2. Thực hành.
 III. Hướng dẫn kết thúc.
1. Nhận xét, đánh giá giờ thực hành.
 - Giáo viên nghiệm thu, kết quả thực hành của các nhóm.
 - Tuyên dương, khen ngợi những nhóm học sinh thực hành tốt đúng yêu cầu kỹ thuật.
 - Nhắc nhở học sinh sai phạm (nếu có).
2. Thu dọn dụng cụ - vệ sinh.
 - Yêu cầu học sinh thu dọn dụng cụ và vệ sinh sạch sẽ.
D4 Củng cố - luyện tập .
Kỹ thuật trồng cây rau, cây hoa.
D5- Hướng dẫn và giao nhiệm vụ về nhà .
Tiếp tục chăm sóc vườn ươm chuẩn bị dụng cụ cho bài kiểm tra thực hành. 
5'
7'
13'
90'
15'
3'
2'
Thông báo nội dung thực hành và yêu cầu cần đạt.
Kiểm tra dụng cụ
Nêu định mức yêu cầu cần đạt.
Hướng dẫn cụ thể chi tiết và yêu cầu thực hành cẩn thận an toàn lao động.
Nhận xét giờ thực hành.
Yêu cầu thu dọn vệ sinh.
Nhận xét 
Giao nhiệm vụ về nhà.
Chú ý để nhận thức và chuẩn bị thực hành.
Kiểm tra lại dụng cụ.
Chú ý để thực hiện.
Thực hành cẩn thận và an toàn lao động.
Chú ý để nhận thức.
Phụ trách chuyên môn duyệt: Người soạn:
Ngày soạn: 	 Giáo án số 26
Ngày giảng:
Tiết 66: kiểm tra Thực hành: 
A. Mục tiêu:
-Qua bài kiểm tra , đánh giá được kết quả học tập của học sinh từ đó có biện pháp động viên, giúp đỡ để học sinh học tập tốt hơn .
- Kỹ năng, phương pháp làm bài khoa học chuẩn xác đúng yêu cầu , cẩn thận tránh sai sót , tai nạn .
- Thái độ làm bài nghiêm túc, cẩn thận 
B. Trọng tâm của bài:
- Làm bài kiểm tra thực hành : 90.
C. Đề bài và đáp án chi tiết
1/ Thực hành ghép mắt : (6đ )
a/ Ghép chữ U.
b / Ghép chữ T.
c/ Ghép chữ I :
2 / Thực hành ghép cành : (4đ )
a/ Ghép đoạn cành .
b/ Ghép nêm .
	Đáp án và thang điểm
Câu
Nội dung
Điểm
Câu1
Câu2
Ghép mắt: 
a. Ghép chữ U: 
b. Ghép chữ I 
c. Ghép chứ T 
Ghép cành 
a. Ghép đoạn cành
b ghép nêm 
(6đ).
(2đ).
(2đ).
(2đ).
(4đ).
(2đ).
(2đ)
D. Tiến trình bài dạy.
1. ổn định tổ chức
TT
Ngày dạy
Lớp dạy
Sỹ số
Ghi chú
1
2
2 . Phát đề kiểm tra :
3. HS làm bài.
4. Thu bài kiểm tra.
5. Hướng dẫn và giao nhiệm vụ về nhà .
Tiếp tục chẩn bị cho giờ thực hành sau. 
Phụ trách chuyên môn duỵệt.	 Người soạn.
Ngày soạn: 	 Giáo án số 27
Ngày giảng:
Tiết 67; 68: Thực hành: 
 chăm sóc cây rau, hoa sau khi trồng 
A. Mục tiêu:
Học sinh hiểu được phương pháp chăm sóc cây hoa đúng kỹ thuật từ đó có thể ứng dụng vào thực tiễn sản xuất đạt hiệu quả.
Kỹ năng chăm sóc thành thạo, hiệu quả.
Thái độ làm việc, cẩn thận, khoa học, có kỷ luật.
 B. Trọng tâm của bài:
Kỹ thuật chăm sóc cây rau, hoa sau khi trồng.
C. Chuẩn bị giáo viên và học sinh.
- Giáo viên: giáo án, tài liệu tham khảo.
- Học sinh: Dụng cụ, vật tư thực hành
D. tiến trình bài dạy:
	 Kế hoạch lên lớp
TT
Ngày dạy
Lớp dạy
Sỹ số
Ghi chú
TT
Nội dung
T/g
HĐ của thầy
HĐ của trò
D1. ổn định tổ chức.
D2. Kiểm tra dụng cụ.
D3. Nội dung bài mới.
I. Hướng dẫn ban đầu.
1. Thông báo nội dung thực hành.
 - Chăm sóc cây rau, hoa sau khi trồng.
 - Làm cỏ xới nhẹ đúng kỹ thuật.
 - Tưới nhẹ đúng kỹ thuật.
 - Bón phân đúng kỹ thuật: Bón thúc bằng phân chuồng ủ hoai hoặc tưới phân đạm loãng.
 - Bắt sâu hoặc phun thuốc trừ sâu đúng yêu cầu kỹ thuật.
2. Nhưng dụng cụ cần thiết.
 - Cuốc, xén, thùng tưới, thuốc trừ sâu.
3. Yêu cầu và định mức công việc.
 - Các nhóm thực hành đúng yêu cầu kỹ thuật/ 4 luống đã trồng.
II. Hướng dẫn thường xuyên.
Tiến hành thực hành theo hướng dẫn đúng yêu cầu kỹ thuật.
 - Làm cỏ.
 - Bón phân.
 - Tưới nước.
 - Yêu cầu đúng kỹ thuật.
III. Hướng dẫn kết thúc.
1. Nhận xét đánh giá kết quả thực hành.
 - Nghiệm thu kết quả thực hành. 
 - Tuyên dương những nhóm học sinh lam tốt thực hành đúng kỹ thuật.
 - Nhắc nhở những học sinh chưa tự giác..
2- Thu dọn dụng cụ vệ sinh.
Yêu cầu học sinh thu dọn dụng cụ và vệ sinh sạch sẽ.
D4. Củng cố - luyện tập .
- Những nội dung chính cần ghi nhớ – Nhận thức .
D5. Hướng dẫn và giao nhiệm vụ về nhà.
 Về nhà ôn tập toàn bộ lại kiến thức.
3'
7'
70'
5'
3'
2'
Thông báo nội dung thực hành và yêu cầu cần đạt.
Kiểm tra dụng cụ và giao định mức.
Hướng dẫn cụ thể chi tiết và yêu cầu học sinh thực hiện đúng kỹ thuật.
Nhận xét đánh giá kết quả thực hành.
Yêu cầu thu dọn vệ sinh 
Chú ý để nhận thức và chuẩn bị thực hành.
Kiểm tra lại dụng cụ và nhận dịnh mức.
Thực hành theo hướng dẫn cẩn thận và đúng yêu cầu.
Chú ý để củng cố kiến thức
Thu dọn vệ sinh.
Phụ trách chuyên môn duyệt:
Người soạn
Ngày soạn: 	 Giáo án số 28
Ngày giảng:
Tiết 69. ôn tập cuối năm
	A. Mục tiêu:
Qua bài ôn tập học sinh biết được phương pháp hệ thống hoá kiến thức cơ bản,logíc, khoa học, trong kỹ thuật nhân giống cây trồng để ứng dụng vào thực tiễn có hiệu quả.
Kỹ năng khái quát, tư duy logíc, tổng hợp phân tích, đánh giá kiến thức có hệt thống.
Thái độ học tập chuyên cần nghiêm túc.
 B. Trọng tâm của bài:
Kỹ thuật nhân giống cây ăn quả.
C. Chuẩn bị giáo viên và học sinh.
- Giáo viên: Giáo án.
- Học sinh: Kiến thức.
D. tiến trình bài dạy
Kế hoạch lên lớp
TT
Ngày dạy
Lớp dạy
Sỹ số
Ghi chú
Nội dung
T/g
HĐ của thầy
HĐ của trò
 D1. ổn định tổ chức
 D2. Kiểm tra bài cũ.
 D3. Nội dung ôn tập.
I. Kỹ thuật nhân giống cây ăn quả.
1. Nhân giống hữu tính (bằng hạt).
2. Nhân giống vô tính.
 - Các phương pháp nhân giống cây ăn quả.
 - Chiết, ghép cành, ghép mắt.
II. Kỹ thuật trồng cây ăn quả, rau, hoa chủ yếu ở địa phương.
1. Kỹ thuật trồng cây cam, quýt và cây có múi khác.
2. Kỹ thuật trồng cây rau bắp cải.
3. Kỹ thuật trồng cây hoa cúc.
4. Kỹ thuật trồng cây đậu đỗ.
5. Kỹ thuật trồng cây hoa lay ơn.
 * Sơ đồ ôn tập – hệ thống hoá kiến thức.
 + Kỹ thuật nhân giống cây.
 * Nhân giống hữu tính.
 * Nhân giống vô tính.
D4. Củng cố - luyện tập .
Củng cố lại nội dung ôn tập
 D5. Hướng dẫn và giao nhiệm vụ về nhà 
Ôn tập cho giờ kiểm tra. 
2'
50
3'
2'
Nêu kỹ thuật nhân 
giống hữu tính? nhân giống vô tính?
Kỹ thuật trồng cây cam, quýt?
Cây bắp cải, cây đậu, đỗ, hoa cúc,hoa lay ơn.
- Giới thiệu sơ đồ ôn tập bằng đồ dùng trực quan.
Củng cố bài và dặn học sinh ôn tập cho giớ kiểm tra.
- Gieo hạt trên luống, 
trong bầu.
- Ghép mắt.
- Ghép cành.
- Kỹ thuật trồng.
- Bón phân chăm sóc.
Kỹ thuật trồng 
Chăm sóc
Thu hoạch.
Chú ý và thực hiện cho giờ kiểm tra.
Phụ trách chuyên môn duyệt:
Người soạn
Ngày soạn: 	 Giáo án số 29
Ngày giảng:
Tiết 70. kiểm tra cuối năm
A. Mục tiêu:
Qua bài kiểm tra, đánh giá được chất lượng kết quả học tập của học sinh, trên cơ sở đó gíp các em hiểu và khắc sâu kiến thức mà học sinh chưa hiểu sâu.
Kỹ năng, phương pháp làm bài kiểm tra khoa học, logíc, đạt kết quả cao.
Thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
B. Trọng tâm của bài kiểm tra:
Kiểm tra kiến thức về kỹ thuật trồng cây.
C. Đề bài và đáp án chi tiết. (90’)
Đề bài thực hành. ( 10 )
1. Ghép mắt: Ghép chữ U, T, 
2. Ghép cành: Ghép nêm.
3. Chiết: chiết 1 cành hoàn chỉnh.
 Đáp án và thang điểm
Câu
Nội dung
Điểm
Câu1
Câu2
Câu3
Đáp án thực hành, đúng kỹ thuật:
- Ghép chữ U
- Ghép chữ T.
Yêu cầu sản phẩm đẹp ,đúng kỹ thuật.
- Ghép nêm
- Yêu cầu sản phẩm đẹp, đúng kỹ thuật
- Chiết 1 cành hoàn chỉnh
- Yêu cầu: đẹp, đúng yêu cầu kỹ thuật.
(4đ) 
(2đ)
(4đ) 
D. Tiến trình bài kiểm tra.
1. ổn định tổ chức:
TT
Ngày dạy
Lớp dạy
Sỹ số
Ghi chú
1
2
2. Phát đề
3. HS làm bài
4. Thu bài
5. Hướng dẫn về nhà.
Ôn tập lý thuyết và chuẩn bị cho thi nghề phổ thông
Phụ trách chuyên môn duyệt: Người soạn

Tài liệu đính kèm:

  • doctuyen NLV1.doc